☺ Thảo luận ☺ sinh 94 ☺

Status
Không mở trả lời sau này.
B

boyptlangthangtimbenthanhcong

Câu 5:
Bài này tách riêng từng cặp tính trạng ta có [TEX]P: 0,2AA + 0,2Aa + 0,6aa =1 ; 0,3BB + 0,4Bb + 0,3bb =1[/TEX]
\Rightarrow [TEX]A= 0,3 ; a= 0,7 ; B= 0,5 ; b= 0,5[/TEX]
Sau giao phối tự do: [TEX]0,09AA : 0,42Aa : 0,49aa [/TEX]
[TEX]0,25BB : 0,5Bb : 0,25bb[/TEX]
Kết hợp chung lại: [TEX](0,09AA : 0,42Aa : 0,49aa).(0,25BB : 0,5Bb : 0,25bb) =1 => aabb= 0,49 x 0,25 =12,25%[/TEX]
Bài 6:
Để có xác xuất ko còn A thì quần thể chỉ có [TEX]aa[/TEX]
\Rightarrow quần thể khi đó chỉ còn [TEX]aa[/TEX] \Rightarrow [tex] 0,7^2 aa [/tex]
Xác xuất trong 50 cá thể = [tex] 0,7^100 [/tex]
 
Last edited by a moderator:
G

giaosu_fanting_thientai

Ai dạy t làm với =((
1. Khi lai 2 giống bí ngô thuần chủng quả dẹt và quả dài với nhau được [TEX]F_1[/TEX] đều quả dẹt. Cho [TEX]F_1[/TEX] lai với bí quả tròn đc [TEX]F_2[/TEX]: [TEX]152[/TEX] bí quả tròn:[TEX]114[/TEX] bí quả dẹt:[TEX]38[/TEX] bí quả dài. Tính theo lý thuyết, tỉ lệ bí quả tròn đồng hợp thu đc ở [TEX]F_2[/TEX] trong phép lai trên?

2. Một cá thể có kiểu gen [TEX]\frac{AB}{ab}\frac{DE}{de}[/TEX]. Nếu các gen liên kết hoàn toàn trong giảm phân ở cả 2 cặp NST tương đồng thì qua tự thụ phấn có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại kiểu gen ở thế hệ sau?

3. Một cá thể có kiểu gen [TEX]\frac{AB}{ab}\frac{DE}{de}[/TEX]. Nếu xảy ra hoán vị gen trong giảm phân ở cả 2 cặp NST tương đồng thì qua tự thụ phấn có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại kiểu gen ở thế hệ sau?
 
H

hardyboywwe

2. Một cá thể có kiểu gen [TEX]\frac{AB}{ab}\frac{DE}{de}[/TEX]. Nếu các gen liên kết hoàn toàn trong giảm phân ở cả 2 cặp NST tương đồng thì qua tự thụ phấn có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại kiểu gen ở thế hệ sau?

3. Một cá thể có kiểu gen [TEX]\frac{AB}{ab}\frac{DE}{de}[/TEX]. Nếu xảy ra hoán vị gen trong giảm phân ở cả 2 cặp NST tương đồng thì qua tự thụ phấn có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại kiểu gen ở thế hệ sau?[/SIZE][/FONT]


Câu 2.

Ta thấy: AB/ab x AB/ab (Liên kết hoàn toàn)
Thế hệ lai tối đa tạo ra 3 kiểu gen: AB/AB, AB/ab, ab/ab
Tương tự DE/de x DE/de tối đa cũng tạo ra 3 kiểu gen.
cá thể có kiểu gen AB/ab DE/de. Nếu các gen liên kết hoàn toàn trong giảm phân ở cả 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng thì qua tự thụ phấn có thể tạo ra tối đa : 3.3 = 9 (Kiểu gen)


Câu 3:


Ta thấy: AB/ab x AB/ab (Liên kết không hoàn toàn)
Thế hệ lai tối đa tạo ra 10 kiểu gen: 9 kiểu giống phân li độc lập, riêng dị hợp 2 cặp có 2 kiểu gen là dị hợp tử đều và dị hợp tử chéo).
Tương tự kiểu gen DE/de tự thụ phấn tối đa cũng tạo ra 10 kiểu gen.
Do đó cá thể có kiểu gen AB/ab DE/de. Nếu xảy ra hoán vị gen trong giảm phân ở cả 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng thì qua tự thụ phấn có thể tạo ra tối đa: 10 . 10 = 100 (Kiểu gen)
 
C

canhcutndk16a.

