Hóa $\color{Red}{\fbox{★Hóa 8★}}\color{Magenta}{\fbox{Ôn thi HSG }}$

H

hocgioi2013

chém nữa nè nhé:
1, khí o xi phân hủy thu được 4,48l khí CO2 và 7,2g hơi nước .
a) A do những nguyên tố nào tạo nên? Tính khối lượng A đã phản ứng.
b) Biết tỉ khối của A/H2 = 8. xác định công thức phân tử của A và gọi tên A.
2, cho luồng khí H2 đi qua ống thủy tinh chứa 20g bột CuO ở 400*C. sau phản ứng thu được 16,8g chất rắn
a) Nêu hiện tượng phản ứng xảy ra
b) Tính hiệu suất phản ứng
c) Tính số lít khí H2 đã tham gia khử CuO trên (ĐKTC)
 
H

hocgioi2013

tiếp luôn thi xong mình on lại:
7) đót cháy hoàn toàn 1 lít khí X cần 5 lít khí Oxi . sau phản ứng thu được 3 lít CO2 và 4 lít H20 . biết các khí dược đo ở cùng điều kiện nhiệt đo và áp xuất . tìm CTPT của X
8) Trong một bình kín chứa hơi chất hữu co X ( có dạng CnH2nO2) mạch hở và O2 ( số mol O2 gấp đôi số mol cần cho phản ứng cháy ) ở 139.9 độ C m áp xuất trong bình là 0.8 atm . đốt cháy hoàn toàn X sau đó đưa về nhiệt độ ban đầu . áp xuất trong bình lúc này là 0.95 atm . tìm CTPT của X
 
T

thaolovely1412

tiếp luôn thi xong mình on lại:
7) đót cháy hoàn toàn 1 lít khí X cần 5 lít khí Oxi . sau phản ứng thu được 3 lít CO2 và 4 lít H20 . biết các khí dược đo ở cùng điều kiện nhiệt đo và áp xuất . tìm CTPT của X
8) Trong một bình kín chứa hơi chất hữu co X ( có dạng CnH2nO2) mạch hở và O2 ( số mol O2 gấp đôi số mol cần cho phản ứng cháy ) ở 139.9 độ C m áp xuất trong bình là 0.8 atm . đốt cháy hoàn toàn X sau đó đưa về nhiệt độ ban đầu . áp xuất trong bình lúc này là 0.95 atm . tìm CTPT của X

bài 8
Cụ thể như sau: Gọi $P_1, V_1, t_1, n_2$ là áp suất, thể tích, nhiệt độ, số mol lúc ban đầu khi chưa phản ứng . Và $P_2, V_2, t_2, n_2$ là lúc sau khi đốt hoàn toàn X .
Theo đề bài : cho 2 hợp chất trong bình kín và đốt cháy hoàn toàn X sau đó đưa về nhiệt độ ban đầu tức : t không đổi và V không đổi
=> $\frac{n_1}{n2} = \frac{P_1}{P_2} => n_1 = \frac{16}{19}.n_2$ (*)
Mặt khác : Khi đốt X : $C_nH_{2n}O_2 + \frac{3n-2}{2}O_2 -----> nCO_2 + nH_2O$
$----------n_2---n_2.(\frac{3n-2}{2})$
Tiếp tục theo gợi ý rất quan trọng khác của đề đó là :số mol O2 gấp đôi số mol cần cho phản ứng cháy => $n_1 = 2.n_2.(\frac{3n-2}{2})$ (*)(*)
Từ (*) và (*)(*) : => n = 1 => X có CTPT: $CH_2O_2$ và CTCT :HCOOH ( axit fomic )
 
P

phuong_july

chém nữa nè nhé:
1, khí o xi phân hủy thu được 4,48l khí CO2 và 7,2g hơi nước .
a) A do những nguyên tố nào tạo nên? Tính khối lượng A đã phản ứng.
b) Biết tỉ khối của A/H2 = 8. xác định công thức phân tử của A và gọi tên A.

$A$ ở đâu ra hở Khang???
Mình không hiểu cái đề bài này nó là thế nào??
 
