☺ Thảo luận ☺ sinh 94 ☺

Status
Không mở trả lời sau này.
B

boyptlangthangtimbenthanhcong

Trong bảng mã di truyền của mARN có: mã kết thúc: UAA, UAG, UGA; mã mở đầu: AUG. U được chèn vào giữa vị trí 9 và 10 (tính theo hướng từ đầu 5’- 3’) của mARN dưới đây: 5’- GXU AUG XGX UAX GAU AGX UAG GAA GX- 3’. Khi nó dịch mã thành chuỗi polipeptit thì chiều dài của chuỗi là (tính bằng axit amin)
A. 9.
B. 4.
C. 8.
D. 5.
 
H

hazamakuroo

Trong bảng mã di truyền của mARN có: mã kết thúc: UAA, UAG, UGA; mã mở đầu: AUG. U được chèn vào giữa vị trí 9 và 10 (tính theo hướng từ đầu 5’- 3’) của mARN dưới đây: 5’- GXU AUG XGX UAX GAU AGX UAG GAA GX- 3’. Khi nó dịch mã thành chuỗi polipeptit thì chiều dài của chuỗi là (tính bằng axit amin)
A. 9.
B. 4.
C. 8.
D. 5.[/QUOTE]
5’- GXU AUG XGX UUA XGA UAG XUA GGA AGX- 3’.
 
C

canhcutndk16a.

Tiếp :p mà phần này ko có bài tập khó hay sao í:p

Màu sắc vỏ ốc sên châu Âu do một gen có ba alen kiểm soát: CB( nâu), CP(hồng) và CY(vàng). Alen nâu trội so với hai alen kia, alen hồng trội so với alen vàng. Điều tra một quần thể ốc sên đã cân bằng người ta thu được các số liệu sau: Nâu: 472; Hồng: 462; Vàng: 66.
Hãy tính tần số các alen trên trong quần thể.
 
N

ngobaochauvodich

Ở một loài thực vật có bộ nst lưỡng bội 2n = 24. Một hợp tử của loài này sau 4 lần nguyên phân liên tiếp đã đòi hỏi môi trường cung cấp nguyên liệu tượng đơng 375 nhiễm sắc thể đơn. Hợp tử này thuộc dạng
A. Thể không B. Thể một C. Thể ba D. Thể bốn

Ở 1 loài động vật khi cho con đực F1 có lông đỏ chân cao lai phân tích Fa, thu đời con có 50% con đực (XY)lông đen, chân thấp:25% con cái lông đỏ, chân cao:25% con cái lông đen chân cao. Cho biết tính trạng chiều cao chân do 1 cặp gen quy định.Cho con đực F1 giao phối với con cái lông đen, chân cao ở Fa ,trong số các cá thể cái sinh ra thì theo lí thuyết số cá thể có lông đỏ chân cao có tỉ lệ
A.25% B.12,5% C.75% D.50%.

 
Last edited by a moderator:
D

drthanhnam

Ở một loài thực vật có bộ nst lưỡng bội 2n = 24. Một hợp tử của loài này sau 4 lần nguyên phân liên tiếp đã đòi hỏi môi trường cung cấp nguyên liệu tượng đơng 375 nhiễm sắc thể đơn. Hợp tử này thuộc dạng
A. Thể không B. Thể một C. Thể ba D. Thể bốn

Giả sử hợp tưr này có bộ NST lưỡng bội 2n=x
Ta có phương trình:
[tex]375+x=x.2^4[/tex]
=>x=25
Vậy hợp tử này thuộc dạng thể 3 nhiễm ( 2n+1)
 
