Hóa $\color{Red}{\fbox{★Hóa 8★}}\color{Magenta}{\fbox{Ôn thi HSG }}$

H

hocgioi2013

câu 1 : Cho V lít khí $H_2$ (dktc) di qua bột CuO nung nóng thì thu được 19.2g Cu . nếu cho V lít H2 ở trên đi qua bột FeO nung nóng thi khối lượng Fe thu được la bao nhiêu
Câu 2 : Để khử hoàn toán hỗn hợp 2 oxit , FeO, ZnO thành kim loại thi cần vừa đủ 4.48 lít khí H2(dktc). lấy toàn bộ lượng kim loại thu được ở trên tác dụng với lượng axit HCl dư, hãy tính thể tích khí H2 thu được .
Câu 3 : cho khí CO khử hoàn toàn một lượng hỗn hợp gồm : FeO, $Fe_2O_3$ , $Fe_3O_4$ . giải phóng ra 6.72 lít $CO_2$(dktc).thể tích khí CO (dktc) đã tham gia phản ứng là ?
câu 4 : Khử hoàn toàn 16g bột $Fe_2O_3$ bằng CO ở nhiệt độ cao . chất khí sinh ra cho hấp thụ hoàn toàn vào bình đựng dung dịch NaOH. khối lượng bình đựng NaOH sẽ tăng lên là bao nhiêu ?
 
P

phuong_july


Câu 2 : Để khử hoàn toán hỗn hợp 2 oxit , FeO, ZnO thành kim loại thi cần vừa đủ 4.48 lít khí H2(dktc). lấy toàn bộ lượng kim loại thu được ở trên tác dụng với lượng axit HCl dư, hãy tính thể tích khí H2 thu được .

$n_{hỗn hợp kim loại}=n_{oxit kim loại}=m_{H_2}=\frac{4,48}{22,4}=0,2(mol)$
Khi hoà tan hoàn toàn vào dd $HCl$:
$V_{H_2}=0,2.22,4=4,48(l)$.
 
0

0973573959thuy

câu 1 : Cho V lít khí $H_2$ (dktc) di qua bột CuO nung nóng thì thu được 19.2g Cu . nếu cho V lít H2 ở trên đi qua bột FeO nung nóng thi khối lượng Fe thu được la bao nhiêu
Câu 2 : Để khử hoàn toán hỗn hợp 2 oxit , FeO, ZnO thành kim loại thi cần vừa đủ 4.48 lít khí H2(dktc). lấy toàn bộ lượng kim loại thu được ở trên tác dụng với lượng axit HCl dư, hãy tính thể tích khí H2 thu được .
Câu 3 : cho khí CO khử hoàn toàn một lượng hỗn hợp gồm : FeO, $Fe_2O_3$ , $Fe_3O_4$ . giải phóng ra 6.72 lít $CO_2$(dktc).thể tích khí CO (dktc) đã tham gia phản ứng là ?
câu 4 : Khử hoàn toàn 16g bột $Fe_2O_3$ bằng CO ở nhiệt độ cao . chất khí sinh ra cho hấp thụ hoàn toàn vào bình đựng dung dịch NaOH. khối lượng bình đựng NaOH sẽ tăng lên là bao nhiêu ?

Câu 1 :

$n_Cu = 19,2 : 64 = 0,3 (mol)$

-------------$CuO + H_2 \rightarrow Cu + H_2O$

Mol : ----------------0,3 ----------------0,3

$FeO + H_2 \rightarrow Fe + H_2O$

$\rightarrow n_Fe = n_{H_2} = 0,3 (mol) \rightarrow m_Fe = 0,3.56 = 16, 8 (g)$

Bài 4 :

$n_{Fe_2O_3} = \dfrac{16}{160} = 0, 1 (mol)$

------------ $Fe_2O_3 + 3CO \rightarrow 2Fe + 3CO_2$

Mol : ----------- 0,1------------------------------------ 0,3

$\rightarrow m_{CO_2} = 0,3. 44 = 13,2 (g)$

$\rightarrow$ Khối lượng bình đựng NaOH tăng 13,2 g.
 
0

0973573959thuy


Câu 3 : cho khí CO khử hoàn toàn một lượng hỗn hợp gồm : FeO, $Fe_2O_3$ , $Fe_3O_4$ . giải phóng ra 6.72 lít $CO_2$(dktc).thể tích khí CO (dktc) đã tham gia phản ứng là ?

