Vật lí [THPT] Ôn bài đêm khuya

Rau muống xào

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
10 Tháng tám 2021
2,498
1
2,617
431
21
Nghệ An
câu 9:
[tex]v=40\pi cos(10\pi t+\frac{\pi}{6})[/tex]
đạo hàm [tex](v')=400(\pi)^2cos(10\pi t+\frac{2 \pi}{3})[/tex]
yêu cầu đề bài khi ta thay từng thời gian của đáp án vào thì thỏa mãn giá trị v và tăng thì đạo hàm của v dương nhé, chọn đáp án đúng và nhỏ nhất
 

Elishuchi

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
13 Tháng mười 2015
2,240
2,921
479
Thanh Hoá
github.com
Thanh Hóa
✎﹏ ๖ۣۜTHPT❄๖ۣۜTriệu❄๖ۣۜSơn❄④ღ
Vận tốc cực đại là $40\pi$ vậy thì để vận tốc bằng $20\pi \sqrt{3}$ thì pha của dao động là $5\pi / 6$ hoặc $-\pi/6$
Ta chọn pha nhỏ hơn đó là $-\pi / 6 \Rightarrow t = (\varphi-\varphi _0) / \omega = 1/60(s)$
Ơ kìa. Sao không có đáp án nhỉ?
giả lag hay lag thật vậy
nhìn hình em vẽ bên trên tính là ra thôi mà
 

trà nguyễn hữu nghĩa

Cựu Mod Vật Lí |Cây bút Thơ|Thần tượng VH
Thành viên
14 Tháng năm 2017
3,974
7,623
744
22
Phú Yên
Trường THPT Lương Văn Chánh

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
Cả nhà hôm nay trao đổi xôm quá nè :Tonton9 Chị gửi đáp án của BT hôm nay nhé! Chúc mừng những bạn làm đúng và những ai chưa ra thì cũng không sao nhé:Tonton8! Chúng ta sẽ tiếp tục giải đáp thắc mắc vào ngày mai nha :> Để xem ai sẽ giải đáp được thắc mắc của @trà nguyễn hữu nghĩa nào he he
Chị thấy cách làm của @No Name :D@Xuân Hiếu hust đều có điểm hay riêng nha chúng ta có thể tùy từng bài và lựa chọn phương pháp thích hợp nhé!
Đừng quên box Lý có 1 siêu phẩm cho chương này: Vật lí 12 - Vòng tròn lượng giác đa trục trong dao động cơ cả nhà ủng hộ nè~
Chúc mọi người ngủ ngon và hẹn gặp lại vào ngày mai :MIM41
123456789
DDBCCAB,DBA
[TBODY] [/TBODY]
 

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
Vận tốc cực đại là $40\pi$ vậy thì để vận tốc bằng $20\pi \sqrt{3}$ thì pha của dao động là $5\pi / 6$ hoặc $-\pi/6$
Ta chọn pha nhỏ hơn đó là $-\pi / 6 \Rightarrow t = (\varphi-\varphi _0) / \omega = 1/60(s)$
Ơ kìa. Sao không có đáp án nhỉ?
Ơ kìa :> Vậy là không ai giải đáp thắc mắc của Nghĩa hở :( Xem xét lại đề bài một chút nè
Câu 9: Một vật dao động điều hòa với phương trình: [tex]x=4cos(10\pi t-\frac{\pi }{3}) (cm)[/tex] . Xác định thời điểm gần nhất vận tốc của vật bằng [tex]20\pi \sqrt{3} cm/s[/tex] và đang tăng kể từ lúc t=0.
Dễ thấy ngay đáp án của Nghĩa sai vì vận tốc tại đó đang giảm dần . (Không thỏa mãn yêu cầu)
______ Đây là giải phân cách ______

Gửi cả nhà lịch lên sóng các nội dung ôn tập của Ôn bài đêm khuya tuần này nhé! :Tonton9
t2.png
Chúc cả nhà đầu tuần vui vẻ, có thật nhiều năng lượng tích cực, cùng đón chờ phần Lý thuyết tiếp theo vào 20h30p tối nay nhé! :Tonton16
 

trà nguyễn hữu nghĩa

Cựu Mod Vật Lí |Cây bút Thơ|Thần tượng VH
Thành viên
14 Tháng năm 2017
3,974
7,623
744
22
Phú Yên
Trường THPT Lương Văn Chánh
Chào mọi người!!! Mình đã trở lại đây JFBQ00137070104B
Tối nay chúng ta sẽ cùng ôn lại một chút lí thuyết về 2 loại chuyển động chính của chương trình THPT nhé :p
Nhớ là phải ôn đấy!!! Lần trước mọi người sai quá trời luôn :(


CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU


A. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM

I. CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU

1. Tốc độ trung bình
+ Tốc độ trung bình cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động.
${{v}_{tb}}=\frac{s}{t}$$s (m)$ là quãng đường đi được.
$t (s)$ là thời gian chuyển động.
$v_{tb} (m/s)$ là tốc độ trung bình của chuyển động.
[TBODY] [/TBODY]
2. Chuyển động thẳng đều
  • Chuyển động thẳng đều là chuyển động có quỹ đạo là đường thẳng và có tốc độ trung bình như nhau trên mọi quãng đường.
3. Quãng đường đi được trong chuyển động thẳng đều
  • Quãng đường đi được $s$ trong chuyển động thẳng đều là : $s = v_{tb}.t = v.t$
Với $v$ là vận tốc của vật
  • Trong chuyển động thẳng đều, quãng đường đi được $s$ tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động $t$.
II. PHƯƠNG TRÌNH CHUYỂN ĐỘNG VÀ ĐỒ THỊ CỦA CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU

1. Phương trình chuyển động thẳng đều
+ Phương trình chuyển động thẳng đều: $x = x_0 + s = x_0 + v.t.$

01_08ea34274a.PNG
$s (m)$ là quãng đường vật đi được trong thời gian $t$.
$x0 (m)$ là tọa độ của vật ở $t = 0$.
$x (m)$ là tọa độ của vật ở thời điểm $t$.
$v (m/s)$ là tốc độ của chuyển động.
[TBODY] [/TBODY]
2. Đồ thị của chuyển động thẳng đều
Đồ thị tọa độ – thời gian $x (t)$ là đường thẳng xiên góc tạo với trục thời gian một góc $\alpha$.
02_ebb3d15bee.PNG
Đồ thị tốc độ – thời gian $v (t)$ là đường thẳng song song với trục thời gian.
03_03d3ca225f.PNG
[TBODY] [/TBODY]
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP

Dạng 1. Xác định tốc độ, quãng đường và thời gian trong chuyển động thẳng đều.
  • Tốc độ của vật trong chuyển động thẳng đều: $v=\frac{s}{t}.$
  • Khi vật chuyển động thẳng trên các đoạn đường với tốc độ khác nhau thì tốc độ trung bình trên cả đoạn đường được xác định như sau: ${{v}_{tb}}=\frac{s}{t}=\frac{{{s}_{1}}+{{s}_{2}}+....+{{s}_{n}}}{{{t}_{1}}+{{t}_{2}}+....+{{t}_{n}}}=\frac{{{v}_{1}}.{{t}_{1}}+{{v}_{2}}.{{t}_{2}}+....+{{v}_{n}}.{{t}_{n}}}{{{t}_{1}}+{{t}_{2}}+....+{{t}_{n}}}=\frac{\sum\limits_{i=1}^{n}{{{v}_{i}}.{{t}_{i}}}}{\sum\limits_{i=1}^{n}{{{t}_{i}}}}.$
  • ($s_i, v_i, t_i$ là quãng đường, tốc độ và thời gian vật chuyển động trên đoạn đường thứ $i$).
Dạng 2. Bài toán liên quan đến phương trình của vật chuyển động thẳng đều.
  • Phương trình của vật chuyển động thẳng đều có dạng: $x={{x}_{0}}+s={{x}_{0}}+v.\left( t-{{t}_{0}} \right)$

$x_0$ là tọa độ của vật lúc bắt đầu khảo sát, $t_0$ là thời điểm bắt đầu khảo sát.
  • Nếu $x_0 = 0$: vật ở gốc tọa độ O.
  • Nếu $x_0 > 0$: vật ở phía dương của trục Ox.
  • Nếu $x_0 < 0$: vật ở phía âm của trục Ox.
$v$ là vận tốc chuyển động của vật.
  • Nếu $v > 0$: vật chuyển động theo chiều dương.
  • Nếu $v < 0$: vật chuyển động ngược chiều dương.
+ Khoảng cách giữa hai vật trong quá trình chuyển động: $\Delta x=\left| {{x}_{1}}-{{x}_{2}} \right|$
trong đó $x_1$ và $x_2$ là tọa độ của hai vật tại thời điểm cách nhau một khoảng $\Delta x$.
⇒ Khi hai vật gặp nhau: $\Delta x=\left| {{x}_{1}}-{{x}_{2}} \right|=0\,\,hay\,\,{{x}_{1}}={{x}_{2}}.$
Dạng 3. Đồ thị trong chuyển động thẳng đều.
Đồ thị tọa độ - thời gian $x (t)$ trong chuyển động thẳng đều có dạng tổng quát là đường thẳng xiên góc xuất phát từ điểm có tọa độ (${{t}_{0}},{{x}_{0}})$, tạo với trục thời gian một góc $\alpha\Rightarrow v=\tan \alpha =\frac{x-{{x}_{0}}}{t-{{t}_{0}}}.$
04_c9db6bf177.PNG

  • Nếu chọn gốc thời gian khi vật bắt đầu chuyển động thì t$_0 = 0;$
  • Nếu chọn gốc tọa độ tại điểm vật bắt đầu chuyển động thì $x_0 = 0;$
  • Vật chuyển động cùng chiều dương thì đồ thị đi lên $(v > 0)$, ngược chiều dương thì đồ thị đi xuống $(v < 0)$.
⇒ Hai đồ thị song song thì hai vật chuyển động cùng vận tốc $v_1 = v_2$.
⇒ Hai đồ thị cắt nhau thì giao điểm cho biết thời điểm và tọa độ hai vật gặp nhau.

CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU

A. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM

I. VẬN TỐC TỨC THỜI

1. Vận tốc tức thời

  • Vận tốc tức thời của một vật chuyển động tại một điểm M là đại lượng đo bằng thương số giữa quãng đướng rất nhỏ $(\Delta s)$ đi qua M và khoảng thời gian rất ngắn $(\Delta t)$ để vật đi hết quãng đường đó.
  • Biểu thức: $v=\frac{\Delta s}{\Delta t}.$
2. Vectơ vận tốc tức thời

+ Vectơ vận tốc tức thời là đại lượng đặc trưng cho chuyển động về sự nhanh, chậm và về phương chiều.
+ Khái niệm: Vectơ vận tốc tức thời của một vật tại một điểm là vectơ có gốc tại vật chuyển động, có hướng của chuyển động và có độ dài tỉ lệ với độ lớn của vận tốc tức thời theo một tỉ lệ xích nào đó.
+ Các đặc điểm của vectơ vận tốc tức thời $\vec{v}.$
  • Điểm đặt: tại tâm của vật chuyển động.
  • Hướng: là hướng của chuyển động.
  • Độ lớn (gọi là tốc độ tức thời): $v=\frac{\Delta s}{\Delta t}.$ Trong đó $\Delta s$ là độ dời của vật trong thời gian $\Delta t$.
+ Tốc kế là dụng cụ để đo tốc độ tức thời (ví dụ: tốc kế trên xe máy).
II. CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU

1. Khái niệm chuyển động thẳng biến đổi đều

Chuyển động thẳng biến đổi đều là chuyển động có quỹ đạo là đường thẳng và có tốc độ tức thời biến đổi đều theo thời gian.
  • Chuyển động thẳng nhanh dần đều có tốc độ tức thời tăng đều theo thời gian.
  • Chuyển động thẳng chậm dần đều có tốc độ tức thời giảm đều theo thời gian.
2. Vectơ gia tốc

+ Khái niệm: Vectơ gia tốc là đại lượng xác định bằng thương số giữa độ biến thiên vận tốc $\Delta \vec{v}$ và khoảng thời gian vận tốc biến thiên $\Delta t$: $\vec{a}=\frac{\vec{v}-{{\vec{v}}_{0}}}{t-{{t}_{0}}}=\frac{\Delta \vec{v}}{\Delta t}.$
+ Các đặc điểm của vectơ gia tốc $\vec{a}.$
  • Điểm đặt: tại tâm của vật chuyển động.
  • Phương: là phương của chuyển động.
Chiều: cùng chiều với chuyển động khi vật chuyển động nhanh dần
ngược chiều với chuyển động khi vật chuyển động chậm dần.
  • Độ lớn: $a=\frac{\Delta v}{\Delta t}$, đơn vị là $m/s^2$.
+ Gia tốc $\vec{a}$ của chuyển động thẳng biến đổi đều là đại lượng không đổi.
3. Các công thức của chuyển động thẳng biến đổi đều

Công thức vận tốc: $v={{v}_{0}}+at.$
Công thức tính quãng đường đi được:
$s={{v}_{0}}t+\frac{1}{2}a{{t}^{2}}.$
Phương trình chuyển động:
$x={{x}_{0}}+s={{x}_{0}}+{{v}_{0}}t+\frac{1}{2}a{{t}^{2}}.$
Công thức liên hệ giữa gia tốc, vận tốc và quãng đường đi: ${v^2} - v_0^2 = 2{\rm{as}}{\rm{.}}.$