Tiếp nào :

Ở một loài thực vật, gen A quy định hạt có khả năng nảy mầm trên đất bị nhiễm mặn, alen a quy định hạt không có khả năng này. Từ một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền thu được tổng số 10000 hạt. Đem gieo các hạt này trên một vùng đất bị nhiễm mặn thì thấy có 9600 hạt nảy mầm. Trong số các hạt nảy mầm, tỷ lệ hạt có kiểu gen dị hợp tử tính theo lý thuyết là bn?
 
C

capuchino_2111

Tỉ lệ cây không nảy mầm 10000-9600=400 chiếm 0.04, suy ra a:0.2, A:0.8
Tỉ lệ dị hợp Aa: 2*0.2*0.8=0.32, tức 3200 hạt
 
C

congaicuatuthan6394

capuchino lưu ý đề bài hỏi nhá, đề hỏi là trong số các hạt nảy mầm mà.
ta phải lấy 0,32/0,96=1/3 .
 
H

hardyboywwe

Bây giờ mình qua 1 bài tập mới nhé!

Điều tra ngẫu nhiên 100 nam và 100 nữ sống ở 1 thành phố đảo người ta thấy có 1 nam bị bệnh mù màu.Giả thiết mọi cuộc hôn nhân trên đảo đều là tự do và ngẫu nhiên,tỉ lệ nam nữ là cân đối,không xảy ra đột biến và quá trình xuất-nhập cư là ko đáng kể.Hãy tính:
a.Tần số alen gây bệnh.
b.Xác suất nữ không mang alen gây bệnh là bao nhiêu?
c.Xác suất nữ mang alen gây bệnh là bao nhiêu?
 
H

hazamakuroo

Bây giờ mình qua 1 bài tập mới nhé!

Điều tra ngẫu nhiên 100 nam và 100 nữ sống ở 1 thành phố đảo người ta thấy có 1 nam bị bệnh mù màu.Giả thiết mọi cuộc hôn nhân trên đảo đều là tự do và ngẫu nhiên,tỉ lệ nam nữ là cân đối,không xảy ra đột biến và quá trình xuất-nhập cư là ko đáng kể.Hãy tính:
a.Tần số alen gây bệnh.
b.Xác suất nữ không mang alen gây bệnh là bao nhiêu?
c.Xác suất nữ mang alen gây bệnh là bao nhiêu?

Ta có tần số nam giới bị bệnh là : 1/100 = 0,01 --> tần số alen gây bệnh là 0,01
Gen qđ bệnh mù màu nằm trên NST giới tính
QƯ : A- Bình thường
a- Mù màu
ta có cấu trúc di truyền của QT là : [TEX]\frac{1}{2}p^2X^AX^A + pqX^AX^a + \frac{1}{2}q^2X^aX^a + \frac{1}{2}pX^AY + \frac{1}{2}qX^aY[/TEX]
Ta có q = 0,01 -> p = 0.99
--> xác suất nữ không mang alen gây bệnh là : [TEX]\frac{1}{2}p^2 = \frac{1}{2}.0,99^2 = \frac{9801}{20000}[/TEX]
--> xác suất nữ mang alen gây bệnh là :[TEX]pq + \frac{1}{2}q^2 = 0,99.0,01 + \frac{1}{2}.0,01^2 = \frac{199}{20000} [/TEX]
ko biết cách này có được ko ! Mong các cậu chỉ giúp ??
 
C

canhcutndk16a.

Tiếp:
Ở người A-phân biệt được mùi vị> a- ko phân biệt được mùi vị. Nếu trong 1 cộng đồng TS alen a=0,4 thì xác suất của một cặp vợ chồng đều phân biệt được mùi vị có thể sinh ra 3 con trong dó 2 con trai phân biệt được mùi vị và 1 con gái ko phân biệt được mùi vị là?
 
H

hazamakuroo

CTDT của QT : 0,36AA + 0,48Aa + 0,16aa = 1
Bố mẹ phân biệt được mùi vị có Kg AA or Aa : Trong Kg qui định tt phân biệt được mùi vị thì AA chiếm [TEX]\frac{3}{7}[/TEX], Aa là [TEX]\frac{4}{7}[/TEX]
Để con sinh ra không phân biệt được mùi vị -> bố mẹ cùng có KG Aa
xs sinh 1 đứa con ko phân biệt được mùi vị là [TEX]\frac{1}{4}.\frac{4}{7} = \frac{1}{7}[/TEX] --> là con gái là [TEX]\frac{1}{14}[/TEX]
xs sinh 1 đứa con phân biệt được mùi vị là[TEX] \frac{3}{4} . \frac{4}{7} = \frac{3}{7}[/TEX] --> là con trai là [TEX]\frac{3}{14}[/TEX]
vậy xs để sinh 3 đứa con : 2 con trai phân biệt được , 1 con gái phân biệt được là :
[TEX]C_3^2 . (\frac{3}{14})^2 . \frac{1}{14} = \frac{27}{2744}[/TEX]
không biết đúng không ! Mong mọi người chỉ giúp !!
 
H

hazamakuroo

Đề hay nè !!

Mọi người down về làm thử nha !! hihi
có gì cho mình hỏi mấy câu !!
 

Attachments

  • HSG 2012- 1.pdf
    617.8 KB · Đọc: 0
  • HSG 2012- 2.pdf
    580 KB · Đọc: 0
H

hazamakuroo

Tiếp BT nha !
Câu 1 : Có 2 QT A,B của ruồi giấm ở trạng thái cân bằng di truyền.
Trong QT A : xét 1 locut có tâng số các alen là F = 0,8 ; f = 0,2 . Một locut khác có G = 0,4 ; g = 0,6
Trong QT B : xét 1 locut có tâng số các alen là F = 0,4 ; f = 0,6 . Một locut khác có G = 0,9 ; g = 0,1
Người ta đặt 2 QT : con cái của QT A và con đực của QT B trong cùng một vùng ( biết có sự ngẫu phối tự do và ngẫu nhiên )
Biết các locut DTĐL.
Tính tần số các giao tử FG của thế hệ F1 ?
QT ở F2 có ở trạng thái cân bằng di truyêng hay không ? Giải Thích ?
 
L

lananh_vy_vp

Tiếp BT nha !
Câu 1 : Có 2 QT A,B của ruồi giấm ở trạng thái cân bằng di truyền.
Trong QT A : xét 1 locut có tâng số các alen là F = 0,8 ; f = 0,2 . Một locut khác có G = 0,4 ; g = 0,6
Trong QT B : xét 1 locut có tâng số các alen là F = 0,4 ; f = 0,6 . Một locut khác có G = 0,9 ; g = 0,1
Người ta đặt 2 QT : con cái của QT A và con đực của QT B trong cùng một vùng ( biết có sự ngẫu phối tự do và ngẫu nhiên )
Biết các locut DTĐL.
Tính tần số các giao tử FG của thế hệ F1 ?
QT ở F2 có ở trạng thái cân bằng di truyêng hay không ? Giải Thích ?

Tính tần số các giao tử FG của thế hệ F1 ?
Cách 1:bạn viết tần số giao tử ở 2 quần thể ra, rồi kẻ bảng lai ra (hoặc viết CTDT cả 2 locut ở 2 quần thể ra), cộng các tần số lại với nhau sẽ ra được tần số giao tử FG
Hình như = 0,39 thì phải

QT ở F2 có ở trạng thái cân bằng di truyêng hay không ? Giải Thích ?
Mình nghĩ sẽ không cân bằng đâu vì đang xét trên 2 locut.
 
H

hardyboywwe

Mình cho bài tiếp nhé ;;)

Màu lông của 1 loài cú chịu sự kiểm soát của dãy đa alen:
R1( lông đỏ sẫm) > R2(lông đen) > R3( lông xám).Trong số các mâu thu thập được của 1 quần thể loài này người ta thấy 38 con lông đỏ,144 con lông đen và 18 xám.Tính tần số của các alen R1,R2,R3?
 
H

hazamakuroo

Mình cho bài tiếp nhé ;;)

Màu lông của 1 loài cú chịu sự kiểm soát của dãy đa alen:
R1( lông đỏ sẫm) > R2(lông đen) > R3( lông xám).Trong số các mẫu thu thập được của 1 quần thể loài này người ta thấy 38 con lông đỏ,144 con lông đen và 18 xám.Tính tần số của các alen R1,R2,R3?
lg:
Gọi [TEX]p_R_1[/TEX] , [TEX]q_R_2[/TEX] , [TEX]r_R_3[/TEX] lần lượt là tần số alen [TEX]R_1 , R_2 , R_3[/TEX]
Cấu trúc CBDT của loài Cú là : ( [TEX]p_R_1[/TEX] + [TEX]q_R_2[/TEX] + [TEX]r_R_3[/TEX] [TEX])^2[/TEX] = 1
KH lông xám có KG [TEX]r^2_R_3 = \frac{18}{38 + 144 + 18} = 0,09[/TEX]-->[TEX]r_R_3[/TEX] = 0,3
KH lông đen có KG là [TEX]q^2_R_2[/TEX] + [TEX]2. q_R_2r_R_3[/TEX] = [TEX]\frac{144}{38 + 144 + 18} = 0,72[/TEX] --> [TEX]q_R_2 = 0,6 [/TEX]
[TEX]=> q_R_1 = 1 - 0,6 - 0,3 = 0,1[/TEX]
Vậy :
[TEX]p_R_1 = 0,1[/TEX]
[TEX]q_R_2 = 0,6[/TEX]
[TEX]r_R_3 = 0,3[/TEX]
 
C

canhcutndk16a.

Tiếp :) một bài rất hay mà cc vừa mới làm được ;))

Trong một hòn đảo biệt lập có 5800 người sống, trong đó có 2800 nam giới. Trong số này có 196 nam bị mù màu xanh đỏ. Kiểu mù màu này do 1 alen lặn m nằm trên NST giới tính X. Kiểu mù màu này không ảnh hưởng đến sự thích nghi của cá thể. Khả năng có ít nhất 1 phụ nữ của hòn đảo này bị mù màu xanh đỏ là bao nhiêu?
 
H

hazamakuroo

BT Khó !!

Tiếp :) một bài rất hay mà cc vừa mới làm được ;))

Trong một hòn đảo biệt lập có 5800 người sống, trong đó có 2800 nam giới. Trong số này có 196 nam bị mù màu xanh đỏ. Kiểu mù màu này do 1 alen lặn m nằm trên NST giới tính X. Kiểu mù màu này không ảnh hưởng đến sự thích nghi của cá thể. Khả năng có ít nhất 1 phụ nữ của hòn đảo này bị mù màu xanh đỏ là bao nhiêu?

Ta gọi [TEX]X_M[/TEX] là gen quy kiểu hình bình thường,
[TEX]X_m[/TEX] là gen quy định bệnh mù màu xanh đỏ
Cấu trúc di truyền quần thể này có dạng:
Giới cái: [TEX]p^2 X_MX_M+2pq X_MX_m +q^2 X_mX_m = 1[/TEX]
Giới đực: [TEX]p X_MY+q X_mY[/TEX]
ta có Nam mù màu có kiểu gen[TEX] X_mY[/TEX] chiếm tỷ lệ q = 0,07 --> q2 [TEX]X_aX_a[/TEX] = 0,0049
Vậy xác suất để 1 người nữ bị bệnh là 0,0049
=> Xác suất để 1 người nữ không bị bệnh là 1 – 0,0049 = 0,9951.
Số lượng nữ trên đảo là 5800-2800=3000
Xác suất để cả 3000 người nữ không bị bệnh là [TEX](0,9951)^3000[/TEX]
Vậy khả năng có ít nhất 1 phụ nữ của hòn đảo này bị mù màu xanh đỏ là :
[TEX]1 - (0,9951)^3000[/TEX]
 
H

hardyboywwe

Ta gọi [TEX]X_M[/TEX] là gen quy kiểu hình bình thường,
[TEX]X_m[/TEX] là gen quy định bệnh mù màu xanh đỏ
Cấu trúc di truyền quần thể này có dạng:
Giới cái: [TEX]p^2 X_MX_M+2pq X_MX_m +q^2 X_mX_m = 1[/TEX]
Giới đực: [TEX]p X_MY+q X_mY[/TEX]
ta có Nam mù màu có kiểu gen[TEX] X_mY[/TEX] chiếm tỷ lệ q = 0,07 --> q2 [TEX]X_aX_a[/TEX] = 0,0049
Vậy xác suất để 1 người nữ bị bệnh là 0,0049
=> Xác suất để 1 người nữ không bị bệnh là 1 – 0,0049 = 0,9951.
Số lượng nữ trên đảo là 5800-2800=3000
Xác suất để cả 3000 người nữ không bị bệnh là [TEX](0,9951)^3000[/TEX]
Vậy khả năng có ít nhất 1 phụ nữ của hòn đảo này bị mù màu xanh đỏ là :
[TEX]1 - (0,9951)^3000[/TEX]



Bài này bạn làm đúng rồi đấy,sang bài tiếp theo ;))


Trong quần thể xét 1 gen có 2 alen A và a. Các gen này nằm trên NST giới tính X ở đoạn không tương đồng với NST Y. Gen A trội hoàn toàn so với gen a. Tại thế hệ xuất phát I0 có tần số tương đối các alen như sau :
Giới đực có tần số các alen A,a tương ứng là pj = 0,8 ; qj = 0,2.
Giới cái có tần số các alen A,a tương ứng là pi = 0,4 ; qi = 0,6.
Hãy tính tần số tướng đối các alen ở mỗi giới ở thế hệ thứ 7 (I7).
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom