[VẬT LÝ 10]Tổng hợp lý 10

L

l94

em có bài này
dây đồng chất chiều dài l=1,6m có trọng lượng, vắt qua một ròng rọc nhỏ không ma sát và nằm yên. Sau đó dây bắt đầu trượt khỏi ròng rọc với vận tốc đầu Vo=1m/s. tính vận tốc dây khi vừa rời khỏi ròng rọc. biết rằng ban đầu 2 phần sợi dây có độ dài bằng nhau =0,8m
:):):):):):):)
giải theo 2 cách nha
1) bảo toàn có năng
1) chuyển động biến đổi đều
:-SS:-SS:-SS:-SS:-SS:-SS:-SS:-SS:-SS
1/Xét chuyển động của trung điểm dây và chọn gốc thế năng tại điểm có độ cao thấp hơn ròng rọc 0,8 m.
cơ năng ban đầu [tex]W_1=mg.0,8+0,5mv_0^2[/tex]
cơ năng lúc sau khi đã rời khỏi ròng rọc [tex]W_2=0,5.m.V^2[/tex]
theo định luật bảo toàn cơ năng: [tex]W_1=W_2 \Leftrightarrow0,8g+0,5v_0^2=0,5V^2[/tex].Từ đó ta tìm được [tex]V=\sqrt{17}[/tex]
2/cũng xét chuyển động của trung điểm dây.Khi trượt khỏi ròng rọc thì nó đi được quãng đường 0,8m và chuyển động theo gia tốc trọng trường g.
[tex]V^2=2gS+v_o^2 \Rightarrow V=\sqrt{17}[/tex]
 
L

l94

các em tích cực giải đề nha:
Một tàu ngầm đang xuống sâu theo phương thẳng đứng.Máy thủy âm định vị trên tàu phát tín hiệu âm kéo dài trong thời gian [tex]t_0[/tex] theo phương thẳng đứng xuống đáy biển.Tín hiệu âm phản hồi mà tàu nhận được kéo dài trong thời gian t. Hỏi tàu đang xuống sâu với vận tốc v bằng bao nhiêu? biết vận tốc của âm trong nước là u và đáy biển nằm ngang.
 
U

undomistake

thấy topic vắng quá anh ơi :(, chỉ có vài người hoạt động à:

gọi vị trí tàu ban đầu là A, vị trí tàu nhận sóng âm là B, đáy biển là C:
[TEX]s_{AC}=u.t_o[/TEX]
[TEX]s_{BC}=u.t[/TEX]
=>[TEX]s_{AB}=u(t_o-t)[/TEX]
khoảng thời gian tàu đi hết đoạn AB bằng với thời gian sóng đi từ tàu chạm mặt biển và trở lên vị trí B, tức bằng:
[TEX]t_t=t_o+t[/TEX]
vậy vận tốc của tàu:
[TEX]v=\frac{u(t_o-t)}{t_o+t}[/TEX]
Em đang tìm xem sai chỗ nào, chẳng lẽ bài chỉ đơn giản vậy sao? Chắc có mẹo mọc gì ở đây.

Tặng mọi người 1 bài nho nhỏ:
Người ta rót nước vào 1 bình với lưu lương Q. Ở đấy bình có 1 lỗ tròn nhỏ. Đường kính của lỗ tròn này phải bằng bao nhiêu để mực nước trong bình không đổi ở độ cao h.

Yêu cầu anh I94 bình tĩnh để các bạn giải :|, anh giải cái èo mất cái hay của topic
 
Last edited by a moderator:
H

htdhtxd

hiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii

anh ơi
cái bài của em í ạ
đáp số là 3m/s ạ
nhưng em ko biết cách làm ạ
ạnh giúp em đc ko ạ
:-SS:-SS:-SS:-SS:-SS:-SS:-SS:-SS:-SS
 
L

l94

1/Bài của bạn undomistake giải kết quả đúng rồi nhưng bạn gõ nhầm ở 2 dòng đầu là [tex]S_{AC}[/tex] và [tex]S_{BC}[/tex] chứ không phải vận tốc.
Mình có cách kháC:
Tín hiệu phát có khoảng cách từ sóng âm đầu đến sóng âm cuối cùng là [tex]l_0[/tex].Vận tốc của sóng âm đối với tàu ngầm là [tex]v_0=u-v[/tex]
vậy [tex]l_o=(u-v).t_o[/tex]
Vận tốc của sóng âm phản hồi đối với tàu:[tex]v_o'=u+v[/tex].Vậy [tex]l_o=(u+v)t[/tex]
vì u không đổi nên độ dài sóng âm cũng không đổi:[tex]l=l_o \Leftrightarrow v=\frac{u(t_o-t)}{t_o+t}[/tex].
2/Còn bài chất lỏng của bạn mình nghĩ cần phải có thêm dữ kiện là tiết diện của bình thì mới có thể ra đáp án. Ban coi thử lại xem nào:S.
3/Bài của bạn htdhtxd thì mình đã giải ở trên rồi, kết quả 2 cách đều giống nhau nhưng không ra kết quả là 3 như bạn. Bạn xem lại chưa đúng chỗ nào thì cứ hỏi.
 
L

l94

Bài của bạn undomistake ý mình là giải như thế này:
Áp suất tại mặt thoáng: [tex]p_1=0,5.D.v_1^2[/tex]
Áp suất tại lỗ: [tex]p_2=D.h+0,5.D.v_2^2[/tex]
áp dụng định luật bec nu li: [tex]0,5D.v_1^2=10D.h+0,5D.v_2^2[/tex](1)
ta có: [tex]v_1=\frac{Q}{S_1}[/tex](2)
[tex]v_2=\frac{Q}{S_2}[/tex](3)
Thay 3 và 2 vào 1 ta rút ra được [tex]S_2[/tex] rút gọn D 2 vế, còn thiếu [tex]S_1[/tex].
giải tiếp ta được [tex]\frac{Q^2}{2S_1^2}=10h+\frac{Q^2}{2S_2^2}[/tex]
[tex]=>\frac{Q^2-20hS_1^2}{S_1^2}=\frac{Q^2}{S_2^2}[/tex]
[tex]=>S_2=\frac{S_1.Q}{\sqrt{Q^2-20hS_1^2}}[/tex]
[tex]=>\frac{pi.d^2}{4}=\frac{S_1.Q}{\sqrt{Q^2-20hS_1^2}}[/tex]
hay [tex] d=\frac{2sqrt{QS_1}}{\sqrt{pi\sqrt{Q^2-20hS_1}}}[/tex]
 
Last edited by a moderator:
L

l94

Một xi lanh nằm ngang dài [tex]2l[/tex] 2 đầu kín, không khsi trong xilanh được chia làm 2 phần bằng nhau bởi 1 pittong mỏng khối lượng m. Mỗi phần có thể tích [tex]V_o[/tex], áp suất [tex]p_o[/tex].Cho xilanh quay quanh trục thẳng đứng ở giữa xi lanh với vận tốc góc là ώ. Tìm ώ nếu pittong cách trục quay 1 đoạn r khi nó cân bằng tương đối. Xem nhiệt độ khí trong xilanh không đổi.
 
L

l94

Đáp án cuối cùng nè:D
[tex] d=\frac{2sqrt{QS_1}}{\sqrt{pi\sqrt{Q^2-20hS_1}}}[/tex]
Bạn xem thử đúng k?
 
U

undomistake

ờ thì, nói thật bài này mình không rõ nữa :)), tại Sách nó ghi đáp số là [TEX]d=2\sqrt{\frac{Q}{\pi\sqrt{2gh}}}[/TEX]
Đáp án hơi khác phần mẫu 1 chút :D, để mình tìm xem sách nó có ghi sai hay không
 
A

anhtrangcotich

Cho xilanh quay quanh trục thẳng đứng ở giữa xi lanh với vận tốc góc là ώ. Tìm ώ nếu pittong cách trục quay 1 đoạn r khi nó cân bằng tương đối. Xem nhiệt độ khí trong xilanh không đổi.

Trục thẳng đứng mà ở giữa xi lanh thì còn lâu pitong mới dịch chuyển :|
 
A

anhtrangcotich

Tặng mọi người 1 bài nho nhỏ:
Người ta rót nước vào 1 bình với lưu lương Q. Ở đấy bình có 1 lỗ tròn nhỏ. Đường kính của lỗ tròn này phải bằng bao nhiêu để mực nước trong bình không đổi ở độ cao h.
Để mực nước trong bình ổn định ở độ cao h thì tại độ cao h, lượng nước chảy ra khỏi bình phải có lưu lượng Q.

Ta có: [TEX]Q = vs = v\frac{d^2}{4}\pi[/TEX]
Vận tốc nước tại lỗ là [TEX]v = \sqrt[]{2gh}[/TEX]
Thay v vào là ra thôi.
 
L

l94

trời, sao bài này đơn giản thế=.=. vậy là mình cứ quan trọng hóa vấn đề@@
xi lanh nằm ngang mà bạn ơi:)).
trục thẳng đứng nằm tại trung điểm của xilanh lấy làm tâm để xilanh quay quanh nó(trục vuông góc với xilanh) và trục không xuyên qua xilanh nên pittong có thể dịch chuyển dễ dàng trong xilanh.
Các bạn cứ tích cực giải bài đi nha. Nếu sau 3 ngày k có đáp án thì mình sẽ giải
 
Last edited by a moderator:
A

anhtrangcotich

trời, sao bài này đơn giản thế=.=. vậy là mình cứ quan trọng hóa vấn đề@@
xi lanh nằm ngang mà bạn ơi:)).
trục thẳng đứng nằm tại trung điểm của xilanh lấy làm tâm để xilanh quay quanh nó(trục vuông góc với xilanh) và trục không xuyên qua xilanh nên pittong có thể dịch chuyển dễ dàng trong xilanh.
Biết là thế, nhưng pitong không thể dịch chuyển được mà.
Nếu trục quay đặt lệch tâm xilanh thì nó mới dịch chuyển.
 
L

l94

Nói thế nào cho bạn hiểu nhỉ?thôi mình giải luôn.Bài này có liên quan đến chuyển động tròn đều.Khi nó quay thì áp suất 2 bên pittong thay đổi nên nó có thể dịch chuyển sang vị trí khác cho đến khi 2 bên cân bằng.
Xilanh đặt nằm ngang vuông góc với trục.lưc td lên pittong theo phương ngang [tex]F_2=p_2.S[/tex] ,[tex]F_1=p_1.S[/tex].ta có: [tex]F_1-F_2=ma_{ht}=m.omega^2.r[/tex](*)
Khi xilanh đứng yên, khí trong l=mỗi phần có áp suất [tex]p_o[/tex] và thể tích [tex]V_0=lS[/tex]
theo boilo:[tex]p_1V_1=p_oV_o=>p_1=\frac{p_ol}{l-r}[/tex]
tương tự [tex]p_2=\frac{p_0l}{l+r}[/tex]
thay tất cả vào (*) và rút gọn ta được [tex]omega=\sqrt{\frac{2p_oV_o}{m(l^2-r^2)}}[/tex]
 
Last edited by a moderator:
L

l94

Một sợi dây chuyền mảnh mềm, dài l, khối lượng m, không đàn hồi được giữ đầu trên sao cho đầu dưới vừa chạm đất. Buông tay, dây bắt đầu rơi không vận tốc đầu. Tìm áp lực của dây nén lên sàn sau thời gian t khi đầu trên còn chuyển động và giá trị cực đại của áp lực trong quá trình dây rơi. Bỏ qua sức cản k khí.
 
H

htdhtxd

hiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii

Một sợi dây chuyền mảnh mềm, dài l, khối lượng m, không đàn hồi được giữ đầu trên sao cho đầu dưới vừa chạm đất. Buông tay, dây bắt đầu rơi không vận tốc đầu. Tìm áp lực của dây nén lên sàn sau thời gian t khi đầu trên còn chuyển động và giá trị cực đại của áp lực trong quá trình dây rơi. Bỏ qua sức cản k khí.

ta có
vì dây mảnh nên d=m*g/l ( d là trọng lượng riêng)
xét vị trí đc giữ bởi tay thì điểm này cách mặt đất 1 khoảng là l
=> sau thời gian t thì diểm này di chuyển được 1/2gt^2
=> sau thời gian t thì chiều dài dây ở dưới đất là 1/2gt^2
=> áp lực của dây lên mặt đất là 1/2g*t^2 * m*g/l
= m*g^2*t^2 / 2l
áp lực cựa đại là P=m*g
anh ơi
cái ảnh hưởng của vận tốc em ko biết tính thế nào nên em bỏ qua đc ko ạ
hihi
tại em chưa học cái này
ui ko biết có sai ko nhỉ
:D:D
:-SS:-SS:-SS:-SS:-SS:-SS:-SS:-SS:-SS
 
Last edited by a moderator:
L

l94

Bài này cũng tương đối khó.Em đọc kĩ bài giải nha:).
Do không đàn hồi nên phần trên của sợi dây rơi tự do với gia tốc g.
-Ở thời điểm t:
+Đoạn đã rơi nằm trên mặt đất dài [tex]l_1=\frac{gt^2}{2}[/tex], có khối lượng [tex]m_1=\frac{mgt^2}{2l}[/tex](chỗ này vì dây chuyền đồng chất nên e lập tỉ số là ra thôi:))
+Đoạn đang rơi có vận tốc v=gt.
Áp lực nén lên sàn gồm 2 thành phần(mấu chốt bài toán là ở đây):
+[tex]N_1=m_1g=\frac{mg^2t^2}{2l}[/tex] của đoạn nằm trên sàn.
+[tex]N_2[/tex] do biến thiên xung lượng của phần tử chạm sàn dài [tex]l_o=v_ot[/tex], khối lượng:
[tex]delta_m=\frac{mvdelta_t}{l}[/tex](cái này cũng tương tự như trên)
+[tex]N_2delta_1=delta_mv=>N_2=\frac{mv^2}{l}=\frac{mg^2t^2}{l}[/tex]
+Áp lực tổng cộng [tex]N=N_1+N_2=\frac{3mg^2t^2}{2l}[/tex]
nhận xét:
+Khi đang rơi [tex]N_2=2N_1=>N=3N_1[/tex]
+[tex]N_{max}[/tex] thì [tex]N_{1max}[/tex], tức là dây vừa rơi hết.
[tex]N_{max}=3mg[/tex]
 
Last edited by a moderator:
L

l94

Hai quả cầu khối lượng M,m treo cạnh nhau bằng 2 dây không dãn và bằng nhau, song song với nhau.Kéo M để dây treo lệch 1 góc A rồi thả ra, sau va chạm,M dừng lại còn m đi lên dây treo nó lệch 1 góc cực đại B.Hỏi sau khi va chạm lần thứ 2, dây treo M lệch 1 góc cực đại bằng bao nhiêu, biết rằng trong mỗi lần va chạm có cùng 1 tỉ lệ thế năng biến dạng cực đại của quả cầu khi chuyển thành nhiệt.
bài này khá phức tạp và khó.Cố gắng giải nha!
 
Last edited by a moderator:
U

undomistake

Có bài này hay đây, hy vọng mọi người giúp đỡ:
Trên 1 mặt phẳng nằm ngang nhẵn có 1 chất điểm khối lượng m chuyển động buộc vào 1 sợi dây không co giãn, đầu kia của dây được kéo qua 1 lỗ nhỏ O với vận tốc không đổi. Tính sức căng của dâ theo khoảng cách r giữa chất điểm và O biết rằng khi [TEX]r=r_o[/TEX] vận tốc của chất điểm là [TEX]\omega_o[/TEX]

Hình:
untitled-11.jpg


Đề khó hiểu :|
 
Top Bottom