Vật lí [THPT] Ôn bài đêm khuya

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
Chúc cả nhà buổi tối vui vẻ nha :D Đến hẹn lại lên chúng ta cùng xem kiến thức ôn tập của ngày hôm nay nhé! ^^

ÔN BÀI ĐÊM KHUYA
Lớp 12: Chương 1- Part1: Dao động điều hòa
I, Tóm tắt lý thuyết
1, Dao động
  • Dao động cơ: chuyển động qua lại quanh 1 vị trí đặc biệt gọi là vị trí cân bằng
  • Dao động tuần hoàn: Sau những khoảng thời gian bằng nhau gọi là chu kỳ, vật trở lại vị trí cũ theo hướng cũ.
  • Dao động điều hòa: Dao động mà trong đó li độ của vật là 1 hàm cos (hay hàm sin) của thời gian.
*Mối liên hệ giữa dao động điều hòa và chuyển động tròn đều: Một điểm P dao động điều hòa trên một đoạn thẳng luôn luôn có thể được coi là hình chiếu của một điểm M tương ứng chuyển động tròn đều lên đường kính là đoạn thẳng đó.

aa-png.184575


2, Chu kỳ, tần số, tần số góc của dao động điều hòa
  • Chu kì T: là khoảng thời gian để vật thực hiện một dao động toàn phần.
  • Tần số f: là số dao động toàn phần thực hiện trong 1s ([tex]f=\frac{1}{T}[/tex])
  • Tần số góc [tex]\omega[/tex]: là đại lượng quy ước dùng để xác định trạng thái chuyển động của vật ([tex]\omega =\frac{2\pi }{T}[/tex]
3, Phương trình dao động điều hòa: [tex]x=Acos(\omega t+\varphi )[/tex]
  • Li độ $x$ là độ lệch của vật so với vị trí cân bằng
  • Biên độ $A$ là độ lệch max của vật so với vị trí cân bằng (A>0)
  • Pha dao động [tex](\omega t+\varphi )[/tex] là đại lượng quy ước dùng để xác định trạng thái chuyển động của vật ở thời điểm t
  • Pha ban đầu [tex]\varphi[/tex]: là đại lượng quy ước dùng để xác định trạng thái ban đầu của vật
4, Phương trình vận tốc tức thời và gia tốc tức thời

Phương trình vận tốc tức thờiPhương trình gia tốc tức thời
  • [tex]v=x'=-\omega Asin(\omega t+\varphi )[/tex]
  • [tex]\vec{v}[/tex] đổi chiều khi qua vị trí biên
  • $v$ luôn sớm pha [tex]\frac{\pi }{2}[/tex] so với $x$
  • [tex]\vec{v}[/tex] cùng chiều với chiều chuyển động
  • Tốc độ $v$ Đạt max khi qua cân bằng và min khi ở biên
  • [tex]a=v'=-\omega ^2Acos(\omega t+\varphi )[/tex]
  • [tex]\vec{a}[/tex] đổi chiều khi qua VTCB
  • $a$ luôn sớm pha [tex]\frac{\pi }{2}[/tex] so với $v$ và ngược pha với $x$
  • [tex]\vec{a}[/tex] luôn hướng về vị trí cân bằng
  • Đô lớn $a$ max khi ở biên và min khi ở VTCB
[TBODY] [/TBODY]
5, Các hệ thức độc lập và đồ thị tương ứng

Hệ thức độc lậpDạng đồ thị
  • [tex](\frac{x}{A})^2+(\frac{v}{\omega A})^2=1[/tex]
  • [tex]a=-\omega ^2x[/tex]
  • [tex](\frac{a}{A\omega^2 })^2+(\frac{v}{A\omega })^2=1[/tex]
  • F=-kx
  • Đồ thị x-v hình elip
  • Đồ thị a-x là đoạn thẳng đi qua gốc tọa độ
  • Đồ thị a-v hình elip
  • Đồ thi F-x là đoạn thẳng đi qua gốc tọa độ
[TBODY] [/TBODY]
6, Đồ thị dao động điều hòa
Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của li độ x vào thời gian là một đường sin. Vì thế dao động điều hòa còn gọi là dao động hình sin.
Minh họa như hình:
chinh-phuc-bai-tap-do-thi-dao-dong-dieu-hoa-dao-dong-co-co-giai-chi-tiet-2-png.184577