  • Gốc thời gian được chọn sao cho $t_0 = 0.$
  • Chuyển động nhanh dần: $a.v_0 > 0.$
  • Chuyển động chậm dần: $a.v_0 < 0$
$\rightarrow v (t)$ là hàm số bậc nhất của thời gian.
$\rightarrow x (t)$ và $s (t)$ là hàm số bậc 2 của thời gian.
[TBODY] [/TBODY]
4. Đồ thị của chuyển động thẳng biến đổi đều

Đồ thị gia tốc – thời gian $a (t)$ là đường thẳng song song với trục thời gian.
01_4bf61ac579.PNG
Đồ thị vận tốc – thời gian $v (t)$ là đường thẳng xiên góc, tạo với trục thời gian một góc a.
02_b08fb32d7d.PNG
Đồ thị tọa độ – thời gian $x (t)$ là một phần đường parabol.
03_8032611dd5.PNG
[TBODY] [/TBODY]
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP

Dạng 1. Vận tốc, gia tốc và quãng đường đi trong chuyển động thẳng biến đổi đều

  • Chọn một chiều dương và xác định dấu của vận tốc
(cùng chiều dương: $v > 0$, ngược chiều dương: $v < 0$).
  • Dựa vào đặc điểm chuyển động của vật (nhanh dần đều, chậm dần đều), xác định dấu của gia tốc theo dấu của vận tốc (nhanh dần đều: $a.v > 0$, chậm dần đều: $a.v < 0$).
  • Để đơn giản bài toán nên chọn gốc thời gian sao cho $t_0 = 0$, căn cứ vào yêu cầu cụ thể của bài toán để lựa chọn công thức phù hợp: $\left\{ \begin{matrix} & v={{v}_{0}}+at. \\ & s={{v}_{0}}t+\frac{1}{2}a{{t}^{2}}. \\ & {{v}^{2}}-v_{0}^{2}=2\text{as}\text{.} \\ \end{matrix} \right.$
Dạng 2. Bài toán liên quan đến phương trình chuyển động thẳng biến đổi đều.

+ Phương trình của vật chuyển động thẳng biến đổi đều có dạng:
$x={{x}_{0}}+s={{x}_{0}}+{{v}_{0}}.\left( t-{{t}_{0}} \right)+\frac{1}{2}a.{{\left( t-{{t}_{0}} \right)}^{2}}.$
$v_0$ là vận tốc chuyển động của vật lúc bắt đầu khảo sát.
  • Vật chuyển động theo chiều dương: $v_0 > 0$.
  • Vật chuyển động ngược chiều dương: $v_0 < 0$.
$a$ là gia tốc chuyển động của vật.
  • Vật chuyển động nhanh dần đều: $a.v0 > 0$.
  • Vật chuyển động chậm dần đều: $a.v_0 < 0$.
+ Khoảng cách giữa hai vật trong quá trình chuyển động: $\Delta x=\left| {{x}_{1}}-{{x}_{2}} \right|$. Trong đó $x_1$ và $x_2$ là tọa độ của hai vật tại thời điểm $t$.
⇒ Khi hai vật gặp nhau: $\Delta x=\left| {{x}_{1}}-{{x}_{2}} \right|=0\,\,hay\,\,{{x}_{1}}={{x}_{2}}.$ hay $x_1=x_2.$
Dạng 3. Đồ thị trong chuyển động thẳng biến đổi đều.

+ Đồ thị gia tốc - thời gian $a (t).$
04_2f88b256b7.PNG

- Là đường thẳng song song với trục thời gian Ot.
- Diện tích giới hạn bởi $a = const$ và thời gian $\left( t-{{t}_{0}} \right)$ biểu diễn vận tốc tức thời tại thời điểm $t$.
+ Đồ thị vận tốc - thời gian $v (t)$.
02_b08fb32d7d.PNG

- Là đường thẳng xiên góc xuất phát từ điểm $({{t}_{0}},{{v}_{0}})$, tạo với trục thời gian một góc $\alpha \Rightarrow\tan \alpha =\frac{v-{{v}_{0}}}{t-{{t}_{0}}}.$
- Diện tích giới hạn bởi đường $v (t)$ và thời gian $(t – t_0)$ biểu diễn quãng đường vật đi được.
+ Đồ thị tọa độ - thời gian $x (t)$: là một phần đường parabol xuất phát từ điểm $({{t}_{0}},{{x}_{0}}).$

Mọi thắc mắc các bạn có thể đặt câu hỏi ngay bên dưới đây. Mình sẽ cố hết sức bình sinh để giải thích cho nhé JFBQ00168070301A

Và đừng quên chúng ta còn có [THCS] Ôn bài đêm khuya nữa nè ;)
 
Last edited:

Deathheart

Cựu TMod Vật Lí
Thành viên
18 Tháng năm 2018
1,535
2,868
411
Quảng Trị
THPT Đông Hà
Chào mọi người!!! Mình đã trở lại đây JFBQ00137070104B
Tối nay chúng ta sẽ cùng ôn lại một chút lí thuyết về 2 loại chuyển động chính của chương trình THPT nhé :p
Nhớ là phải ôn đấy!!! Lần trước mọi người sai quá trời luôn :(


CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU


A. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM

I. CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU

1. Tốc độ trung bình
+ Tốc độ trung bình cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động.
${{v}_{tb}}=\frac{s}{t}$$s (m)$ là quãng đường đi được.
$t (s)$ là thời gian chuyển động.
$v_{tb} (m/s)$ là tốc độ trung bình của chuyển động.
[TBODY] [/TBODY]
2. Chuyển động thẳng đều
  • Chuyển động thẳng đều là chuyển động có quỹ đạo là đường thẳng và có tốc độ trung bình như nhau trên mọi quãng đường.
3. Quãng đường đi được trong chuyển động thẳng đều
  • Quãng đường đi được $s$ trong chuyển động thẳng đều là : $s = v_{tb}.t = v.t$
Với $v$ là vận tốc của vật
  • Trong chuyển động thẳng đều, quãng đường đi được $s$ tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động $t$.
II. PHƯƠNG TRÌNH CHUYỂN ĐỘNG VÀ ĐỒ THỊ CỦA CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU

1. Phương trình chuyển động thẳng đều
+ Phương trình chuyển động thẳng đều: $x = x_0 + s = x_0 + v.t.$

01_08ea34274a.PNG
$s (m)$ là quãng đường vật đi được trong thời gian $t$.
$x0 (m)$ là tọa độ của vật ở $t = 0$.
$x (m)$ là tọa độ của vật ở thời điểm $t$.
$v (m/s)$ là tốc độ của chuyển động.
[TBODY] [/TBODY]
2. Đồ thị của chuyển động thẳng đều
Đồ thị tọa độ – thời gian $x (t)$ là đường thẳng xiên góc tạo với trục thời gian một góc $\alpha$.
02_ebb3d15bee.PNG
Đồ thị tốc độ – thời gian $v (t)$ là đường thẳng song song với trục thời gian.
03_03d3ca225f.PNG
[TBODY] [/TBODY]
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP

Dạng 1. Xác định tốc độ, quãng đường và thời gian trong chuyển động thẳng đều.
  • Tốc độ của vật trong chuyển động thẳng đều: $v=\frac{s}{t}.$
  • Khi vật chuyển động thẳng trên các đoạn đường với tốc độ khác nhau thì tốc độ trung bình trên cả đoạn đường được xác định như sau: ${{v}_{tb}}=\frac{s}{t}=\frac{{{s}_{1}}+{{s}_{2}}+....+{{s}_{n}}}{{{t}_{1}}+{{t}_{2}}+....+{{t}_{n}}}=\frac{{{v}_{1}}.{{t}_{1}}+{{v}_{2}}.{{t}_{2}}+....+{{v}_{n}}.{{t}_{n}}}{{{t}_{1}}+{{t}_{2}}+....+{{t}_{n}}}=\frac{\sum\limits_{i=1}^{n}{{{v}_{i}}.{{t}_{i}}}}{\sum\limits_{i=1}^{n}{{{t}_{i}}}}.$
  • ($s_i, v_i, t_i$ là quãng đường, tốc độ và thời gian vật chuyển động trên đoạn đường thứ $i$).
Dạng 2. Bài toán liên quan đến phương trình của vật chuyển động thẳng đều.
  • Phương trình của vật chuyển động thẳng đều có dạng: $x={{x}_{0}}+s={{x}_{0}}+v.\left( t-{{t}_{0}} \right)$

$x_0$ là tọa độ của vật lúc bắt đầu khảo sát, $t_0$ là thời điểm bắt đầu khảo sát.
  • Nếu $x_0 = 0$: vật ở gốc tọa độ O.
  • Nếu $x_0 > 0$: vật ở phía dương của trục Ox.
  • Nếu $x_0 < 0$: vật ở phía âm của trục Ox.
$v$ là vận tốc chuyển động của vật.
  • Nếu $v > 0$: vật chuyển động theo chiều dương.
  • Nếu $v < 0$: vật chuyển động ngược chiều dương.
+ Khoảng cách giữa hai vật trong quá trình chuyển động: $\Delta x=\left| {{x}_{1}}-{{x}_{2}} \right|$
trong đó $x_1$ và $x_2$ là tọa độ của hai vật tại thời điểm cách nhau một khoảng $\Delta x$.
⇒ Khi hai vật gặp nhau: $\Delta x=\left| {{x}_{1}}-{{x}_{2}} \right|=0\,\,hay\,\,{{x}_{1}}={{x}_{2}}.$
Dạng 3. Đồ thị trong chuyển động thẳng đều.
Đồ thị tọa độ - thời gian $x (t)$ trong chuyển động thẳng đều có dạng tổng quát là đường thẳng xiên góc xuất phát từ điểm có tọa độ (${{t}_{0}},{{x}_{0}})$, tạo với trục thời gian một góc $\alpha\Rightarrow v=\tan \alpha =\frac{x-{{x}_{0}}}{t-{{t}_{0}}}.$
04_c9db6bf177.PNG

  • Nếu chọn gốc thời gian khi vật bắt đầu chuyển động thì t$_0 = 0;$
  • Nếu chọn gốc tọa độ tại điểm vật bắt đầu chuyển động thì $x_0 = 0;$
  • Vật chuyển động cùng chiều dương thì đồ thị đi lên $(v > 0)$, ngược chiều dương thì đồ thị đi xuống $(v < 0)$.
⇒ Hai đồ thị song song thì hai vật chuyển động cùng vận tốc $v_1 = v_2$.
⇒ Hai đồ thị cắt nhau thì giao điểm cho biết thời điểm và tọa độ hai vật gặp nhau.

CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU

A. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM

I. VẬN TỐC TỨC THỜI

1. Vận tốc tức thời

  • Vận tốc tức thời của một vật chuyển động tại một điểm M là đại lượng đo bằng thương số giữa quãng đướng rất nhỏ $(\Delta s)$ đi qua M và khoảng thời gian rất ngắn $(\Delta t)$ để vật đi hết quãng đường đó.
  • Biểu thức: $v=\frac{\Delta s}{\Delta t}.$
2. Vectơ vận tốc tức thời

+ Vectơ vận tốc tức thời là đại lượng đặc trưng cho chuyển động về sự nhanh, chậm và về phương chiều.
+ Khái niệm: Vectơ vận tốc tức thời của một vật tại một điểm là vectơ có gốc tại vật chuyển động, có hướng của chuyển động và có độ dài tỉ lệ với độ lớn của vận tốc tức thời theo một tỉ lệ xích nào đó.
+ Các đặc điểm của vectơ vận tốc tức thời $\vec{v}.$
  • Điểm đặt: tại tâm của vật chuyển động.
  • Hướng: là hướng của chuyển động.
  • Độ lớn (gọi là tốc độ tức thời): $v=\frac{\Delta s}{\Delta t}.$ Trong đó $\Delta s$ là độ dời của vật trong thời gian $\Delta t$.
+ Tốc kế là dụng cụ để đo tốc độ tức thời (ví dụ: tốc kế trên xe máy).
II. CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU

1. Khái niệm chuyển động thẳng biến đổi đều

Chuyển động thẳng biến đổi đều là chuyển động có quỹ đạo là đường thẳng và có tốc độ tức thời biến đổi đều theo thời gian.
  • Chuyển động thẳng nhanh dần đều có tốc độ tức thời tăng đều theo thời gian.
  • Chuyển động thẳng chậm dần đều có tốc độ tức thời giảm đều theo thời gian.
2. Vectơ gia tốc

+ Khái niệm: Vectơ gia tốc là đại lượng xác định bằng thương số giữa độ biến thiên vận tốc $\Delta \vec{v}$ và khoảng thời gian vận tốc biến thiên $\Delta t$: $\vec{a}=\frac{\vec{v}-{{\vec{v}}_{0}}}{t-{{t}_{0}}}=\frac{\Delta \vec{v}}{\Delta t}.$
+ Các đặc điểm của vectơ gia tốc $\vec{a}.$
  • Điểm đặt: tại tâm của vật chuyển động.
  • Phương: là phương của chuyển động.
Chiều: cùng chiều với chuyển động khi vật chuyển động nhanh dần
ngược chiều với chuyển động khi vật chuyển động chậm dần.
  • Độ lớn: $a=\frac{\Delta v}{\Delta t}$, đơn vị là $m/s^2$.
+ Gia tốc $\vec{a}$ của chuyển động thẳng biến đổi đều là đại lượng không đổi.
3. Các công thức của chuyển động thẳng biến đổi đều

Công thức vận tốc: $v={{v}_{0}}+at.$
Công thức tính quãng đường đi được:
$s={{v}_{0}}t+\frac{1}{2}a{{t}^{2}}.$
Phương trình chuyển động:
$x={{x}_{0}}+s={{x}_{0}}+{{v}_{0}}t+\frac{1}{2}a{{t}^{2}}.$
Công thức liên hệ giữa gia tốc, vận tốc và quãng đường đi: ${v^2} - v_0^2 = 2{\rm{as}}{\rm{.}}.$

  • Gốc thời gian được chọn sao cho $t_0 = 0.$
  • Chuyển động nhanh dần: $a.v_0 > 0.$
  • Chuyển động chậm dần: $a.v_0 < 0$
$\rightarrow v (t)$ là hàm số bậc nhất của thời gian.
$\rightarrow x (t)$ và $s (t)$ là hàm số bậc 2 của thời gian.
[TBODY] [/TBODY]
4. Đồ thị của chuyển động thẳng biến đổi đều

Đồ thị gia tốc – thời gian $a (t)$ là đường thẳng song song với trục thời gian.
01_4bf61ac579.PNG
Đồ thị vận tốc – thời gian $v (t)$ là đường thẳng xiên góc, tạo với trục thời gian một góc a.
02_b08fb32d7d.PNG
Đồ thị tọa độ – thời gian $x (t)$ là một phần đường parabol.
03_8032611dd5.PNG
[TBODY] [/TBODY]
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP

Dạng 1. Vận tốc, gia tốc và quãng đường đi trong chuyển động thẳng biến đổi đều

  • Chọn một chiều dương và xác định dấu của vận tốc
(cùng chiều dương: $v > 0$, ngược chiều dương: $v < 0$).
  • Dựa vào đặc điểm chuyển động của vật (nhanh dần đều, chậm dần đều), xác định dấu của gia tốc theo dấu của vận tốc (nhanh dần đều: $a.v > 0$, chậm dần đều: $a.v < 0$).
  • Để đơn giản bài toán nên chọn gốc thời gian sao cho $t_0 = 0$, căn cứ vào yêu cầu cụ thể của bài toán để lựa chọn công thức phù hợp: $\left\{ \begin{matrix} & v={{v}_{0}}+at. \\ & s={{v}_{0}}t+\frac{1}{2}a{{t}^{2}}. \\ & {{v}^{2}}-v_{0}^{2}=2\text{as}\text{.} \\ \end{matrix} \right.$
Dạng 2. Bài toán liên quan đến phương trình chuyển động thẳng biến đổi đều.

+ Phương trình của vật chuyển động thẳng biến đổi đều có dạng:
$x={{x}_{0}}+s={{x}_{0}}+{{v}_{0}}.\left( t-{{t}_{0}} \right)+\frac{1}{2}a.{{\left( t-{{t}_{0}} \right)}^{2}}.$
$v_0$ là vận tốc chuyển động của vật lúc bắt đầu khảo sát.
  • Vật chuyển động theo chiều dương: $v_0 > 0$.
  • Vật chuyển động ngược chiều dương: $v_0 < 0$.
$a$ là gia tốc chuyển động của vật.
  • Vật chuyển động nhanh dần đều: $a.v0 > 0$.
  • Vật chuyển động chậm dần đều: $a.v_0 < 0$.
+ Khoảng cách giữa hai vật trong quá trình chuyển động: $\Delta x=\left| {{x}_{1}}-{{x}_{2}} \right|$. Trong đó $x_1$ và $x_2$ là tọa độ của hai vật tại thời điểm $t$.
clip_image002.wmz

⇒ Khi hai vật gặp nhau: $\Delta x=\left| {{x}_{1}}-{{x}_{2}} \right|=0\,\,hay\,\,{{x}_{1}}={{x}_{2}}.$ hay $x_1=x_2.$
Dạng 3. Đồ thị trong chuyển động thẳng biến đổi đều.

+ Đồ thị gia tốc - thời gian $a (t).$
04_2f88b256b7.PNG

- Là đường thẳng song song với trục thời gian Ot.
- Diện tích giới hạn bởi $a = const$ và thời gian $\left( t-{{t}_{0}} \right)$ biểu diễn vận tốc tức thời tại thời điểm $t$.
+ Đồ thị vận tốc - thời gian $v (t)$.
02_b08fb32d7d.PNG

- Là đường thẳng xiên góc xuất phát từ điểm $({{t}_{0}},{{v}_{0}})$, tạo với trục thời gian một góc $\alpha \Rightarrow\tan \alpha =\frac{v-{{v}_{0}}}{t-{{t}_{0}}}.$
- Diện tích giới hạn bởi đường $v (t)$ và thời gian $(t – t_0)$ biểu diễn quãng đường vật đi được.
+ Đồ thị tọa độ - thời gian $x (t)$: là một phần đường parabol xuất phát từ điểm $({{t}_{0}},{{x}_{0}}).$

Mọi thắc mắc các bạn có thể đặt câu hỏi ngay bên dưới đây. Mình sẽ cố hết sức bình sinh để giải thích cho nhé JFBQ00168070301A

Và đừng quên chúng ta còn có [THCS] Ôn bài đêm khuya nữa nè ;)
Bổ sung:Về phần chuyển động các bạn nên phân biệt giữa vận tốc và tốc độ nhé:
  • Tốc độ là một đại lượng vô hướng, chỉ đo độ lớn. Đối với điều này, vận tốc là một đại lượng vectơ đo cả độ lớn và hướng
  • Tốc độ cho thấy sự nhanh chóng của cơ thể di chuyển. Ngược lại, vận tốc thể hiện sự nhanh chóng và vị trí của vật chuyển động.
  • Vì khoảng cách không bao giờ có thể âm, tốc độ cũng không bao giờ có thể âm. Ngược lại, chuyển vị có thể dương, âm hoặc bằng 0, vận tốc có thể lấy bất kỳ giá trị nào trong ba giá trị, tùy thuộc vào điểm tham chiếu.
  • Tốc độ trung bình tính bằng quãng đường đi được chia thời gian. Vận tốc trung bình xác định bằng độ dời chia thời gian. Do đó, khi vật chuyển động trở về điểm bắt đầu, vận tốc trung bình sẽ bằng không, nhưng điều này không nằm trong trường hợp tốc độ trung bình.
 

Rau muống xào

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
10 Tháng tám 2021
2,498
1
2,617
431
21
Nghệ An
Bổ sung:Về phần chuyển động các bạn nên phân biệt giữa vận tốc và tốc độ nhé:
  • Tốc độ là một đại lượng vô hướng, chỉ đo độ lớn. Đối với điều này, vận tốc là một đại lượng vectơ đo cả độ lớn và hướng
  • Tốc độ cho thấy sự nhanh chóng của cơ thể di chuyển. Ngược lại, vận tốc thể hiện sự nhanh chóng và vị trí của vật chuyển động.
  • Vì khoảng cách không bao giờ có thể âm, tốc độ cũng không bao giờ có thể âm. Ngược lại, chuyển vị có thể dương, âm hoặc bằng 0, vận tốc có thể lấy bất kỳ giá trị nào trong ba giá trị, tùy thuộc vào điểm tham chiếu.
  • Tốc độ trung bình tính bằng quãng đường đi được chia thời gian. Vận tốc trung bình xác định bằng độ dời chia thời gian. Do đó, khi vật chuyển động trở về điểm bắt đầu, vận tốc trung bình sẽ bằng không, nhưng điều này không nằm trong trường hợp tốc độ trung bình.
tốc độ quan tâm tới quá trình, vận tốc quan tâm tới kết quả
 

trà nguyễn hữu nghĩa

Cựu Mod Vật Lí |Cây bút Thơ|Thần tượng VH
Thành viên
14 Tháng năm 2017
3,974
7,623
744
22
Phú Yên
Trường THPT Lương Văn Chánh
Chúng ta tiếp tục với một số bài tập để ôn luyện nào Yociexp108

Câu 1:
Phương trình chuyển động của một chất điểm dọc theo trục Ox có dạng: $x = 5 + 60t$ (x đo bằng km, t đo bằng giờ). Chất điểm đó xuất phát từ điểm nào và chuyển động với vận tốc là bao nhiêu?
A. Từ điểm O, với vận tốc là 5 km/h.
B. Từ điểm O, với vận tốc là 60 km/h.
C. Từ điểm M cách O 5km, với vận tốc là 5 km/h.
D. Từ điểm M cách O 5km, với vận tốc là 60 km/h.

Câu 2: Một vật chuyển động thẳng đều theo chiều dương với vận tốc $2 m/s$. Lúc $t = 2s$ thì vật có tọa độ $x = 5m$. Phương trình chuyển động của vật là:
A. $x=2t+5.$
B. $x=-2t+5.$
C. $x=2t+1.$
D. $x=-2t+1$

Câu 3: Phương trình của một vật chuyển động thẳng có dạng: $x=-3t+4(m;s).$ Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Vật chuyển động theo chiều dương trong suốt quá trình chuyển động.
B. Vật chuyển động theo chiều âm trong suốt quá trình chuyển động.
C. Vật đổi chiều chuyển động từ dương sang âm tại thời điểm $t=4/3$.
D. Vật đổi chiều chuyển động từ âm sang dương tại thời điểm $t=4/3$.

Câu 4: Một vật chuyển động thẳng không đổi chiều trên quãng đường dài 40m. Nửa quãng đường đầu vật đi hết thời gian $t_1=5s$, nửa quãng đường sau vật đi hết thời gian $t_2=2s$. Tốc độ trung bình của vật trên cả quãng đường là:
A. $7 m/s$.
B. $5,71 m/s$.
C. $2,85 m/s$.
D. $0,7 m/s$.

Lại ăn gian rồi. Không có đâu nhéJFBQ00193070413A
 

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
1.D
2.C
3.B
4.B
chúc các bạn buổi tối trung thu vui vẻ!!
Chúc mừng em đã làm đúng tất cả nha :D Chúng ta sang nội dung tiếp theo nhé! ^^

Câu 5: Một xe chuyển động thẳng không đổi chiều; 2 giờ đầu xe chạy với vận tốc trung bình là 60 km/s; 3 giờ sau xe chạy với vận tốc trung bình là 40 km/h. Vận tốc trung bình của xe trong suốt thời gian chạy là:
A. 50 km/h.
B. 48 km/h.
C. 34 km/h.
D. 44 km/h.

Câu 6: Một xe chuyển động thẳng không đổi chiều. Trong nửa thời gian đầu xe chạy với vận tốc 12 km/h; trong nửa thời gian sau xe chạy với vận tốc 18 km/h. Vận tốc trung bình của xe trong suốt thời gian chạy là:
A. 15 km/h.
B. 14,5 km/h.
C. 7,25 km/h.
D. 26 km/h.

Câu 7: Trông công thức của chuyển động thẳng nhanh dần đều $v = v_0+at$ thì:
A. $v$ luôn dương.
B. $a$ luôn dương.
C. $v$ luôn cùng dấu với $a$.
D. $v$ luôn ngược dấu với $a$.

Câu 8: Công thức nào dưới đây là công thức liên hệ giữa $v, a$ và $s$:
A. $v + v_0 = \sqrt{2as}.$
B. $v^2+v_0^2 = 2as.$
C. $v- v_0 = \sqrt{2as}.$
D. $v^2-v_0^2=2as.$
 

NGÔ TRÍ TIẾN - ĐÓM

Học sinh chăm học
Thành viên
7 Tháng chín 2020
714
1,049
146
Nghệ An
A3K101 THPT HUỲNH THÚC KHÁNG
Câu 5: Một xe chuyển động thẳng không đổi chiều; 2 giờ đầu xe chạy với vận tốc trung bình là 60 km/s; 3 giờ sau xe chạy với vận tốc trung bình là 40 km/h. Vận tốc trung bình của xe trong suốt thời gian chạy là:
A. 50 km/h.
B. 48 km/h.
C. 34 km/h.
D. 44 km/h.

Câu 6: Một xe chuyển động thẳng không đổi chiều. Trong nửa thời gian đầu xe chạy với vận tốc 12 km/h; trong nửa thời gian sau xe chạy với vận tốc 18 km/h. Vận tốc trung bình của xe trong suốt thời gian chạy là:
A. 15 km/h.
B. 14,5 km/h.
C. 7,25 km/h.
D. 26 km/h.

Câu 7: Trông công thức của chuyển động thẳng nhanh dần đều $v = v_0+at$ thì:
A. $v$ luôn dương.
B. $a$ luôn dương.
C. $v$ luôn cùng dấu với $a$.
D. $v$ luôn ngược dấu với $a$.

Câu 8: Công thức nào dưới đây là công thức liên hệ giữa $v, a$ và $s$:
A. $v + v_0 = \sqrt{2as}.$
B. $v^2+v_0^2 = 2as.$
C. $v- v_0 = \sqrt{2as}.$
D. $v^2-v_0^2=2as.$
 

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
5.B
6.A
7.C
8.D
Câu 5: Một xe chuyển động thẳng không đổi chiều; 2 giờ đầu xe chạy với vận tốc trung bình là 60 km/s; 3 giờ sau xe chạy với vận tốc trung bình là 40 km/h. Vận tốc trung bình của xe trong suốt thời gian chạy là:
A. 50 km/h.
B. 48 km/h.
C. 34 km/h.
D. 44 km/h.

Câu 6: Một xe chuyển động thẳng không đổi chiều. Trong nửa thời gian đầu xe chạy với vận tốc 12 km/h; trong nửa thời gian sau xe chạy với vận tốc 18 km/h. Vận tốc trung bình của xe trong suốt thời gian chạy là:
A. 15 km/h.
B. 14,5 km/h.
C. 7,25 km/h.
D. 26 km/h.

Câu 7: Trông công thức của chuyển động thẳng nhanh dần đều $v = v_0+at$ thì:
A. $v$ luôn dương.
B. $a$ luôn dương.
C. $v$ luôn cùng dấu với $a$.
D. $v$ luôn ngược dấu với $a$.

Câu 8: Công thức nào dưới đây là công thức liên hệ giữa $v, a$ và $s$:
A. $v + v_0 = \sqrt{2as}.$
B. $v^2+v_0^2 = 2as.$
C. $v- v_0 = \sqrt{2as}.$
D. $v^2-v_0^2=2as.$

Lại đúng rồi nè. :D Chúc mừng hai em nhé. ^6 Có vẻ bài tập hôm nay khá đơn giản ha? Chúng ta cùng đi vào phần cuối nhé!

Câu 9: Một vật chuyển động thẳng chậm dần đều với vận tốc ban đầu là $3 m/s$, gia tốc $2m/s^2$, thời điểm ban đầu ở gốc tọa độ và chuyển động ngược chiều dương của trục tọa độ thì phương trình chuyển động là:
A. $x=3t+t^2.$
B. $x=-3t-2t^2.$
C. $x=-3t+t^2.$
D. $x=-3t-t^2.$

Câu 10: Một đoàn tàu vào ga đang chuyển động với vận tốc $36 km/h$ thì hãm phanh, chuyển động chậm dần đều, sau $20s$ thì vận tốc còn $18 km/h$. Sau bao lâu kể từ khi hãm phanh thì tàu dừng lại?
A. 30s.
B. 40s.
C. 42s.
D. 50s.

Câu 11: Vật chuyển động nhanh dần đều theo chiều dương với vận tốc đầu $2m/s$ và gia tốc $4m/s^2$. Phát biểu nào sau đây đúng:
A. Vận tốc vật sau $2s$ là $8 m/s$.
B. Đường đi sau $5s$ là $60m$.
C. Vật đạt vận tốc $20 m/s$ sau $4s$.
D. Sau khi đi được $10m$, vận tốc vật là $64 m/s$.

Câu 12: Một xe máy đang chạy với tốc độ $36 km/h$ bỗng người lái xe thấy có một cái hố trước mặt cách xe $20m$. Người ấy phanh gấp và xe đến ngay trước miệng hố thì dừng lại. Gia tốc của xe lúc hãm phanh là:
A. $2,5 m/s^2$.
B. $-2,5 m/s^2$.
C. $5,09 m/s^2$.
D. $4,1 m/s^s$.

@NGÔ TRÍ TIẾN - ĐÓM @Xuân Hiếu hust :D
 

NGÔ TRÍ TIẾN - ĐÓM

Học sinh chăm học
Thành viên
7 Tháng chín 2020
714
1,049
146
Nghệ An
A3K101 THPT HUỲNH THÚC KHÁNG
Câu 9: Một vật chuyển động thẳng chậm dần đều với vận tốc ban đầu là $3 m/s$, gia tốc $2m/s^2$, thời điểm ban đầu ở gốc tọa độ và chuyển động ngược chiều dương của trục tọa độ thì phương trình chuyển động là:
A. $x=3t+t^2.$
B. $x=-3t-2t^2.$
C. $x=-3t+t^2.$
D. $x=-3t-t^2.$

Câu 10: Một đoàn tàu vào ga đang chuyển động với vận tốc $36 km/h$ thì hãm phanh, chuyển động chậm dần đều, sau $20s$ thì vận tốc còn $18 km/h$. Sau bao lâu kể từ khi hãm phanh thì tàu dừng lại?
A. 30s.
B. 40s.
C. 42s.
D. 50s.

Câu 11: Vật chuyển động nhanh dần đều theo chiều dương với vận tốc đầu $2m/s$ và gia tốc $4m/s^2$. Phát biểu nào sau đây đúng:
A. Vận tốc vật sau $2s$ là $8 m/s$.
B. Đường đi sau $5s$ là $60m$.
C. Vật đạt vận tốc $20 m/s$ sau $4s$.
D. Sau khi đi được $10m$, vận tốc vật là $64 m/s$.

Câu 12: Một xe máy đang chạy với tốc độ $36 km/h$ bỗng người lái xe thấy có một cái hố trước mặt cách xe $20m$. Người ấy phanh gấp và xe đến ngay trước miệng hố thì dừng lại. Gia tốc của xe lúc hãm phanh là:
A. $2,5 m/s^2$.
B. $-2,5 m/s^2$.
C. $5,09 m/s^2$.
D. $4,1 m/s^s$.
 
Last edited:

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
123456789101112
DCBBBACDCBBB
[TBODY] [/TBODY]
Chúc mừng các bạn đã hoàn thành xuất sắc phần bài tập ngày hôm nay nhé! Cùng đón chờ nội dung học tập chất lượng tiếp theo vào ngày mai nha :D
Chúc cả nhà ngủ ngon!:MIM41
 

Tên để làm gì

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
13 Tháng bảy 2017
3,419
3
4,467
644
21
Bình Định
THPT Chuyên Lê Quý Đôn
Hé lu cả nhà, tới giờ ôn bài rồi hihi. Vào xem ngay bài mới thôi nào ~~

VẬT LÍ 11 - CHƯƠNG 1 - BÀI 2: ĐIỆN TRƯỜNG VÀ CƯỜNG ĐỘ ĐIỆN TRƯỜNG. ĐƯỜNG SỨC ĐIỆN
BÀI 2: ĐIỆN TRƯỜNG VÀ CƯỜNG ĐỘ ĐIỆN TRƯỜNG. ĐƯỜNG SỨC ĐIỆN

A. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM

1. Điện trường


  • Điện trường là một dạng vật chất (môi trường) bao xung quanh điện tích và gắn liền với điện tích. Điện trường tác dụng lực điện lên các điện tích khác trong nó.
  • Chú ý: Điện trường là môi trường truyền tương tác điện.
2. Cường độ điện trường

  • Cường độ điện trường là một đại lượng vật lí đặc trưng cho điện trường về phương diện tác dụng lực, kí hiệu [tex]\vec{E}[/tex]
3. Cường độ điện trường do một điện tích điểm gây ra
VL_11_1_300_28727f2133 (1).jpg
Cường độ điện trường do một điện tích điểm Q gây ra tại một điểm M cách Q một đoạn r là đại lượng vectơ có các đặc điểm sau:
  • Điểm đặt tại M.
  • Phương trùng với đường nối giữa điện tích Q và điểm M.
  • Chiều phụ thuộc dấu của Q.
Nếu Q > 0 thì [tex]\vec{E}[/tex] hướng ra xa Q
Nếu Q < 0 thì [tex]\vec{E}[/tex] hướng lại gần Q​
Độ lớn của E: [tex]E_{M} = \frac{k|Q|}{\varepsilon . r^{2}}[/tex] , đơn vị Vôn/mét (V/m)​
Chú ý 1: Tại một điểm M xác định thì [tex]\vec{E_{M}}[/tex] có phương, chiều, độ lớn được xác định như trên. Khi ta đặt thêm một điện tích thử q tại M, thì q sẽ chịu tác dụng một lực [tex]\vec{F} = q. \vec{E_{M}}[/tex]
Chiều của lực F tùy thuộc vào dấu của q.

Nếu q >0 thì [tex]\vec{F}[/tex] cùng chiều với [tex]\vec{E_{M}}[/tex]
Nếu q <0 thì [tex]\vec{F}[/tex] ngược chiều với [tex]\vec{E_{M}}[/tex]​
Độ lớn của F = |q|. E​
Chú ý 2: Tuy có biểu thức liên hệ nhưng E không phụ thuộc vào F và Q, mà phụ thuộc vào công thức gốc [tex]E_{M} = \frac{k|Q|}{\varepsilon . r^{2}}[/tex]

4. Nguyên lí chồng chất điện trường

Các điện trường [tex]\vec{E_{1}}[/tex] , [tex]\vec{E_{2}}[/tex] đồng thời tác dụng lực điện lên điện tích q một cách độc lập với nhau và điện tích q chịu tác dụng của điện trường tổng hợp [tex]\vec{E}[/tex] = [tex]\vec{E_{1}}[/tex] + [tex]\vec{E_{2}}[/tex]
Các vectơ cường độ điện trường tại một điểm được tổng hợp theo quy tắc hình bình hành.
VL_11_1_301_JPG_b6981bfa21.png
5. Đường sức điện
+ Đường sức điện là đường mà tiếp tuyến tại mỗi điểm của nó là giá của vectơ cường độ điện trường tại điểm đó.
VL_11_1_302_19a85761bb.jpg
Các đặc điểm của đường sức điện
small_VL_11_1_303_844bf14bd9.png

  • Qua mỗi điểm trong điện trường có một và chỉ một đường sức điện mà thôi.
  • Đường sức điện là những đường có hướng. Hướng của đường sức điện tại một điểm là hướng của vectơ cường độ điện trường tại điểm đó.
  • Đường sức điện của điện trường tĩnh điện là đường không khép kín. Nó đi ra điện tích dương và kết thúc ở điện tích âm.
  • Tuy các đường sức từ là dày đặc nhưng người ta chỉ vẽ một số ít đường theo quy tắc sau : Số đường sức đi qua một điện tích nhất định đặt vuông góc với đường sức điện tại điểm mà ta xét thì tỉ lệ với cường độ điện trường tại điểm đó.
6. Điện trường đều

  • Điện trường đều là điện trường ở đó vectơ cường độ điện trường tại mọi điểm là như nhau (cùng phương, cùng chiều và cùng độ lớn); đường sức điện là những đường thẳng song song, cách đều.
  • Điện trường trong một điện môi đồng chất nằm ở giữa hai bản kim loại phẳng đặt song song với nhau và điện tích bằng nhau, trái dấu là một điện trường đều.
VL_11_1_304_JPG_da9615162f.png
II. Các dạng bài tập:
Dạng 1: Bài toán liên quan đến điện trường của một điện tích
Dạng 2: Điện trường do nhiều điện tích điểm gây ra.
Dạng 3: Cường độ điện trường triệt tiêu

Mọi thắc mắc các bạn có thể hỏi ngay bên dưới này nhé ^^
Ghé qua [THCS] Ôn bài đêm khuya để có thể thêm nhiều chia sẻ bổ ích nè :D:D
 
Last edited:

Tên để làm gì

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
13 Tháng bảy 2017
3,419
3
4,467
644
21
Bình Định
THPT Chuyên Lê Quý Đôn
Bài tập đến rồi đâyyyy

B. BÀI TẬP
Bài 1: Một e di chuyển đoạn đường 1 cm, dọc theo một đường sức điện dưới tác dụng của một lực điện trong điện trường đều có cường độ điện trường 1000V/m. Tính công của lực điện

Bài 2:
Đại lượng nào dưới đây không liên quan đến cường độ điện trường của một điện tích điểm Q tại một điểm ?
A. Điện tích Q B. Điện tích thử q.
C. Khoảng cách từ r đến Q và q. D. Hằng số điện môi của môi trường.


Bài 3
Đơn vị nào sau đây là đơn vị đo cường độ điện trường?
A. Niutơn. B. Cu-lông. C. Vôn nhân mét. D. Vôn trên mét.


Bài 4:
Một e được thả không vận tốc đầu ở sát bàn âm, trong điện trường đều ở giữa hai bàn kim loại phẳng, điện tích trái dấu. Cường độ điện trường giữa hai bản là 1000 V/m , khoảng cách giữa hai bản là 1 cm. Tính động năng của e khi nó đập vào bản dương.


Bài 5: Chi hai điện tích q1 = 4.[tex]10^{-10}[/tex] C và q2 cùng độ lớn nhưng trái dấu đặt tại A,B trong không khí biết AB = 10 cm. Xác định veto cường độ điện trường tại
a) Trung điểm AB
b) M biết MA = MB = 10cm



Có thắc mắc gì mọi người cứ hỏi nhé ^^
Cả nhà tham khảo thêm tại topic [THCS] Ôn bài đêm khuya
 

Elishuchi

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
13 Tháng mười 2015
2,240
2,921
479
Thanh Hoá
github.com
Thanh Hóa
✎﹏ ๖ۣۜTHPT❄๖ۣۜTriệu❄๖ۣۜSơn❄④ღ
Bài 2:
Đại lượng nào dưới đây không liên quan đến cường độ điện trường của một điện tích điểm Q tại một điểm ?
A. Điện tích Q B. Điện tích thử q.
C. Khoảng cách từ r đến Q và q. D. Hằng số điện môi của môi trường.


Bài 3
Đơn vị nào sau đây là đơn vị đo cường độ điện trường?
A. Niutơn. B. Cu-lông. C. Vôn nhân mét. D. Vôn trên mét.
 
Top Bottom