làm thử bài này đi
ĐỀ 16
Cho biết khối lượng nguyên tử: của các nguyên tố: H=1; C=12; N=14; O=16; F=19; Na=23; Mg=24; Al=27; P=31; S=32; Cl=35,5; K=39; Ca=40; Cr=52; Mn=55; Fe=56; Cu=64; Zn=65; Br=80; Ag=108; I=127; Ba=137; Au=197; Pb=207.
I/ PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (Từ câu 1 đến câu 40)
Câu 1: Nhận định nào sau đây không đúng?
A. Phân tử mantozơ do 2 gốc –glucozơ liên kết với nhau qua nguyên tử oxi, gốc thứ nhất ở C1, gốc thứ hai ở C4(C1–O–C4)
B. Tinh bột có 2 loại liên kết –[1,4]–glicozit và –[1,6]–glicozit.
C. Phân tử saccarozơ do 2 gốc –glucozơ và –fructozơ liên kết với nhau qua nguyên tử oxi, gốc –glucozơ ở C1, gốc –fructozơ ở C4(C1–O–C4).
D. Xenlulozơ có các liên kết –[1,4]–glicozit.
Câu 2: Cho sơ đồ sau:
S CuS SO2 SO3 H2SO4 H2 HCl Cl2
Hãy cho biết phản ứng nào trong các phản ứng trên không phải là phản ứng oxi hóa-khử ?
A. 1,2,3,4,5. B. 4, 5, 6, 7. C. 4, 6. D. 4.
Câu 3: Trung hòa 2,74 gam hỗn hợp gồm axit axetic, phenol và axit benzonic, cần dùng 300ml dung dịch NaOH 0,1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được hỗn hợp chất rắn khan có khối lượng là
A. 6,84 gam. B. 3,4 gam. C. 4,90 gam. D. 6,80 gam.
Câu 4: Dãy gồm các chất đều điều chế trực tiếp (bằng một phản ứng) tạo ra anđehit axetic là:
A. HCOOC2H3, C2H2, CH3COOH. B. C2H5OH, C2H4, C2H2.
C. C2H5OH, C2H2, CH3COOC2H5. D. CH3COOH, C2H2, C2H4.
Câu 5: Hỗn hợp X gồm hai ancol đơn chức, mạch hở thuộc cùng dãy đồng đẳng và 3 ete tạo ra từ hai ancol đó. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần vừa đủ V lít O2 (đktc) thu được 0,81 mol CO2 và 0,99 mol H2O. Giá trị của m và V lần lượt là
A. 14,58 và 29,232. B. 16,20 và 29,232. C. 16,20 và 27,216. D. 14,58 và 27,216.
Câu 6: Cho hỗn hợp X gồm K2O, NH4Cl, KHCO3 và CaCl2 (số mol mỗi chất đều bằng nhau) vào nước dư, đun nóng thu được dung dịch chứa
A. KHCO3, KOH, CaCl2, NH4Cl. B. KCl, K2CO3, NH4Cl.
C. KCl, KOH. D. KCl.
Câu 7: Ba hợp chất hữu cơ mạch hở X, Y, Z có cùng công thức phân tử C3H6O và có các tính chất sau: X, Y đều phản ứng với dung dịch brom trong H2O ; Z chỉ tác dụng với brom khi có mặt CH3COOH ; X có nhiệt độ sôi cao hơn Z. Các chất X, Y, Z lần lượt là
A. CH3CH2CH2OH, CH3COCH3, CH3CH2CHO.
B. CH2=CHCH2OH, CH3CH2CHO, CH3COCH3.
C. CH2=CHOCH3, CH3COCH3, CH3CH2CHO.
D. CH3CH2CH2OH, CH2=CHOCH3, CH3CH2CHO.
Câu 8: Cho các chất sau: etan, etilen, propan, xiclopropan, xiclobutan, propilen. Số chất có thể làm mất màu dung dịch Br2 /CCl4 trong bóng tối là
A. 2. B. 4. C. 5. D. 3.
Câu 9: Chọn phát biểu đúng.
A. Chất béo là trieste của glixerol và các axit no đơn chức mạch không phân nhánh.
B. Lipit là este của glixerol với các axit béo.
C. Chất béo là một loại lipít.
D. Lipit là tên gọi chung cho dầu mỡ động, thực vật.
Câu 10: Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X mạch hở thu được 1 mol glyxin (Gly), 2 mol Alanin (Ala), 2 mol Valin( Val). Mặt khác, nếu thủy phân không hoàn toàn X thấy thu được sản phẩm có chứa Ala-Gly và Gly-Val. Số công thức cấu tạo phù hợp của X là
A. 6. B. 8. C. 4. D. 2.
Câu 11: Các nguyên tố X, Y, Z, T có số hiệu nguyên tử lần lượt là 14, 15, 16,17. Dãy gồm các phi kim xếp theo chiều giảm tính oxi hoá từ trái sang phải là
A. T, Y, X, Z. B. T, Z, Y, X. C. Z, T, Y, X. D. X, Y, Z,T.
Câu 12: Hợp chất hữu cơ X mạch hở, có công thức phân tử C4H8O2. Cho X tác dụng với H2 (xt: Ni, t0) sinh ra ancol Y có khả năng hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường. Số chất bền phù hợp của X là
A. 5. B. 6 C. 3. D. 4.
Câu 13: Hỗn hợp khí nào sau đây có khả năng tồn tại ở nhiệt độ thường?
A. H2 và F2. B. NH3¬ và Cl2. C. NO và O2. D. N2 và H2S.
Câu 14: Cho 8,96 lít khí NH3 (ở đktc) đi qua bình đựng 40 gam CuO nung nóng thu được chất rắn X. Cho toàn bộ chất rắn X vào 800ml dung dịch HCl 1M, sau phản ứng hoàn toàn thì thấy số mol HCl giảm đi một nửa.Hiệu suất của phản ứng khử CuO bởi NH3 là
A. 50%. B. 40%. C. 60%. D. 33,33%.
Câu 15: Hỗn hợp M gồm xeton X (no, đơn chức, mạch hở) và hidrocacbon Y (thể lỏng trong điều kiện thường). Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol M thu được 0,45 mol CO2 và 0,525 mol H2O. Công thức của X, Y lần lượt là
A. CH3COCH3 và C5H12. B. CH3COCH3 và C5H10.
C. C2H5COC2H5 và C5H12. D. C2H5COC2H5 và C5H10.
Câu 16: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Trong phản ứng este hóa giữa CH3COOH với CH3OH, H2O tạo nên từ -OH trong nhóm -COOH của axit và H trong nhóm -OH của ancol.
B. Để phân biệt benzen, toluen và stiren (ở điều kiện thường) bằng phương pháp hóa học, chỉ cần dùng thuốc thử là nước brom.
C. Tất cả các este đều tan tốt trong nước, không độc, được dùng làm chất tạo hương trong công nghiệp thực phẩm, mỹ phẩm.
D. Phản ứng giữa axit axetic với ancol benzylic (ở điều kiện thích hợp), tạo thành benzyl axetat có mùi thơm của chuối chín.
Câu 17: Trường hợp không xảy ra phản ứng hoá học là
A. Sục khí CO2 vào dung dịch Na[Al(OH)4] (hay NaAlO2.2H2O).
B. Sục khí SO2 vào dung dịch KMnO4.
C. Sục khí NO2 vào dung dịch NaOH.
D. Sục khí O2 vào dung dịch KI.
Câu 18: Cho hỗn hợp M gồm hai kim loại X, Y có hóa trị không đổi. Oxi hóa hoàn toàn 6,3 gam M trong oxi dư thu được 11,1 gam hỗn hợp hai oxit. Mặt khác, nếu lấy 12,6 gam M hòa tan hết trong dung dịch HCl thì thu được V lít H2 (đktc). Giá trị của V là
A. 8.96. B. 4.48. C. 6.72. D. 13.44.
Câu 19: Cho các thuốc thử sau đây: 1/ Dung dịch Ba(OH)2. 2/ Dung dịch Br2 trong nước.
3/ Dung dịch I2 trong nước. 4/ Dung dịch KMnO4.
Để phân biệt hai khí SO2 và CO2 riêng biệt, thuốc thử có thể dung để phân biệt là
A. 2,4. B. 2,3,4 C. 1,2,4 D. 2,3 .
Câu 20: Đốt hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm hai anđehit cần dùng vừa hết 0,375 mol O2 sinh ra 0,3 mol CO2 và 0,3 mol H2O. Mặt khác, nếu cho m gam hỗn hợp X tác dụng với lượng dư dd AgNO3/NH3 thì lượng kết tủa Ag thu được tối đa là
A. 48,6 gam. B. 75,6 gam. C. 64,8 gam. D. 32,4 gam.
Câu 21: Cho hỗn hợp X gồm 0,09 mol Fe và 0,05 mol Fe(NO3)2.7H2O vào 500 ml dung dịch HCl 1M, kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Hỏi dung dịch Y hoà tan tối đa bao nhiêu gam Cu?
A. 3,84. B. 4,48. C. 4,26. D. 7,04.
Câu 22: Trong số các phát biểu sau về phenol (C6H5OH):
(1) Phenol tan ít trong nước nhưng tan nhiều trong dung dịch HCl.
(2) Phenol có tính axit, dung dịch phenol không làm đổi màu quỳ tím.
(3) Phenol dùng để sản xuất keo dán, chất diệt nấm mốc.
(4) Phenol tham gia phản ứng thế brom và thế nitro dễ hơn benzen.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 4. C. 1. D. 2.
Câu 23: Cho 100ml dung dịch H3PO4 1M tác dụng với 21,875 ml dung dịch NaOH 25% (d= 1,28 g/ml) sau đó đem pha loãng bằng nước cất thu được 250 ml dung dịch X. Chất tan có trong dung dịch X và nồng độ của chúng là (bỏ qua sự thủy phân của muối)
A. NaH2PO4 0,1M và Na2HPO4 0,3M. B. NaH2PO4 0,4M.
C. NaH2PO4 0,3M và Na2HPO4 0,1M. D. Na2HPO4 0,1M và Na3PO4 0,3M.
Câu 24: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Nhỏ dung dịch Na2CO3 tới dư vào dung dịch Al(NO3)3.
(2) Nhỏ dung dịch NH3 từ từ tới dư vào dung dịch CuSO4.
(3) Cho KOH vào dung dịch Ca(HCO3)2.
(4) Sục khí H2S vào dung dịch KMnO4 trong môi trường H2SO4 loãng.
Số thí nghiệm sau khi kết thúc phản ứng có kết tủa là
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 25: Hỗn hợp khí X gồm hai amin no, đơn chức, mạch hở thuộc cùng dãy đồng đẳng và một anken. Đốt hoàn toàn m gam hỗn hợp X thu được 0,55 mol CO2, 0,925 mol H2O và V lít N2 (đktc). Giá trị V là
A. 3,36. B. 2,80. C. 5,60. D. 4,48.
Câu 26: Phát biểu đúng là
Cho các câu sau đây :
1/ SiO2 dễ dàng hòa tan trong Na2CO3 nóng chảy.
2/ Điện phân dung dịch NaCl không màng ngăn sinh ra NaOH.
3/ Dung dịch Na2CO3 0,1M có pH <7.
4/ Tinh thể kim cương là tinh thể nguyên tử, nguyên tử C ở trạng thái lai hóa sp3.
Số câu trả lời đúng là
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 27: Chất X không tác dụng với Na, tham gia phản ứng tráng bạc và cộng hợp với brom theo tỉ lệ 1:1. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. CH2=CHOCH3. B. HCOOCH2CHO.
C. HOCH2CH=CHCHO. D. HCOOCH=CH2¬.
Câu 28: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số electron thuộc phân lớp p là 11. Điện tích hạt nhân của nguyên tử nguyên tố Y là +14,418.10-19C (cu-lông). Liên kết giữa X và Y thuộc loại liên kết
A. cho-nhận. B. ion. C. kim loại. D. cộng hóa trị có cực.
Câu 29: Hỗn hợp X gồm Al2O3, MgO, Fe3O4, CuO. Cho khí CO dư qua X nung nóng được chất rắn Y . Hòa Y vào dung dịch NaOH dư được dung dịch E và chất rắn G. Hòa tan chất rắn G vào dd Cu(NO3)2 dư thu được chất rắn F. Thành phần của chất rắn F là
A. Cu, Al2O3, MgO, Fe3O4 B. Cu, MgO.
C. Cu, MgO, Fe3O4 D. Cu, Al, Mg, Fe
Câu 30: Cho Na dư¬ vào các dung dịch sau : CuSO4, NH4Cl, NaHCO3, Ba(HCO3)2, Al(NO3)3, FeCl2, ZnSO4. Hãy cho biết có bao nhiêu chất phản ứng vừa có khí thoát ra vừa có kết tủa sau phản ứng ? ( Biết rằng lư¬ợng nư¬ớc luôn dư¬)
A. 2. B. 4. C. 3. D. 5.
Câu 31: Hợp chất thơm X có phần trăm khối lượng các nguyên tố là: 67,742 % C; 6,451 % H còn lại là Oxi. Tỉ khối hơi của X đối với hidro nhỏ hơn 100. Cho 18,6 gam X phản ứng vừa hết với dung dịch chứa 0,15 mol NaOH. Số công thức cấu tạo phù hợp của X là
A. 7 B. 6 C. 5 D. 3
Câu 32: Dãy gồm các dung dịch riêng lẻ (nồng độ mol mỗi dung dịch 0,1M) được sắp xếp theo thứ tự độ pH tăng dần từ trái sang phải là
A. H2SO4, HNO3, NaCl, Na2CO3. B. H2SO4, NaCl, HNO3, Na2CO3.
C. HNO3, Na2CO3, NaCl, H2SO4. D. NaCl, Na2CO3, HNO3, H2SO4.
Câu 33: Cho một số tính chất: có vị ngọt (1); tan trong nước (2); tham gia phản ứng tráng bạc (3); hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường (4); làm mất màu dung dịch brom (5); bị thủy phân trong dung dịch axit đun nóng (6); Các tính chất của fructozơ là
A. (2); (3);(4); (5). B. (1); (2);(4); (6). C. (1); (3); (5); (6). D. (1); (2); (3); (4).
Câu 34: Trộn một thể tích H2 với một thể tích anken thu được hỗn hợp X. Tỉ khối của X so với H2 là 7,5. Dẫn X đi qua Ni nung nóng thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 là 9,375. Phần trăm khối lượng ankan trong Y là
A. 25%. B. 20%. C. 60%. D. 40%.
Câu 35: Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp khí X gồm một ankan và một anken cần dùng vừa đủ 0,7 mol O2 thu được 0,4 mol CO2. Công thức của ankan là
A. C2H6. B. CH4. C. C4H10. D. C3H8.
Câu 36: Cho từ từ dung dịch chứa x mol HCl vào dung dịch chứa y mol Na2CO3 thu được 1,12 lít khí (đktc) và dung dịch X. Khi cho nước vôi trong dư vào dung dịch X thấy xuất hiện 5 gam kết tủa. Giá trị của x và y lần lượt là
A. 0,10 và 0,075. B. 0,10 và 0,05. C. 0,15 và 0,10. D. 0,20 và 0,15.
Câu 37: Chia m gam hỗn hợp gồm Na2O và Al¬2O3 thành hai phần bằng nhau. Phần một hòa tan vào nước dư, thu được 1,02 gam chất rắn. Phần hai hòa tan hết trong dung dịch HCl 1M thấy có tối đa 140ml dung dịch HCl phản ứng. Giá trị của m là
A. 3,5. B. 2,66. C. 5,32. D. 3,20.
Câu 38: Cho từng chất: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc, nóng, dư. Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hóa – khử là
A. 7. B. 10. C. 9. D. 8.
Câu 39: Cho các phát biểu sau đây:
(1) Nước đá có cấu trúc mạng tinh thể phân tử.
(2) Cho tinh thể NaI vào dung dịch H2SO4 đặc, đun nóng thu được I2.
(3) Sục khí Cl2 vào dung dịch NaOH loãng, nóng thu được nước Gia-ven.
(4) Công thức oxit cao nhất của flo là F2O7.
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 3. C. 1. D. 2.
Câu 40: Trong phòng thí nghiệm, hiđrohalogenua (HX) được điều chế từ phản ứng sau:
NaX(rắn) + H2SO4 (đặc, nóng) → NaHSO4 (hoặc Na2SO4) + HX (khí).
Hãy cho biết phương pháp trên có thể dùng để điều chế được hiđrohalogenua nào sau đây ?
A. HBr và HI. B. HF và HCl. C. HCl, HBr và HI. D. HF, HCl, HBr, HI.