Hẹn gặp lại cả nhà lên bài tập áp dụng vào ngày mai nha! ^^ Đừng quên ghé qua [THCS] Ôn bài đêm khuya nhé :>>
 

trà nguyễn hữu nghĩa

Cựu Mod Vật Lí |Cây bút Thơ|Thần tượng VH
Thành viên
14 Tháng năm 2017
3,974
7,626
744
22
Phú Yên
Trường THPT Lương Văn Chánh
Anh ơi anh có thể cho em hỏi về định nghĩa dao động tuần hoàn ko ạ, sao nhiều sách định nghĩa là trạng thái lặp lại như cũ ạ!
Trạng thái ở đây được hiểu là trạng thái dao động , và trong dao động thì ta quan tâm đến vị tríhướng di chuyển nhé :D
Vậy thì cả 2 định nghĩa đều đúng nè. Cơ mà nếu nói rằng vị trí cũ hướng cũ thì sẽ rõ ràng hơn đúng không nào :p

(PS: Ôn bài đêm khuya chỉ diễn ra từ 20h30 đến 22h30 nhé, bởi vì thức khuya không tốt cho việc ôn bài đâu :D
Chúc bạn ngủ ngon :p )
 

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
Chào buổi tối cả nhà nhé! :MIM4 Cả nhà có mong chờ phần bài tập của ngày hôm nay không nào ^^ Hứa hẹn hôm nay sẽ có nhiều điều bổ ích và đầy thú vị nè. Không để mọi người chờ đợi lâu hơn nữa, chúng ta bắt đầu đi vào những câu hỏi khởi động đầu tiên nhé :MIM20
Nhắc nhở: Mọi người nhớ đăng đáp án trong chỗ BẤM VÀO ĐÂY nhá :D

Câu 1
: Phát biểu nào sau đây không đúng? Gia tốc của một vật dao động điều hòa?
A. luôn hướng về vị trí cân bằng.
B. có độ lớn tỉ lệ với độ lớn của li độ.
C. luôn ngược pha với li độ.
D. có giá trị nhỏ nhất khi vật đổi chiều chuyển động.

Câu 2. Trong dao động điều hòa, phát biểu nào sau đây là sai. Cứ sau một khoảng thời gian một chu kỳ thì:
A. vật trở lại vị trí ban đầu.
B. vận tốc của vật trở lại giá trị ban đầu.
C. động năng của vật trở lại giá trị ban đầu.
D. Biên độ vật trở lại giá trị ban đầu

Câu 3. Tính chất biến đổi nhanh chậm của pha được đặc trưng bởi
A. Vận tốc
B. Chu kỳ
C. Gia tốc
D. Lực kéo về.
 

Elishuchi

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
13 Tháng mười 2015
2,240
2,921
479
Thanh Hoá
github.com
Thanh Hóa
✎﹏ ๖ۣۜTHPT❄๖ۣۜTriệu❄๖ۣۜSơn❄④ღ
Câu 1: Phát biểu nào sau đây không đúng? Gia tốc của một vật dao động điều hòa?
A. luôn hướng về vị trí cân bằng.
B. có độ lớn tỉ lệ với độ lớn của li độ.
C. luôn ngược pha với li độ.
D. có giá trị nhỏ nhất khi vật đổi chiều chuyển động.

Câu 2. Trong dao động điều hòa, phát biểu nào sau đây là sai. Cứ sau một khoảng thời gian một chu kỳ thì:
A. vật trở lại vị trí ban đầu.
B. vận tốc của vật trở lại giá trị ban đầu.
C. động năng của vật trở lại giá trị ban đầu.
D. Biên độ vật trở lại giá trị ban đầu

Câu 3. Tính chất biến đổi nhanh chậm của pha được đặc trưng bởi
A. Vận tốc
B. Chu kỳ
C. Gia tốc
D. Lực kéo về.
 
Last edited:

Deathheart

Cựu TMod Vật Lí
Thành viên
18 Tháng năm 2018
1,535
2,868
411
Quảng Trị
THPT Đông Hà
Câu 1: Phát biểu nào sau đây không đúng? Gia tốc của một vật dao động điều hòa?
A. luôn hướng về vị trí cân bằng.
B. có độ lớn tỉ lệ với độ lớn của li độ.
C. luôn ngược pha với li độ.
D. có giá trị nhỏ nhất khi vật đổi chiều chuyển động.

Câu 2. Trong dao động điều hòa, phát biểu nào sau đây là sai. Cứ sau một khoảng thời gian một chu kỳ thì:
A. vật trở lại vị trí ban đầu.
B. vận tốc của vật trở lại giá trị ban đầu.
C. động năng của vật trở lại giá trị ban đầu.
D. Biên độ vật trở lại giá trị ban đầu

Câu 3. Tính chất biến đổi nhanh chậm của pha được đặc trưng bởi
A. Vận tốc
B. Chu kỳ
C. Gia tốc
D. Lực kéo về.



Thêm bài chị ơiiii :D
 

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
Xem ra đề chị ra dễ quá nhỉ :> Chúng ta khởi động thêm vài câu dễ nữa để làm nóng người trước khi bước vào những câu tư duy nha :Tonton4
1.D
2.D
3.B

Câu 4.
Chọn phát biểu sai?
A. Dao động điều hòa là dao động mà li độ được mô tả bằng một định luật dạng sin (hoặc cosin) theo thời gian, trong đó A là những hằng số.
B. Dao động điều hòa có thế được coi như hình chiếu của một chuyển động tròn đều xuống một đường thẳng nằm trong mặt phẳng quỹ đạo.
C. Dao động điều hòa có thế được biểu diễn bằng một vectơ không đổi.
D. Khi một vật dao động điều hòa thì động năng của vật đó cũng dao động tuần hoàn.

Câu 5: Phát biểu nào sau đây về sự so sánh li độ, vận tốc và gia tốc là ?Trong dao động điều hoà, li độ, vận tốc và gia tốc là ba đại lượng biến đổi điều hoà theo thời gian và có
A. cùng biên độ.
B. cùng pha.
C. cùng tần số góc.
D. cùng pha ban đầu.

Câu 6: Một vật dao động điều hoà theo phương trình [tex]x=6cos(4\pi t) (cm)[/tex], chu kỳ dao động của vật là:
A. T=0,5s
B. T=1s
C. T=1,5s
D. T=2s
 

Deathheart

Cựu TMod Vật Lí
Thành viên
18 Tháng năm 2018
1,535
2,868
411
Quảng Trị
THPT Đông Hà

Câu 4.
Chọn phát biểu sai?
A. Dao động điều hòa là dao động mà li độ được mô tả bằng một định luật dạng sin (hoặc cosin) theo thời gian, trong đó A là những hằng số.
B. Dao động điều hòa có thế được coi như hình chiếu của một chuyển động tròn đều xuống một đường thẳng nằm trong mặt phẳng quỹ đạo.
C. Dao động điều hòa có thế được biểu diễn bằng một vectơ không đổi.
D. Khi một vật dao động điều hòa thì động năng của vật đó cũng dao động tuần hoàn.

Câu 5: Phát biểu nào sau đây về sự so sánh li độ, vận tốc và gia tốc là ?Trong dao động điều hoà, li độ, vận tốc và gia tốc là ba đại lượng biến đổi điều hoà theo thời gian và có
A. cùng biên độ.
B. cùng pha.
C. cùng tần số góc.
D. cùng pha ban đầu.

Câu 6: Một vật dao động điều hoà theo phương trình [tex]x=6cos(4\pi t) (cm)[/tex], chu kỳ dao động của vật là:
A. T=0,5s
B. T=1s
C. T=1,5s
D. T=2s[/QUOTE]
 

Hoàng Long AZ

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
17 Tháng mười hai 2017
2,553
3,578
564
▶️ Hocmai Forum ◀️
Xem ra đề chị ra dễ quá nhỉ :> Chúng ta khởi động thêm vài câu dễ nữa để làm nóng người trước khi bước vào những câu tư duy nha :Tonton4
1.D
2.D
3.B

Câu 4.
Chọn phát biểu sai?
A. Dao động điều hòa là dao động mà li độ được mô tả bằng một định luật dạng sin (hoặc cosin) theo thời gian, trong đó A là những hằng số.
B. Dao động điều hòa có thế được coi như hình chiếu của một chuyển động tròn đều xuống một đường thẳng nằm trong mặt phẳng quỹ đạo.
C. Dao động điều hòa có thế được biểu diễn bằng một vectơ không đổi.
D. Khi một vật dao động điều hòa thì động năng của vật đó cũng dao động tuần hoàn.

Câu 5: Phát biểu nào sau đây về sự so sánh li độ, vận tốc và gia tốc là ?Trong dao động điều hoà, li độ, vận tốc và gia tốc là ba đại lượng biến đổi điều hoà theo thời gian và có
A. cùng biên độ.
B. cùng pha.
C. cùng tần số góc.
D. cùng pha ban đầu.

Câu 6: Một vật dao động điều hoà theo phương trình [tex]x=6cos(4\pi t) (cm)[/tex], chu kỳ dao động của vật là:
A. T=0,5s
B. T=1s
C. T=1,5s
D. T=2s
 

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
Các em lại đúng hết rồi :Chicken26 Vậy chúng ta kết thúc phần khởi động nha, vào nội dung chính nào he he :D
4.C
5.C
6.A
Câu 7: Một vật dao động điều hòa với biên độ A=4cm và chu kỳ T=2s, chọn gốc thời gian lúc vật đi qua VTCB theo chiều dương. Phương trình dao động của vật là:
A. [tex]x=4cos(2\pi t-\frac{\pi }{2})(cm)[/tex]
B. [tex]x=4cos(\pi t-\frac{\pi }{2})(cm)[/tex]
C. [tex]x=4cos(2\pi t+\frac{\pi }{2})(cm)[/tex]
D. [tex]x=4cos(\pi t-\frac{\pi }{2})(cm)[/tex]

Câu 8: Một vật dao động điều hòa với tốc độ ban đầu là 1 m/s và gia tốc là [tex]-10\sqrt{3}m/s^2[/tex] . Khi đi qua vị trí cân bằng thì vật có vận tốc là 2 m/s. Phương trình dao động của vật là:
A. [tex]x=10cos(20t-\frac{\pi }{3})(cm)[/tex]
B. [tex]x=20cos(10t-\frac{\pi }{6})(cm)[/tex]
C. [tex]x=10cos(10t-\frac{\pi }{6})(cm)[/tex]
D. [tex]x=20cos(20t-\frac{\pi }{3})(cm)[/tex]

Câu 9: Một vật dao động điều hòa với phương trình: [tex]x=4cos(10\pi t-\frac{\pi }{3}) (cm)[/tex] . Xác định thời điểm gần nhất vận tốc của vật bằng [tex]20\pi \sqrt{3} cm/s[/tex] và đang tăng kể từ lúc t=0.
A. [tex]\frac{1}{6}(s)[/tex]
B. [tex]\frac{11}{6}(s)[/tex]
C. [tex]\frac{7}{6}(s)[/tex]
D. [tex]\frac{5}{6}(s)[/tex]

@No Name :D @Xuân Hiếu hust @Trương Văn Trường Vũ @Death Game @Hoàng Long AZ
 

Hoàng Long AZ

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
17 Tháng mười hai 2017
2,553
3,578
564
▶️ Hocmai Forum ◀️
Các em lại đúng hết rồi :Chicken26 Vậy chúng ta kết thúc phần khởi động nha, vào nội dung chính nào he he :D
4.C
5.C
6.A
Câu 7: Một vật dao động điều hòa với biên độ A=4cm và chu kỳ T=2s, chọn gốc thời gian lúc vật đi qua VTCB theo chiều dương. Phương trình dao động của vật là:
A. [tex]x=4cos(2\pi t-\frac{\pi }{2})(cm)[/tex]
B. [tex]x=4cos(\pi t-\frac{\pi }{2})(cm)[/tex]
C. [tex]x=4cos(2\pi t+\frac{\pi }{2})(cm)[/tex]
D. [tex]x=4cos(\pi t-\frac{\pi }{2})(cm)[/tex]

Câu 8: Một vật dao động điều hòa với tốc độ ban đầu là 1 m/s và gia tốc là [tex]-10\sqrt{3}m/s^2[/tex] . Khi đi qua vị trí cân bằng thì vật có vận tốc là 2 m/s. Phương trình dao động của vật là:
A. [tex]x=10cos(20t-\frac{\pi }{3})(cm)[/tex]
B. [tex]x=20cos(10t-\frac{\pi }{6})(cm)[/tex]
C. [tex]x=10cos(10t-\frac{\pi }{6})(cm)[/tex]
D. [tex]x=20cos(20t-\frac{\pi }{3})(cm)[/tex]

Câu 9: Một vật dao động điều hòa với phương trình: [tex]x=4cos(10\pi t-\frac{\pi }{3}) (cm)[/tex] . Xác định thời điểm gần nhất vận tốc của vật bằng [tex]20\pi \sqrt{3} cm/s[/tex] và đang tăng kể từ lúc t=0.
A. [tex]\frac{1}{6}(s)[/tex]
B. [tex]\frac{11}{6}(s)[/tex]
C. [tex]\frac{7}{6}(s)[/tex]
D. [tex]\frac{5}{6}(s)[/tex]

@No Name :D @Xuân Hiếu hust @Trương Văn Trường Vũ @Death Game @Hoàng Long AZ

7. B và D đều đúng ạ :>
8.B
9. A
 

Pyrit

Cựu Mod Vật Lí
Thành viên
27 Tháng hai 2017
2,140
4,212
644
19
Cần Thơ
THPT Chuyên Lý Tự Trọng
Các em lại đúng hết rồi :Chicken26 Vậy chúng ta kết thúc phần khởi động nha, vào nội dung chính nào he he :D
4.C
5.C
6.A
Câu 7: Một vật dao động điều hòa với biên độ A=4cm và chu kỳ T=2s, chọn gốc thời gian lúc vật đi qua VTCB theo chiều dương. Phương trình dao động của vật là:
A. [tex]x=4cos(2\pi t-\frac{\pi }{2})(cm)[/tex]
B. [tex]x=4cos(\pi t-\frac{\pi }{2})(cm)[/tex]
C. [tex]x=4cos(2\pi t+\frac{\pi }{2})(cm)[/tex]
D. [tex]x=4cos(\pi t-\frac{\pi }{2})(cm)[/tex]

Câu 8: Một vật dao động điều hòa với tốc độ ban đầu là 1 m/s và gia tốc là [tex]-10\sqrt{3}m/s^2[/tex] . Khi đi qua vị trí cân bằng thì vật có vận tốc là 2 m/s. Phương trình dao động của vật là:
A. [tex]x=10cos(20t-\frac{\pi }{3})(cm)[/tex]
B. [tex]x=20cos(10t-\frac{\pi }{6})(cm)[/tex]
C. [tex]x=10cos(10t-\frac{\pi }{6})(cm)[/tex]
D. [tex]x=20cos(20t-\frac{\pi }{3})(cm)[/tex]

Câu 9: Một vật dao động điều hòa với phương trình: [tex]x=4cos(10\pi t-\frac{\pi }{3}) (cm)[/tex] . Xác định thời điểm gần nhất vận tốc của vật bằng [tex]20\pi \sqrt{3} cm/s[/tex] và đang tăng kể từ lúc t=0.
A. [tex]\frac{1}{6}(s)[/tex]
B. [tex]\frac{11}{6}(s)[/tex]
C. [tex]\frac{7}{6}(s)[/tex]
D. [tex]\frac{5}{6}(s)[/tex]

@No Name :D @Xuân Hiếu hust @Trương Văn Trường Vũ @Death Game @Hoàng Long AZ
Hú chị ơi câu 7 trùng đáp án nè
7. B và D
8. B
9. A
 

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3

trà nguyễn hữu nghĩa

Cựu Mod Vật Lí |Cây bút Thơ|Thần tượng VH
Thành viên
14 Tháng năm 2017
3,974
7,626
744
22
Phú Yên
Trường THPT Lương Văn Chánh
À ha chị sơ xuất quá, cảm ơn các em đã ủng hộ nhaaa :Rabbit32 Không biết có bạn nào trình bày được câu 9 không nhỉ :p
Vận tốc cực đại là $40\pi$ vậy thì để vận tốc bằng $20\pi \sqrt{3}$ thì pha của dao động là $5\pi / 6$ hoặc $-\pi/6$
Ta chọn pha nhỏ hơn đó là $-\pi / 6 \Rightarrow t = (\varphi-\varphi _0) / \omega = 1/60(s)$
Ơ kìa. Sao không có đáp án nhỉ?
 
Top Bottom