Câu 3 mình không chắc :D
Các bạn xem lại giúp mình nhé!

$FeO + CO \rightarrow Fe + CO_2$

$Fe_2O_3 + 3CO \rightarrow 2Fe + 3CO_2$

$Fe_3O_4 + 4CO \rightarrow 3Fe + 4CO_2$

Từ các phương trình trên $\rightarrow n_{CO} = n_{CO_2} \rightarrow V_{CO} = V_{CO_2} = 6,72 (l)$

Bạn cho một số bài trong chương trình học hoặc nâng cao hơn một chút nhưng cũng đừng cho mấy bài quá xa tầm THCS thế này nhé! :)

Góp cho pic một bài :

Đốt hỗn hợp C và S trong ko khí thu dc 448 l khí. Tính % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp biết thể tích khí thu dc từ C gấp 3 lần thể tích thu dc từ S.

Bài này cô giao về nhà, mình tính ra % S = 47 %; % C = 53 %

Các bạn thử làm nhé!
 
H

hocgioi2013

Đề


1.
Để khử hoàn toàn 3,04 gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe3O4, Fe2O3 cần 0,05 mol H2. Mặt khác hòa tan hoàn toàn 3,04 gam hỗn hợp X trong dung dịch H2SO4 đặc thu được thể tích khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất) ở điều kiện tiêu chuẩn là ?
2.
Thổi từ từ V lít hỗn hợp khí (đktc) gồm CO và H2 đi qua một ống đựng 16,8 gam hỗn hợp 3 oxit: CuO, Fe3O4, Al2O3 nung nóng, phản ứng hoàn toàn. Sau phản ứng thu được m gam chất rắn và một hỗn hợp khí và hơi nặng hơn khối lượng của hỗn hợp V là 0,32 gam. Tính V và m ?
3.
Thổi rất chậm 2,24 lít (đktc) một hỗn hợp khí gồm CO và H2 qua một ống sứ đựng hỗn hợp Al2O3, CuO, Fe3O4, Fe2O3 có khối lượng là 24 gam dư đang được đun nóng. Sau khi kết thúc phản ứng khối lượng chất rắn còn lại trong ống sứ là ?
4.
Đốt cháy hoàn toàn 4,04 gam một hỗn hợp bột kim loại gồm Al, Fe, Cu trong không khí thu được 5,96 gam hỗn hợp 3 oxit. Hòa tan hết hỗn hợp 3 oxit bằng dung dịch HCl 2M. Tính thể tích dung dịch HCl cần dùng ?
5.
Cho hỗn hợp A gồm Al, Zn, Mg. Đem oxi hoá hoàn toàn 28,6 gam A bằng oxi dư thu được 44,6 gam hỗn hợp oxit B. Hoà tan hết B trong dung dịch HCl thu được dung dịch D. Cô cạn dung dịch D được hỗn hợp muối khan là ?
 
P

phuong_july

1.
Để khử hoàn toàn 3,04 gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe3O4, Fe2O3 cần 0,05 mol H2. Mặt khác hòa tan hoàn toàn 3,04 gam hỗn hợp X trong dung dịch H2SO4 đặc thu được thể tích khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất) ở điều kiện tiêu chuẩn là ?

Quy đổi hỗn hợp $X$ về hỗn hợp 2 chất $FeO$ vào $Fe_2O_3$ với số mol là $x,y$.
Ta có:
$FeO+H_2 \xrightarrow{t^o} Fe+H_2O$ (1)
x-----x------------x
$Fe_2O_3+3H_2 \rightarrow 2Fe+3H_2O$ (2)
y-------------3y------2y
Từ (1) và (2) ta có: $\left\{\begin{matrix}
x+3y=0,05 & \\
72x+160y=3,04 &
\end{matrix}\right.$
\Rightarrow $\left\{\begin{matrix}
x=0,02 (mol) & \\
y=0,01 (mol)&
\end{matrix}\right.$
$2FeO+4 H_2SO_4 \rightarrow Fe_2(SO_4)_3+SO_2+4H_2O$ (3)
0,02mol----------------------0,01mol
Vậy $V_{SO_2}=0,01.22,4=0,224 (l)$

 
B

bichou_nt

hocgiỏi cho mình mấy bài toán về lượng chất dư nhé? để mình làm cho quen dạng này, mình sắp ktra 15' về nó rồi.
 
T

thaolovely1412



2.
Thổi từ từ V lít hỗn hợp khí (đktc) gồm CO và H2 đi qua một ống đựng 16,8 gam hỗn hợp 3 oxit: CuO, Fe3O4, Al2O3 nung nóng, phản ứng hoàn toàn. Sau phản ứng thu được m gam chất rắn và một hỗn hợp khí và hơi nặng hơn khối lượng của hỗn hợp V là 0,32 gam. Tính V và m ?

Thực chất phản ứng khử các oxit trên là
[TEX]CO + O ---> CO_2[/TEX]
[TEX]H_2 + O ---> H_2O.[/TEX]
Khối lượng hỗn hợp khí tạo thành nặng hơn hỗn hợp khí ban đầu chính là khối lượng của nguyên tử Oxi trong các oxit tham gia phản ứng. Do vậy:
[TEX]m_O = 0,32[/TEX] gam.
\Rightarrow [TEX]n_{khi}=n_O=0,02[/TEX] (mol)
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
[TEX]m_{oxit} = m_{chat ran}+ 0,32 [/TEX]
\Rightarrow [TEX]16,8 = m + 0,32[/TEX]
\Rightarrow [TEX]m = 16,48[/TEX] gam.
\Rightarrow [TEX]V= 0,448[/TEX] (lít)
 
T

thaolovely1412


3.
Thổi rất chậm 2,24 lít (đktc) một hỗn hợp khí gồm CO và H2 qua một ống sứ đựng hỗn hợp Al2O3, CuO, Fe3O4, Fe2O3 có khối lượng là 24 gam dư đang được đun nóng. Sau khi kết thúc phản ứng khối lượng chất rắn còn lại trong ống sứ là ?

số mol của CO=số mol của CO2=số mol của kết tủa=5/100=0,05(mol)
số mol của H2=số mol của H2O=0,1-0,05=0,05(mol)
áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
[TEX]m {chat ran con lai} =m_{hh} +m _{CO+H_2} - m_{CO}-m_{H_2O}=24+0,05.28+0,05.2- 0,05.44-0,05.18=22,4[/TEX](g)
 
H

hocgioi2013

hocgiỏi cho mình mấy bài toán về lượng chất dư nhé? để mình làm cho quen dạng này, mình sắp ktra 15' về nó rồi.

Bài 1:Cho 8,1 gam nhôm tác dụng với 49 gam H2SO4. sản phẩm thu được là Al2(SO4)3 và khí H2
a)Viết ptpu
b)Sau p/ư chất nào còn dư, khối lượng dư là bao nhiêu ?
Bài 2/ Cho 3,25g Kẽm tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng vừa đủ. Dẫn toàn bộ lượng khí sinh ra đi qua 6g CuO đun nóng.
a/ Tính khối lượng Cu
b/ Chất nào còn thừa sau phản ứng? Khối lượng là bao nhiêu?
1. Đốt cháy 5,4 g nhôm trong bình chứa 16,8 lít khí oxi ở đktc tạo ra nhôm oxít.
a) Viết phương trình phản ứng.
b) Tính khối lượng Al2O3 thu dc .
3. Cho 6,5 g kẽm tác dụng với dung dịch có chứa 14,6 g HCl tạo ra kẽm clorua và khí hiđrô.
a) Viết phương trình hoá học.
b) Tính thể tích khí hiđrô thu dc ở đktc.
c) Tính khối lượng của kẽm clorua.
4. Đốt cháy 117 g kali trong bình chứa 44,8 lít khí oxi tạo ra kali oxit.
a) Viết phương trình phản ứng.
b) Tính khối lượng kali oxit tạo ra.


mình đã bổ sung thêm rồi chúc bạn học tốt @};-
 
Last edited by a moderator:
H

hocgioi2013

Bài 1:Cho 8,1 gam nhôm tác dụng với 49 gam H2SO4. sản phẩm thu được là Al2(SO4)3 và khí H2
a)Viết ptpu
b)Sau p/ư chất nào còn dư, khối lượng dư là bao nhiêu ?

mình đã bổ sung thêm rồi chúc bạn học tốt @};-


chém trước 1 bài nha mấy bạn
a) Theo bài ra ta có PTPƯ :
2Al + 3H_2SO4 ---> Al_2(SO_4)_3 + 3H_2
nAl = $\frac{8,1}{27}$ = 0,3( mol)
$nH_{2SO_4}$ = $\frac{49}{98}$ = 0,5 mol
........2Al + 3$H_2SO4$ ---> $Al_2(SO_4)_3$ + 3$H_2$
Trước:0,3....0,5
PU: 0,3......0,45
Sau :0.....0,05
Vậy sau phản ứng H2SO4 dư và m dư = 0,05.98 = 4,9g
 
T

thaolovely1412


5.
Cho hỗn hợp A gồm Al, Zn, Mg. Đem oxi hoá hoàn toàn 28,6 gam A bằng oxi dư thu được 44,6 gam hỗn hợp oxit B. Hoà tan hết B trong dung dịch HCl thu được dung dịch D. Cô cạn dung dịch D được hỗn hợp muối khan là ?

Gọi M là kim loại đại diện cho ba kim loại trên với hoá trị là n.
[TEX]M + O_2 ---> M_2O_n [/TEX] (1)
[TEX]M_2O_n + 2nHCl ---> 2MCln + nH2O [/TEX](2)
Theo phương trình (1) (2) .
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ® gam
\Rightarrow[TEX] n_{O_2}= 0,5 (mol)[/TEX] \Rightarrow[TEX] n_{HCl }= 4. 0,5 = 2[/TEX] mol
\Rightarrow [TEX]n_{Cl}=2[/TEX] (mol)
\Rightarrow [TEX]m_{muoi} = m_{hhkl} + = 28,6 + 2.35,5 = 99,6[/TEX] gam.
 
H

hocgioi2013


Bài 2/ Cho 3,25g Kẽm tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng vừa đủ. Dẫn toàn bộ lượng khí sinh ra đi qua 6g CuO đun nóng.
a/ Tính khối lượng Cu
b/ Chất nào còn thừa sau phản ứng? Khối lượng là bao nhiêu?



mình đã bổ sung thêm rồi chúc bạn học tốt @};-

Zn+H2SO4-->ZnSO4+H2 (1)

H2+CuO-->Cu+H2O (2)

nZn=$\frac{3,25}{65}$=0,05

-->nH2 (1)=0,05mol

lại có nCuO=$\frac{6}{80}$=0,075

-->nCuO dư. -->tính toán theo nH2

nCu=nH2=0,05mol

-->mCu=0,05.64=3,2g

b. chất dư là CuO, nCuO dư=0,075-0,05=0,025mol

-->mCuO dư=0,025.80=2g

 
T

thaolovely1412


Bài 2/ Cho 3,25g Kẽm tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng vừa đủ. Dẫn toàn bộ lượng khí sinh ra đi qua 6g CuO đun nóng.
a/ Tính khối lượng Cu
b/ Chất nào còn thừa sau phản ứng? Khối lượng là bao nhiêu?


Mik chém bài 2 nhá
Ta có: [TEX]Zn+H_2SO_4-->ZnSO_4+H_2[/TEX] (1)

[TEX]H_2+CuO-->Cu+H_2O[/TEX] (2)

[TEX]n_{Zn}=[/TEX][TEX]\frac{3,25}{65}=0,05[/TEX]

-->[TEX]n{H_2}[/TEX] (1)=0,05mol

lại có [TEX]n_{CuO}=[/TEX][TEX]\frac{6}{80}=0,075[/TEX]

-->[TEX]n_{CuO}[/TEX] dư. -->tính toán theo [TEX]n_{H_2}[/TEX]

[TEX]n_{Cu}=n_{H_2}=0,05[/TEX]mol

-->[TEX]m_{Cu}=0,05.64=3,2[/TEX]g

b. chất dư là CuO, [TEX]n_{CuO du} [/TEX][TEX]=0,075-0,05=0,025[/TEX]mol

-->[TEX]m_{CuO du}[/TEX] [TEX]=0,025.80=2[/TEX]g
 
L

lililovely

ĐỀ THAM KHẢO THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN LỚP 8 THCS
Năm học 2012 – 2013
Môn: Hóa học
Thời gian làm bài 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề thi có 01 trang
​
Câu 1:(3,5 điểm):
Hãy xác định các chữ cái A, B, C, D, E, F, G, I, J, K là những công thức hóa học nào và viết phương trình phản ứng.( Ghi rõ điều kiện phản ứng).
KClO3 → A + B
A + C → D
D + E → F
Zn + F → Zn3(PO4)2 + G
G + A → E
CaCO3 → I + J
J + E → K
Biết K làm quỳ tím hóa xanh
Câu 2: ( 3,0 điểm)
Có 4 khí : O2 , H2 , CO2_và N2 đựng trong 4 lọ riêng biệt . Hãy trình bày phương pháp hóa học nhận biết mỗi lọ khí và viết phản ứng.
Câu 3: (3,0 điểm):
Cho 0,65 gam Zn tác dụng với 7,3 gam HCl.
Chất nào còn dư sau phản ứng ? Khối lượng là bao nhiêu gam ?
Tính thể tích khí hidro thu được ở đktc ?
Câu 4: (4 điểm)
Cho 8,3 gam hỗn hợp các kim loại sắt và nhôm tác dụng với dung dịch HCl dư. Sau phản ứng kết thúc, người ta thu được 5,6 lít khí ở (đktc).
Viết phương trình hóa học xảy ra ?
Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi kim loại có trong hỗn hợp.
Câu 5 (3,5 điểm):
Cho hỗn hợp gồm CuO và Fe3O4 tác dụng với khí H2 dư ở nhiệt độ cao. Hỏi nếu thu được 29.6 gam kim loại trong đó sắt nhiều hơn đồng là 4 gam thì thể tích khí H2 cần dùng (ở điều kiện tiêu chuẩn) là bao nhiêu.?
Câu 6: (3 điểm)
Một cốc đựng dung dịch H2SO4 loãng chứa 98 gam H2SO4.
Bỏ vào cốc 10,8 gam nhôm. Tính khối lượng H2SO4 đã dùng. Biết sản phẩm của phản ứng là nhôm sunfat và khí hidro.
Bỏ tiếp vào cốc 39 gam kẽm. Tính thể tích khí hidro bay ra ( đktc ). Biết sản phẩm của phản ứng là kẽm sunfat và khí hidro.
( S = 32 , O = 16 , , Cl = 35,5 , Cu = 64 , Ca = 40
Zn = 65, Al = 27 , Fe = 56 , )
Hết
 
H

hocgioi2013

ĐỀ THAM KHẢO THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN LỚP 8 THCS
Năm học 2012 – 2013
Môn: Hóa học
Thời gian làm bài 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề thi có 01 trang
​
Câu 1:(3,5 điểm):
Hãy xác định các chữ cái A, B, C, D, E, F, G, I, J, K là những công thức hóa học nào và viết phương trình phản ứng.( Ghi rõ điều kiện phản ứng).
KClO3 → A + B
A + C → D
D + E → F
Zn + F → Zn3(PO4)2 + G
G + A → E
CaCO3 → I + J
J + E → K


A. O2
G. H2
B. KCl
I. CO2
C. P
J. CaO
D.P2O5
K. Ca(OH)2
E. H2O
F. H3PO4
- Phương trình hóa học:
1/ 2KClO3--> 3O2 + 2KCl
2/ 5O2 + 4P --> 2P2O5
3/ P2O5 + H2O--> H3PO4
4/ 3Zn + 2H3PO4 -->Zn3(PO4)2 + 3H2
5/ 2H2 + O2 t° -->2 H2O
6/ CaCO3 --> CO2 + CaO

7/ CaO + H2O Ca(OH)2

 
T

thaolovely1412

ĐỀ THAM KHẢO THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN LỚP 8 THCS
Năm học 2012 – 2013
Môn: Hóa học
Thời gian làm bài 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề thi có 01 trang
​

Câu 2: ( 3,0 điểm)
Có 4 khí : O2 , H2 , CO2_và N2 đựng trong 4 lọ riêng biệt . Hãy trình bày phương pháp hóa học nhận biết mỗi lọ khí và viết phản ứng.

- Dùng nước vôi trong [TEX]Ca(OH)_2 [/TEX]nhận ra [TEX]CO_2[/TEX] : do dung dịch bị vẩn đục
[TEX]CO_2 + Ca(OH)_2 ---> CaCO_3 + H_2O[/TEX]
- Dùng CuO nhận ra H_2 ( CuO từ màu đen thành Cu màu đỏ)
[TEX]H2 + CuO ---> Cu + H_2O[/TEX]
Đen Đỏ
- Dùng que đóm để nhận ra [TEX]O_2[/TEX] do [TEX]O_2 [/TEX]làm que đóm bùng cháy lên, còn [TEX]N_2[/TEX] làm que đóm tắt.
 
