[VẬT LÝ 10]Tổng hợp lý 10

L

l94

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

TỔNG HỢP LÝ 10
( giải đáp các bài tập lý 10)

Theo tinh thần là học hỏi anh Rocky, nay mình mở topic này để tiện theo dõi và giải quyết vấn đề về lý 10 một cách dễ dàng hơn.

Nội dung bài tập đề cập là các bài lý 10 (đương nhiên rồi nhỉ ;) ).

Các thành viên sẽ lần lượt post bài cần hỏi theo thứ tự 1;2;3...........n.

Các bài tập cũng sẽ được giải theo thứ tự thời gian.

Các thành viên giải bài sẽ phải trích dẫn đề cho mọi người tiện theo dõi :D

Mặc dù kiến thức có hạn nhưng mình cũng muốn góp phần để giúp đỡ các bạn.

Trong thời gian 3 ngày trở lại bài của các bạn sẽ được giải.

(Mọi người có ý kiến hay thắc mắc gì thì pm cho mình trong tin nhắn cá nhân nhé)

Không SPAM trong topic này
 
A

anhtrangcotich

Xin cái tem :p

Một ca nước hình trụ có chiều cao h, tiết diện S. Nước chứa trong ca chiếm một nửa thể tích của ca. Đặt lên miệng ca một tấm bìa nhẹ, không thấm nước. Giữ tấm bìa, lật úp ca rồi buông tay. Hỏi phải treo vào tấm bìa vật có khối lượng bao nhiêu để nó có thể rơi ra. Cho áp suất khí quyển là Po. Trọng lượng riêng của nước là d.
 
L

l94

áp suất thuỷ tĩnh của nước trong cốc lên miếng bìa:[tex]p_n=d.\frac{h}{2}[/tex](vì bình kín nên không cộng áp suất khí quyển).
để thấm bìa có thể rơi ra thì tối thiểu phải treo một vật gây ra lực cộng hưởng với áp lực của nước trong bình có thể thắng được áp lực của khí quyển từ bên ngoài:[tex]F_n+P=F_o=>p_n.S+P=p_o.S=>P=(p_o-p_n).S=>m=\frac{(p_o-d.\frac{h}{2}).S}{g}[/tex].vậy phải treo một vật có khối lượng lớn hơn hoặc bằng m để bìa có thể rơi ra.
 
A

anhtrangcotich

Ý bạn là nếu trong ca chứa rất ít hoặc không có nước thì phải treo một vật có khối lượng là [TEX]\frac{p_0S}{g}[/TEX] sao :p
 
L

l94

Trong ca vẫn còn nước chiếm nửa ca.phải treo vật có khối lượng ít nhất là:[tex]m=\frac{(p_o-d.\frac{h}{2}).S}{g}[/tex].còn nếu trong ca không có nước thì chỉ cần một vật có trọng lượng ít nhất bằng áp lực khí quyển thôi:[tex]P=F_o=>m=\frac{p_o.S}{g}[/tex]
 
A

anhtrangcotich

Ca không có nước thì miếng bìa tự rơi mà không cần treo vật gì cả bạn ạ =.=
 
L

l94

bạn nói gì vậy?ca không có nước, mà trong ca là chân không thì sẽ bị áp lực khí quyển ép vào chứ làm sao có thể tự rơi được.vì trong ca không có áp suất mà.
 
A

anhtrangcotich

Ban đầu để ca nằm ngửa, tức là trong ca đã có không khí rồi. Nói chung bài này trong ca có không khí chứ không phải không. Nước một nửa, không khí một nửa.
 
L

l94

Bạn anhtrangcotich cho đề không nói rõ.Các bạn giải bài này đj:
Một người đứng ở đỉnh một bờ biển dốc ném một hòn đá ra biển. Hỏi người ấy hải ném hòn đá dưới một góc bằng bao nhiêu so với phương ngang để nó rơi xa chân bờ biển nhất. Khoảng cách xa nhất ấy là bao nhiêu? cho biết bờ biển dốc thẳng đứng, hòn đá được ném từ độ cao H= 20m so với mặt nước và có vận tốc đầu là [tex]v_o=14m/s[/tex].
lấy [tex]g=9,8m/s^2[/tex]
 
A

anhtrangcotich

Eo, đề thế còn không rõ nữa =.= Mà thôi, bỏ đi :p Bạn thấy đơn giản thế nhưng không tưởng tượng được nó khó đến mức nào đâu.
 