Last edited by a moderator:
H

hazamakuroo

Tiếp :p mà phần này ko có bài tập khó hay sao í:p

Màu sắc vỏ ốc sên châu Âu do một gen có ba alen kiểm soát: CB( nâu), CP(hồng) và CY(vàng). Alen nâu trội so với hai alen kia, alen hồng trội so với alen vàng. Điều tra một quần thể ốc sên đã cân bằng người ta thu được các số liệu sau: Nâu: 472; Hồng: 462; Vàng: 66.
Hãy tính tần số các alen trên trong quần thể.
Gọi tần số alen lần lượt là : p , q ,r
Ta có KH vàng chiếm : [TEX]\frac{66}{472+462+66}=0.066[/TEX]
->[TEX]r^2 = 0.066 -> r = 0.257[/TEX]
KH hông chiếm :[TEX]\frac{462}{1000} = 0.462[/TEX]
->[TEX]q^2 + 2qr = 0.462 <=> q^2 + 2.0.257q - 0.462 = 0 -> q =0.47[/TEX]
Vậy p = 1- 0.47 - 0.257 = 0.273
 
H

hardyboywwe

Bây giờ thì mình sẽ đổi qua thảo luận về 1 chương mới,đó là về chuyên đề ứng dụng di

truyền học.



Phần này chủ yếu là trắc nghiệm lí thuyết,và chiếm 4/50 câu trong đề thi đại học( 3 câu ở

phần chung và 1 câu ở phần riêng.).Tuy nhiên nếu không cẩn thận ôn tập kĩ,bạn vẫn có

thể bị mất điểm một cách đáng tiếc.

*******************​

Mở màn với 2 câu trắc nghiệm( Lấy từ đề thi tuyển sinh đại học các năm trước)



1.Thành tựu nào sau đây là ứng dụng của công nghệ tế bào:

A.tạo ra giốg lúa gạo vàng có khả năng tổng hợp Beta caroten trong hạt
B.Tạo ra giống cây trồng lưỡng bội có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các gen.
C.Tạo ra giống cừu sản sinh protein huyết thanh trong sữa người.
D.Tạo ra giống cà chua có gen làm chín quả bị bất hoạt.



2.Trong tạo giống thực vật bằng công nghệ gen,để đưa gen vào trong tế bào thực vật có thành celluloz phương pháp ko sử dụng là:

A.Chuyển gen bằng thực khuẩn thể.
B.Chuyển gen trực tiếp qua ống phấn.
C.Chuyển gen bằng plasmit
D.Chuyển gen bằng súng bắn gen.





*Khi chọn đáp án nếu có thể thì các bạn vui lòng giải thích để những bạn khác có thể hiểu được bản chất vấn đề nhé!
 
Last edited by a moderator:
D

drthanhnam

1.Thành tựu nào sau đây là ứng dụng của công nghệ tế bào:

A.tạo ra giốg lúa gạo vàng có khả năng tổng hợp Beta caroten trong hạt
B.Tạo ra giống cây trồng lưỡng bội có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các gen.
C.Tạo ra giống cừu sản sinh protein huyết thanh trong sữa người.
D.Tạo ra giống cà chua có gen làm chín quả bị bất hoạt.

Các đáp án A, C, D là thành tựu của công nghệ gen. Không phải công nghệ tế bào.

2.Trong tạo giống thực vật bằng công nghệ gen,để đưa gen vào trong tế bào thực vật có thành celluloz phương pháp ko sử dụng là:

A.Chuyển gen bằng thực khuẩn thể.
B.Chuyển gen trực tiếp qua ống phấn.
C.Chuyển gen bằng plasmit
D.Chuyển gen bằng súng bắn gen.

Mình thấy cả 4 đáp án đều được sử dụng để chuyển gen vào trong tế bào thực vật. :)
 
Last edited by a moderator:
N

ngobaochauvodich

Ôn :Vùng mã hóa của sinh vật nhân thực có 3900 liên kết hiđrô, có 30% nuclêôtit loại Xitôzin. Gen này thực hiện quá trình phiên mã tạo ra mARN trưởng thành. Phân tử mARN này được dùng làm khuôn để tổng hợp nên các phân tử prôtêin cùng loại. Có 5 ribôxôm cùng trượt một lần để tạo ra các phân tử prôtêin. Môi trường nội bào phải cung cấp bao nhiêu axit amin cho quá trình dịch mã?
A. 2495. B. 2490. C. 4995 . D. 5000.
(Đề thi thử Hà Nội 2012)​
 