T

thaolovely1412

ĐỀ THAM KHẢO THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN LỚP 8 THCS
Năm học 2012 – 2013
Môn: Hóa học
Thời gian làm bài 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề thi có 01 trang
​

Câu 3: (3,0 điểm):
Cho 0,65 gam Zn tác dụng với 7,3 gam HCl.
Chất nào còn dư sau phản ứng ? Khối lượng là bao nhiêu gam ?
Tính thể tích khí hidro thu được ở đktc ?

a. Chất còn dư sau phản ứng.

[TEX]Zn + 2HCl ---> ZnCl_2 + H_2[/TEX]
65g 73g
0.65g xg ?
- Theo PT phản ứng 0,65 g kẽm tác dụng với 1 lượng HCl là:
[TEX] m_{HCl} = \frac{73.0,65}{65} = 0,73[/TEX] (g) HCl
Vậy chất còn dư sau phản ứng là HCl, có khối lượng là:
7,3 – 0,73 = 6,57 (g)
b. Thể tích khí hidro sinh ra là:
[TEX]V_{H_2} =\frac{22,4.0,65}{65} = 0,224[/TEX]( lít) hidro
 
P

phuong_july

ĐỀ THAM KHẢO THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN LỚP 8 THCS
Câu 5 (3,5 điểm):
Cho hỗn hợp gồm CuO và Fe3O4 tác dụng với khí H2 dư ở nhiệt độ cao. Hỏi nếu thu được 29.6 gam kim loại trong đó sắt nhiều hơn đồng là 4 gam thì thể tích khí H2 cần dùng (ở điều kiện tiêu chuẩn) là bao nhiêu.?

$ CuO+H_2 \xrightarrow{t^o} Cu+H_2O$ (1)
$\ \ \ \ 0,2 (mol) \ \ \ \ \ \ \ 0,2 (mol)$
$Fe_3O_4 +4H_2 \xrightarrow{t^o} 3Fe+4H_2O$ (2)
$ \ \ \ \ \ \ 0,4 \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ 0,3 (mol)$
Gọi x là khối lượng của $Cu$ \Rightarrow $x+4$ là khối lượng $Fe$.
Theo đề bài: $x+x+4=29,6$. \Rightarrow $x=12,8(g)$.
$m_{Cu}=12,8 (g)$ \Rightarrow $n_{Cu}=\frac{12,8}{64}=0,2(mol)$
$m_{Fe}=4+12,8=16,8(g)$ \Rightarrow $n_{Fe}=\frac{16,8}{56}=0,3(mol)$
Theo ptpư (1), (2) ta có:
$n_{H_2}=0,2+0,4=0,6(mol)$
Vậy thể tích khí $H_2$ cần dùng ở đktc là:
$V_{H_2}=n_{H_2}.22,4=13,44(l)$.
 
Last edited by a moderator:
P

phuong_july

ĐỀ THAM KHẢO THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN LỚP 8 THCS
Câu 4: (4 điểm)
Cho 8,3 gam hỗn hợp các kim loại sắt và nhôm tác dụng với dung dịch HCl dư. Sau phản ứng kết thúc, người ta thu được 5,6 lít khí ở (đktc).
Viết phương trình hóa học xảy ra ?
Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi kim loại có trong hỗn hợp.

PTHH:
$Fe+2HCl \rightarrow FeCl_2+H_2$
$x \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ x$

$2Al+6HCl \rightarrow 2AlCl_3+3H_2$
$y \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ 1,5 y$

Ta có:
$56x+27y=8,3$
$x+1,5y=\frac{5,6}{22,4}=0,25$
Giải hệ pt trên ta tìm được: $x=y=0,1(mol)$
Từ đó ta tìm được khối lượng của từng kim loại:
$m_{Fe}=5,6(g)$ \Rightarrow Phần trăm của $Fe$ trong hỗn hợp là: $67$.
$m_{Al}=2,7(g)$ \Rightarrow Phần trăm của $Fe$ trong hỗn hợp là: $33$.
Notice: Ở cái số mol $x; 1,5y$ là của $H_2$. Nó lỗi không sửa được.
 
Top Bottom