L

l94

phương trình tọa độ hòn đá:
[tex]=v_o.cosA.t (1), y=H+v_o.sinA.t-\frac{g.t^2}{2} (2)[/tex]
thời gian hòn đá chuyển động:
[tex]t=\frac{L}{v_o.cosA} (3)[/tex]
thế (3) vào (2):[tex]\Rightarrow y=\frac{g.L^2.tan^2A}{2.v_o^2}-L.tanA+(\frac{g.L^2}{2.v_o^2}-H)=0[/tex]
giải phương trình bậc hai ta tìm được [tex]delta=L^2-\frac{4.g.L^2}{2.v_o^2}.(\frac{g.L^2}{2.v_o^2}-H)\geq0[/tex]
[tex]\Rightarrow L\leq\frac{v_o.\sqrt{v_0^2+2.g.H}}{g}[/tex]
[tex]\Rightarrow L_{max}=\frac{v_o.sqrt{v_0^2+2.g.H}}{g}[/tex]
ứng với nghiệm kép:
[tex]tanA=\frac{v_o^2}{g.L{max}}=\frac{v_o}{\sqrt{v_o^2+2.g.H}}=0.57735[/tex]
[tex]\Rightarrow A=30^o[/tex]
[tex]L_{max}=34,64m[/tex]
 
Last edited by a moderator:
L

l94

Thêm bài nữa nè:
Một cái chai chứa không khí ở áp suất khí quyển và nhiệt độ [tex]5^oC[/tex].Nó được đóng bằng một cái nút tiết diện [tex]3cm^2[/tex] và trọng lượng không đáng kể. Lực ma sát trượt giữa nút và cổ chai là 10N.
Phải đun nóng không khí trong chai tới nhiệt độ nào để nút bật khỏi miệng chai. Cho biết áp suất khí quyển là [tex]9,8.10^4 N/m^2[/tex].các bạn tích cực giải nhé!
 
A

anhtrangcotich

Ủng hộ bạn vậy.

Áp lực bên trong khi nung nóng không khí trong chai là:
[TEX]F = PS[/TEX]
Để nút bật ra thì:
[TEX]F \geq P_0S + F_{ms} \Leftrightarrow PS \geq P_0S + F_{ms}[/TEX]

Ta lại có [TEX]\frac{P}{P_0} = \frac{T}{T_0} = \frac{T}{278}[/TEX]

Vậy ta có:

[TEX](\frac{P_0T}{278} - P_0)S \geq F_{ms}[/TEX]

[TEX]T \geq [\frac{F_{ms}}{P_0S}+1]278[/TEX]
 
L

l94

Bạn giải tốt rồi đấy. thêm một bài nữa nè:
Hai máy bay tiến lại gần nhau trên một đường thẳng với cùng một vận tốc v. Đến một thời điểm máy bay A phát sóng rada và nhận được sóng phản xạ lên máy bay kia sau thời gian t. Vận tốc sóng là C.Tính khoảng cách d hai máy bay lúc A nhận được sóng phản xạ và khoảng cách D lúc A phát sóng?
 
L

l94

Nếu các bạn không có đáp án thì các bạn tham khảo nha:).
Gọi [tex]t_1[/tex] à thời gian sóng ra da đến máy bay kia.
ta có: [tex]c.t_1=D-v.t_1[/tex]
[tex]t_2[/tex] là thời gian sóng phản xạ lại và tới máy bay ban đầu.
[tex]c.t_2=d+v.t_2[/tex]
[tex]t=t_1+t_2=\frac{D}{c+v}+\frac{d}{c-v}[/tex](1)
[tex]d=D-2.v.t[/tex](2)
giải 2 phương trình 1 và 2 với 2 ẩn d và D ta có:
[tex]d=\frac{t.(c-v)^2}{2c}[/tex]
[tex]D=\frac{t.(c+v)^2}{2c}[/tex]
 
L

l94

Hai xe moto I và II, cùng khởi hành một lúc tại địa điểm A và sau thời gian 2h chúng đến B. Xe I đã đi hết nửa đầu quãng đường AB với [tex]v_1=30km/h[/tex]và nửa quãng đường còn lại với [tex]v_2=45km/h[/tex].còn xe II thì đi cả quãng đường với gia tốc không đổi.
1.tìm vận tốc của xe II khi đến B.
2. Tại thời điểm nào 2 xe có vận tốc bằng nhau?
3. Trên đường đi có lúc nào xe nọ vượt xe kia không?
 
A

anhtrangcotich

a)
Gọi t là thời gian xe I đi nửa quãng đường đầu, ta có:
[TEX]30t = 45(2 - t)[/TEX]
Tính được [TEX]t = 1,2 h [/TEX]
Quãng đường AB: [TEX]S = 2.30t = 72 km [/TEX]
Gọi gia tốc của xe II là a. Ta có:
[TEX]S = \frac{aT^2}{2}[/TEX Với [TEX]T = 2h[/TEX] ta được [TEX]a = 36 km/h^2 [/TEX]
Vận tốc của xe II tại B là:
[TEX]v_2 = at = 72 km/h[/TEX]
b)
Hai xe chỉ có thể có vận tốc bằng nhau trên nửa đoạn đường đầu, vì nếu trên nửa đoạn sau thì xe I chẳng thể nào đuổi kịp xe II.
Ta có [TEX] at_1= 30[/TEX]
Tính được [TEX]t_1 = \frac{5}{6} h = 50'[/TEX]
c)
Gọi C là điểm giữa của AB.
Lúc có cùng vận tốc, xe I đang cách C 11 km.
Xe II đang cách C 23,5 km.

Để đến được C, xe I mất thêm 22 phút.
Xe II mất thêm 34,8'

Như vậy trên đoạn AC, chúng không gặp nhau.
Suy ra trên đoạn CB, chúng cũng không thể gặp nhau. Vì trên CB, đã gặp thì xe I không tài nào đuổi kịp xe II.
 
L

l94

Câu b bạn giải thiếu rồi.Vì nửa đoạn đường sau xe I đã tăng lên 45km/h nhưng khi vận tốc bằng nhau thì chưa chắc đã đuổi kịp nhau.
khi đó để 2 xe có cùng [tex]v_2=45[/tex] vào lúc: [tex]t'_2=\frac{v_2}{a}=5/4h.[/tex]
Vì [tex]t_1=1,2<t'_2[/tex] nên hai xe lại có vận tốc 45km/h vào lúc [tex]t_2=5/4h[/tex].
Đáp án câu c:
trên AC:
[tex]x_1=30t[/tex]
[tex]x_2=18t^2[/tex]
muốn 2 xe gặp nhau:[tex]30t=18t^2[/tex].vậy t=5/3h>[tex]t_1[/tex].nghĩa là ở thời điểm t thì xe I đã đi sang nửa quãng đường rồi.
như vậy trên AC không thể gặp nhau.
xét trên CB:[tex]x'_1=36+45(t-1,2)[/tex]
[tex]x_2=18t^2[/tex]
[tex]x_2=x'_1[/tex] hay [tex]36+45(t-1,2)=18t^2[/tex].điều kiện:[tex]t_1<t<2h[/tex]
giải pt ta được 2 nghiệm 2 và 1/2.nghiệm 2 ứng với gặp nhau tại B(hiển nhiên)
còn nghiệm 1/2<[tex]t_1[/tex] thì không thoả điều kiện.như vậy trên đường đi 2 xe không thể vượt qua nhau(xe I luôn đj trước xe 2)
 
Last edited by a moderator:
L

l94

Một ô tô chạy với công suất không đổi, đi lên một cái dốc nghiêng góc [tex]A=30^o[/tex] so với đường nằm ngang với vận tốc [tex]v_1=15km/h[/tex] và đi xuống cũng cái dốc đó với [tex]v_2=90km/h[/tex]. Hỏi ô tô chạy trên đường nằm ngang với vận tốc bằng bao nhiêu?
Cho biết hệ số ma sát k của đường là như nhau cho cả 3 trường hợp đó. Tìm k và công suất của ô tô, cho biết m=4 tấn. Lấy [tex]g=10m/s^2[/tex]
 
A

anhtrangcotich

Ta có [TEX]P = Fv[/TEX] Vì xe luôn chuyển động đều nên lực kéo của động cơ luôn bằng ngoại lực trong mọi trường hợp.

Lên dốc:
[TEX]P = (mgsin30 +mgkcos30)v_1[/TEX]
Xuống dốc:
[TEX]P = (mgkcos30 - mgsin30)v_2[/TEX]
Trên đường ngang:
[TEX]P = mgk.v_3[/TEX]

Thay hết những gì đã biết vào ta có hệ ba phương trình:

Rồi.............giải hệ thôi :|
 
Top Bottom