D

drthanhnam

Ôn :Vùng mã hóa của sinh vật nhân thực có 3900 liên kết hiđrô, có 30% nuclêôtit loại Xitôzin. Gen này thực hiện quá trình phiên mã tạo ra mARN trưởng thành. Phân tử mARN này được dùng làm khuôn để tổng hợp nên các phân tử prôtêin cùng loại. Có 5 ribôxôm cùng trượt một lần để tạo ra các phân tử prôtêin. Môi trường nội bào phải cung cấp bao nhiêu axit amin cho quá trình dịch mã?
A. 2495. B. 2490. C. 4995 . D. 5000.
2A+3G=3900
X=G=0,3.(2A+2G)=> 0,4G=0,6A
=> T=A=600, X=G=900
=> mARN có độ dài <1500 ribonu
=> 1 riboxom cần <499 a.a( trừ bộ 3 kết thúc)
=> 5 riboxom cần < 2495 a.a
=> Đáp án B
 
D

drthanhnam

Có mấy câu lý thuyết, mọi người cho ý kiến nhé:D
Câu 6,
Nhận xét nào sau đây không đúng khi so sánh sự khác nhau về cấu trúc, chu trình dinh dưỡng và chuyển hóa năng lượng giữa các hệ sinh thái tự nhiên với các hệ sinh thái nhân tạo?
A. Thành phần loài phong phú và lưới thức ăn phức tạp ở hệ sinh thái tự nhiên còn hệ sinh thái nhân tạo có ít loài và lưới thức ăn đơn giản.
B. Hệ sinh thái tự nhiên được cung cấp năng lượng chủ yếu từ mặt trời còn hệ sinh thái nhân tạo ngoài năng lượng mặt trời còn được cung cấp thêm một phần sản lượng và năng lượng khác (phân bón,...).
C. Ở hệ sinh thái tự nhiên, tất cả thức ăn cho sinh vật đều được cung cấp bên trong hệ sinh thái còn ở hệ sinh thái nhân tạo thức ăn được con người cung cấp có một phần sản lượng sinh vật được thu hoạch mang ra ngoài hệ sinh thái.
D. Hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo đều có cấu trúc phân tầng và có đủ các thành phần sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải.
câu 10. Loại đột biến ở vùng nào sau đây của gen có thể làm tăng cường hoặc giảm bớt lượng sản phẩm của gen?
A. Đột biến ở bộ 3 kết thúc.
B. Đột biến ở giữa vùng mã hóa của gen.
C. Đột biến ở bộ 3 mở đầu.
D. Đột biến ở vùng promoter.
Câu 13, Hai loài sinh vật sống ở các khu vực địa lí khác xa nhau (2 châu lục khác nhau) có nhiều đặc điểm giống nhau. Cách giải thích nào dưới đây về sự giống nhau giữa 2 loài là hợp lí hơn cả?
A. Điều kiện môi trường ở hai khu vực giống nhau nên phát sinh các đột biến giống nhau.
B. Hai châu lục này trong quá khứ đã có lúc gắn liền với nhau.
C. Điều kiện môi trường ở hai khu vực giống nhau nên chọn lọc tự nhiên chọn lọc các đặc điểm thích nghi giống nhau.
D. Điều kiện môi trường ở hai khu vực khác nhau nhưng được chọn lọc tự nhiên chọn lọc các đột biến gen giống nhau.
Câu 16, Nhân tố liên quan đến mật độ và có tác dụng giới hạn kích thước quần thể không phải là
A. sự cạnh tranh về nguồn thức ăn hoặc nơi sống giữa các cá thể trong quần thể tăng khi kích thước quần thể tăng lên làm giảm sức sống và sinh sản của các cá thể trong quần thể.
B. các bệnh dịch truyền nhiễm và các chất thải độc tăng lên khi kích thước quần thể tăng lên, có thể gây chết các cá thể của quần thể.
C. tập tính ăn thịt (hiệu quả săn bắt của loài ăn thịt cao khi loài con mồi có kích thước lớn)
D. nhiệt độ thay đổi đột ngột (cao quá hoặc thấp quá) vượt quá giới hạn sinh thái có thể làm chết một số cá thể trong quần thể.
Câu 17, Một chu trình sinh địa hóa gồm các khâu nào sau đây?
A. Tổng hợp các chất, tuần hoàn vật chất trong tự nhiên, phân giải các chất hữu cơ.
B. Tổng hợp các chất, phân giải các chất hữu cơ và lắng đọng một phần vật chất trong đất, nước.
C. Tổng hợp các chất, tuần hoàn vật chất trong tự nhiên, phân giải và lắng đọng một phần vật chất trong đất, nước.
D. Tổng hợp các chất, tuần hoàn vật chất trong tự nhiên và lắng đọng một phần vật chất trong đất, nước.
 
D

drthanhnam

Câu 20, Chọn lọc tự nhiên có xu hướng làm cho tần số alen trong một quần thể giao phối biến đổi nhanh nhất khi
A. tần số của các alen trội và lặn xấp xỉ bằng nhau.
B. tần số kiểu gen dị hợp tử trong quần thể cao.
C. tần số một kiểu gen đồng hợp tử trong quần thể cao.
D. quần thể được cách li với các quần thể khác
Câu 23, Đặc trưng nào sau đây là quan trọng đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể?
A. Mật độ.
B. Tỉ lệ giới tính.
C. Nhóm tuổi.
D. Mức độ sinh sản và tử vong.
Câu 38, Trong tế bào của cơ thể người bình thường có các gen ức chế khối u làm cho các khối u không thể hình thành được . Tuy nhiên, nếu bị đột biến làm cho gen này mất khả năng kiểm soát khối u thì các tế bào ung thư xuất hiện tạo nên các khối u. Loại đột biến này thường là
A. đột biến gen lặn.
B. đột biến mất đoạn NST.
C. đột biến lệch bội.
D. đột biến gen trội.
Câu 40, Câu nào sau đây đúng?
A. Sự hình thành loài mới xảy ra nhanh ở các loài thực vật có kích thước lớn, bởi nhiều loài thực vật như vậy đã được hình thành qua con đường đa bội hóa, ở những loài này, sự đa bội hóa dễ xảy ra hơn.
B. Sự hình thành loài mới xảy ra nhanh ở các quần xã gồm nhiều loài thực vật có quan hệ di truyền thân thuộc, bởi con lai giữa chúng dễ xuất hiện và sự đa bội hóa có thể tạo ra con lai song nhị bội phát triển thành loài mới.
C. Sự hình thành loài mới xảy ra nhanh ở các quần xã gồm nhiều loài thực vật khác xa nhau về di truyền, bởi cách li di truyền là nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự hình thành loài mới.
D. Sự hình thành loài mới xảy ra nhanh ở các loài thực vật có kích thước nhỏ, bởi các loài này thường có chu kỳ sống ngắn, nên tần số đột biến và biến dị tổ hợp cao hơn các loài có chu kỳ sống dài.
Câu 41, Trong chọn giống, các nhà khoa học có thể dùng biện pháp gây đột biến chuyển đoạn để chuyển những gen có lợi vào cùng một NST nhằm tạo ra các giống có những đặc điểm mong muốn. Đây là ý nghĩa thực tiễn của hiện tượng di truyền nào?
Câu trả lời của bạn:
A. Liên kết gen và đột biến chuyển đoạn.
B. Tương tác gen.
C. Hoán vị gen.
D. Liên kết gen.
 
L

lananh_vy_vp

Câu 20, Chọn lọc tự nhiên có xu hướng làm cho tần số alen trong một quần thể giao phối biến đổi nhanh nhất khi
A. tần số của các alen trội và lặn xấp xỉ bằng nhau.
B. tần số kiểu gen dị hợp tử trong quần thể cao.
C. tần số một kiểu gen đồng hợp tử trong quần thể cao.
D. quần thể được cách li với các quần thể khác
Câu 23, Đặc trưng nào sau đây là quan trọng đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể?
A. Mật độ.
B. Tỉ lệ giới tính.
C. Nhóm tuổi.
D. Mức độ sinh sản và tử vong.
Câu 38, Trong tế bào của cơ thể người bình thường có các gen ức chế khối u làm cho các khối u không thể hình thành được . Tuy nhiên, nếu bị đột biến làm cho gen này mất khả năng kiểm soát khối u thì các tế bào ung thư xuất hiện tạo nên các khối u. Loại đột biến này thường là
A. đột biến gen lặn.
B. đột biến mất đoạn NST.
C. đột biến lệch bội.
D. đột biến gen trội.

Câu này có trong sgk cơ bản/90 :D

Câu 40, Câu nào sau đây đúng?
A. Sự hình thành loài mới xảy ra nhanh ở các loài thực vật có kích thước lớn, bởi nhiều loài thực vật như vậy đã được hình thành qua con đường đa bội hóa, ở những loài này, sự đa bội hóa dễ xảy ra hơn.
B. Sự hình thành loài mới xảy ra nhanh ở các quần xã gồm nhiều loài thực vật có quan hệ di truyền thân thuộc, bởi con lai giữa chúng dễ xuất hiện và sự đa bội hóa có thể tạo ra con lai song nhị bội phát triển thành loài mới.
C. Sự hình thành loài mới xảy ra nhanh ở các quần xã gồm nhiều loài thực vật khác xa nhau về di truyền, bởi cách li di truyền là nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự hình thành loài mới.
D. Sự hình thành loài mới xảy ra nhanh ở các loài thực vật có kích thước nhỏ, bởi các loài này thường có chu kỳ sống ngắn, nên tần số đột biến và biến dị tổ hợp cao hơn các loài có chu kỳ sống dài.

Câu 41, Trong chọn giống, các nhà khoa học có thể dùng biện pháp gây đột biến chuyển đoạn để chuyển những gen có lợi vào cùng một NST nhằm tạo ra các giống có những đặc điểm mong muốn. Đây là ý nghĩa thực tiễn của hiện tượng di truyền nào?
Câu trả lời của bạn:
A. Liên kết gen và đột biến chuyển đoạn.
B. Tương tác gen.
C. Hoán vị gen.
D. Liên kết gen.

Toàn câu khó ha:p, e cũng k chắc chắn lắm:-S
 
H

hardyboywwe




2.Trong tạo giống thực vật bằng công nghệ gen,để đưa gen vào trong tế bào thực vật có thành celluloz phương pháp ko sử dụng là:

A.Chuyển gen bằng thực khuẩn thể.
B.Chuyển gen trực tiếp qua ống phấn.
C.Chuyển gen bằng plasmit
D.Chuyển gen bằng súng bắn gen.

Mình thấy cả 4 đáp án đều được sử dụng để chuyển gen vào trong tế bào thực vật. :)



Bạn nhầm rồi!

Theo ý của mình thì thực khuẩn thể là virut kí sinh trong vi khuẩn \Rightarrow không thể xâm nhập để chuyển gen vào tế bào thực vật.

\RightarrowChọn đáp án A
 
N

ngobaochauvodich



2.Trong tạo giống thực vật bằng công nghệ gen,để đưa gen vào trong tế bào thực vật có thành celluloz phương pháp ko sử dụng là:

A.Chuyển gen bằng thực khuẩn thể.
B.Chuyển gen trực tiếp qua ống phấn.
C.Chuyển gen bằng plasmit
D.Chuyển gen bằng súng bắn gen.

Mình thấy cả 4 đáp án đều được sử dụng để chuyển gen vào trong tế bào thực vật. :)


Câu này là trong đề thi thử không đáng tin cậy

1 trang web chọn câu A: tại đây
(Cụ thể là câu 27 trong đề này trùng với câu này, và chọn A)

1 trang khác chọn D:
tại đây

Nghiêm cấm : Không được xóa bài này
Lí do: Không phải đưa link luyện thi ĐH từ 1 trang web khác mà chỉ là dẫn chứng câu trắc nghiệm này không có cơ sở khoa học, gây nhiều tranh cãi.Mọi thắc mắc liên hệ anh hocmai.diendan giải quyết ai đúng ai sai


Không trích dẫn trực tiếp link các website trên. Admin.
 
Last edited by a moderator:
D

drthanhnam

Bạn nhầm rồi!

Theo ý của mình thì thực khuẩn thể là virut kí sinh trong vi khuẩn \Rightarrow không thể xâm nhập để chuyển gen vào tế bào thực vật.

\RightarrowChọn đáp án A

"Do tế bào thực vật có thành xenlulozo cứng nên các nhà nghiên cứu đã tìm ra nhiều cách khác nhau để đưa gen vào tế bào. Phương pháp chuyển gen ở thực vật rất đa dạng: chuyển gen bằng plasmit ( ví dụ Ti-plasmit), bằng virút ( ví dụ viủt đốm thuốc lá), chuyển trực tiếp qua ống phấn, kỹ thuật vi tiêm tế bào trần ( proplast), dùng súng bắn gen..."
(Sách Giáo khoa sinh học 12 nâng cao-trang 103)
virút đốm thuốc lá ở đây không phải thực khuẩn thể thì là gì hả bạn????????
 
Last edited by a moderator:
D

drthanhnam

Câu 20, Chọn lọc tự nhiên có xu hướng làm cho tần số alen trong một quần thể giao phối biến đổi nhanh nhất khi
A. tần số của các alen trội và lặn xấp xỉ bằng nhau.
B. tần số kiểu gen dị hợp tử trong quần thể cao.
C. tần số một kiểu gen đồng hợp tử trong quần thể cao.
D. quần thể được cách li với các quần thể khác
Đáp án C là đáp án sai.
Câu 41, Trong chọn giống, các nhà khoa học có thể dùng biện pháp gây đột biến chuyển đoạn để chuyển những gen có lợi vào cùng một NST nhằm tạo ra các giống có những đặc điểm mong muốn. Đây là ý nghĩa thực tiễn của hiện tượng di truyền nào?
Câu trả lời của bạn:
A. Liên kết gen và đột biến chuyển đoạn.
B. Tương tác gen.
C. Hoán vị gen.
D. Liên kết gen.
Câu này đáp án cũng không phải A.
Thế mới ảo chứ :))
 
N

ngobaochauvodich

Ôn số 1: Một quần thể thực vật tự thụ phấn có cấu trúc di truyền 0,5AA : 0,3Aa : 0,2aa, kiểu gen AA có giá trị thích nghi là 0,5, các kiểu gen khác đều có giá trị thích nghi là 1. Quần thể này tự thụ phấn liên tiếp 2 thế hệ thì tỉ lệ đồng hợp tử trội qua 2 thế hệ là A. 6/47 . B. 16/47 C. 18/47. D. 25/47.

Ôn số 2: Quá trình phiên mã và dịch mã xảy ra đồng thời có ở sinh vật nào sau đây ?
A. Nấm rơm. B. Trùng đế giày. C. Vi khuẩn E.coli. D. Tảo

Ôn số 3: Một gen có tổng số 2 loại nuclêôtít bằng 40% so với số nuclêotít của gen. Số liên kết hiđrô của gen này bằng 3900. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen là
A. A = T = 750 . G = X = 800. B. A = T = 600. G = X = 900
C. A = T = 1200. G = X = 500. D. A = T = 900. G = X = 700

Ôn số 4:Gen B của sinh vật nhân sơ có chiều dài là 0,306µm, có nuclêôtit loại Guanin bằng 2/6 tổng số nuclêôtit của gen. Gen B bị đột biến thành gen b có 2397 liên kết hiđrô. Gen B và b cùng tiến hành nhân đôi liên tiếp một số lần, môi trường nội bào đã cung cấp 8393 nuclêôtit loại Guanin. Vậy gen B và b đã thực hiện số lần nhân đôi là
A. 2. B. 4. C. 1 D. 3.
 
D

drthanhnam

Ôn số 1: Một quần thể thực vật tự thụ phấn có cấu trúc di truyền 0,5AA : 0,3Aa : 0,2aa, kiểu gen AA có giá trị thích nghi là 0,5, các kiểu gen khác đều có giá trị thích nghi là 1. Quần thể này tự thụ phấn liên tiếp 2 thế hệ thì tỉ lệ đồng hợp tử trội qua 2 thế hệ là A. 6/47 . B. 16/47 C. 18/47. D. 25/47.
Giả sử quần thể có 1000 cá thể.
Quần thể ban đầu 500AA :300Aa :200aa
Qua 1 thế hệ tự thụ=> 287,5AA : 150Aa :275aa
Qua 2 thế hệ tự thụ=> 162,5AA : 75Aa :312,5aa
Vậy tỉ lệ đồng hợp trội =162,5/(162,5+75+312,5)=13/44
Sao không có đáp số nao vậy ta??? Không biết sai chỗ nào rồi.
Ôn số 2: Quá trình phiên mã và dịch mã xảy ra đồng thời có ở sinh vật nào sau đây ?
A. Nấm rơm. B. Trùng đế giày. C. Vi khuẩn E.coli. D. Tảo

Đáp án C.
Ở sinh vật nhân sơ Quá trình phiên mã và dịch mã xảy ra đồng thời.
Ôn số 3: Một gen có tổng số 2 loại nuclêôtít bằng 40% so với số nuclêotít của gen. Số liên kết hiđrô của gen này bằng 3900. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen là
A. A = T = 750 . G = X = 800. B. A = T = 600. G = X = 900
C. A = T = 1200. G = X = 500. D. A = T = 900. G = X = 700

2A+3G=3900
Giả sử số A< số G
=> 2A=0,4.2(A+G)=>0,6A=0,4G=>A=600 và G=900=> Đáp án B
(Ăn may được đáp số lun ^^!)
Còn Nếu A> G => 0,4A=0,6G =>A=T=975 và G=X=650=>ko có đáp án đúng.

Ôn số 4:Gen B của sinh vật nhân sơ có chiều dài là 0,306µm, có nuclêôtit loại Guanin bằng 2/6 tổng số nuclêôtit của gen. Gen B bị đột biến thành gen b có 2397 liên kết hiđrô. Gen B và b cùng tiến hành nhân đôi liên tiếp một số lần, môi trường nội bào đã cung cấp 8393 nuclêôtit loại Guanin. Vậy gen B và b đã thực hiện số lần nhân đôi là
A. 2. B. 4. C. 1 D. 3.

L(B)=3060 (A*)=> N=1800=> G=X=600=>A=T=300
=> số LK Hidro=2A+3G=2400
Đột biến=>2397 lk H =>Mất 1 G-X.
Giả sử B, b đã nhân đôi n lần.=> số G mt cung cấp là:600.(2^n-1)+599.(2^n-1)=8393=> n=3
Đáp án D
 
N

ngobaochauvodich

Ôn 4: Trong một quần thể động vật có vú, tính trạng màu lông do một gen quy định, đang ở trạng thái cân bằng di truyền. Trong đó, tính trạng lông màu nâu do alen lặn a quy định, lông vàng do alen A quy định. Người ta tìm thấy 40% con đực và 16% con cái có lông màu nâu. Hãy xác định tần số tương đối các alen trong quần thể nói trên?
A. pA = 0,4; qa = 0,6. B. pA = 0,6; qa = 0,4.
C. pA = 0,2; qa = 0,8. D. pA = 0,8; qa = 0,2.
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom