[VẬT LÝ 10]Tổng hợp lý 10

L

l94

Bài này dễ lắm nè:D
Một người m=60kg đứng trên 1 con thuyền dài 3m có M=120kg, đang đứng yên trên mặt nước yên lặng. Người đó bắt đầu đi đều từ mũi thuyền đến đuôi thuyền thì thấy thuyền chuyển động ngược lại. Giải thích tại sao? khi người đó tới chỗ lái thuyền thì thuyền đã đi đc 1 đoạn bao nhiêu?
 
H

htdhtxd

hiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii

Bài này dễ lắm nè:D
Một người m=60kg đứng trên 1 con thuyền dài 3m có M=120kg, đang đứng yên trên mặt nước yên lặng. Người đó bắt đầu đi đều từ mũi thuyền đến đuôi thuyền thì thấy thuyền chuyển động ngược lại. Giải thích tại sao? khi người đó tới chỗ lái thuyền thì thuyền đã đi đc 1 đoạn bao nhiêu?

vì khi đi thì chân người tác dụng 1 lực ma sát vào thuyền và làm thuyền chuyển động ngược lại
thuyền đi đc 1 đoạn là 1m
:D:D
 
L

l94

Kết quả thì đúng rồi, nhưng bạn chú ý phải trình bày rõ ràng ra chứ=.=
Ban đầu động lượng của hệ thuyền và người =0.
Khi người đi từ mũi đến lái thì động lượng của người bằng [tex]\vec{p_1}=m\vec{v_1}[/tex], với [tex]\vec{v_1}[/tex] là vận tốc của người đối với bờ sông, còn thuyề sẽ có động lượng [tex]\vec{p_2}=M\vec{v_2}[/tex], với [tex]\vec{v_2}[/tex] là vận tốc của thuyền đối với bờ.
áp dụng định luật bảo toàn động lượng ta suy ra: [tex]\vec{v_2}=\frac{m}{M}\vec{v_1}[/tex]
dấu trừ cho thấy thuyền chuyển động ngược chiều với người.
chọn chiều dương là chiều chuyển động của người và kí hiệu [tex]vec{v_0}[/tex] là vậnt ốc người so với thuyền.
Áp dụng công thức cộng vận tốc và chiếu ta được:[tex]v_1=v_0-v_2[/tex]
ta có [tex]v_0=\frac{l}{t}[/tex],[tex]v_2=\frac{s}{t}[/tex], s là đoạn đường thuyền dịch chuyển trong thời gian t.
từ đó:[tex]v_1=\frac{l-s}{t}[/tex].mà [tex]mv_1=Mv_2[/tex].từ đó ta được [tex]S=\frac{ml}{M+m}=1m[/tex]
 
Last edited by a moderator:
L

l94

Người ta muốn treo thẳng đứng một chiếc bảng hình chữ nhật ABCD (AB=1,8m), khối lượng m=20kg, bằng 2 sợi dây song song chịu được lực căng lớn nhất là 110N, và cạnh AB nằm ngang.Đầu của sợi dây buộc vào móc ở A, còn đầu của sợi dây kia buộc vào móc gắn vào điểm M trên AB, cách B 1 khoảng OB =30cm.Hỏi dây treo bảng có bị đứt không? Muốn dây treo không bị đứt thì M phải ở vị trí nào trên AB.lấy g=10
 
Last edited by a moderator:
H

htdhtxd

hiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii

Người ta muốn treo thẳng đứng một chiếc bảng hình chữ nhật ABCD (AB=1,8m), khối lượng m=20kg, bằng 2 sợi dây song song chịu được lực căng lớn nhất là 110N, và cạnh AB nằm ngang.Đầu của sợi dây buộc vào móc ở A, còn đầu của sợi dây kia buộc vào móc gắn vào điểm M trên AB, cách B 1 khoảng OB =30cm.Hỏi dây treo bảng có bị đứt không? Muốn dây treo không bị đứt thì M phải ở vị trí nào trên AB.lấy g=10

P bảng = 200N
vì momem của lực lúc này ko cân bằng nên 2 dây sẽ lần lượt bị đứt
để dây ko bị đứt thì momem của hệ lúc này phải đc cân bằng
ta có
chọn trục quay là tại dây vị trí A
ta có
F*x \geq P*0,9
=> 110*x \geq 200*0,9
=> x\geq18/11 m
vậy để dây ko bị đứt thì dây thứ 2 phải đc mắc cách A \geq18/11m
ui
ko biết đúng ko nhỉ:D:D:-SS:-SS:-SS:-SS:-SS:-SS:-SS:-SS:-SS:-SS
 
U

undomistake

I94 xem giùm mình bài này với:
Một bình hình trụ thành thẳng đứng quay xung quanh trục của nó(trục z) với vận tốc góc [TEX]\omega[/TEX]. Bình chứa đầy chất lỏng.
a/ Xác định dạng của mặt chất lỏng trong bình.
b/Giả sử áp suất tại tâm đáy bình bằng [TEX]p_o[/TEX], tìm áp suất chất lỏng lên các điểm khác của đáy bình. Khối lượng riêng của chất lỏng là [TEX]D_o[/TEX]
c/Giả sử chất lỏng trong bình là nước. Tìm hiệu áp suất[TEX]\delta.p[/TEX]của nước lên mặt bên của bình tại điểm sát đáy bình khi bình quay với vận tốc góc [TEX]\omega=12,6 \frac{rad}{s}[/TEX] và khi bình đứng yên. Bán kính của bình là [TEX]R=0,5 m[/TEX]
:(
Kết quả:
a/dạng parabolic
b/[TEX]p=p_o+\frac{D_o.\omega^2.r^2}{2}[/TEX]
c/[TEX]\delta.p=\frac{D_o.\omega^2.R^2}{4}=10^4\frac{N}{m^2}[/TEX]
sorry, quên đưa đáp án
 
Last edited by a moderator:
L

l94

Bài giải của bạn htdhtxd đúng rồi.
Còn bài của bạn undo bạn có kết quả cuối cùng thì post lên để giải cho tiện nha!
 
A

anhtrangcotich

Lâu rồi không onl, nhớ bác L94 thế ;;)

Bạn Udomistake.

Muốn người khác giải cho cũng không sao, nhưng đây không phải là lí 10. Nếu bạn biết phương trình của mặt parabol trong không gian và hiểu được vi phân, tích phân, đạo hàm thì tớ sẽ giải cho bạn. /:)
 
Last edited by a moderator:
L

l94

Lâu lâu không bàn luận với bác anhtrang cũng bùn thiệt.câu b theo ý mình là như thế này:
áp suất khi quay tác dụng lên đáy(trừ tâm) bằng tổng áp suất thủy tĩnh tác dụng lên đáy và áp suất động:
[tex]p=p_0+\frac{1}{2}D_0v^2[/tex].trong cd tròn đều.[tex]v=\omega.r[/tex]
[tex]p=p_0+\frac{1}{2}D_0.\omega^2r^2[/tex]
còn câu c thì theo mình như thế này:
khi chưa quay áp suất td lên nó là áp suất thuỷ tĩnh , khi quay thì có thêm áp suất động nữa nên [tex]\delta_p[/tex] của nó chính bằng áp suất động:[tex]\delta_p=\frac{D_0\omega^2.R^2}{2}[/tex].Nhưng đáp án này lại khác đáp án của bạn số 2 và số 4 dưới mẫu:p.Để mình xem lại.
 
L

l94

Giải thêm bài này nè, đơn giản thôi ;)
Tại 1 điểm O trên mặt đất có 1 quả cầu nhỏ khối lượng M bị nổ tung thành các mảnh vụn bay theo mọi hướng với cùng vận tốc ban đầu v. Coi là chúng được phân bố đều theo mọi hướng đi từ O bên trên mặt đất.
Tìm tổng khối lượng các mảnh rơi trên mặt đất ở ngoài vòng tròn tâm O bán kính R.
 
A

anhtrangcotich

Dám kêu ta bằng bác :-L giận cá mà không có cá thì chém bài tập vậy :|

Khi quả cầu nổ tung thành N mảnh, mỗi mảnh có khối lượng [TEX]m = \frac{M}{N}[/TEX]. Các mảnh này bay cùng phương với vecto pháp tuyến.


Bảo toàn động lượng, ta có:

[TEX]m_1\vec{v}_1 + m_2\vec{v}_2 +m_3\vec{v}_3..... = \vec{0} [/TEX]

Bài này không cho bán kính quả cầu chứng tỏ xem nó là chất điểm. Dễ dàng nhận thấy nửa dưới của quả cầu sẽ cắm xuống đất, nửa trên sẽ bay với các góc khác nhau.
Ta cần tìm góc bay để các mảnh có thể thoát ra khỏi vòng tròn bán kính R.
Xét một mảnh với góc bay hợp với phương ngang là [TEX]a[/TEX]
Thời gian nó chạm đất là:
[TEX]t = 2\frac{vcosa}{g}[/TEX]
Trong thời gian đó nó có độ dời theo phương ngang:
[TEX]x = vsina.t = \frac{v^2sin2a}{g}[/TEX]
Ta có [TEX]x \geq R \Leftrightarrow\frac{v^2sin2a}{g} \geq R [/TEX]

[TEX]a \geq arcsin \frac{Rg}{v^2}[/TEX]
[TEX]a \leq \pi - arcsin \frac{Rg}{v^2} [/TEX]

Phần khối lượng bị văng ra khỏi vòng tròn là:

[TEX]m_0 = M\frac{2\Delta a}{2\pi} = M\frac{\pi - 2arsin\frac{Rg}{v^2}}{\pi}[/TEX]

Phần còn lại chính là phần còn lại.
 
L

l94

Bác này chém ghê đấy nhỉ:))
Một người đứng ở đầu mũi 1 thuyền đang đứng yên trên mặt nước. Người ấy muốn nhảy đến cuối thuyền.Hỏi người ấy phải nhảy theo hướng nào để vận tốc nhảy là nhỏ nhất? tính vậnt ốc đó, biết thuyền dài l=3,8m.Khối lượng thuyền M=100kg, người m=50kg.Bỏ qua ma sát giữa thuyền và nước. lấy g=10
 
A

anhtrangcotich

Một người đứng ở đầu mũi 1 thuyền đang đứng yên trên mặt nước. Người ấy muốn nhảy đến cuối thuyền.Hỏi người ấy phải nhảy theo hướng nào để vận tốc nhảy là nhỏ nhất? tính vậnt ốc đó, biết thuyền dài l=3,8m.Khối lượng thuyền M=100kg, người m=50kg.Bỏ qua ma sát giữa thuyền và nước. lấy g=10
Gọi vận tốc v của người hợp với phương ngang một góc a.
Theo phương thẳng đứng.
[TEX]v_y = vsina[/TEX]
Thời gian chuyển động:
[TEX]t = \frac{2vsina}{g}[/TEX]
Theo phương ngang.
Vận tốc của người so với đất:
[TEX]v_{1x} = vcosa[/TEX]
Áp dụng bảo toàn động lượng.
Gọi [TEX]v_t[/TEX] là vận tốc thuyền.
[TEX]vcosa.m = v_t.M \Rightarrow v_t = \frac{m}{M}vcosa[/TEX]
Vận tốc của người so với thuyền:
[TEX]v_x = v_{1x} + v_t = \frac{3vcosa}{2}[/TEX]

Ta phải có:
[TEX]v_x.t = L \Leftrightarrow \frac{3v^2sinacosa}{g} = L[/TEX]

Hay [TEX]\frac{3v^2sin2a}{2} = L[/TEX]
[TEX]v^2[/TEX] bé nhất khi [TEX]sin2a[/TEX] lớn nhất. Tức [TEX]sin2a = 1[/TEX]
Khi đó [TEX]v = \sqrt[]{ \frac{2L}{3}}[/TEX] và [TEX]a = 45^0[/TEX]
 
L

l94

Một quả bóng khối lượng 200g có thể tích 8l được bơm k khí đến áp suất 1,2atm. Quả bóng đưọc ném lên cao 20m rồi rơi xuống đất rắn rồi lại nẩy lên gần như tới vị trí cũ.Tính nhiệt độ cực đại của không khí quả bóng lúc va chạm vào chất rắn.Nhiệt độ ngoài 300K, nhiệt dung riêng của không khí ở thể tích không đổi [tex]C_v=0,16Cal/g.K[/tex]
 
A

anhtrangcotich

Có thể tóm tắt quá trình này như sau:
Ban đầu bóng có nhiệt độ T. Sau khi được ném lên, rơi xuống chạm vào đất cứng làm nó biến dạng. Như ta đã biết, cùng một diện tích bề mặt thì hình cầu là hình có thể tích lớn nhất. Khi quả bóng biến dạng, diện tích bề mặt không đổi, mà nó bị biến thành hình khác, tức là thể tích đã giảm. Thể tích giảm thì nhiệt độ tăng.
Như vậy, đã có sự chuyển hóa công thành nội năng của khí.
Sau khi biến dạng trong khoảng thời gian ngắn, quả bóng lại trở về hình dạng ban đầu. Lúc này nhiệt đã chuyển lại thành công.

Quả bóng nảy lên tới gần vị trí ban đầu tức là ta xem hiệu suất gần 100%.

Xét giai đoạn công ---> nhiệt.
Năng lượng mà quả bóng nhận được là:
[TEX]A= mgh [/TEX]
Sau va chạm, công này chuyển thành nội năng.
[TEX]A = Q = mc_v\Delta T[/TEX]
Hay [TEX]c_v\Delta T = gh[/TEX]
Từ đó tính được [TEX]\Delta T[/TEX]

Bài này cho đơn vị thế thì thật là làm khó người lười chia rồi =.=

Nếu tớ đoán không nhầm, thì dựa vào phương trình trạng thái sẽ tính được nhiệt độ ban đầu của khí trong quả bóng là 300 K (không tính được vì lười đổi đơn vị).

Nhiệt độ cực đại là [TEX]300 + \Delta T[/TEX]
 
L

l94

Khi chạm vào đất, động năng K của bóng biến thành độ tăng nội năng. Thời gian va chạm ngắn nên không có trao đổi nhiệt.
[tex]Q=0[/tex]
[tex]delta_U=mC_v\delta_t=mC_v(T_{max}-T)[/tex]
thế năng ban đầu :[tex]E=Mgh[/tex](M là khối lượng bóng)
vậy [tex]mC_v(T_{max}-T)=Mgh[/tex].từ đó rút ra [tex]T_{max}=T+\frac{Mgh}{mC_v}[/tex]
xác định m từ phương trình trạng thái:[tex]==\frac{pV.M_k}{RT}[/tex]
thay vào ta được kết quả cuối cùng [tex]T_{max}[/tex]=360K.
Bác trăng quên khối lượng của bóng :D
 
Last edited by a moderator:
L

l94

Bơm pittong ở mỗi lần bơm chiếm 1 thể tích khí xác định. Khi hút khí ra khỏi bình nó thực hiện 4 lần bơm. Áp suất ban đầu trong bình bằng áp suất khí quyển [tex]p_0[/tex]. Sau đó, cũng bơm này bắt đầu bơm khí từ khí quyển vào bình và cũng thực hiện 4 lần bơm. Khi đó, áp suất trong bình lớn gấp đôi áp suất khí quyển. Tìm hệ thức giữa thể tích làm việc của bơm và thể tích bình.
 
A

anhtrangcotich

@@! Đề thật rối loạn quá đi!
Gọi V là thể tích bình. v là thể tích ống bơm. m là khối lượng không khí ứng với 1 đơn vị áp suất khí ở thể tích V (vì khối lượng tỉ lệ thuận vơí áp suất).
Ban đầu, khối lượng khí trong bình là: [TEX]M = mP_0[/TEX]
Sau lần bơm thứ nhất, khối lượng còn lại:
[TEX]M_1 = mP'[/TEX]
Trong đó [TEX]P' = P_0\frac{V}{V+v}[/TEX]
Vậy [TEX]M_1 = \frac{mV}{V+v}[/TEX]
Lần 2, ta lại có:
[TEX]P'' = P'.\frac{V}{V+v} = P_0(\frac{V}{V+v})^2[/TEX]
........
Đến lần thứ 4 thì áp suất còn lại:
[TEX]P^{4} = P_0(\frac{V}{V+v})^4[/TEX]
Khối lượng khí còn lại:
[TEX]M_4 = mP_0(\frac{V}{V+v})^4[/TEX]
Bơm không khí có áp suất [TEX]P_0[/TEX] vào, mỗi lần bơm sẽ cung cấp cho bình một lượng khí có khối lượng là:
[TEX]\Delta m = \frac{M}{V}v[/TEX]
Bơm 4 lần sẽ cung cấp lượng khí có khối lượng:
[TEX]4\Delta m = 4\frac{v}{V}[/TEX]

Ta có [TEX]M_4 + 4\Delta m = 2M[/TEX]

[TEX]\Leftrightarrow mP_0(\frac{V}{V+v})^4 +4mP_0\frac{v}{V} = 2.mP_0[/TEX]

[TEX](\frac{V}{V+v})^4+\frac{4v}{V} = 2[/TEX]


Mệt quá! :| Lại toán.
 
Last edited by a moderator:
L

l94

haiz..Đúng là tội nghiệp bác trăng nhà ta:)).
Một câu không cần tính toán phức tạp nè:D
Bằng các dụng cụ đơn giản, hãy trình bày 1 phương án có khả năng thực hiện, để xác định khốic lượng của vật A bằng cách cho vật A va chạm với vật B có khối lượng m biết trước.:|
 
Top Bottom