[VẬT LÝ 10]Tổng hợp lý 10

L

l94

Bạn giải đúng rồi. Thêm bài nữa nè:
Đạn bay với vận tốc [tex]v_0[/tex] xuyên qua những tấm ván giống nhau xếp cạnh nhau. Nếu chỉ có một tấm thì đạn xuyên qua có [tex]v_1=0,83v_0[/tex].Hỏi khi có nhiều tấm thì đạn cắm vào tấm thứ mấy? Cho rằng lực cản của gỗ k phụ thuộc vào vận tốc của đạn.
 
A

anhtrangcotich

Gọi d là chiều dày của một tấm gỗ.
F là lực cản.

Ta có:
[TEX]Fd = \Delta W = m\frac{v_0^2 - v_1^2}{2} = m\frac{0,31v_0^2}{2}[/TEX]

Khi xếp chồng nhiều tấm. Giả sử n là số tấm tối đa đạn có thể xuyên qua. Khi đó:

[TEX]F.n.d \leq m\frac{v_0^2}{2}\Leftrightarrow n.m\frac{0,31v_0^2}{2} \leq m\frac{v_0^2}{2} [/TEX]

[TEX]n \leq 3,2[/TEX]

Vậy đạn xuyên qua 3 tấm.
 
L

l94

Đáp án của bạn chính xác rồi đấy. Mình có bài này nè:
Người ta bắn một viên đạn khối lượng m theo phương ngang vào tâm của 1 tấm ván hình vuông khối lượng M được treo tự do. Nếu vận tốc v của viên đạn lớn hơn một trị số [tex]v_o[/tex] thì viên đạn xuyên qua tấm ván.
Hỏi tấm ván sẽ chuyển động với vận tốc bằng nao nhiêu nếu vận tốc viên đạn bằng [tex]2v_o, n.v_o[/tex]?
với vận tốc nào của viên đạn thì vận tốc của tấm ván sẽ đạt cực đại?.Coi rằng lực cản của tấm ván đối với viên đạn không phụ thuộc vào vận tốc viên đạn.
 
A

anhtrangcotich

Hờ hờ.

Phải bắt đầu như thế nào nhỉ.

Với vận tốc [TEX]v_0[/TEX] đạn còn nằm trong ván. Hệ đạn và ván luôn là một hệ kín.

Áp dụng bảo toàn động lượng và năng lượng ta có:

[TEX]Q = F.d = \frac{mMv_0^2}{2(m+M)} [/TEX]

Với Q là nhiệt lượng tỏa ra trong quá trình va chạm. Theo dữ kiện của đề, có thể suy ra Q là hằng số.

Với vận tốc [TEX]u = 2v_0[/TEX]

Áp dụng bảo toàn động lượng:

[TEX]mu = Mv_1 + mv_2 \Rightarrow v_2 =u - \frac{Mv_1}{m}[/TEX] (2)

Bảo toàn năng lượng:

[TEX]\frac{mu^2}{2} = \frac{Mv_1^2}{2}+\frac{mv_2^2}{2}+Q[/TEX]

Thay (2) vào rồi biến đổi một hồi ta được pt sau:

[TEX]v_1^2-\frac{2mv_0}{m+M}v_1 + \frac{2mQ}{M(m+M)} = 0[/TEX]

Híc, bạn kiểm tra lại xem đúng không, tính toán loằng ngoằn quá. :(

Sau đó lập [TEX]\Delta[/TEX] để giải.

Với vận tốc [TEX]v_0[/TEX] thì vận tốc của ván lớn nhất, vì độ giảm động lượng của đạn bằng độ tăng động lượng của ván.
Độ giảm động lượng của đạn phụ thuộc vào [TEX]F[/TEX] và [TEX]t[/TEX]: [TEX]\Delta p = F\Delta t[/TEX]. Mà [TEX]F[/TEX] không đổi, nên [TEX]t[/TEX] càng nhỏ thì động lượng mà ván nhận được càng lớn.
Vận tốc càng nhỏ thì thời gian đạn xuyên qua ván càng ngắn.
 
H

htdhtxd

ooooooooooooooooooo

mình có bài này
:D
vận tốc của dòng khì trong bình qua lỗ thay đổi thé nào nếu tăng nhiệt độ khí lên 4 lần và áp suất trong bình lên 8 lần
:)>-:)>-:)>-:)>-
mình mới gia nhập forum nên mong mọi người chỉ giáo thêm
^^
:):):)
 
L

l94

Bài bạn anhtrangcotich giải chính xác rồi đấy.
Bài của bạn htdhtxd thì vận tốc dòng khí sẽ tăng 32 lần vì khi tăng nhiệt độ lên 4 lần thì áp suất tăng lên 4 lần nhân với áp suất tăng lên 8 lần kéo theo vận tốc sẽ tăng 32 lần.
 
L

l94

Bài này nè, mọi người tích cực giải nhé!
Một hòn bi nhỏ khối lượng m=100g được treo vào một sợi dây cao su khối lượng không đáng kể có chiều dài tự nhiên [tex]l_o=1m[/tex] và độ cứng k=10 N/m. Kéo hòn bi ra khỏi vị trí thẳng đứng sao cho dây nằm ngang không co dãn, rồi thả hòn bi ra không vận tốc ban đầu.Biết rằng dây cao su bị dãn nhiều nhất khi nó qua vị trí thẳng đứng. Hãy tìm độ dãn của dây và vận tốc của hòn bi khi đi qua vị trí đó. Lấy [tex]g=10m/s^2[/tex]
 
A

anhtrangcotich

Gọi x là độ dãn. Góc thế năng tại vị trí thấp nhất của viên bi.

Thế năng ban đầu là: [TEX]W = mg(l+x)[/TEX]

Tại vị trí thấp nhất:

[TEX]W' = \frac{mv^2}{2} + \frac{kx^2}{2}[/TEX]

Áp dụng bảo toàn năng lượng:

[TEX]W= W' \Leftrightarrow mg(l+x) = \frac{mv^2}{2} + \frac{kx^2}{2}[/TEX] (1)


Hơn nữa, tại vị trí thấp nhất, hợp của lực đàn hồi và trọng lực đóng vai trò là lực hướng tâm.

[TEX]F_{dh} - mg = m\frac{v^2}{l+x} = kx [/TEX]

Rút [TEX]v^2[/TEX] ra ta được:

[TEX]v^2 = \frac{(kx+mg)(l+x)}{m}[/TEX]

Thay vào (1) ta có phương trình xác định x.

Có x, tìm v :|
 
L

l94

Đúng rồi.Tốt lắm.Bài này nè:D
Một cầu thủ đá một quả phạt đền. Bóng có khối lượng m=420g, được đặt cách cầu môn 1 khoảng l=60m. Cầu thủ truyền cho quả bóng với động năng tịnh tiến [tex]E_d=120J[/tex], làm bóng bay khỏi mặt đất, hợp với mặt đất 1 góc [tex]A=50^o[/tex].
Bỏ qua sức cản không khí, xem qur bóng như 1 chất điểm, g=9,8.
a/chứng minh rằng pt quĩ đạo của bóng có dạng [tex] y=\frac{-m.g.x^2}{4.E_d.cos^2A}+x.tanA[/tex]
b/ để thắng phạt đền quả bóng cần đi qua xà ngang cao h=3m. hỏi với cú đá trên cầu thủ có ghi đc bàn không? chứng minh.
c/ tìm thời gian bóng bay trong không gia kể từ lúc đá.
 
L

l94

Nếu không ai có đáp án cho bài trên thì mình đưa ra đáp án vậy.
a/Chọn gốc tọa độ tại chỗ đá:
[tex]x=v_0..cosA.t[/tex]
[tex]y=v_o.sinA.t-g.t^2/2[/tex]
[tex]\Rightarrow y=x.tanA-\frac{g.x^2}{2.v_o^2.cos^2A}[/tex]
[tex]E_d=\frac{m.v_o^2}{2} \Rightarrow y= \frac{-m.g.x^2}{4E_d.cos^2A}+x.tanA[/tex](3)
b/đá thẳng nên [tex]x=L[/tex] và [tex]y>H[/tex]
[tex](3) \Rightarrow y=L.tanA-L^2.\frac{m.g}{4E_d.cos^2A}[/tex]
thay số ta được [tex]y=-3,2m<H[/tex]
vậy cầu thủ không ghi được bàn.
c/Bóng chạm đất [tex]y=0[/tex] [tex]t=\frac{2.v_o.sinA}{g}[/tex]
vậy [tex] t=\frac{2sinA}{g}.\sqrt{\frac{2E_d}{m}}=3,7 s[/tex]
có thắc mắc thì cứ hỏi!
 
L

l94

Một bánh xe có bán kính R, khối lượng M có gắn 1 vật khối lượng m được kéo trên mặt phẳng ngang và lăn không trượt. Hỏi với vận tốc nào thì bánh xe có thể nảy khỏi mặt ngang trong khi chuyển động?
 
L

l94

Xét hệ qui chiếu gắn vào tâm bánh xe.
Vật m chịu tác dụng các lực:
Trọng lực [tex]P_1[/tex]
Phản lực Q cuả bánh xe.CHiếu lên phương thẳng đứng ta có:
[tex]P_1+Q_t=m.v^2.cosA/R[/tex]
[tex] \Rightarrow Q_t =m.v^2.cosA/R-m.g [/tex]
[tex] \Rightarrow Q_{tmax}=m.v^2/R-mg[/tex](1)(ứng với A=0, m ở vị trí cao nhất)
Bánh xe chịu tác dụng của trọng lực P, phản lực của mặt phẳng ngang N, Lực ma sát [tex]F_{ms}[/tex] giữ cho bánh xe không trượt., lực ép Q' của vật m.
Chọn chiều dương hướng xuống , ta có:[tex]N=P+-Q'_t[/tex](2)
để bánh xe nảy lên thì N=0, điều này chỉ xảy ra khi vật ở phần trên bánh xe.
Từ 1 và 2 ta suy ra điều kiện để bánh xe nảy lên khỏi mp ngang:
[tex]Q_{tmax} \geq P \Leftrightarrow v \geq\ sqrt{E.g(1+\frac{m}{M}}[/tex]
 
Last edited by a moderator:
L

l94

Hai bình A và B lần lượt có thể tích là [tex]V_1[/tex] và [tex]V_2[/tex] [tex]V_1=2.V_2[/tex] được nối với nhau bằng một ống nhỏ, bên trong ống có 1 cái van. Van chỉ mở khi độ chênh lệch áp suất 2 bên là [tex] delta_p \geq 1,1 atm[/tex].
Ban đầu bình A chứa khí lí tưởng ở nhiệt độ [tex]t_o=27^oC[/tex], áp suất [tex]p_o=1atm[/tex] còn trong bình B là chân không. Người ta nung nóng đều 2 bình lên đến nhiệt độ [tex] t=127_oC[/tex].
a/Tới nhiệt độ nào thì van bắt đầu mở?
b/ tính áp suất cuối cùng trong mỗi bình?(coi thể tích 2 bình không đổi)
 
H

htdhtxd

hiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii

Hai bình A và B lần lượt có thể tích là [tex]V_1[/tex] và [tex]V_2[/tex] [tex]V_1=2.V_2[/tex] được nối với nhau bằng một ống nhỏ, bên trong ống có 1 cái van. Van chỉ mở khi độ chênh lệch áp suất 2 bên là [tex] delta_p \geq 1,1 atm[/tex].
Ban đầu bình A chứa khí lí tưởng ở nhiệt độ [tex]t_o=27^oC[/tex], áp suất [tex]p_o=1atm[/tex] còn trong bình B là chân không. Người ta nung nóng đều 2 bình lên đến nhiệt độ [tex] t=127_oC[/tex].
a/Tới nhiệt độ nào thì van bắt đầu mở?
b/ tính áp suất cuối cùng trong mỗi bình?(coi thể tích 2 bình không đổi)

ta có
khi áp suất bình 1 đạt 1,1 atm thì van mở ra
=> 1/(27+273) = 1,1/T
=> T= 330 => t=57oC
áp suất của bình 1 tại 127oC là
P1/T1 = P2/T2
=> 1/300 = P2/400
=> p2 = 4/3 atm
áp dụng bôiro ta đc
P2*V1 = P*(V1+V2)
=> 4/3=1,5P
=> P= 8/9atm
ui
có sai ko nhỉ
:D
:-SS:-SS:-SS:-SS:-SS:-SS:-SS:-SS:-SS
 
L

l94

Em giải chưa đúng.Bài này không đơn giản như thế đâu. Nhớ gõ tex nha. Đây là đáp án:
Sau khi van mở một ít khí từ bình A lan sang bình B, làm cho áp suất bình A giảm nên [tex]delta_p[/tex] giảm,đến khi [tex]delta_p <1,1atm[/tex] thì van đóng lại.Khi nung nóng đều 2 bình: áp suất ở bình A tăng nhanh hơn áp suất ở bình B đến khi [tex]delta_p[/tex] min thì van lại mở. Quá trình cứ thế tiếp diễn.
Áp dụng phương trình trạng thái:
+Bình A: [tex]p_o.V_1=n.R.T_o[/tex](1)
[tex]p_1.V_1=n_1.R.T[/tex](2)
T=400K.
+Bình B:[tex]p_2.V_2=n_2.R.T[/tex](3)
Với [tex]p_1=p_2+delta_p[/tex](4)
[tex]n=n_1+n_2[/tex](5)
Từ (1),(2),(3),(4),(5):
[tex]p_2=\frac{(p_o.T-delta_o.T_0)V_1}{(V_1+V_2).T_o}=0,16atm[/tex]
[tex]p_1=p_2+delta_p=1,26atm[/tex]
 
L

l94

Tĩnh học:
Ba người khiêng một khung sắt hình chữ nhật ABCD có khối tâm ở giao điểm các đường chéo. Khung được giữ cho luôn nằm ngang, cạnh AD không có người đỡ vì mới sơn (trừ 2 đầu A và D). Một người đỡ khung ở [tex]M_1[/tex] cách A 1 khoảng [tex]AM_1=d[/tex].Tìm vị trí [tex]M_2[/tex] và[tex]M_3[/tex] của hai người kia để ba người cùng chịu lực bằng nhau. Biện luận.
 
A

anhtrangcotich

Mod này nóng thế, chưa chi đã giải sạch trơn :p

Bài trên:

Xem khung sắt như một chất điểm có khối lượng m đặt tại trọng tâm O.

Khi đó, vị trí của 3 người sẽ là ba đỉnh của tam giác M1M2M3.

Xem M1 là điểm tựa, để hệ cân bằng thì momen của người 2 và người 3 đối với trục OM1 phải bằng nhau.
Tương tự, xem M2 là điểm tựa, momen của người 1 và 3 đối với trục quay OM2 phải bằng nhau.

Vì lực của ba người như nhau nên để momen bằng nhau thì khoảng cách từ người đến trục quay phải bằng nhau.
Từ đó ta suy ra O phải là trọng tâm của tam giác M1M2M3.

M1 cố định. Ta tìm hai điểm còn lại.

Gọi H là giao của M1O và M2M3. Ta có OH = 1/2 M1O

Lại có H là trung điểm của M2M3.

Do đó sẽ xác định được M3, M2

Còn tính cụ thể thì dành cho ai thích toán =.=
 
H

htdhtxd

hiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii

em có bài này
dây đồng chất chiều dài l=1,6m có trọng lượng, vắt qua một ròng rọc nhỏ không ma sát và nằm yên. Sau đó dây bắt đầu trượt khỏi ròng rọc với vận tốc đầu Vo=1m/s. tính vận tốc dây khi vừa rời khỏi ròng rọc. biết rằng ban đầu 2 phần sợi dây có độ dài bằng nhau =0,8m
:):):):):):):)
giải theo 2 cách nha
1) bảo toàn có năng
1) chuyển động biến đổi đều
:-SS:-SS:-SS:-SS:-SS:-SS:-SS:-SS:-SS
 
L

l94

Mod này nóng thế, chưa chi đã giải sạch trơn :p

Bài trên:

Xem khung sắt như một chất điểm có khối lượng m đặt tại trọng tâm O.

Khi đó, vị trí của 3 người sẽ là ba đỉnh của tam giác M1M2M3.

Xem M1 là điểm tựa, để hệ cân bằng thì momen của người 2 và người 3 đối với trục OM1 phải bằng nhau.
Tương tự, xem M2 là điểm tựa, momen của người 1 và 3 đối với trục quay OM2 phải bằng nhau.

Vì lực của ba người như nhau nên để momen bằng nhau thì khoảng cách từ người đến trục quay phải bằng nhau.
Từ đó ta suy ra O phải là trọng tâm của tam giác M1M2M3.

M1 cố định. Ta tìm hai điểm còn lại.

Gọi H là giao của M1O và M2M3. Ta có OH = 1/2 M1O

Lại có H là trung điểm của M2M3.

Do đó sẽ xác định được M3, M2

Còn tính cụ thể thì dành cho ai thích toán =.=
Bài giải của bạn có ý đúng.Còn đây là bài của mình:D, coi thử nha:
Gọi G là trọng tâm của khối tâm.Chọn hệ toạ độ gắn với khối tâm là xGy.
Gọi AB=CD=a; AD=BC=b
[tex]x_G=\frac{P_1x_1+F_2x_2+F_3x_3}{F_1+F_2+F_3}=0[/tex](1)
[tex]y_G=\frac{F_1y_1+F_2y_2+F_3y_3}{F_1+F_2+F_3}=0[/tex](2)
[tex]F_1=F_2=F_3=P/3[/tex]
từ 1 và 2 ta có:
[tex]x_2=0[/tex]
và [tex]d+y_3=0 \Rightarrow y_3=-d [/tex]
Vậy M2 ở trung điểm BC, M3 ở cách trung điểm CD 1 đoạn d về phía D.
Biện luận:
+M1 trùng A ta được M3 trùng trung điểm CD.
+M1 tiến đến trung điểm AB nên M3 tiến đến D.
[tex]d \leq a/2[/tex] do M3 không thể vượt quá D.
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom