Hóa $\color{Red}{\fbox{★Hóa 8★}}\color{Magenta}{\fbox{Ôn thi HSG }}$

H

hocgioi2013


Đề 12
Câu 5 (4,5 đ)
1/ Cho a gam hỗn hợp gồm 2 kim loại A và B (chưa rõ hoá trị) tác dụng hết với dd HCl (cả A và B đều phản ứng). Sau khi phản ứng kết thúc, người ta chỉ thu được 67 gam muối và 8,96 lít H2 (ĐKTC).
a- Viết các phương trình hoá học ?
b- Tính a ?
2/ Dùng khí CO để khử hoàn toàn 20 gam một hỗn hợp ( hỗn hợp Y ) gồm CuO và Fe2O3 ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng, thu được chất rắn chỉ là các kim loại, lượng kim loại này được cho phản ứng với dd H2SO4 loãng (lấy dư), thì thấy có 3,2 gam một kim loại màu đỏ không tan.
a- Tính % khối lượng các chất có trong hỗn hợp Y ?
b- Nếu dùng khí sản phẩm ở các phản ứng khử Y, cho đi qua dung dịch Ca(OH)2 dư thì thu được bao nhiêu gam kết tủa. Biết hiệu suất của phản ứng này chỉ đạt 80% ?

a/ PTHH: A + 2xHCl 2AClx + xH2
B + 2yHCl 2BCly + yH2
b/ - Số mol H2: nH = = 0,4 mol, nH = 0,4.2 = 0,8 gam
- Theo PTHH => nHCl = 0,4.2 = 0,8 mol, mHCl = 0,8.36,5 = 29,2 gam
- áp dụng định luật bảo toàn khối lượng, ta có:
a = 67 + 0,8 – 29,2 = 38,6 gam


a/( 1,75đ) PTHH: CO + CuO Cu + CO2 (1)
3CO + Fe2O3 2Fe + 3CO2(2)
Fe + H2SO4 FeSO4 + H2 (3)
- Chất rắn màu đỏ không tan đó chính là Cu, khối lượng là 3,2 gam. nCu = = 0,05 mol, theo PTHH(1) => nCuO= 0,05 mol,
khối lượng là: 0,05.80 = 4 g.Vậy khối lượng Fe: 20 – 4 = 16 gam
- Phầm trăm khối lượng các kim loại:
% Cu = .100 = 20%, % Fe = .100 = 80%
b/ (1,25đ)Khí sản phẩm phản ứng được với Ca(OH)2 là: CO2
CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O (4)
nFe O = = 0,1 mol,
- Theo PTHH (1),(2) => số mol CO2 là: 0,05 + 3.0,1 = 0,35 mol
- Theo PTHH(4) => số mol CaCO3 là: 0,35 mol.
Khối lượng tính theo lý thuyết: 0,35.100 = 35 gam
Khối lượng tính theo hiệu suất: 35.0,8 = 28 gam
 
H

hocgioi2013


Đề 12
nước, để pha chế được 500 gam dung dịch CuSO4 5%

Cho: Cu = 64; N = 14; O = 16; S = 32; Ca = 40; Fe = 56; C = 12
Thí sinh được dùng máy tính bỏ túi theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo
( Đề thi gồm 01 trang)
Hết

Câu 6:
- Khối lượng CuSO4 có trong 500gam dd CuSO4 4 % là: = 20 g
Vậy khối lượng CuSO4.5H2O cần lấy là: = 31,25 gam
- Khối lượng nước cần lấy là: 500 – 31,25 = 468,75 gam



p/s: kết thúc đề 12 @};-
 
P

phuong_july

ĐỀ 13

Câu 2:(1,5 điểm): Nhận biết các chất khí đựng riêng biệt trong các bình bằng phương pháp hóa học: O2 , CO2 , H2 , CO. Viết các phương trình hóa học xảy ra.



- kHÍ làm đục vôi trong là : $CO_2$.
- Khí làm than hồng cháy sáng : $O_2$.
-Khí cháy được trong không khí sinh ra nước ngưng tụ là: $H_2$.
- Khí cháy được trong không khí sinh ra chất khí không ngưng tụ thành chất lỏng, nhưng khí này làm đục nước vôi trong. Khí ban đầu là: $CO$.

PT phản ứng:

$CO_2+Ca(OH)_2 \rightarrow CaCO_3+ H_2O$

$C+O_2 \rightarrow CO_2$

$2H_2+O_2 \rightarrow 2H_2O$

$2CO+O_2 \rightarrow 2CO_2$.

 
P

phuong_july

ĐỀ 13

Câu 4 (2,0 điểm): Dẫn từ từ 8,96 lít H2 (đktc) qua m gam oxit sắt FexOy nung nóng. Sau phản ứng được 7,2 gam nước và hỗn hợp A gồm 2 chất rắn nặng 28,4 gam (phản ứng xảy ra hoàn toàn).
1/ Tìm giá trị m?
2/ Lập công thức phân tử của oxit sắt, biết A có chứa 59,155% khối lượng sắt đơn chất.


$n_{H_2}=0,4 (mol)$

$n_{H_2O}=0,4(mol)$

\Rightarrow Số mol oxi nguyên tử là: $0,4(mol)$

\Rightarrow $m_O=0,4.16=6,4(g)$

Vậy $m=28,4+6,4=34,8(g)$.

b. $Fe_xO_y+yH_2 \rightarrow xFe + yH_2O$

\\\\\\\\\\0,4 \\\\\\\\\\\\\\\\\\\0,4 (mol)

$m_{Fe}= 59,155.28,4=16,8 (g)$

\Rightarrow Khối lượng oxi là: $m_O=34,8-16,8=18(g)$

Ta có:

$x:y= \frac{m_{Fe}}{56}: \frac{m_O}{16}$

\Rightarrow $x=3, y=4$

\Rightarrow CTHH: $Fe_3O_4$

 
H

hocgioi2013

Bảng tổng kết

:khi (4):Tổng kết sau 1 tháng đóng góp cho topic số điểm hiện tại của mỗi người : :khi (4):
phuong_july :16đ
thaolovely1412 :6đ
my_nguyen070 :4đ
lililovely :13đ
chonhoi110 : 1đ
Cảm ơn các bạn đã đóng góp cho topic chúc các bạn có 1 mùa giáng sinh an lành và hạnh phúc

Mọi thắc mắc xin liên hệ với hocgioi2013 để giải đáp
 
Last edited by a moderator:
H

hocgioi2013

ĐỀ 15
Câu 1: (2đ) Cân bằng các phương trình hóa học sau và cho biết mỗi phản ứng thuộc loại nào?(Ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có)
1. Fe2O3 + CO --> FexOy + ?
2. KMnO4 --> ? + O2 + ?
3. Al + FexOy --> Fe + ?
4. Fe + O2 --> FexOy
5. ? + H2O --> NaOH
Câu 2: (2đ) Hãy viết lại các công thức sau cho đúng: Fe2(OH)3, Al3O2, K2Br3, H2NO3, Ca2(SO4)3, Na2H2PO4, BaPO4, Mg2(HSO3)3, Si2O4, NH4Cl2 và gọi tên các chất.
Câu 3: (3đ)
a. Từ các hóa chất có sẵn sau đây: Fe ; H2O với các thiết bị cần thiết đầy đủ. Hãy làm thế nào để có thể thực hiện được sự biến đổi sau: Fe Fe3O4 Fe.
b. Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các gói chất bột sau: vôi sống, magie oxit, điphotpho penta oxit, natriclorua, natri oxit.
Câu 4 (3đ) Nguyên tử X có tổng số hạt proton, nơtron và electron là 52.Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16.
a. Tính số hạt mỗi lại của nguyên tử X
b. Cho biết số electron tron mỗi lớp của nguyên tử X
c. Tìm nguyên tử khối của X, biết mp ≈ mn ≈1,013 đvC
d. Tính khối lượng bằng gam của X, biết khối lượng của 1 nguyên tử C là:
1,9926x 10-23 gam và C = 12 đvC
Câu 5 : ( 2,5 đ) Nung hoàn toàn 15,15 gam chất rắn A thu được chất rắn B và 1,68 lít khí oxi (ở đktc). Trong hợp chất B có thành phần % khối lượng các nguyên tố: 37,65% oxi, 16,47% nitơ còn lại là kali. Xác định công thức hóa học của B và A. Biết rằng công thức đơn giản nhất chính là công thức hóa học của A, B.
Câu 6 .(2đ) Cần lấy bao nhiêu gam tinh thể CuSO4.5H2O và bao nhiêu gam dung dịch CuSO4 5 % để thu được 400 gam dung dịch CuSO4 10 %.
Câu 7 . (2,5đ) Người ta dùng 4,48 lít khí H2 (đktc) để khử 17,4 gam oxit sắt từ.Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn A.
1. Viết phương trình phản ứng hoá học xảy ra và tính m.
2. Để hoà tan toàn bộ lượng chất rắn A ở trên cần dùng vừa đủ V ml dung dịch HCl 1M.Tính khối lượng muối thu được sau phản ứng và tính V.
C©u 8 : ( 3đ) Hỗn hợp khí X gồm H2 và CH4 có thể tích 11,2 lít (đo ở đktc). Tỉ khối của hỗn hợp X so với oxi là 0,325.Trộn 11,2 lít hỗn hợp khí X với 28,8 gam khí oxi rồi thực hiện phản ứng đốt cháy, phản ứng xong làm lạnh để ngưng tụ hết hơi nước thì thu được hỗn hợp khí Y.
1. Viết phương trình các phản ứng hoá học xảy ra và xác định phần trăm thể tích các khí trong hỗn hợp X.
2. Xác định phần trăm thể tích và phần trăm khối lượng các chất trong hỗn hợp Y.
 
M

my_nguyen070

Hoa

[FONT=&quot]mình có đề này nè:
[/FONT]

[FONT=&quot]Bài 1: (2,5 điểm)[/FONT]
[FONT=&quot] Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:[/FONT]
[FONT=&quot]1. [/FONT][FONT=&quot]Fe2O3 + CO [/FONT]®
[FONT=&quot]2. [/FONT][FONT=&quot]AgNO3 + Al [/FONT]®[FONT=&quot] Al(NO3)3 + …[/FONT]
[FONT=&quot]3. [/FONT][FONT=&quot]HCl + CaCO3 [/FONT]®[FONT=&quot] CaCl2 + H2O + …[/FONT]
[FONT=&quot]4. [/FONT][FONT=&quot]C4H10 + O2 [/FONT]®[FONT=&quot] CO2 + H2O[/FONT]
[FONT=&quot]5. [/FONT][FONT=&quot]NaOH + Fe2(SO4)3 [/FONT]®[FONT=&quot] Fe(OH)3 + Na2SO4.[/FONT]
[FONT=&quot]6. [/FONT][FONT=&quot]FeS2 + O2 [/FONT]®[FONT=&quot] Fe2O3 + SO2 [/FONT]
[FONT=&quot]7. [/FONT][FONT=&quot]KOH + Al2(SO4)3 [/FONT]®[FONT=&quot] K2SO4 + Al(OH)3 [/FONT]
[FONT=&quot]8. [/FONT][FONT=&quot]CH4 + O2 + H2O [/FONT]®[FONT=&quot] CO2 + H2 [/FONT]
[FONT=&quot]9. [/FONT][FONT=&quot]Al + Fe3O4 [/FONT]®[FONT=&quot] Al2O3 + Fe [/FONT]
[FONT=&quot]10. [/FONT][FONT=&quot]FexOy + CO [/FONT]®[FONT=&quot] FeO + CO2 [/FONT]

[FONT=&quot]Bài 2: (2,5 điểm)[/FONT]
[FONT=&quot]Đặt cốc A đựng dung dịch HCl và cốc B đựng dung dịch H2SO4 loãng vào 2 đĩa cân sao cho cân ở vị trí cân bằng. Sau đó làm thí nghiệm như sau:[/FONT]
[FONT=&quot]- Cho 11,2g Fe vào cốc đựng dung dịch HCl.[/FONT]
[FONT=&quot]- Cho m gam Al vào cốc đựng dung dịch H2SO4.[/FONT]
[FONT=&quot]Khi cả Fe và Al đều tan hoàn toàn thấy cân ở vị trí thăng bằng. Tính m?[/FONT]

[FONT=&quot]Bài 3: (2,5 điểm)[/FONT]
[FONT=&quot]Cho luồng khí hiđro đi qua ống thuỷ tinh chứa 20 g bột đồng (II) oxit ở 400 0C. Sau phản ứng thu được 16,8 g chất rắn.[/FONT]
[FONT=&quot]a) Nêu hiện tượng phản ứng xảy ra.[/FONT]
[FONT=&quot]b) Tính thể tích khí hiđro tham gia phản ứng trên ở đktc.[/FONT]

[FONT=&quot]Bài 4: (2,5 điểm)[/FONT]
[FONT=&quot]Thực hiện nung a gam KClO3 và b gam KMnO4 để thu khí ôxi. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thấy khối lượng các chất còn lại sau phản ứng bằng nhau. [/FONT]
[FONT=&quot]a. Tính tỷ lệ .[/FONT]
[FONT=&quot]b. Tính tỷ lệ thể tích khí ôxi tạo thành của hai phản ứng.[/FONT]


[FONT=&quot]nhớ cộng điểm nha.:)>-
[/FONT]
Câu 1:
$Fe_2O_3+ 3CO------>2 Fe+3 CO_2$
$3AgNO_3+ Al-------->3 Ag+ Al(NO_3)_3$
$2HCl+ CaCO_3---------> CaCl_2+ CO_2+ H_2O$
$C_4H_10+13/2 O_2--------->4 CO_2+5 H_2O$
$6NaOH+ Fe_2(SO_4)_3--------->3 Na_2SO_4+2 Fe(OH)_3$
$4FeS_2+11 O_2-------->2 Fe_2O_3+8 SO_2$
$6KOH+ Al_2(SO_4)_3------->2 Al(OH)_3+ 3K_2SO_4$
$CH_4+ 2O_2------->CO_2+ 2H_2O$
$8Al+3 Fê_3O_4-------> 4Al_2O-3+9 Fe$
$Fe_xO_y+ (y-x)CO-------->x Fe+ (y-x)CO_2$

Câu 2:
nFe=0,2 mol
nAl=m/27 mol
Khi thêm Fe vào thì xảy ra pu:
$Fe+2 HCl-----> FeCl_2+ H_2$
0,2......................................0,2
ĐLBTKL, ta có:
khối lượng cốc dựng HCl tăng thêm: 11,2-(0,2.2)=10,8 g
Khi thêm Al vào cốc dựng HCL thì có pu:
$2Al+6HCl----->2 AlCl_3+3 H-2$
m/27......................................3m/54
Khi cho Al vào cốc B cóc B tăng thêm (m-3m/54.2) g
để cân thăng bằng thì cốc B củng phải tăng thêm 10,8 g
m-3m/54.2=10,8
m=12,15 g
Câu 3:
a,
Chất rắn chuyển dần từ đen sang đỏ
b,
Nếu pu xảy ra hoàn toàn ,lượng Cu thu dc :20.64:80=16 g
Mrắn> mCu
Cuo dư
Gọi x là mol cu pu
Khối lượgn chât răn sau pu
mCu+mCuO=64x+ (20-80x)=16,8
x=0,2
VH_2= 4,48 l
Câu 4:
$2KClO_3-------->2 KCl+ 3O_2$
a/122,5..............................3a/245
$2KMnO_4------> K-2MnO_4+ MnO_2+ O_2$
b/158........................................................b/2.158
a,từ 2 pt
$\frac{a}{122,5}$.74,5=$\frac{b}{2.158}$.197+$\frac{b}{2.158}$.87
$\frac{a}{b}$=1,48
b,
VO2/VO2=$\frac{3a}{245}.22,4$: $\frac{b}{2.158}.22.4$
$\frac{3a}{245}$.$\frac{2.158}{b}$=$frac{a}{b}.3,87$
=1,48.3,87=5,73
 
M

my_nguyen070

hoa 8

ĐỀ 15
Câu 1: (2đ) Cân bằng các phương trình hóa học sau và cho biết mỗi phản ứng thuộc loại nào?(Ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có)
1. Fe2O3 + CO --> FexOy + ?
2. KMnO4 --> ? + O2 + ?
3. Al + FexOy --> Fe + ?
4. Fe + O2 --> FexOy
5. ? + H2O --> NaOH
Câu 2: (2đ) Hãy viết lại các công thức sau cho đúng: Fe2(OH)3, Al3O2, K2Br3, H2NO3, Ca2(SO4)3, Na2H2PO4, BaPO4, Mg2(HSO3)3, Si2O4, NH4Cl2 và gọi tên các chất.
Câu 3: (3đ)
a. Từ các hóa chất có sẵn sau đây: Fe ; H2O với các thiết bị cần thiết đầy đủ. Hãy làm thế nào để có thể thực hiện được sự biến đổi sau: Fe Fe3O4 Fe.
b. Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các gói chất bột sau: vôi sống, magie oxit, điphotpho penta oxit, natriclorua, natri oxit.


Câu 1:
$xFe_2O_3+(3x-2y) CO------>2 Fe_xO_y+(3x-2y) CO_2$
$2KMnO_4--------> K_2MnO-4+ MnO_2+ O_2$
$2y/3Al+ Fe_xO_y------->y/3 Al_2O_3+x Fe$
$xFe+y/2 O_2-------> Fe_xO_y$
$Na_2O+ H_2O-------> 2NaOH$
Câu 2:
$Fe_2(OH)_3-----> Fe(OH)_3$ :sắt (3) hidroxit
$Al_3O_2------> Al_2O_3$: Nhôm oxit
$K_2Br_3----> KBr$:kali bromua
$H_2NO_3------> HNO_3$; axit nitrit
$Ca_2(SO_4)_3----> CaSO_4$: caxi sufat
$Na_2H_2PO_4------> NaH_2PO_4$: natri hidrophot phat
$BaPO_4---> Ba_2(PO_4)_3$: Bari phot phat
$Mg_2(HSO_3)_3----> Mg(HSO_3)_2$: magie hidro sufua
$Si_2O_4---> SiO_2$: silic dioxit
$NH_4CL_2------>NH_4Cl$: amoniclorua
Câu 3:
a,
$2H_2O------->2 H-2+ O_2$
$3Fe+2 O_2------> Fe_3O_4$
$Fe_3O_4+4 H_2---->3 Fe+4 H_2O$
b,
Cho các gói bột trên vào nước
+Nhận ra CaO; tạo dung dịch đục
$CaO+ H_2O----->Ca(OH)_2$
+Nhân ra MgO: ko tan
+Nhận ra NaCl,$ P_2O_5$,$Na_2O$ tan
$ Na_2O+ H_2O----> 2NaOH$
$ P_2O_5+3 H_2O---->2 H_3PO_4$
Lây dung dịch thu dc cho quỳ tím vào
+Nhận ra:$Na_2O$ cođung dịch làm qufy hóa xanh
+Nhận ra $P_2O_5$ co sdung dịch làm quỳ hóa đỏ
NaCl ko ht


 
H

hocgioi2013

Câu 4 (3đ) Nguyên tử X có tổng số hạt proton, nơtron và electron là 52.Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16.
a. Tính số hạt mỗi lại của nguyên tử X
b. Cho biết số electron tron mỗi lớp của nguyên tử X
c. Tìm nguyên tử khối của X, biết mp ≈ mn ≈1,013 đvC
d. Tính khối lượng bằng gam của X, biết khối lượng của 1 nguyên tử C là:
1,9926x 10-23 gam và C = 12 đvC