H

huongmi

Nguyên tử A có n=p; nguyên tử B có p+n=1.Trong phân tử AB4 có tổng số p là 10,nguyên tố A chiếm 75% về khối lượng trong phân tử. Xác định A,B.
 
H

huongmi

Hỗn hợp X gồm NxO;SO3;CO2 trong đó NxO chiếm 30% về thể tích và SO3 chiếm 30% còn lại là CO2 .Trong hỗn hợp SO3 chiếm 43,795% về khối lượng.
a.Xác định CTHH của NxO
b.Tỉ khối của X so với H2.


@lưu ý: lần sau sử dụng chữ màu xanh nhé .....chữ màu vàng chói không đọc được.Thân(@hocgioi2013 đã sửa)
 
Last edited by a moderator:
P

phuong_july

Hỗn hợp X gồm NxO;SO3;CO2 trong đó NxO chiếm 30% về thể tích và SO3 chiếm 30% còn lại là CO2 .Trong hỗn hợp SO3 chiếm 43,795% về khối lượng.
a.Xác định CTHH của NxO
b.Tỉ khối của X so với H2.

a.Gọi $a$ là hoá trị của $N$.

Ta có:

$N_x^aO_1^{II}$

Theo quy tắc hoá trị:

$\frac{x}{y} =$ \frac{a}{b}


\Rightarrow $\frac{x}{1}=\frac{a}{II}$

\Rightarrow $\frac{x}{a}=\frac{1}{II}=\frac{1}{2}$

\Rightarrow $x=1$ ; $a=2$

\Rightarrow CTHH: $NO$

 
Last edited by a moderator:
P

phuong_july

câu b.

b.
cái này cũng không rõ có đúng không nhưng cứ giải ra luôn.
@hocgioi2013: xem lại hộ mình xem.

Ta có:

$M_{SO_3}=80(g)$

\Rightarrow $M_X= \frac{80}{43,795}.100=182,67$

\Rightarrow $d_\frac{X}{H_2}=\frac{182,67}{2}=91,33$

p/s: Đề nghị bạn lần sau viết màu chữ rõ rõ 1 tí.
 
A

anhbez9

[FONT=&quot]mình có đề này nè:
[/FONT]

[FONT=&quot]Bài 1: (2,5 điểm)[/FONT]
[FONT=&quot] Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:[/FONT]
[FONT=&quot]1. [/FONT][FONT=&quot]Fe2O3 + CO [/FONT]®[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot]2. [/FONT][FONT=&quot]AgNO3 + Al [/FONT]®[FONT=&quot] Al(NO3)3 + …[/FONT]
[FONT=&quot]3. [/FONT][FONT=&quot]HCl + CaCO3 [/FONT]®[FONT=&quot] CaCl2 + H2O + …[/FONT]
[FONT=&quot]4. [/FONT][FONT=&quot]C4H10 + O2 [/FONT]®[FONT=&quot] CO2 + H2O[/FONT]
[FONT=&quot]5. [/FONT][FONT=&quot]NaOH + Fe2(SO4)3 [/FONT]®[FONT=&quot] Fe(OH)3 + Na2SO4.[/FONT]
[FONT=&quot]6. [/FONT][FONT=&quot]FeS2 + O2 [/FONT]®[FONT=&quot] Fe2O3 + SO2 [/FONT]
[FONT=&quot]7. [/FONT][FONT=&quot]KOH + Al2(SO4)3 [/FONT]®[FONT=&quot] K2SO4 + Al(OH)3 [/FONT]
[FONT=&quot]8. [/FONT][FONT=&quot]CH4 + O2 + H2O [/FONT]®[FONT=&quot] CO2 + H2 [/FONT]
[FONT=&quot]9. [/FONT][FONT=&quot]Al + Fe3O4 [/FONT]®[FONT=&quot] Al2O3 + Fe [/FONT]
[FONT=&quot]10. [/FONT][FONT=&quot]FexOy + CO [/FONT]®[FONT=&quot] FeO + CO2 [/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot]Bài 2: (2,5 điểm)[/FONT]
[FONT=&quot]Đặt cốc A đựng dung dịch HCl và cốc B đựng dung dịch H2SO4 loãng vào 2 đĩa cân sao cho cân ở vị trí cân bằng. Sau đó làm thí nghiệm như sau:[/FONT]
[FONT=&quot]- Cho 11,2g Fe vào cốc đựng dung dịch HCl.[/FONT]
[FONT=&quot]- Cho m gam Al vào cốc đựng dung dịch H2SO4.[/FONT]
[FONT=&quot]Khi cả Fe và Al đều tan hoàn toàn thấy cân ở vị trí thăng bằng. Tính m?[/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot]Bài 3: (2,5 điểm)[/FONT]
[FONT=&quot]Cho luồng khí hiđro đi qua ống thuỷ tinh chứa 20 g bột đồng (II) oxit ở 400 0C. Sau phản ứng thu được 16,8 g chất rắn.[/FONT]
[FONT=&quot]a) Nêu hiện tượng phản ứng xảy ra.[/FONT]
[FONT=&quot]b) Tính thể tích khí hiđro tham gia phản ứng trên ở đktc.[/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot]Bài 4: (2,5 điểm)[/FONT]
[FONT=&quot]Thực hiện nung a gam KClO3 và b gam KMnO4 để thu khí ôxi. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thấy khối lượng các chất còn lại sau phản ứng bằng nhau. [/FONT]
[FONT=&quot]a. Tính tỷ lệ .[/FONT]
[FONT=&quot]b. Tính tỷ lệ thể tích khí ôxi tạo thành của hai phản ứng.[/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT][FONT=&quot]nhớ cộng điểm nha.:)>-
[/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
 
