Vật lí [THPT] Ôn bài đêm khuya

Tên để làm gì

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
13 Tháng bảy 2017
3,419
3
4,467
644
21
Bình Định
THPT Chuyên Lê Quý Đôn
Bài 2:
Đại lượng nào dưới đây không liên quan đến cường độ điện trường của một điện tích điểm Q tại một điểm ?
A. Điện tích Q B. Điện tích thử q.
C. Khoảng cách từ r đến Q và q. D. Hằng số điện môi của môi trường.


Bài 3
Đơn vị nào sau đây là đơn vị đo cường độ điện trường?
A. Niutơn. B. Cu-lông. C. Vôn nhân mét. D. Vôn trên mét.
đáp án chị sẽ công bố vào khuya đêm nay nhooo, chị vẫn dang chờ những kết quả của các bài còn lại nè ^^
Những bạn khác thì sao nhỉ? Có thể hoàn thành những bài tập này ngay được hong ta :p
 

Tên để làm gì

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
13 Tháng bảy 2017
3,419
3
4,467
644
21
Bình Định
THPT Chuyên Lê Quý Đôn

C. LỜI GIẢI BÀI TẬP

Bài 1:
Bài giải:
e di chuyển ngược chiều cường độ
Ta có A = q.E.d.cos[tex]\alpha[/tex]
Với [tex]\alpha[/tex] = 180 độ
=> A

Bài 2:
Đại lượng nào dưới đây không liên quan đến cường độ điện trường của một điện tích điểm Q tại một điểm ?
A. Điện tích Q B. Điện tích thử q.
C. Khoảng cách từ r đến Q và q. D. Hằng số điện môi của môi trường.
Lời giải: Chọn B.

Bài 3
Đơn vị nào sau đây là đơn vị đo cường độ điện trường?
A. Niutơn. B. Cu-lông. C. Vôn nhân mét. D. Vôn trên mét.
Lời giải: Chọn D.

Bài 4:
Lời giải:
e bị bản âm đẩy và bản dương hút nên bay từ bản âm về bản dương và lực điện sinh công dương
Điện trường giữa hai bản là điện trường đều E. Công của lực điện bằng đọ tăng động năng của e:
W = q.E.d

Bài 5:










 

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
Xin chào cả nhà, tiếp tục chuỗi ôn bài đêm khuya THPT, nay chị đã trở lại với lý 12 rồi nè :Tonton9 Chúng ta cùng xem kiến thức hôm nay có gì hay nhé ^^

ÔN BÀI ĐÊM KHUYA
Lớp 12: Chương 1- Part 2: Con lắc lò xo
I. Tóm tắt lý thuyết
1, Chu kì, tần số, tần số góc
+ Tần số góc, chu kì, tần số: [tex]\omega =\sqrt{\frac{k}{m}},T=\frac{2\pi }{\omega },f=\frac{1}{T}=\frac{\omega }{2\pi }[/tex]
+ Đối với lon lắc lò xo treo thẳng đứng: [tex]\omega=\sqrt{\frac{k}{m}}=\sqrt{\frac{g}{\Delta l}}[/tex] với [tex]\Delta l=\frac{mg}{k}[/tex] là độ biến dạng tại VTCB
+ Cùng một độ cứng $k$ và $T_1,T_2$ lần lượt là chu kì ứng với các vật có khối lượng $m_1,m_2$
  • Ứng với khối lượng $m'=m_1+m_2$ : [tex]T'^2=T_1^2+T_2^2[/tex]
  • Ứng với khối lượng $m'=m_1-m_2$ : [tex]T'^2=T_1^2-T_2^2[/tex]
+ Cắt, ghép lò xo:
  • Độ cứng lò xo của hệ lò xo ghép nối tiếp: [tex]\frac{1}{k}=\frac{1}{k_1}+\frac{1}{k_2}[/tex]
  • Độ cứng lò xo của hệ lò xo ghép song song: [tex]k=k_1+k_2[/tex]
Cách chứng minh các em suy nghĩ nhé! Nếu không biết thì cứ thắc mắc nhé :D
2, Lực kéo về
* Lực kéo về luôn hướng về vị trí cân bằng, tác dụng vào vật gây ra gia tốc làm cho vật dao động điều hòa có độ lớn tỉ lệ nghịch với li độ.
Công thức tính: [tex]F=-kx[/tex]
Trong đó:
  • x là li độ vật (m)
  • k là độ cứng lò xo (N/m)
  • Dấu (-) chỉ rằng lực $F$ có hướng ngược với biến dạng của lò xo, nghĩa là F luôn hướng về vị trí cân bằng.
3, Năng động dao động điều hòa của con lắc lò xo:
+ Thế năng: [tex]W_t=\frac{1}{2}kx^2[/tex]
+ Động năng: [tex]W_d=\frac{1}{2}mv^2[/tex]
+ Cơ năng: [tex]W=W_t+W_d=\frac{1}{2}kA^2=const[/tex]
*Nhận xét:
  • Cơ năng bảo toàn và tỉ lệ với bình phương biên độ
  • Dao động điều hòa với tần số góc là [tex]\omega[/tex], tần số $f$, chu kì $T$ thì [tex]W_t, W_d[/tex] biến thiên với tần số góc [tex]2\omega[/tex] , chu kì $T/2$
  • Khoảng thời gian giữa 2 lần liên tiếp [tex]W_t=W_d[/tex] là $T/4$
  • [tex]W_d, W_t[/tex] biến thiên ngược pha nhau
*Lưu ý:
+ Tại vị trí có: [tex]W_d=nW_t;W=W_t+W_d=(n+1)W_t\Rightarrow x=\pm \frac{A}{\sqrt{n+1}}[/tex]
+ Tại vị trí: [tex]x=\pm \frac{A}{n}\Rightarrow \frac{W_d}{W_t}=\frac{W-W_t}{W_t}=(\frac{A}{x})^2-1=n^2-1[/tex]

Hẹn gặp lại cả nhà lên bài tập áp dụng vào ngày mai nha! ^^ Đừng quên ghé qua [THCS] Ôn bài đêm khuya nhé :Tonton21
 

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
He lu mọi người :MIM16 Cuối tuần vui vẻ nha :D Muốn khoe với mọi người là box chị mới cập nhật 1 chiếc banner siêu cute cho topic ôn bài của chúng ta rồi nè, tèn tennnn :MIM20 Sịn sò không nào? Còn chần chừ gì nữa, mau vào ôn bài thôi :D

obdk.png

Phần bài tập ngày hôm nay :D


Câu 1: Con lắc lò xo ngang dao động điều hoà, vận tốc của vật bằng không khi vật chuyển động qua
A. vị trí cân bằng.
B. vị trí vật có li độ cực đại.
C. vị trí mà lò xo không bị biến dạng.
D. vị trí mà lực đàn hồi của lò xo bằng không.

Câu 2: Trong dao động điều hoà của con lắc lò xo, phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Lực kéo về phụ thuộc vào độ cứng của lò xo.
B. Lực kéo về phụ thuộc vào khối lượng của vật nặng.
C. Gia tốc của vật phụ thuộc vào khối lượng của vật.
D. Tần số góc của vật phụ thuộc vào khối lượng của vật.

Câu 3: Con lắc lò xo dao động điều hoà, khi tăng khối lượng của vật lên 4 lần thì tần số dao động của vật
A. tăng lên 4 lần.
B. giảm đi 4 lần.
C. tăng lên 2 lần.
D. giảm đi 2 lần.
 
  • Like
Reactions: Tên để làm gì

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
1.B
2.C
3.C
Xem lại nào em ơi :D Chị thấy đáp án chưa có sai sót rồi nè :p Trong lúc Hiếu suy nghĩ chúng ta lên phần bài tiếp theo nhé :>>

Câu 4: Con lắc lò xo ngang dao động với biên độ A = 8 cm, chu kỳ T = 0,5s, khối lượng của vật là m = 0,4 kg. Lấy [tex]\pi ^2=10m/s^2[/tex] . Giá trị cực đại của lực đàn hồi tác dụng vào vật là
A. [tex]F_{max}=512N[/tex]
B. [tex]F_{max}=5,12N[/tex]
C. [tex]F_{max}=256N[/tex]
D. [tex]F_{max}=2,56N[/tex]

Câu 5: Một con lắc lò xo gồm vật nặng khối lượng 0,4 kg gắn vào đầu lò xo có độ cứng 40 N/m. Người ta kéo quả nặng ra khỏi VTCB một đoạn 4 cm rồi thả nhẹ cho nó dao động. Phương trình dao động của vật nặng là:
A. [tex]x=4cos(10t)(cm)[/tex]
B. [tex]x=4cos(10t-\frac{\pi }{2})(cm)[/tex]
C. [tex]x=4cos(10\pi t )(cm)[/tex]
D. [tex]x=4cos(10t-\frac{\pi }{2})(cm)[/tex]

Câu 6: Một con lắc lò xo gồm vật nặng khối lượng 0,4 kg gắn vào đầu lò xo có độ cứng 40 N/m. Người ta kéo quả nặng ra khỏi VTCB một đoạn 4 cm rồi thả nhẹ cho nó dao động. Vận tốc cực đại của vật nặng là?
A, [tex]v_{max}=160(cm/s)[/tex]
B, [tex]v_{max}=80(cm/s)[/tex]
C, [tex]v_{max}=40(cm/s)[/tex]
D, [tex]v_{max}=20(cm/s)[/tex]
 
  • Like
Reactions: Rau muống xào

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
3.D
4.B
5.A
6.C
Đúng hết rồi em nhé. Chúc mừng em nè :Tonton6 Chúng ta cùng đến với những câu cuối cùng nha!

Câu 7: Khi gắn quả nặng $m_1$ vào một lò xo, nó dao động với chu kỳ $T_1 = 1,2s$. Khi gắn quả nặng $m_2$ vào một lò xo, nó dao động với chu kỳ $T_2 = 1,6s$. Khi gắn đồng thời $m_1$ và $m_2$ vào lò xo đó thì chu kỳ dao động của chúng là
A. T = 1,4s
B. T = 2,0s
C. T = 2,8s
D. T = 4,0s

Câu 8: Khi mắc vật m vào lò xo $k_1$ thì vật m dao động với chu kỳ $T_1 = 0,6s$, khi mắc vật m vào lò xo $k_2$ thì vật m dao động với chu kỳ $T_2 = 0,8s$. Khi mắc vật m vào hệ hai lò xo $k_1$ song song với $k_2$ thì chu kỳ dao động của m là
A. T = 0,48s
B. T = 0,70s
C. T = 1,00s
D. T = 1,40s

Câu 9: Một con lắc lò xo thẳng đứng, đầu dưới treo vật m dao động theo phương thẳng đứng trùng với trục của lò xo với phương trình [tex]x=2cos(\omega t)(cm)[/tex] (gốc tọa độ tại vị trí cân bằng) Biết tại vị trí cân bằng lò xo dãn một đoạn lớn hơn 2 cm. Tỉ số giữa lực cực đại và cực tiểu tác dụng vào điểm treo trong quá trình dao động là 3. Lấy gia tốc trọng trường [tex]g=\pi ^2=10m/s^2[/tex] . Tần số góc dao động của vật là:
A. [tex]5 rad/s[/tex]
B. [tex]10\pi rad/s[/tex]
C. [tex]2,5\pi rad/s[/tex]
D. [tex]5\pi rad/s[/tex]
 

Serein Vans

Học sinh chăm học
Thành viên
2 Tháng ba 2019
507
1,160
146
Thanh Hóa
Huhuhongbietdouu
Đúng hết rồi em nhé. Chúc mừng em nè :Tonton6 Chúng ta cùng đến với những câu cuối cùng nha!

Câu 7: Khi gắn quả nặng $m_1$ vào một lò xo, nó dao động với chu kỳ $T_1 = 1,2s$. Khi gắn quả nặng $m_2$ vào một lò xo, nó dao động với chu kỳ $T_2 = 1,6s$. Khi gắn đồng thời $m_1$ và $m_2$ vào lò xo đó thì chu kỳ dao động của chúng là
A. T = 1,4s
B. T = 2,0s
C. T = 2,8s
D. T = 4,0s

Câu 8: Khi mắc vật m vào lò xo $k_1$ thì vật m dao động với chu kỳ $T_1 = 0,6s$, khi mắc vật m vào lò xo $k_2$ thì vật m dao động với chu kỳ $T_2 = 0,8s$. Khi mắc vật m vào hệ hai lò xo $k_1$ song song với $k_2$ thì chu kỳ dao động của m là
A. T = 0,48s
B. T = 0,70s
C. T = 1,00s
D. T = 1,40s

Câu 9: Một con lắc lò xo thẳng đứng, đầu dưới treo vật m dao động theo phương thẳng đứng trùng với trục của lò xo với phương trình [tex]x=2cos(\omega t)(cm)[/tex] (gốc tọa độ tại vị trí cân bằng) Biết tại vị trí cân bằng lò xo dãn một đoạn lớn hơn 2 cm. Tỉ số giữa lực cực đại và cực tiểu tác dụng vào điểm treo trong quá trình dao động là 3. Lấy gia tốc trọng trường [tex]g=\pi ^2=10m/s^2[/tex] . Tần số góc dao động của vật là:
A. [tex]5 rad/s[/tex]
B. [tex]10\pi rad/s[/tex]
C. [tex]2,5\pi rad/s[/tex]
D. [tex]5\pi rad/s[/tex]
Đáp án ạ (ㆁωㆁ)
7b 8a 9d
E2402E0D-7777-4D4E-8344-A22D336CF847.jpeg
 

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
Chúc mừng các bạn đã hoàn thành xuất sắc phần bài tập ngày hôm nay nhé! Cùng đón chờ nội dung học tập chất lượng tiếp theo vào thời gian tới nhé! :D
Chúc cả nhà ngủ ngon!:MIM41
ĐÁP ÁN
123456789
BBDBACBAD
[TBODY] [/TBODY]
 
  • Like
Reactions: Serein Vans

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3

THÔNG BÁO: BQT box Vật Lí sẽ dừng hoạt động topic ôn bài đêm khuya ở 2 khối THCS và THPT hết tuần này! Rất cảm ơn các bạn đã đồng hành và ủng hộ box suốt thời gian vừa qua. Chúc cả nhà có 1 buổi tối vui vẻ bên HMF nhé!
Đừng quên ủng hộ box tại:
Tạp chí "Vật Lí HMF" - Số 1
[HOT] Ôn thi THPTQG năm 2022 môn Vật Lí - Phần bài tập
[HOT] Ôn thi THPTQG năm 2022 môn Vật Lí - Phần lý thuyết

Hẹn gặp mọi người vào 20h30 ngày 04/10/2021 :D
 

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
Chào cả nhà, vậy là 1 tuần đã trôi qua, tuần mới lại bắt đầu :D
Chúc cả nhà tuần mới vui vẻ, tràn đầy năng lượng tích cực, học tập và làm việc hiệu quả nhé. :Tonton9
Tháng 10 này hứa hẹn box lý sẽ BÙNG NỔ, THẬT BÙNG NỔ và BÙNG NỔ HƠN NỮA nên cả nhà đón chờ nha! ^^
Dưới đây là lịch đăng bài của hoạt động ÔN BÀI ĐÊM KHUYA tuần này, mọi người theo dõi ủng hộ, trao đổi sôi nổi hơn nữa nè :Tonton1
Screenshot 2021-10-04 152719.png
 
  • Like
Reactions: Tên để làm gì

trà nguyễn hữu nghĩa

Cựu Mod Vật Lí |Cây bút Thơ|Thần tượng VH
Thành viên
14 Tháng năm 2017
3,974
7,623
744
22
Phú Yên
Trường THPT Lương Văn Chánh
Đã bao lâu rồi kể từ lần cuối chúng ta gặp nhau mọi người nhỉ? Không biết có ai nhớ series Ôn bài đêm khuya không nè :p
Bây giờ chúng ta sẽ tiếp tục một chút lý thuyết mới nhé ;)

SỰ RƠI TỰ DO

A. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM

1. Sự rơi của các vật trong không khí
  • Trong không khí các vật rơi nhanh, chậm khác nhau là do lực cản.
  • Nếu loại bỏ được lực cản thì các vật rơi như nhau.
2. Sự rơi tự do
  • Sự rơi tự do là sự rơi chỉ dưới tác dụng của trọng lực.
  • Đặc điểm của chuyển động rơi tự do.
    • Phương: thẳng đứng
    • Chiều: từ trên xuống dưới
    • Tính chất chuyển động: thẳng nhanh dần đều với gia tốc rơi tự do $\vec{g}.$
  • Vật rơi trong không khí được coi là rơi tự do khi lực cản của không khí rất nhỏ so với trọng lực tác dụng lên vật.
  • Công thức tính vận tốc: $v = g.t$ (vật rơi tự do không vận tốc đầu).
  • Công thức tính quãng đường đi: $s=\frac{1}{2}g{{t}^{2}}$

3. Gia tốc rơi tự do
  • Tại một nơi nhất định trên Trái Đất và ở gần mặt đất, mọi vật đều rơi tự do với cùng một gia tốc g.
  • Gia tốc rơi tự do ở các vĩ độ khác nhau trên Trái đất thì khác nhau.
  • Người ta thường lấy $g \approx 9,8 m/s^2$ hoặc $g \approx 10 m/s^2.$
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP

Dạng 1. Thời gian rơi, quãng đường và vận tốc trong chuyển động rơi tự do.
Cho vật rơi tự do không có vận tốc đầu (thả nhẹ cho rơi) từ độ cao h.
  • Công thức tính vận tốc: $v = gt$.
  • Quãng đường đi được của vật: $s=\frac{g{{t}^{2}}}{2}.$
  • Vận tốc của vật lúc chạm đất: $v=\sqrt{2gs}.$

Dạng 2. Phương trình chuyển động và phương trình vận tốc của vật rơi tự do.
Chọn trục Oy, gốc tọa độ O, chiều dương và gốc thời gian sao cho việc tính toán là đơn giản nhất.
  • Phương trình chuyển động của vật rơi tự do: $y={{y}_{0}}+\frac{1}{2}g{{(t-{{t}_{0}})}^{2}}.$
  • Phương trình vận tốc: $v=g(t-{{t}_{0}}).$
  • Khoảng cách giữa hai vật trong quá trình rơi: $\Delta y=\left| {{y}_{1}}-{{y}_{2}} \right|$ trong đó $y_1$ và $y_2$ là tọa độ của hai vật tại thời điểm cách nhau một khoảng $\Delta y.$
$\Rightarrow$ Khi hai vật gặp nhau: $\Delta y=\left| {{y}_{1}}-{{y}_{2}} \right|=0$ hay ${{y}_{1}}={{y}_{2}}$.

Dạng 3. Chuyển động của vật bị ném theo phương thẳng đứng.
Ném một vật với vận tốc ${{\vec{v}}_{0}}$ theo phương thẳng đứng.
  • Sử dụng các công thức của chuyển động thẳng biến đổi đều: $\left\{ \begin{matrix} & v={{v}_{0}}+at \\ & s={{v}_{0}}t+\frac{1}{2}a{{t}^{2}} \\ & {{v}^{2}}-v_{0}^{2}=2\text{as} \\ \end{matrix} \right.$
  • Nếu chọn chiều dương là chiều chuyển động của vật bị ném thì $v_0 > 0$.
    • Ném vật thẳng đứng lên: vật chuyển động chậm dần đều với gia tốc $a = - g$.
    • Ném vật thẳng xuống dưới: vật chuyển động nhanh dần đều với gia tốc $a = g$.
Xem chi tiết tại đây

-----------------------------------------------------------------------------------​

CHUYỂN ĐỘNG TRÒN ĐỀU

A. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM

1. Chuyển động tròn
  • Chuyển động tròn đều là chuyển động có quỹ đạo là một đường tròn.
  • Tốc độ trung bình trong chuyển động tròn
  • Tốc độ trung bình = Độ dài cung tròn mà vật đi được / Thời gian chuyển động.

2. Chuyển động tròn đều

  • Định nghĩa: Chuyển động tròn đều là chuyển động có quỹ đạo là đường tròn và có tốc độ trung bình trên mọi cung tròn là như nhau.

3. Vận tốc của chuyển động tròn đều

  • Tốc độ dài: là đại lượng đặc trưng cho sự nhanh chậm của chuyển động tròn đều.
  • Công thức: $v=\frac{\Delta s}{\Delta t}$ trong đó $\Delta s$ là độ dài cung tròn vật đi được trong thời gian $\Delta t$.
  • Vectơ vận tốc $\vec{v}$ trong chuyển động tròn đều có các đặc điểm sau:
    • 186894

    • Điểm đặt: tại điểm xét.
    • Hướng: phương tiếp tuyến với quỹ đạo tại điểm xét, chiều là chiều chuyển động.
    • Độ lớn (tốc độ dài): $v=\frac{\Delta s}{\Delta t}$⋅
$\Rightarrow$ Trong chuyển động tròn đều, tốc độ dài của vật không đổi.

4. Tốc độ góc, chu kì, tần số trong chuyển động tròn đều
  • Tốc độ góc ($\omega$): là đại lượng đo bằng thương số giữa góc mà bán kính OM quét được trong một đơn vị thời gian. Tốc độ góc của chuyển động tròn đều là đại lượng không đổi.
  • Công thức: $\omega =\frac{\Delta \alpha }{\Delta t}$, đơn vị: rađian trên giây (kí hiệu: rad/s).
  • $\Rightarrow$ Mối liên hệ giữa tốc độ dài, và tốc độ góc: $v=\frac{\Delta s}{\Delta t}=r.\frac{\Delta \alpha }{\Delta t}\Rightarrow v=r.\omega$.
  • Chu kì (T): là thời gian chất điểm đi được một vòng.
  • Công thức: $T=\frac{2\pi }{\omega }$, đơn vị: giây (kí hiệu: s).
  • Tần số (f): là số vòng vật đi được trong 1 giây.
  • Công thức: $f=\frac{1}{T}$, đơn vị: vòng trên giây hoặc Héc (kí hiệu: Hz).

5. Gia tốc hướng tâm.

Định nghĩa: Vectơ gia tốc trong chuyển động tròn đều luôn vuông góc với vectơ vận tốc và hướng vào tâm quỹ đạo. Nó đặc trưng cho sự biến đổi về hướng của vectơ vận tốc và được gọi là gia tốc hướng tâm.
Công thức độ lớn gia tốc hướng tâm: ${{a}_{ht}}=\frac{{{v}^{2}}}{r}=r.{{\omega }^{2}}.$
View attachment 186895
[TBODY] [/TBODY]
$\Rightarrow$ Gia tốc hướng tâm của chuyển động tròn đều chỉ có tác dụng làm thay đổi hướng của vận tốc chứ không làm thay đổi độ lớn vận tốc của vật.

B. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP

Dạng 1. Chu kì, tần số và tốc độ góc của vật chuyển động tròn đều.
  • Tốc độ góc: $\omega =\frac{\Delta \alpha }{\Delta t}$
  • trong đó $\Delta \alpha$ là góc mà bán kính nối từ tâm đến vật quét được trong thời gian $\Delta t$.
  • Chu kì: $T=\frac{2\pi }{\omega }=\frac{\Delta t}{N}$, trong đó N là số vòng vật chuyển động trong thời gian $\Delta t$.
$\Rightarrow$ Tần số: $f=\frac{1}{T}=\frac{\omega }{2\pi }=\frac{N}{\Delta t}$ (đơn vị: Hz).
$\Rightarrow$ Mối liên hệ giữa các đại lượng $T, f$ và $\omega:$ $\omega =\frac{2\pi }{T}=2\pi f$.

Dạng 2. Vận tốc, gia tốc của vật chuyển động tròn đều.
  • Tốc độ dài của vật chuyển động tròn: $v=\frac{s}{t}\xrightarrow{s\,=\,r.\varphi }v=\frac{r.\varphi }{t}=\omega .r$
  • Gia tốc hướng tâm của vật chuyển động tròn đều: ${{a}_{ht}}=\frac{{{v}^{2}}}{r}=r.{{\omega }^{2}}.$
Chú ý: Cần phân biệt tốc độ dài v và vận tốc dài $\vec{v}$, tốc độ dài $v$ và tốc độ góc $\omega$, đường đi $s$ (cung tròn) và góc quay $\varphi$.

Xem chi tiết tại đây
 

trà nguyễn hữu nghĩa

Cựu Mod Vật Lí |Cây bút Thơ|Thần tượng VH
Thành viên
14 Tháng năm 2017
3,974
7,623
744
22
Phú Yên
Trường THPT Lương Văn Chánh
Tiếp tục với một số câu hỏi "dễ dễ" nhé :D

1) Công thức liên hệ giữa vận tốc ném lên theo phương thẳng đứng và độ cao cực đại vật đạt được là
A. $v_0^2 = gh$
B. $v_0^2 = 2gh$
C. $v_0 = gh$
D. $v_0 = 2gh$

2) Chọn câu sai
A. Khi rơi tự do, mọi vật chuyển động hoàn toàn như nhau
B. Vật rơi tự do không chịu sức cản của không khí
C. Chuyển động của người nhảy dù là rơi tự do
D. Mọi vật chuyển động gần mặt đất đều chịu gia tốc rơi tự do

3) Một vật rơi tự do không vận tốc đầu từ 5m xuống. Vận tốc của nó khi chạm đất là
A. $v = 8,899 m/s$
B. $v = 10m/s$
C. $v = 5m/s$
D. $v = 2m/s$

4) Một vật được thả từ trên máy bay ở độ cao 80m. Cho rằng vật rơi tự do với $g = 10m/s^2$. Thời gian rơi là
A. $t = 4,04s$
B. $t = 8,00s$
C. $t = 4,00s$
D. $t = 2,86s$

Chúc các bạn giải vui vẻ nhé ;)

Đừng có mà chưa giải đã bấm xem đáp án Yociexp73Yociexp73Yociexp73
 

Nguyễn Linh_2006

Cựu Mod Hóa
Thành viên
23 Tháng sáu 2018
4,076
12,759
951
Nam Định
THPT chuyên Lê Hồng Phong
Tiếp tục với một số câu hỏi "dễ dễ" nhé :D

1) Công thức liên hệ giữa vận tốc ném lên theo phương thẳng đứng và độ cao cực đại vật đạt được là
A. $v_0^2 = gh$
B. $v_0^2 = 2gh$
C. $v_0 = gh$
D. $v_0 = 2gh$

2) Chọn câu sai
A. Khi rơi tự do, mọi vật chuyển động hoàn toàn như nhau
B. Vật rơi tự do không chịu sức cản của không khí
C. Chuyển động của người nhảy dù là rơi tự do
D. Mọi vật chuyển động gần mặt đất đều chịu gia tốc rơi tự do

3) Một vật rơi tự do không vận tốc đầu từ 5m xuống. Vận tốc của nó khi chạm đất là
A. $v = 8,899 m/s$
B. $v = 10m/s$
C. $v = 5m/s$
D. $v = 2m/s$

4) Một vật được thả từ trên máy bay ở độ cao 80m. Cho rằng vật rơi tự do với $g = 10m/s^2$. Thời gian rơi là
A. $t = 4,04s$
B. $t = 8,00s$
C. $t = 4,00s$
D. $t = 2,86s$

Chúc các bạn giải vui vẻ nhé ;)

Đừng có mà chưa giải đã bấm xem đáp án Yociexp73Yociexp73Yociexp73
1) Công thức liên hệ giữa vận tốc ném lên theo phương thẳng đứng và độ cao cực đại vật đạt được là
A. $v_0^2 = gh$
B. $v_0^2 = 2gh$
C. $v_0 = gh$
D. $v_0 = 2gh$

2) Chọn câu sai
A. Khi rơi tự do, mọi vật chuyển động hoàn toàn như nhau
B. Vật rơi tự do không chịu sức cản của không khí
C. Chuyển động của người nhảy dù là rơi tự do
D. Mọi vật chuyển động gần mặt đất đều chịu gia tốc rơi tự do

3) Một vật rơi tự do không vận tốc đầu từ 5m xuống. Vận tốc của nó khi chạm đất là
A. $v = 8,899 m/s$
B. $v = 10m/s$
C. $v = 5m/s$
D. $v = 2m/s$

4) Một vật được thả từ trên máy bay ở độ cao 80m. Cho rằng vật rơi tự do với $g = 10m/s^2$. Thời gian rơi là
A. $t = 4,04s$
B. $t = 8,00s$
C. $t = 4,00s$
D. $t = 2,86s$
 

trà nguyễn hữu nghĩa

Cựu Mod Vật Lí |Cây bút Thơ|Thần tượng VH
Thành viên
14 Tháng năm 2017
3,974
7,623
744
22
Phú Yên
Trường THPT Lương Văn Chánh
Xem ra đề này không làm khó được các bạn nhỉ :p

1234
BCBC
[TBODY] [/TBODY]

Thôi thì đến với vài câu "hơi khó" một tí nhé :D

5) Hai viên bi sắt được thả cùng độ cao cách nhau một khoảng thời gian 0,5s. Lấy $g = 10m/s^2$. Khoảng cách giữa 2 viên bi sau khi viên thứ nhất rơi được 1,5s là
A. 6,25m
B. 12,5m
C. 5m
D. 2,5m

6) Người ta ném một vật lên từ mặt đất theo phương thẳng đứng với vận tốc $4m/s$, lấy $g = 10m/s^2$. Thời gian vật chuyển động và độ cao vật đạt được là
A. $t = 0,4s; H=0,8m$
B. $t = 0,4s; H=1,6m$
C. $t = 0,8s; H=3,2m$
D. $t = 0,8s; H=0,8m$

7) Gia tốc hướng tâm của chuyển động tròn được tính bằng công thức nào dưới đây
A. $a_{ht} = \frac{\omega ^2}{R}$
B. $a_{ht} = \frac{v^2}{R}$
C. $a_{ht} = \frac{\omega }{R}$
D. $a_{ht} = \frac{v}{R}$

8) Tần số của kim phút đồng hồ là
A. $f = 60(Hz)$
B. $f = 3600(Hz)$
C. $f = 1/60(Hz)$
D. $f = 1/3600(Hz)$
 
  • Like
Reactions: Triêu Dươngg

trà nguyễn hữu nghĩa

Cựu Mod Vật Lí |Cây bút Thơ|Thần tượng VH
Thành viên
14 Tháng năm 2017
3,974
7,623
744
22
Phú Yên
Trường THPT Lương Văn Chánh
Mấy câu này có vẻ cũng chưa khó lắm hở :(
Vậy thì giờ khó hơn nhé :D
Trước đó thì xem qua đáp án 4 câu trên nhé ;)

5678
AABD
[TBODY] [/TBODY]

9) Chọn phát biểu sai
A. Chuyển động tròn đều là chuyển động tròn không có gia tốc
B. Chuyển động của đầu kim phút đồng hồ là chuyển động tròn đều
C. Chuyển động tròn đều có vận tốc góc không đổi
D. Chuyển động tròn đều có gia tốc nhưng không làm thay đổi độ lớn của vận tốc

10) Một đồng hồ treo tường có kim giờ dài 8cm. Tính vận tốc góc của đầu kim.
A. $1,57.10^{-4}(rad/s)$
B. $1,50.10^{-4}(rad/s)$
C. $1,45.10^{-4}(rad/s)$
D. $1,40.10^{-4}(rad/s)$

11) Một ô tô đi qua một cây cầu hình cung tròn có bán kính 100m với vận tốc 10m/s. Tìm gia tốc hướng tâm của ô tô.
A. $1m/s^2$
B. $10m/s^2$
C. $0,1m/s^2$
D. $0,01m/s^2$

12) Một ô tô có đường kính 60cm mỗi giây quay được 10 vòng. Vận tốc của ô tô là
A. $6m/s$
B. $3m/s$
C. $12m/s$
D $16,6m/s$
 
Top Bottom