4.
a) ta có : 2p+n=52
2p - n= 16
\Rightarrow p=e=17
n=18

b.) X là nguyên tố Clo: Lớp1 có 2e
Lớp 2 có 8e
Lớp 3 có 7e
c)Nguyên tử khối của X là :
17 x 1,013 + 18 x 1,013 ≈ 35,5
d) d) Khối lượng tính bằng gam của 1 đvC là:
(1,9926 x 10-23) : 12 = 0,16605 x 10-23 (g)
Khối lượng tính bằng gam của nguyên tử X là :
0,16605 x 10-23 x 35,5 = 5,89 x 10-23 (g)
 
H

hocgioi2013

Câu 3:(1,5 điểm): Cho sơ đồ chuyển hóa sau:
A1 (khí) C1 (khí), xúc tác, to A2 (khí) C2 (lỏng) A3
X O2, to cao A4
B1 (rắn) Y1 ( lỏng) B2 (dd) Y2 (khí) B3
Hãy xác định các chất trên và viết phương trình phản ứng. Biết X là nguyên liệu quan trọng của công nghiệp hóa học.
Câu 5 (3,0 điểm): 11,2 lít hỗn hợp X gồm hiđro và mêtan CH4 (đktc) có tỉ khối so với oxi là 0,325. Đốt hỗn hợp với 28,8 gam khí oxi. Phản ứng xong, làm lạnh để hơi nước ngưng tụ hết được hỗn hợp khí Y.
1/ Viết phương trình hoá học xảy ra. Xác định % thể tích các khí trong X?
2/ Xác định % thể tích và % khối lượng của các khí trong Y.
Bài 2: Hòa tan hoàn toàn 3.53 g hỗn hợp gồm 3 kim loại Fe, Al, Mg bằng dung dịch thì thu dc 2.352 l khí ở dktc. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu dc m (g) muối khan. Tìm m.
Bài 3: Dẫn hỗn hợp khí A gồm khí và có tỷ khối hơi so với khí H2 là 9.66 qua ống sứ chứa nung nóng. Sau khi phản ứng kết thúc thu dc 16.8 (g) Fe. Tính thể tích từng khí ở đktc trong hỗn hợp A.
Bài 4: a) Hỗn hợp A gồm và có tỷ khối hơi đối với không khí là 2. Tính % về thể tích và khối lượng mỗi khí trong hỗn hợp đó.
b) Trộn 11.2 g Fe với 5,6 g lưu huỳnh rồi đem nung nóng trong môi trường không khí có khí oxi. Khi phản ứng hoàn toàn người ta thu dc những chất nào? Tính khối lượng mỗi chất đó.
Bài 5: Đốt chày hoàn toàn 14,8 g hỗn hợp 2 kim loại Cu và Fe cần 3,36 l khí oxi ( đktc). Tính khối lượng chất rắn thu dc theo 2 cách.
Bài 6: Đốt cháy hoàn toàn 3g các bon trong bình kín chứa khí oxi. Xác định thể tích khí oxi trong bình ở đktc để sau phản ứng trong bình có:
a) một chất khí duy nhấtb) Hỗn hộp 2 chất khí có thể tích bằng nhau
b) hỗn hợp 2 chất khí có thể tích bằng nhau

Đó là các câu hỏi còn tồn đọng các bạn nhớ giải nhanh ha
 
H

hocgioi2013

ĐỀ 8


Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể phát đề)
Ngày thi: 10/4/2013


Câu 1: (2đ) Cân bằng các phương trình hóa học sau và cho biết mỗi phản ứng thuộc loại nào?(Ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có)
1. Fe2O3 + CO FexOy + ?
2. KMnO4 ? + O2 + ?
3. Al + FexOy Fe + ?
4. Fe + O2 FexOy
5. ? + H2O NaOH
Câu 2: (2đ) Hãy viết lại các công thức sau cho đúng: Fe2(OH)3, Al3O2, K2Br3, H2NO3, Ca2(SO4)3, Na2H2PO4, BaPO4, Mg2(HSO3)3, Si2O4, NH4Cl2 và gọi tên các chất.
Câu 3: (3đ)
a. Từ các hóa chất có sẵn sau đây: Fe ; H2O với các thiết bị cần thiết đầy đủ. Hãy làm thế nào để có thể thực hiện được sự biến đổi sau: Fe Fe3O4 Fe.
b. Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các gói chất bột sau: vôi sống, magie oxit, điphotpho penta oxit, natriclorua, natri oxit.
Câu 4 (3đ) Nguyên tử X có tổng số hạt proton, nơtron và electron là 52.Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16. a. Tính số hạt mỗi lại của nguyên tử X b. Cho biết số electron tron mỗi lớp của nguyên tử X c. Tìm nguyên tử khối của X, biết mp ≈ mn ≈1,013 đvC d. Tính khối lượng bằng gam của X, biết khối lượng của 1 nguyên tử C là:
1,9926x 10-23 gam và C = 12 đvC Câu 5 : ( 2,5 đ) Nung hoàn toàn 15,15 gam chất rắn A thu được chất rắn B và 1,68 lít khí oxi (ở đktc). Trong hợp chất B có thành phần % khối lượng các nguyên tố: 37,65% oxi, 16,47% nitơ còn lại là kali. Xác định công thức hóa học của B và A. Biết rằng công thức đơn giản nhất chính là công thức hóa học của A, B.
Câu 6 2đ) Cần lấy bao nhiêu gam tinh thể CuSO4.5H2O và bao nhiêu gam dung dịch CuSO4 5 % để thu được 400 gam dung dịch CuSO4 10 %.
Câu 7 . (2,5đ) Người ta dùng 4,48 lít khí H2 (đktc) để khử 17,4 gam oxit sắt từ.Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn A.
Viết phương trình phản ứng hoá học xảy ra và tính m.
Để hoà tan toàn bộ lượng chất rắn A ở trên cần dùng vừa đủ V ml dung dịch HCl 1M.Tính khối lượng muối thu được sau phản ứng và tính V.
Câu 8 : ( ) Hỗn hợp khí X gồm H2 và CH4 có thể tích 11,2 lít (đo ở đktc). Tỉ khối của hỗn hợp X so với oxi là 0,325.Trộn 11,2 lít hỗn hợp khí X với 28,8 gam khí oxi rồi thực hiện phản ứng đốt cháy, phản ứng xong làm lạnh để ngưng tụ hết hơi nước thì thu được hỗn hợp khí Y.
1. Viết phương trình các phản ứng hoá học xảy ra và xác định phần trăm thể tích các khí trong hỗn hợp X.
2. Xác định phần trăm thể tích và phần trăm khối lượng các chất trong hỗn hợp Y.

Câu 1: Cân bằng các phương trình hóa học sau:
xFe2O3 + (3x-2y)CO 2 FexOy + (3x-2y)CO2
2KMnO4 K2MnO4 + O2 + MnO2
2yAl + 3 FexOy 3xFe + yAl2O3
2xFe + yO2 2 FexOy
Na2O + H2O 2NaOH
-Phản ứng 4 và 5 là phản ứng hoá hợp
- Phản ứng 2 là phản ứng phân huỷ,4 pư hoá hợp
-phản ứng 1,2,3 và 4 là phản ứng oxi hoá khử
(Nếu thiếu ĐK t0 ở các phản ứng 1,2,3,4 thì chỉ cho ½ số điểm của phản ứng đó)
Câu 2:
Viết lại các công thức cho đúng và gọi tên các chất.
Fe(OH)3 : Sắt(III) hidroxit; Al2O3 : Nhôm oxit
KBr : Kalibromua; HNO3: Axit nitric
CaSO4: Canxi sunfat ; NaH2PO4: Natri đihidrophotphat
Ba3(PO4)2 : Bari photphat; Mg(HSO3)2: Magie hiđrosunfit
SiO2 : Silicđioxit NH4Cl : Amoniclorua.
Câu 3:
a. - Điều chế H2, O2 bằng cách điện phân nước
- 2H2O 2H2 + O2
- 3Fe + 2O2 Fe3O4
- Fe3O4 + 4H2 3 Fe + 4H2O.
b. - Trích các mẫu thử cho vào các ống nghiệm, đánh số thứ tự
- Cho nước vào các mẫu thử khuấy đều.
- Nhúng lần lượt giấy quỳ tím vào các ống nghiệm:
+ Mẫu chất rắn tan và quỳ tím không đổi màu là natriclorua NaCl.
+ Mẫu chất rắn tan và quỳ tím đổi thành màu xanh là natri oxit Na2O.
Na2O + H2O → 2 NaOH.
+ Mẫu chất rắn tan và quỳ tím đổi thành màu đỏ là điphotpho penta oxit
P2O5 + 3 H2O → 2H3PO4
+ Mẫu chất rắn tan một phần tạo dung dịch đục và quỳ tím đổi thành màu xanh là vôi sống CaO: CaO + H2O → Ca(OH)2
+ Mẫu chất rắn không tan và quỳ tím không đổi màu magie oxit MgO.
Câu 4
a). Gọi số hạt proton, electron và nơtron lần lượt là p, e, n
Theo đề ta có: p + e + n = 52 (1)
p + e = n + 16 (2)
---------------------------------------
Lấy (2) thế vào (1) :
Þ n + n + 16 = 52  2n + 16 = 52 Þ n = (52-16) :2 = 18
Từ (1) => p + e = 52 – 28 = 34
Mà số p = số e Þ 2p = 34 Þ p = e = 34 : 2 = 17
Vậy số hạt proton, electron và nơtron lần lượt là 17,17 và 18
b) X là nguyên tố Clo: Lớp1 có 2e
Lớp 2 có 8e
Lớp 3 có 7e
c) Nguyên tử khối của X là :
17 x 1,013 + 18 x 1,013 ≈ 35,5
d) Khối lượng tính bằng gam của 1 đvC là:
(1,9926 x 10-23) : 12 = 0,16605 x 10-23 (g)
Khối lượng tính bằng gam của nguyên tử X là :
0,16605 x 10-23 x 35,5 = 5,89 x 10-23 (g)
C©u 5 .
Ta có sơ đồ: A B + O2
n O2 = 1,68/ 22,4 = 0,075 (mol).; m O2 = 0,075 x 32 = 2,4 ( gam).
Theo định luật bảo toàn khối lượng ta có:
mA = mB + m oxi → mB = mA - moxi = 15,15 - 2,4 = 12,75(gam).
Trong B: mO = 12,75 x 37,65% = 4,8(gam)
mN = 12,75 x 16,47 % = 2,1( gam)
mK = 12,75 - ( 4,8 + 2,1) = 5,85 (gam).
→ nO = 4,8 / 16 = 0,3 (mol); nN = 2,1 / 14 = 0,15(mol); nK = 5,85 / 39 = 0,15 ( mol)
Gọi CTHH của B là KxNyOz
ta có x : y : z = nK : nN : nO = 0,15 : 0,15 : 0,3 = 1 : 1 : 2
chọn x = 1, y = 1, z = 2 → công thức đơn giản nhất là KNO2
Theo gt  CTHH của B là KNO2.
Trong A: theo định luật bảo toàn nguyên tố:
moxi =4,8 + 2,4 = 7,2 (gam); nO = 7,2/16 = 0,45 (mol); nN = 0,15(mol).; nK = 0,15 ( mol)
Gọi CTHH của A là KaNbOc
ta có a : b : c = 0,15 : 0,15 : 0,45 = 1 : 1 : 3 ; chọn a = 1, b = 1, c =3
theo gt  CTHH của A là KNO3.
C©u 6
Khối lượng CuSO4 trong 400 gam dung dịch CuSO4 10%: m= 400. =40 gam
Gọi x là khối lượng CuSO4.5H2O cần lấy Khối lượng dung dịch CuSO4 5% cần lấy là 400-x gam
Khối lượng CuSO4 trong CuSO4.5H2O là: m1= (g)
Khối lượng CuSO4 trong dung dịch CuSO4 5%:
m2 = (g)
Từ đó ta có m1 + m2 = m
+ = 40 x 33,9 gam.
mddCuSO45% = 400-33,9 = 366,1 gam.
C©u 7
nH2= = 0,2 mol ; nFe3O4= = 0,075 mol
PTPƯ: 4H2 + Fe3O4 3Fe + 4H2O (1)
Theo (1) và bài cho ta suy ra H2 phản ứng hết, Fe3O4 dư
nFe3O4pư = 0,25 nH2 = 0,05 mol
nFe3O4dư = 0,075-0,05 = 0,025 mol
= 0,75= nH2= 0,15 mol
nFe Chất rắn A gồm: Fe 0,15 mol và Fe3O4dư 0,025 mol
m= 0,15.56 + 0,025.232 = 14,2 gam
Cho chất rắn A tác dụng với dd HCl:
Fe + 2HCl FeCl2 + H2 (2)
Fe3O4 + 8HCl FeCl2 + 2 FeCl3 + 4H2O (3)
Theo(2) và (3) = nFe + n Fe3O4dư= 0,175 mol
Theo (3) nFeCl3 = 2 n Fe3O4dư = 0,05 mol
mmuối = mFeCl2 + nFeCl3
= 0,175.127+0,05.162,5=30,35 gam
Theo (2) và (3) nHCl= 2nFe + nFe3O4dư = 0,5 mol
V= = 0,5 lít = 500ml
C©u 8 :
Đặt x,y lần lượt là số mol H2 và CH4 trong X
x + y = = 0,5 mol (I)
d = 0,325 8,4x – 5,6y = 0 (II)
Từ (I)và(II) ta có x = 0,2 mol, y = 0,3 mol
Trong cùng ĐK nhiệt độ và áp suất thì %V=%n nên ta có:
%VH2 = .100%=40%; %VCH4 = 60%.
nO2 = =0,9 mol
Pư đốt cháy X: 2H2 + O2 2H2O (1)
CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O (2)
Từ (1)và(2) ta có nO2pư = 2nH2 + 2nCH4 = 0,7 mol
Hỗn hợp khí Y gồm: O2dư 0,9-0,7= 0,2 mol và CO2 0,3 mol (nCO2 = nCH4)
%VO2dư= 40%; %VCO2 = 60%
%m VO2dư= 32,65% ; %mCO2 = 67,35%.
 
H

hocgioi2013

ĐỀ 10​
TRƯỜNG THCS ……………………………………
Môn: HÓA HỌC LỚP : 8
Thời gian làm bài : 150 phút ( không kể thời gian phát đề )
Họ và tên :………………………………………​
Chữ ký giám thị:
Mã phách:​
Số báo danh:……………….
Lớp :………………..
Phòng thi:…………..​

Bài 1: (2,5 điểm) Viết các phương trình hóa học theo sơ đồ biến hóa sau ( ghi điều kiện phản ứng nếu có )
a. KClO3  O2  P2O5  H3PO4 b. CaCO3  CaO  Ca(OH)2

Bài 2: (3,5 điểm) Nung nóng để phân hủy hoàn toàn 632g Kali pemanganat KMnO4 .
a. Viết phương trình hóa học của phản ứng.
b. Tính khối lượng mangandioxit tạo thành sau phản ứng ?
c. Tính thể tích chất khí sinh ra sau phản ứng (ở đktc) ?
( O = 16 ; K = 39 ; Mn = 55 )

Bài 3: (4 điểm) Đốt 9,2g Na trong bình chứa 4480 ml Oxi ( điều kiện tiêu chuẩn). Hỏi sau phản ứng chất nào còn dư? Dư bao nhiêu gam ? ( O =16 ; Na = 23 )

Bài 4: (3 điểm) Trong hợp chất Oxi của lưu huỳnh có chứa 2 gam lưu huỳnh và 3 gam Oxi . Tìm công thức hóa học đơn giản nhất của hợp chất.

Bài 5: (2 điểm ) Em giải thích vì sao sau khi nung nóng một cục đá vôi thì khối lượng nhẹ đi,còn khi nung nóng một qua đồng thì khối lượng lại nặng thêm?

Bài 6: ( 1,5 điểm ) Đốt cháy hoàn toàn 120 gam than đá ( có lẫn tạp chất không cháy ). Sau phản ứng thu được 264 gam khí CO2 . Tính tỉ lệ phần trăm về khối lượng tạp chất có trong than đá ? ( C = 12 ; O = 16 )

Bài 7: ( 3 điểm ) Hòa tan hoàn toàn 16,25 gam kim loại M ( chưa rõ hóa trị) vào dung dịch oxit HCl.Khi phản ứng kết thúc thu được 5,6 lít H2 (đktc ).
a. Xác định kim loại M trong số các kim loại sau :
Na =23 ; Cu = 64 ; Zn = 65
b. Tính thể tích dung dịch HCl 0,2M cần dùng để hòa tan hết lượng kim loại này.

Bài 1 : (2,5 điểm)
a. 2KClO3 2KCl + 3O2 ↑ (0,5 đ)
5O2 + 4P →2P2O5 (0,5đ)
P2O5 + 3H2O → 2H3PO4 (0,5 đ)
b. CaCO3 → CaO + O2 ↑ (0,5đ)
CaO + H2O → Ca(OH)2 (0,5đ)
Bài 2: ( 3,5 điểm)
a.2KMnO4 →t° K2MnO4 + MnO2 + O2 ↑ (0,5 đ )
b. n (KMnO4) = m (KMnO4) : M (KMnO4) = 632: 158 = 4 (mol) (0,5 đ)
Theo PTHH : cứ 2 mol KMnO4 phân huỷ tạo 1 mol MnO2.Vậy 4 mol KMnO4 phân huỷ tạo x mol MnO2.
x = 4.1 : 2 = 2 (mol) (0,5 đ)
→ Khối lượng MnO2 tạo thành sau phản ứng là :
m (MnO2) = n (MnO2) . M (MnO2) = 2 . 87 = 174 (gam) (0,5 đ)
c. Theo PTHH cứ 2 mol KMnO4 phân huỷ tạo thành 1 mol O2.Vậy 4 mol KClO3 phân huỷ tạo thành y mol O2.
→ y = 4 . 1 : 2 = 2 (mol)
Ở đktc 1 mol chất khí có V =22,4 lít nên thể tích khí oxi thu được là:
4480 ml = 4,48 lít
Ở đktc,1 mol chất khí có thể tích bằng 22,4 (lít)
nNa = mNa : MNa = 9,2 : 23 = 0,4 (mol)
4Na + O2 → 2Na2O
4 mol 1 mol
Lập tỉ lệ : 0,4/4 < 0,2/1 sau phản ứng chất dư là oxi
Ta dựa vào Natri để tính.
Theo PTHH cứ 4 mol Na phản ứng với 1 mol O2 . Vậy 0,4 x mol Na với x mol O2
x = 0,4 . 1 : 4 = 0,1 (mol)
Số mol oxi còn dư là : 0,2 – 0,1 = 0,1 (mol)
Khối lượng oxi còn dư là : m(O2) = n(O2) . M(O2) = 0,1 . 32 = 3,2 (gam)
Bài 4: (3 điểm)
Hợp chất A có công thức hoá học dạng chung la SxOy , trong đó ( x,y là số nguyên dương) (0,5đ)
Khối lượng của hợp chất : mA = 2 + 3 = 5 (gam)
→ Thành phần phần trăm khối lượng các nguyên tố :
% S = (100.2 / 5).100% = 40%
% O = ( 3.100 / 5).100% = 60%
Ta có tỉ lệ : x / y = (40/32) : (60 / 16) = 1 /3
Chọn x = 1 và y = 3 thế vào công thức dạng chung,ta có công thức hoá học là SO3 (0,5đ)
Bài 5: ( 2 điểm)
Khi nung nóng đá vôi CaCO3 sẽ phân huỷ thành CaO và khí CO2 thoát ra ngoài nên làm cho khối lượng nhẹ đi .
CaCO3 → CaO + CO2
Còn khi nung nóng một que đồng thì khối lượng lại nặng thêm vì đồng hoá hợp với oxi tạo oxit đồng. (0,5 đ)
2Cu + O2 → 2CaO
Bài 6: (1,5 điểm)
C + O2 → CO2
12 gam → 44 gam
x gam → 264 gam
→ x = 264 . 12 : 44 = 72 (gam)
Khối lượng tạp chất có trong than đá là : mtc = mtđ - mc = 120 – 72 = 48 (gam) (0,25đ)
% tạp chất có trong than đá là : % tc = (48 . 100) / 120 . 100% = 40%
Câu 7: ( 3 điểm)
a) Gọi n là hoá trị của M ,ta có phương trình phản ứng là :
M + nHCl → MCln + n/2 H2 ↑
1 mol n/2 mol
x mol n.x / 2 mol
Ta có hệ phương trình : mx = 16,25 (1)
nx/2 = 5,6 / 22,4 = 0,25 (2)
Từ (2) ta suy ra: nx = 0,25 .2 = 0,5 (3)
Lấy (1)/ (3) ta có : mx / nx = 16,25/ 0,5  m/ n = 32,5 m =32,5 n
Hoá trị của kim loại có thể là I , II , III .Do đó ta xét bảng sau :
n 1 2 3
m 32,5 65 ( chọn) 97,5
Trong các kim loại trên ,thì Zn ứng với khối lượng mol là 65 ( phù hợp) (0,25đ)
b) Phương trình phản ứng : Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 ↑
nHCl = 2nZn = 2 . ( 16,25 / 65) = 0,5 (mol)
 VHCl = n / CM = 0,5 / 0,2 = 2,5 (lít)
 
M

my_nguyen070

Hoa



cái này là bổ sung thêm^^
Môn : Hoá học 9
Thời gian làm bài: 150 phút.
(Đề thi gồm 02 trang)

Câu I (3,75 điểm)
1/ sơ đồ biến hóa sau: X ( Y ( Z ( Y ( X. Biết rằng, X là đơn chất của phi kim T; Y, Z là hợp chất gồm hai nguyên tố, trong đó có chứa T. Dung dịch chất Y làm đỏ quỳ tím. Z là muối kali, trong đó kali chiếm 52,35% (về khối lượng) . Xác định công thức các chất X, Y, Z và viết phương trình hóa học biểu diễn các biến hóa trên
2/ 5 lọ bị mất nhãn, mỗi lọ đựng riêng rẽ một trong các dung dịch không màu sau: HCL, NAOH, BA(OH)2, Mgcl2 MgSO4 Nếu chỉ dùng thêm dung dịch phenolphtalein làm thuốc thử, hãy trình bày chi tiết cách phân biệt 5 lọ trên (không trình bày ở dạng bảng hoặc sơ đồ) và viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy
Câu 1:
Muối kali có công thức là:$K_aX$
Theo đề :
%K= $\frac{39a}{39a+X}$.100%
52,35=$\frac{39a}{39a+X}$.100%
X=35,5a
Ta có bản biện luận: a=1\RightarrowX=35,5 (Cl)
\RightarrowCT: KCl
Vậy:
X;Cl2. Y: HCl Z:KCl
$Cl_2+ H_2-----> 2HCl$
$HCl+ KOH----->KCl+ H_2O$
$KCl+ H_2SO_4------> KHSO_4+ HCl$
$4HCl+ MnO_2-------> MnCl_2+ Cl_2+ 2H_2$
Câu 2;
+Trích mẫu thử.
+Cho dung dịch phenolphalein vào các mẫu thử
+Nhận ra:NaOH ,Ba(OH))2làm dung dịch chuyển sang màu hồng(nhóm 1)
Lây dung dịch NaOH,Ba(OH)2 màu hồng vùa nhận cho vào các mấu thử thì
+Nhận raHCl ;làm mất màu hồng.
+Nhận ra $MgSO_4$, $MgCl_2$ tạo kết tủa.(nhóm 2)
$MgSO_4+2 NaOH------> Mg(OH)_2+ Na_2SO_4$
$MgSO_4+ Ba(OH)_2------> Mg(OH)_2+ BaSO_4$
$MgCl_2+2 NaOH------> Mg(OH)_2+2 NaCl$
$MgCl_2+ Ba(OH)_2-----> Mg(OH)_2+ BaCl_2$
Lọc kết tủa.cho HCl vào.
+Nhận ra$Ba(OH)_2$ ở nhóm 1 và$ MgSO_4$ ở nhóm 2 có kết tủa ko tan trong HCl.
+ Còn lại là $NaOH$ ở nhóm 1 và $MgCl_2$ ở nhóm 2 tan.
$Mg(OH)_2+2 HCl-------> MgCl_2+ H_2O$

 
M

my_nguyen070

Hoa

ĐỀ 7


Câu11:Hòa tan một lượng oxit kim loại hóa tri(II)vào một lượng dung dịch H2SO4 13,611% vừa đủ để tạo thành dung dịch muối sunphat 20%. Tìm công thức hóa học của kim loại trên
^^
Câu 1:
$MO+ H_2SO_4------> MSO_4+ H_2$
x................x..................x
Khối lượng $H_2SO_4$: 98x g
Khối lượng dung dịch $H_2SO_4$;720x g
Khối lượng MO: (M+ 16)x g
Khối lượng $MSO_4$: (M+ 96)x g
Khối lượng dung dịch sau pư:
(M+736)x g
Ta có:
20= $\frac{M+96}{M+ 736}$.100
M=64
Công thức :CuO
 
M

my_nguyen070

Hoa

ĐỀ 4
Môn: Hóa học lớp 8

Đề bài




Câu 3. Làm thế nào để tách riêng được muối ăn từ hỗn hợp muối ăn và đồng.

Câu 4. Nguyên tử của một nguyên tố có tổng số các loại hạt là 34, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10.
Xác định số p, số n, số e của nguyên tử nguyên tố đó.
Câu 5. Biết nguyên tử X nặng bằng 4 lần nguyên tử nitơ. Cho biết X là nguyên tử gì?

(Cho: Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; N =14)

——————————— Hết ———————————
Câu 3:
Cho hh trên vào nước
Ta thấy dc đồng ko tan.lọc tach dc đồng
còn dung dịch nc muối đem cô cạn thu dc muối ăn tinh khiết
Câu 4:
Ta có:
2p+n=34
2p- n=10
\Rightarrow4p=44\Rightarrowp=11 (Natri)
p=e=11
n=12
Câu 5:
Ta có:
X=4.14=56 (Fe)
 
P

phuong_july


Câu 4 (3đ) Nguyên tử X có tổng số hạt proton, nơtron và electron là 52.Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16.
a. Tính số hạt mỗi lại của nguyên tử X
b. Cho biết số electron tron mỗi lớp của nguyên tử X
c. Tìm nguyên tử khối của X, biết mp ≈ mn ≈1,013 đvC
d. Tính khối lượng bằng gam của X, biết khối lượng của 1 nguyên tử C là:
1,9926x 10-23 gam và C = 12 đvC

a. Theo đề bài ta có: $p+e+n=52$ (1)
$p+e=n+16$ (2)
Thay (2) vào (1) ta được:
$n+n+16=52$ \Rightarrow $2n+16=52$ \Rightarrow $n=18$.
Từ (1) \Rightarrow $p+e=34$
Mà$p=e$ \Rightarrow $p=e=17$
Vậy số hạt p, e, n lần lượt là: 17, 17 và 18.

b. $X$ là nguyên tố $Clo$:
- Lớp 1 có: $2e$.
- Lớp 2 có: $8e$
- Lớp 3 có: $7e$.

c. Nguyên tử khối của $X$ :
$17.1,013+18.1,013=35,5$.

d. Khối lượng tính bằng gam của nguyên tử $1đvC$:
$\frac{1,9925.10^-23}{12}=0,16605.10^-23(g)$.
Khối lượng tính bằng gam của nguyên tử $X$:
$0,16605.10^-23.35,5=5,89.10^-23(g)$.
 
M

my_nguyen070

hóa

Đốt cháy hoàn toàn 14, 8 g hh hai kim loại Cu,Fe cần 3,36 l khí oxi.Tính khối lượng chât rắn tạo thành theo hai cách.
Bài làm:
Cách 1:
nO2=0,15 mol
$2Cu+ O_2-------> 2CuO$
a..........0,5.a........................a
$3Fe+2 O_2-------> Fe_3O_4$
b.........2/3b..................1/3b
Ta có: 64a+56b=14,8
0,5a+2/3b=0,15
a=0,1
b=0,15
Khối lượng chât rắn sau pu
0,1 .80+0,05.232=19,6 g
Cách 2:
Khối lưọng của oxi là:4,8 g
Áp dụng DLBTKL ,ta có:
Khối lượng chất rắn sau pu; 4,8+14,8=19,6 g
 
H

hocgioi2013

Bài này khá hay mọi người thử giải đi nha
Trong một ng tử có tổng số hạt bằng 34. Xác định số p, n, e trong ng tử

p/s: giải bằng nhiều cách khác nhau nha
 
H

hocgioi2013

ĐỀ 6
Bài 1: Hoàn thành sơ đồ phản ứng hóa học sau:
untitl28.png

Cho biết mỗi phản ứng trên thuộc loại phản ứng hóa học nòa?

Bài 2: Hòa tan hoàn toàn 3.53 g hỗn hợp gồm 3 kim loại Fe, Al, Mg bằng dung dịch thì thu dc 2.352 l khí ở dktc. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu dc m (g) muối khan. Tìm m.
Bài 3: Dẫn hỗn hợp khí A gồm khí và có tỷ khối hơi so với khí H2 là 9.66 qua ống sứ chứa nung nóng. Sau khi phản ứng kết thúc thu dc 16.8 (g) Fe. Tính thể tích từng khí ở đktc trong hỗn hợp A.
Bài 4: a) Hỗn hợp A gồm và có tỷ khối hơi đối với không khí là 2. Tính % về thể tích và khối lượng mỗi khí trong hỗn hợp đó.
b) Trộn 11.2 g Fe với 5,6 g lưu huỳnh rồi đem nung nóng trong môi trường không khí có khí oxi. Khi phản ứng hoàn toàn người ta thu dc những chất nào? Tính khối lượng mỗi chất đó.
Bài 5: Đốt chày hoàn toàn 14,8 g hỗn hợp 2 kim loại Cu và Fe cần 3,36 l khí oxi ( đktc). Tính khối lượng chất rắn thu dc theo 2 cách.
Bài 6: Đốt cháy hoàn toàn 3g các bon trong bình kín chứa khí oxi. Xác định thể tích khí oxi trong bình ở đktc để sau phản ứng trong bình có:
a) một chất khí duy nhấtb) Hỗn hộp 2 chất khí có thể tích bằng nhau
b) hỗn hợp 2 chất khí có thể tích bằng nhau:p:p:p



Bài 2:nH2=0,105mol
nHCl=2nH2=0,21mol
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:
m = 3,53 + 0,21*36,5 - 0,105*2 = 10,985g

Bài 3: nFe=0,3mol=>nA=0,3∗1,5=0,45mol
a=nH2,b=nCO=>a+b=0,45
Lại có: 2a + 28b = 9,66*2*0,45 = 8,697
Giải hệ => a = 0,15; b = 0,3

Bài 4: a) a=nSO2,b=nCO2
Ta có: $\dfrac{64a+44b}{a+b}$=2∗29=58
→ a=$\dfrac{7b}{3}$



%VSO2=70

b) Viết PT, xác định chất dư, chất hết. Lưu ý là trong môi trường không khí có oxi.
 
H

hocgioi2013

Bài này khá hay mọi người thử giải đi nha
Trong một ng tử có tổng số hạt bằng 34. Xác định số p, n, e trong ng tử

p/s: giải bằng nhiều cách khác nhau nha


goi p=e cua X la Z , so n la N
2Z + N = 34 => N = 34-2Z
mat khac 1<= N/Z <= 1,5 <=> Z <= N <= 1,5Z
=> Z <= 34-2Z <= 1,5Z
giai he : Z <= 34-2Z va 34 - 2Z <= 1,5Z <=> Z<=11,3 va Z >= 9,7
Vi Z thuoc so nguyen duong => Z nhan 2 gia tri 10: 11
+ Voi Z = 10 => la nto Ne (loai Vi N = 34-2*10=14 => A = Z + N = 10 + 14 = 24 khac 20)
+ Voi Z = 11=> la nto Na => N = 34-2*11=12 => A = Z+N = 11+12 =23
Vay X la nto Na, so hieu ntu Z=11, so khoi A = 23

p/s: cách 1
 
Top Bottom