Last edited by a moderator:
L

lililovely

mình có đề này^^

ĐỀ 1:
Đề thi chọn học sinh năng khiếu
Môn: Hoá học 8 - Năm học 2007 - 2008
Thời gian làm bài: 120 phút


I/ Phần trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm)
Chọn một đáp án đúng trong 4 phương án ở mỗi câu rồi ghi vào bài làm:
1) Nguyên tử Agon có 18 proton trong hạt nhân. Số lớp electron và số electron lớp ngoài cùng tương ứng là:
A- 2 và 6 B- 3 và 7 C- 3 và 8 D- 4 và 7
2) Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong nguyên tử R là 28, trong đó số hạt không mang điện chiếm khoảng 35,7%. Số đơn vị điện tích hạt nhân bằng:
A- 9 B- 10 C- 11 D- 12
3) Lĩnh vực áp dụng quan trọng nhất của khí oxi là:
A- Sự hô hấp B- Đốt nhiên liệu trong tên lửa C- Sự đốt nhiên liệu D- Cả A và C
4) Trong một nguyên tử của nguyên tố X có 8 proton, còn nguyên tử của nguyên tố Y có 13 proton. Hợp chất đúng giữa X và Y là:
A- YX2 B- Y2X C- Y2X3 D- Y3X2
5) Lấy một khối lượng các kim loại kẽm, nhôm, magie, sắt lần lượt tác dụng với dung dịch axit sunfuric loãng. Các kim loại tác dụng hết với axit thì kim loại nào cho nhiều hiđro nhất:
A- Kẽm B- Nhôm C- Magie D- Sắt


II/ Phần tự luận (16,0 điểm)
Bài 1 (3,0 điểm): Lập phương trình hoá học của các sơ đồ phản ứng sau:
1/ FeS2 + O2 ----> Fe2O3 + SO2
2/ KOH + Al2(SO4)3 ----> K2SO4 + Al(OH)3
3/ FeO + HNO3 ----> Fe(NO3)3 + NO + H2O
4/ FexOy + CO ----> FeO + CO2
5/ CxHyCOOH + O2 ----> CO2 + H2O
Bài 2 (3,0 điểm): Nêu các thí dụ chứng minh rằng oxi là một đơn chất phi kim rất hoạt động (đặc biệt ở nhiệt độ cao). Trên cơ sở đó hãy so sánh với tính chất hoá học cơ bản của đơn chất hiđro. Viết phương trình minh hoạ.
Bài 3 (3,0 điểm): Cho các oxit có công thức sau: SO3, Fe2O3, K2O, N2O5, Mn2O7, NO.
1/ Những oxit nào thuộc loại oxit axit, oxitbazơ? vì sao?
2/ Đọc tên tất cả các oxit. Viết công thức cấu tạo của các oxit axit.
Bài 4 (3,0 điểm): Dẫn từ từ 8,96 lít H2 (đktc) qua m gam oxit sắt FexOy nung nóng. Sau phản ứng được 7,2 gam nước và hỗn hợp A gồm 2 chất rắn nặng 28,4 gam (phản ứng xảy ra hoàn toàn).
1/ Tìm giá trị m?
2/ Lập công thức phân tử của oxit sắt, biết A có chứa 59,155% khối lượng sắt đơn chất.
Bài 5 (4,0 điểm): 17,92 lít hỗn hợp X gồm hiđro và axetilen C2H2 (đktc) có tỉ khối so với nitơ là 0,5. Đốt hỗn hợp với 51,2 gam khí oxi. Phản ứng xong, làm lạnh để hơi nước ngưng tụ hết được hỗn hợp khí Y.
1/ Viết phương trình hoá học xảy ra.
2/ Xác định % thể tích và % khối lượng của Y.

Cho: Fe = 56; Al = 27; Mg = 24; Zn = 65; C =12; O = 16
:p;):D

Họ và tên thí sinh:...........................................................SBD.................
 
Last edited by a moderator:
L

lililovely

đề kiểm định chất lượng học sinh giỏi lớp 8.

ĐỀ 2:
Năm Học: 2012-2013.
Môn : Hoá Học.
Thời gian làm bài 150 phút( không kể thời gian giao đề).



Câu 1(4,0 điểm): Hoàn thành các PTHH sau( ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có).
a) Fe + H2SO4 loãng
b) Na + H2O
c) BaO + H2O
d) Fe + O2
e) S + O2
f) Fe + H2SO4 đặc,nóng -> Fe2(SO4)3 + H2O + SO2 (khí)
g) Cu + HNO3 -> Cu(NO3)2 + H2O + NO ( khí)
h ) FexOy+ H2SO4 ( đặc)-> Fe2(SO4)3 + SO2(khí) + H2O
Câu 2(2,0 điểm): Bằng phương pháp hoá học, làm thế nào có thể nhận ra các chất rắn sau đựng trong các lọ riêng biệt bị mất nhãn: CaO, P2O5, Na2O,CuO.
Câu 3(2,0 điểm): Viết CTHH và phân loại các hợp chất vô cơ có tên sau:
Natri hiđroxit, Sắt(II) oxit, Canxi đihiđrophotphat, Lưu huỳnh trioxit, Đồng(II) hiđroxit, Axit Nitric, Magie sunfit, Axit sunfuhiđric.
Câu 4(3,0điểm) : Hoà tan hoàn toàn 5,2 gam hỗn hợp gồm Mg và Fe bằng dung dịch HCl 1M thì thu được 3,36 lít khí H2 (đktc).
1) Tính thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi kim loại có trong hỗn hợp.
2) Tính thể tích dung dịch HCl đã dùng.
Câu 5(3,0điểm): Nung 500gam đá vôi chứa 95% CaCO3 phần còn lại là tạp chất không bị phân huỷ. Sau một thời gian người ta thu được chất rắn A và khí B.
1) Viết PTHH xảy ra và Tính khối lượng chất rắn A thu được ,biết hiệu suất phân huỷ CaCO3 là 80 %
2) Tính % khối lượng CaO có trong chất rắn A và thể tích khí B thu được (ở ĐKTC).
Câu 6(4,0 điểm): Một hỗn hợp X có thể tích 17,92 lít gồm hiđro và axetilen C2H2 , có tỉ khối so với nitơ là 0,5. Đốt hỗn hợp X với 35,84 lít khí oxi. Phản ứng xong, làm lạnh để hơi nước ngưng tụ hết được hỗn hợp khí Y. Các khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn.
1) Viết phương trình hoá học xảy ra.
2) Xác định % thể tích và % khối lượng của Y.
Câu 7(2,0điểm): Nguyên tử Z có tổng số hạt bằng 58 và có nguyên tử khối < 40 . Hỏi Z thuộc nguyên tố hoá học nào?
Cho: Mg =24, Fe =56,H=1,Cl=35,5,K =39, Ca=40,C=12, O =16, N=14.
HS không được sử dụng thêm tài liệu nào khác.
*HẾT*
OK?
 
Last edited by a moderator:
L

lililovely

Phòng GD&ĐT

ĐỀ 3
Môn hoá học


Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể phát đề)
Ngày thi: 11/4/2013

Câu 1: (2đ) Từ các chất KMnO4, Fe, Cu, HCl điều chế các chất cần thiết để thực hiện biến đổi :
a) CuCuOCu
b) FeFe3O4 Fe
Câu 2: (2đ)
a) Tính số mol phân tử CO2 cần lấy để có 1,5.1023phân tử CO2.Phải lấy bao nhiêu lít CO2 ở điều kiện tiêu chuẩn để có số phân tử CO2 như trên.
b) Có bao nhiêu nguyên tử chứa trong 6,3 gam axit nitric (HNO3)
c) Cô cạn 160 gam dung dịch CuSO4 10% đến khi tổng số nguyên tử trong dung dịch chỉ còn một nửa so với ban đầu thì dừng lại .Tìm khối lượng nước bay ra.
Câu 3: (1,5đ)
a) Trong giờ học về sự cháy, một học sinh phát biểu: Cây nến cháy và bóng đèn điện cháy, phát biểu đó có đúng không? Hãy giải thích.
b) Khi một miếng cơm, 1 miếng bánh mì vào miệng được răng nhai vụn ra, càng nhai càng thấy ngọt. Theo em quá trình trên đâu là hiện tượng vật lí, đâu là hiện tượng hóa học? Giải thích.
Câu 4 (2,5đ) Cho 19,5 g Zn tác dụng với dung dịch loãng có chứa 39,2 gam axit sunfuric.
a) Viết phương trình phản ứng xảy ra.
b) Tính thể tích khí H2 thu được ở điều kiện tiêu chuẩn.
c) Dẫn toàn bộ lượng khí thu được ở trên qua hỗn hợp A gồm CuO và Fe3O4 nung nóng thì thấy khối lượng hỗn hợp A giảm m gam. Xác định giá trị của m.
Câu 5 : ( 2đ)
a. Tính khối lượng Al2S3 tạo thành khi trộn 5,4g Al với 12 g S rồi đun nóng để phản ứng xảy ra hoàn toàn, biết sau phản ứng tạo ra 1 sản phẩm duy nhất. b. Có một hỗn hợp khí gồm 15g NO và 2,2 g Hidro - Tính khối lượng của 1 mol hỗn hợp khí trên - Hỗn hợp khí trên nặng hay nhẹ hơn khí Metan (CH4) bao nhiêu lần Câu 6 .(2đ) Có 4 lọ mất nhãn đựng bốn chất bột là: Na2O, P2O5, CaO, Fe2O3. Hãy trình bày phương pháp hoá học để phân biệt các chất trên. Viết các phương trình phản ứng xảy ra (nếu có).

Câu 7 . (2đ) Tổng các hạt mang điện trong hợp chất AB2 là 64.Số hạt mang điện trong hạt nhân nguyên tử A nhiều hơn số hạt mang điện trong hạt nhân nguyên tử B là 8.
a) Hãy viết công thức phân tử của hợp chất trên.
b) Hợp chất trên thuộc loại hợp chất gì?Nêu tính chất hóa học của hợp chất đó.
Câu 8 : ( ) Hòa tan hoàn toàn 4 gam hỗn hợp gồm 1 kim loại hóa trị II và 1 kim loại hóa trị III cần dùng hết 170 ml dung dịch HCl 2M.
a)Tính thể tích H2 thoát ra (ở đktc).
b)Cô cạn dung dịch thu được bao nhiêu gam muối khan.
c)Nếu biết kim loại hóa trị III là Al và số mol bằng 5 lần số mol kim loại hóa trị II thì kim loại hóa trị II là nguyên tố nào?
Câu 9 . (2đ) Độ tan của CuSO4 ở 850C và 120C lần lượt là 87,7 gam và 35,5 gam. Khi
làm lạnh 1887 gam dung dịch bão hoà CuSO4 từ 850C xuống 120C thì có bao nhiêu gam
tinh thể CuSO4.5H2O tách ra khỏi dung dịch.
Câu 10 . (2đ)
Tính tỉ lệ thể tích dung dịch HCl 18,25% (D = 1,2 g/ml) và thể tích dung dịch HCl 13% (D = 1,123 g/ml) để pha thành dung dịch HCl 4,5 M ?
 
Last edited by a moderator:
P

phuong_july

mình có đề này nè:
Bài 2: (2,5 điểm)
Đặt cốc A đựng dung dịch HCl và cốc B đựng dung dịch H2SO4 loãng vào 2 đĩa cân sao cho cân ở vị trí cân bằng. Sau đó làm thí nghiệm như sau:
- Cho 11,2g Fe vào cốc đựng dung dịch HCl.
- Cho m gam Al vào cốc đựng dung dịch H2SO4.
Khi cả Fe và Al đều tan hoàn toàn thấy cân ở vị trí thăng bằng. Tính m?


- $n_{Fe}=\frac{11,2}{56}=0,2 (mol)$

$n_{Al}=\frac{m}{27} (mol)$

- Khi thêm $Fe$ vào cốc A có phản ứng:

$Fe + 2HCl \rightarrow FeCl_2 + H_2$
0,2\\\\\\\\\\\\\\\\\\\0,2

-Theo định luật bảo toàn khối lượng, khối lượng cốc $A$ tăng thêm:

$11,2-0,4=10,8(g)$

- Khi thêm $Al$ vào cốc $B$ có phản ứng:

$2Al+3 H_2SO_4 \rightarrow Al_2(SO_4)_3 + 3H_2$

$\frac{m}{27}\\\\ \xrightarrow\\\\\\\\\\\\\frac{3m}{54}\\\ (mol)$

- Khi cho $m$ gam $Al$ vào cốc $B$, cốc $B$ tăng thêm:

$m-\frac{3m}{54}.2$

- Để cân thăng bằng thì khối lượng ở cốc $B$ cũng phải tăng thêm $10,8(g)$.

Từ đó ta có:

$m-\frac{3m}{54}.2=10,8$

\Rightarrow $m=12,15(g)$.

p/s: Thông cảm có mấy chỗ không viết được. nó cứ nhảy dòng.
 
0

0973573959thuy


a) Tính số mol phân tử CO2 cần lấy để có 1,5.1023phân tử CO2.Phải lấy bao nhiêu lít CO2 ở điều kiện tiêu chuẩn để có số phân tử CO2 như trên.


$n_{CO_2} = \dfrac{\text{số phân tử CO_2}}{6.10^{23}} = \dfrac{1,5.10^{23}}{6.10^{23}} = \dfrac{1,5}{6} = 0,25 (mol)$

$V_{CO_2} = n_{CO_2}.22,4 = 22,4. 0,25 = 5.6 (l)$ ở dktc

b) Có bao nhiêu nguyên tử chứa trong 6,3 gam axit nitric (HNO3)

$n_{HNO_3} = \dfrac{m}{M} = \dfrac{6,3}{1 + 14 + 3.16} = 0,1 (mol)$

Số nguyên tử chứa trong 6,3 g $HNO_3$ là : $n_{HNO_3}.6.10^{23} = 0,1.6.10^{23} = 6.10^{22}$ (nguyên tử)

Câu 3: (1,5đ)

b) Khi một miếng cơm, 1 miếng bánh mì vào miệng được răng nhai vụn ra, càng nhai càng thấy ngọt. Theo em quá trình trên đâu là hiện tượng vật lí, đâu là hiện tượng hóa học? Giải thích.

Miếng cơm, miếng bánh mì được răng nhai vụn ra là hiện tượng vật lí vì các tinh bột đó chỉ bị cắt nhỏ, không có phản ứng hóa học xảy ra.
Càng nhai càng thấy ngọt là do trong nước bọt có enzim amilaza làm chất xúc tác cho phản ứng biến 1 phần tinh bột chín thành đường mantozo, quá trình đó là hiện tượng hóa học.

Câu 4 (2,5đ) Cho 19,5 g Zn tác dụng với dung dịch loãng có chứa 39,2 gam axit sunfuric.
a) Viết phương trình phản ứng xảy ra.

$Zn + H_2SO_4 \rightarrow ZnSO_4 + H_2$ (trường hợp $H_2SO_4$ loãng)

b) Tính thể tích khí H2 thu được ở điều kiện tiêu chuẩn.

$n_{Zn} = \dfrac{19,5}{65} = 0,3 (mol); n_{H_2SO_4} = \dfrac{39,2}{98} = 0,4 (mol)$

Phương trình phản ứng : $Zn + H_2SO_4 \rightarrow ZnSO_4 + H_2$

Theo phương trình : ------ 1 mol --- 1 mol ---

Theo đầu bài : -------------0,3 mol ---- 0,4 mol ----

Lập tỉ số : $\dfrac{0,3}{1} < \dfrac{0,4}{1} \rightarrow n_{H_2SO_4}$ dư

Phản ứng : -------------- 1 mol ------- 1 mol ------------------------- 1mol

Theo phương trình trên và dữ kiện đề bài ta thấy $n_{H_2SO_4}$ dư nên tính $n_{H_2}$ theo $n_{Zn}$

→ $n_{H_2} = 1$ (mol) $\rightarrow V_{H_2} = n_{H_2}. 22,4 = 22,4. 1 = 22,4 (l)$
 
Last edited by a moderator:
0

0973573959thuy


$1, Fe_2O_3 + 3CO \rightarrow 2Fe + 3CO_2$

$2, AgNO_3 + Al \rightarrow Al(NO_3)_3 + Ag$

$3, HCl + CaCO_3 \rightarrow CaCl_2 + H_2O + CO_2$

$4, 2C_4H_{10} + 13O_2 \rightarrow 8CO_2 + 10H_2O$

$5, 6NaOH + Fe_2(SO_4)_3 \rightarrow 2Fe(OH)_3 + 3Na_2SO_4$

Câu 6 đề sai bạn nhé! Mình nghĩ $FeS_2$ phải đổi thành $FeS$ mới đúng nhá!

$6, 4FeS + 7O_2 \rightarrow 2Fe_2O_3 + 4SO_2$

$7) 6KOH + Al_2(SO_4)_3 \rightarrow 3K_2SO_4 + 2Al(OH)_3$

$8) 2CH_4 + O_2 + 2H_2O \rightarrow 2CO_2 + 6H_2$

$9) 8Al + 3Fe_3O_4 \rightarrow 4Al_2O_3 + 9Fe$

Đề câu 10 sai nhé! Mình nghĩ ở vế phải, FeO phải đổi thành Fe.

$10) Fe_xO_y + yCO \rightarrow xFe + yCO_2$

$p.S:$ Mai mình chém tiếp nhé, bây giờ, mình phải ôn sáng mai thì học kì :D
 
P

phuong_july

Đề thi chọn học sinh năng khiếu
Môn: Hoá học 8 - Năm học 2007 - 2008
Thời gian làm bài: 120 phút


I/ Phần trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm)
Chọn một đáp án đúng trong 4 phương án ở mỗi câu rồi ghi vào bài làm:
1) Nguyên tử Agon có 18 proton trong hạt nhân. Số lớp electron và số electron lớp ngoài cùng tương ứng là:
A- 2 và 6 B- 3 và 7 C- 3 và 8 D- 4 và 7
2) Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong nguyên tử R là 28, trong đó số hạt không mang điện chiếm khoảng 35,7%. Số đơn vị điện tích hạt nhân bằng:
A- 9 B- 10 C- 11 D- 12
3) Lĩnh vực áp dụng quan trọng nhất của khí oxi là:
A- Sự hô hấp B- Đốt nhiên liệu trong tên lửa C- Sự đốt nhiên liệu D- Cả A và C
4) Trong một nguyên tử của nguyên tố X có 8 proton, còn nguyên tử của nguyên tố Y có 13 proton. Hợp chất đúng giữa X và Y là:
A- YX2 B- Y2X C- Y2X3 D- Y3X2
5) Lấy một khối lượng các kim loại kẽm, nhôm, magie, sắt lần lượt tác dụng với dung dịch axit sunfuric loãng. Các kim loại tác dụng hết với axit thì kim loại nào cho nhiều hiđro nhất:
A- Kẽm B- Nhôm C- Magie D- Sắt

Câu 1. $C$.

Câu 2. $B$

Câu 3. $A$.

Câu 4. $C$.



_____________________________________________
 
P

phuong_july

Đề thi chọn học sinh năng khiếu
Môn: Hoá học 8 - Năm học 2007 - 2008
Thời gian làm bài: 120 phút
II/ Phần tự luận (16,0 điểm)
Bài 1 (3,0 điểm): Lập phương trình hoá học của các sơ đồ phản ứng sau:
1/ FeS2 + O2 ----> Fe2O3 + SO2
2/ KOH + Al2(SO4)3 ----> K2SO4 + Al(OH)3
3/ FeO + HNO3 ----> Fe(NO3)3 + NO + H2O
4/ FexOy + CO ----> FeO + CO2
5/ CxHyCOOH + O2 ----> CO2 + H2O

1.

$4FeS_2+11O_2 \rightarrow 2Fe_2O_3+8 SO_2$

2.

$6KOH + Al_2(SO_4)_3 \rightarrow 3K_2SO_4+ 2Al(OH)_3$

3.

$3FeO+10HNO_3 \rightarrow 3Fe(NO_3)_3+NO+5H_2O$

4.

$Fe_xO_y + (y-x)CO \rightarrow xFeO+ (y-x)CO_2$.

5. ______________________________


 
Last edited by a moderator:
L

lililovely

đề kiểm tra khảo sát chất lượng đầu năm học 2013 – 2014

ĐỀ 4
Môn: Hóa học lớp 8

Đề bài


I. Trắc nghiệm: (4 điểm)

Câu 1. Hãy chọn câu trả lời đúng và ghi vào bài làm:

a, Trong nguyên tử, số proton luôn

A. bằng với số electron
B. bằng với số nơtron
C. lớn hơn số electron
D. lớn hơn số nơtron

b, Nguyên tử cùng loại có cùng số hạt nào trong hạt nhân

A. proton
B. nơtron
C. electron
D. cả proton và nơtron

c, Cho các nguyên tử với các thành phần cấu tạo như sau:

X ( 6n , 5p , 5e ) Y ( 5e ,5p , 5n )

Z ( 11p ,11e , 11n ) T ( 11p , 11e , 12n )

ở đây có bao nhiêu nguyên tố hoá học?

A. 4 B.3 C.2 D. 1

d, Cách viết 18 Ag có nghĩa:

A. 18 nguyên tử nhôm
B. 18 nguyên tử vàng
C. 18 nguyên tử bạc
D. 18 nguyên tử bari

II. Tự luận: (6 điểm)

Câu 2. Hãy dùng chữ và kí hiệu hoá học để diễn đạt các ý sau.

a, 3 nguyên tử sắt
b, 7 nguyên tử đồng
c, 4 nguyên tử lưu huỳnh
d, 5 nguyên tử photpho

Câu 3. Làm thế nào để tách riêng được muối ăn từ hỗn hợp muối ăn và đồng.

Câu 4. Nguyên tử của một nguyên tố có tổng số các loại hạt là 34, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10.
Xác định số p, số n, số e của nguyên tử nguyên tố đó.
Câu 5. Biết nguyên tử X nặng bằng 4 lần nguyên tử nitơ. Cho biết X là nguyên tử gì?

(Cho: Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; N =14)

——————————— Hết ———————————
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom