[VẬT LÝ 10]Tổng hợp lý 10

L

l94

Bác ơi, việc gì phải tự tử thế, không ai hoàn hảo mà=.=.
Bác tính toán bị nhầm chỗ F tổng hợp rồi, còn những F thành phần thì đúng ạ.
ý bác giải gần đúng rồi đó, chỉ 1 chts xíu nữa là thành công, cố lên nào:|
 
A

anhtrangcotich

[TEX]F =mar\sqrt[]{a^2t^4+1}[/TEX]

Vật rời khi [TEX]F = F_{ms}[/TEX]

[TEX]\Leftrightarrow ar\sqrt[]{a^2t^4+1} = kg[/TEX]

[TEX]t^4 = \frac{\frac{k^2g^2}{a^2r^2} - 1}{a^2}[/TEX]

Điều kiện là [TEX]\frac{kg}{ar} > 1[/TEX] =.=

Nhảy miết mà không chết :)| Chỉ tổ dập mông thôi =.=
 
Last edited by a moderator:
A

anhtrangcotich

Đặt một khối gỗ lên bàn cân, cân chỉ 5kg. Nâng khối gỗ lên 3m rồi thả rơi xuống bàn cân. Biết va chạm giữa khối gỗ và mặt bàn cân xảy ra trong 0,1s. Hỏi số chỉ cực đại của bàn cân trong lúc va chạm là bao nhiêu? Bỏ qua các lực nhỏ.

Bài này bác tự vẽ đó :p Các cháu làm đi.
 
L

l94

Bác ơi, còn xíu nữa thôi;)
bác phải chứng minh rằng các dữ kiện đề bài đã cho phải thỏa mãn điều kiện để giữ vật không văng đến thơi điểm đó chứ:D
 
L

l94

Đặt một khối gỗ lên bàn cân, cân chỉ 5kg. Nâng khối gỗ lên 3m rồi thả rơi xuống bàn cân. Biết va chạm giữa khối gỗ và mặt bàn cân xảy ra trong 0,1s. Hỏi số chỉ cực đại của bàn cân trong lúc va chạm là bao nhiêu? Bỏ qua các lực nhỏ.

Bài này bác tự vẽ đó :p Các cháu làm đi.

Theo cháu là thế này:
biến thiên động lượng:
[tex]mv=F_c.t \Leftrightarrow m\sqrt{2gh}=F_c.t \Rightarrow F_c[/tex]
khi cân chỉ số cực đại thì phản lực cân cân bằng với áp lực lên cân, tức là bằng số chỉ.
vậy số chỉ =Fc:D
k bik đúng k, cháu nghĩ z thui:)
 
A

anhtrangcotich

Theo cháu là thế này:
biến thiên động lượng:
[tex]mv=F_c.t \Leftrightarrow m\sqrt{2gh}=F_c.t \Rightarrow F_c[/tex]
khi cân chỉ số cực đại thì phản lực cân cân bằng với áp lực lên cân, tức là bằng số chỉ.
vậy số chỉ =Fc:D
k bik đúng k, cháu nghĩ z thui:)

Nếu [TEX]h = 1 mm[/TEX] thì cân sẽ chỉ bao nhiêu. Tính cụ thể ra cháu sẽ thấy ;;)
 
A

anhtrangcotich

Tình hình là thế này. Áp dụng định lí về xung lực, chỉ có thể áp dụng khi các vật va chạm theo phương ngang mà thôi. Theo phương thẳng đứng sẽ không còn đúng vì ảnh hưởng của trọng lực. Bằng chứng là nếu h = 0, lực nén lên cân là 50 N, cân sẽ chỉ 5Kg, nhưng nếu áp dụng định lí xung lượng thì sẽ ra một con số 0.

Bác giải luôn nhé.
v là vận tốc lúc vật chạm mặt cân. [TEX]v = \sqrt[]{2gh}[/TEX]
Va chạm trong 0,1s thì sau 0,1s, vật dừng lại. Gia tốc trung bình là:
[TEX]a = \frac{v}{t} = 10\sqrt[]{2gh}[/TEX]
Gọi N là lực nén trung bình lên mặt cân.
Áp dụng định luật II lúc va chạm:
[TEX]N - P = ma \Leftrightarrow N = mg + m.10\sqrt[]{2gh}[/TEX]
Vậy số chỉ cực đại của cân là:
[TEX]\phi = m+m\sqrt[]{2gh}[/TEX] Nếu xem g = 10.
 
V

vlongzxc

Bài 1:
Một vật rơi tự do tại nơi có gia tốc g. Trong giây thứ 3, quãng dường rơi được là 24,5 m và vận tốc vùa chạm đất là 39,2 m/s. Tính g và độ cao nơi thả vật.
Bài 2:
Một hòn đá rơi tự do từ miệng một giếng sâu 50m. Hỏi sau bao lâu kể từ lúc buông hòn đá, người quan sát nghe tiếng động (do hòn đá chạm đáy giếng). Biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340m/s. Lấy g = 10m/s^2
Bài 3:
Các giọt nước rơi từ mái nhà xuống sau những khoang thời gian bằng nhau. Khi giọt thứ nhất vừa chạm đất thì giọt thứ năm bắt đầu rơi. Tìm khoảng cách giữa các giọt kế tiếp nhau. Biết mái nhà cao 16m.
Bài 4:
Hai giọt nước rơi ra khỏi ống nhỏ giọt cách nhau 0,5s. Lấy g=10m/s^2
1. Tính khoảng cách giữa hai giọt nước sau khi giọt trước rơi được 0,5s ; 1s ; 1,5s .
2. Hai giọt nước tới đất cách nhau một khoảng thời gian bao lâu ?
Bài 5 :
Sau 2s kể từ lúc giọt nước thứ 2 bắt đầu rơi, khoảng cách giữa hai giọt nước là 25m. Tính xem giượt thứ hai rơi muộn hơn giọt thư nhất bao nhiêu lâu ?
Bài 6:
Tính quãng đường mà một vật rơi tự do rơi được trong giây thứ mười. Trong khoảng thời gian đó vận tốc tăng lên được bao nhiêu ? lấy g = 10m/s ^2.
 
L

l94

Bài 1:
Một vật rơi tự do tại nơi có gia tốc g. Trong giây thứ 3, quãng dường rơi được là 24,5 m và vận tốc vùa chạm đất là 39,2 m/s. Tính g và độ cao nơi thả vật.
Bài 2:
Một hòn đá rơi tự do từ miệng một giếng sâu 50m. Hỏi sau bao lâu kể từ lúc buông hòn đá, người quan sát nghe tiếng động (do hòn đá chạm đáy giếng). Biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340m/s. Lấy g = 10m/s^2
bạn pót bài nhiều thế này nhưng dạng nó vẫn như nhau dễ gây nãn lắm=.=
trước hết mình chém bài 1 và bài 2, còn các bài khác bạn làm tương tự ha:)
1.quãng đường đi được sau 2s:[tex]S_2=\frac{gt_2^2}{2}[/tex](với t2=2s)
quãng đường đi được sau 3s:[tex]S_3=\frac{gt_3^2}{2}[/tex]
ta có:[tex]S_3-S_2=24,5 \Rightarrow g[/tex]
còn h thì áp dụng công thức:[tex]v_1=\sqrt{2gh} \Rightarrow h[/tex]
2.thời gian hòn đá chạm đáy:[tex]t_0=\sqrt{\frac{2h}{g}}[/tex]
thời gian âm truyền từ đáy lên miệng:[tex]t_1=\frac{h}{v}[/tex]
[tex]t=t_0+t_1[/tex]
mấy bài kahcs bạn làm tương tự, có thắc mắc gì mình sẽ giải kĩ hơn cho bạn:)
 
L

l94

Bài 3:
Các giọt nước rơi từ mái nhà xuống sau những khoang thời gian bằng nhau. Khi giọt thứ nhất vừa chạm đất thì giọt thứ năm bắt đầu rơi. Tìm khoảng cách giữa các giọt kế tiếp nhau. Biết mái nhà cao 16m.
pt chuyển động của giọt 1:
[tex]y=\frac{gt^2}{2} \Rightarrow t_1[/tex]
giọt 2:[tex]y=\frac{g(t-t_0)^2}{2}[/tex]
tương tự giọt 5:[tex]y=\frac{g(t-4t_0)^2}{2}[/tex]
ta có:[tex]4t_0=t_1 \Rightarrow t_0[/tex]
[tex]d=y_1-y_2[/tex]
 
U

undomistake

sao bài này quen thế, hình như lúc vào đội tuyển người ta có cho thi bài này =)), vẫn còn nhớ :))
 
V

vitcongnghiep

1 miếng cao su ôm sát quanh 1 que đan thẳng đứng bắt đầu trượt xuống. Sau khi va chạm đàn hồi tuyệt đối với mặt bàn nằm ngang (nơi cắm que đan), miếng cao su lại chuyển động đi lên tới 1 nửa độ cao ban đầu. Hỏi thời gan đi xuống và đi lên của miếng cao su khác nhau bao nhiêu lần, miếng cao su chuyển động trong bao lâu, biết thời gian đến va chạm lần 1 là t0
 
A

anhtrangcotich

Đề khó hình dung ghê :(

Giả sử lực ma sát gây ra cho miếng cao su một gia tốc [TEX]{a}[/TEX].
Khi đi xuống vận tốc lúc va chạm là: [TEX]V = (g-a)t_0[/TEX]
Khi đi lên [TEX]t = \frac{V}{g+a}[/TEX]

Xét một quá trình xuống rồi lên, độ gảm thế năng bằng công của ma sát trượt.
[TEX]mg\frac{h}{2} = ma.\frac{3}{2}h[/TEX]
Như vậy ta tìm được [TEX]a = \frac{g}{3}[/TEX]
Thay vào biểu thức tính [TEX]V[/TEX] ta sẽ được [TEX]t_1 = \frac{t_0}{2} [/TEX]

Xét lần va chạm thức 2 ta sẽ có:
[TEX]mg(h_1 - h_2) = ma(h_1+h_2)[/TEX]
Thay [TEX]a = \frac{g}{3}[/TEX] vào tìm được [TEX]h_1 = 2h_2[/TEX]

Tương tự như trên ta chứng minh được [TEX]t_2 = \frac{t_1}{2}[/TEX]
.....................

Như vậy tổng thời gian chuyển động của miếng cao su là.

[TEX]t = t_0 + \frac{t_0}{2}+\frac{t_0}{4}+...+\frac{t_n}{2^n} = 2t_0[/TEX]
 
V

vitcongnghiep

Một khí cầu có chiều cao d đang bay thẳng đứng lên trên với tốc độ không đổi v. Khi khí cầu cách mặt đất 1 khoảng h thì từ mặt đất người ta bắn 1 vật nhỏ cũng theo phương thẳng đứng lên trên. Hỏi tốc độ ban đầu của vật bằng bao nhiêu để thời gian vật bay ngang qua khí cầu là lớn nhất và tìm thời gian đó. Biết gia tốc trọng trường là g
 
A

anhtrangcotich

Muốn qua trong thời gian dài nhất thì vật phải có vận tốc = 0 khi lên đến đỉnh khí cầu.
Xét trong hệ quy chiếu gắn với kinh khí cầu.
Phương trình chuyển động của vật sẽ là:
[TEX]x = (v_0 - v)t - g\frac{t^2}{2}[/TEX]
[TEX]v_x = (v_0 - v) - gt \Rightarrow t = \frac{v_0 - v - v_x}{g}[/TEX]

Khi [TEX]x = l + h[/TEX] thì [TEX]v_x = 0[/TEX]

Thay [TEX]t[/TEX] và [TEX]x[/TEX] vào phương trình trên là được.
 
L

l94

Cho mọi người 1 bài khá xịn đây;)
hai quả cầu rắn đồng chất, bán kính= nhau, được đặt lên nhau. quả cầu 1 nằm dưới được giữ cố định.quả cầu 2 ở trên, ban đầu nằm tại đỉnh quả cầu 1, sau đó bắt đầu lăn xuống. Chứng minh rằng quả cầu 2 sẽ trượt lên quả cầu 1 khi:
[tex]sina=k(16cosa-10)[/tex]
với a là góc hợp bởi đường nối 2 tâm của 2 quả cầu và đường thằng đứng.k là hệ số ma sát giữa 2 mặt cầu. cho biết momen quán tính của 1 quả cầu rắn khối lượng M, bán kính r đối với 1 đường kính của nó bằng [tex]\frac{2Mr^2}{5}[/tex]
bài này rất khó+hay.các bạn cùng giải nào!
thân.
 
A

anhtrangcotich

Nó trượt khi gia tốc của khối tâm > gia tốc tiếp tuyến. Dẫu là thế nhưng sao cứ giải không giống đáp án là thế nào nhỉ :|
 
L

l94

Nó trượt khi gia tốc của khối tâm > gia tốc tiếp tuyến. Dẫu là thế nhưng sao cứ giải không giống đáp án là thế nào nhỉ :|
gợi ý nhé.áp dụng định luật II cho sự trượt của quả 2 lên quả 1, và sự quay của quả 2 quanh trục của nó, định luật bảo toàn cơ năng.
bài này rất khó, có sử dụng đến tích phân của 12 nữa@@"
 
V

vitcongnghiep

gợi ý nhé.áp dụng định luật II cho sự trượt của quả 2 lên quả 1, và sự quay của quả 2 quanh trục của nó, định luật bảo toàn cơ năng.
bài này rất khó, có sử dụng đến tích phân của 12 nữa@@"
Muốn làm lí lớp 10 mà dính tới tích phân thì cứ đưa nhiệt ra, bài nhiệt nào cũng tích phân hết

2 vật A, B khối lượng m nằm trên mặt bàn nằm ngang nối với nhau bởi lò xo độ cứng k, hệ số ma sát trượt giữa 1 vật và mặt bàn là [TEX]\mu[/TEX] . Lực ma sát nghỉ cực đại tác dụng lên mỗi vật có cường độ [TEX]1,5\mu mg[/TEX]. Lúc đầu A kéo bằng 1 lực có phương nằm ngang, độ lớn [TEX]2\mu mg[/TEX]. Đến khi B bắt đầu chuyển động, điều chỉnh độ lớn lực F sao cho A chuyển động với vận tốc không đổi.
a) Viết phương trình chuyển động của A
b) Khảo sát chi tiết chuyển động của vật B đối với mặt sàn. Biểu thị sự phụ thuộc vận tốc vật B đối với mặt sàn theo thời gian
 
K

koppok1996

anh ơi,em chưa học đến hệ số ma sát.em không hiểu gì hết...................................................
 
Top Bottom