[Ôn luyện hóa]-Nhóm hoá 94

Status
Không mở trả lời sau này.
N

namnguyen_94

đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm 0,25 mol 3 alcol đơn chức(có số cacbon lập thành một CSC có công bội là 1 và số H bằng nhau thu được 2,25 mol CO2 và 0,75 mol H2O.Số C và H của alcol có phân tử khối lớn nhất lần lượt là:
A.3 và 8
B.2 và 6
C.4 và 6
D.5 và 6

+ Gọi CTC là CxHyO
CxHyO ----> x CO2 + y/2 H2O
0,25---------2,25------0,75
----> x = 9 ; y = 6
---> có tổng 9 C và có 6 H ở mỗi ancol
ta có t/c của csc (d = 1): tổng C = [tex]\frac{3(n+n+2}{2}[/tex] = 9 ----> n = 2
----->ancol có số C lớn nhất là 4
 
T

tri_tuy_vietnam

Câu 1 : Hỗn hợp X gồm MgO,CaO,Mg và Ca. Hòa tan 21,44 gam hỗn hợp X bằng dung dịch HCl vừa đủ thu được 6,496 lít H2 (đktc) và dung dịch Y trong đó có 24,70 gam MgCl2 và x gam CaCl2. Giá trị của x là
A. 29,97 gam B. 31,08 gam C. 32,19 gam D. 34,41 gam


Câu 2: Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm giữa Al và Cr2O3 trong điều kiện không có không khí, sau phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp X có khối lượng 43,9 gam. Chia X làm 2 phần bằng nhau. Cho phần 1 tác dụng với dung dịch NaOH (dư) thu được 1,68 lít khí (đktc). Phần 2 phản ứng vừa đủ với V lít dung dịch HCl 1M (loãng, nóng). Giá trị của V là
A. 1,15. B. 1,00. C. 0,65. D. 1,05.

Câu 3: Cho hỗn hợp X gồm CH2=CHOCH3 ; CH2=CHCH2OH và CH3CH2CHO (số mol mỗi chất đều bằng nhau) phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, kết thúc phản ứng thu được 5,4 gam Ag. Mặt khác, nếu cho toàn bộ lượng X trên tác dụng hết với dung dịch KMnO4 (dư) thì khối lượng chất hữu cơ sinh ra là
A. 7,08 gam. B. 7,40 gam. C. 4,60 gam. D. 7,85 gam.

Câu 4: Nung hỗn hợp gồm 6,4 gam Cu và 54 gam Fe(NO3)2 trong bình kín, chân không. Sau phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp khí X. Cho X phản ứng hết với nước, thu được 2 lít dung dịch Y. pH của dung dịch Y là
A. 1,3. B. 1. C. 0,523. D. 0,664.

Câu 5: Hoà tan hết 4,8 gam hỗn hợp 2 kim loại M, N vào cốc đựng m gam dung dịch chứa HNO3 và H2SO4 (vừa đủ) thu được dung dịch chỉ chứa muối của 2 kim loại và 2,1504 lít (đktc) hỗn hợp 2 khí gồm NO2 và X, sau phản ứng khối lượng dung dịch trong cốc tăng thêm 0,096 gam so với m Khối lượng muối khan thu được là:
A. 5,648 gam. B. 11,296 gam. C. 12,750 gam. D. 13,250 gam
. Câu 6: Khử một este E no đơn chức mạch hở bằng LiAlH4 thu được một ancol duy nhất G. Đốt cháy m gam G cần 2,4m gam O2. Đốt m gam E thu được tổng khối lượng CO2 và H2O là 52,08 gam. Nếu cho toàn bộ lượng CO2, H2O này vào 500 ml dung dịch Ba(OH)2 1M. Khối lượng kết tủa sinh ra là:
A. 25,61 gam B. 31,52 gam C. 35,46 gam D. 39,4 gam
 
Last edited by a moderator:
K

kienthuc.

Anh xin giúp em ở những câu hỏi này nhé!

Câu 1 : Hỗn hợp X gồm MgO,CaO,Mg và Ca. Hòa tan 21,44 gam hỗn hợp X bằng dung dịch HCl vừa đủ thu được 6,496 lít H2 (đktc) và dung dịch Y trong đó có 24,70 gam MgCl2 và x gam CaCl2. Giá trị của x là:
Ta quy về MgO và CaO => Tổng khối lượng là 26,08 mà MgO có khối lượng là 10,4 (Tính từ lượng muối) =>nCaO=[TEX]nCaCl_2[/TEX]=0,28 =>m[TEX]CaCl_2[/TEX]=31,08g.

A. 29,97 gam B. 31,08 gam C. 32,19 gam D. 34,41 gam
Câu 4: Nung hỗn hợp gồm 6,4 gam Cu và 54 gam Fe(NO3)2 trong bình kín, chân không. Sau phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp khí X. Cho X phản ứng hết với nước, thu được 2 lít dung dịch Y. pH của dung dịch Y là
Khi nung ta được 0,15mol [TEX]O_2[/TEX] và 0,6mol [TEX]NO_2[/TEX].
Sau đó 0,1mol Cu pứ làm mất đi 0,05mol [TEX]O_2[/TEX]. Vậy mol [TEX]HNO_3[/TEX] tính theo mol thiếu.
[TEX]2NO_2+\frac{1}{2}O_2+H_2O------>2HNO_3[/TEX]
=>[TEX]nHNO_3[/TEX]=0,2 =>CM[TEX]HNO_3[/TEX]=0,1 =>PH=1.
A. 1,3. B. 1. C. 0,523. D. 0,664.
Câu 5: Hoà tan hết 4,8 gam hỗn hợp 2 kim loại M, N vào cốc đựng m gam dung dịch chứa HNO3 và H2SO4 (vừa đủ) thu được dung dịch chỉ chứa muối của 2 kim loại và 2,1504 lít (đktc) hỗn hợp 2 khí gồm NO2 và X, sau phản ứng khối lượng dung dịch trong cốc tăng thêm 0,096 gam so với m Khối lượng muối khan thu được là:
Ta có: m(Dung dịch tăng)=4,8-m(khí)=0,096=>m(Khí)=4,704g.
=>M trung bình(Khí)=49 =>X là khí [TEX]SO_2[/TEX].
Từ các dữ kiện trên =>[TEX]nNO_2[/TEX]=0,08 và [TEX]nSO_2[/TEX]=0,016mol.
Ta có: [TEX]n_e(SO_2)=2nSO_4^{2-}[/TEX] và [TEX]n_e(NO_2)=nNO_3^-[/TEX].
=>m(Muối)=4,8+0,016.96+0,08.62=11,296g.
A. 5,648 gam. B. 11,296 gam. C. 12,750 gam. D. 13,250 gam.
Câu 6: Khử một este E no đơn chức mạch hở bằng LiAlH4 thu được một ancol duy nhất G. Đốt cháy m gam G cần 2,4m gam O2. Đốt m gam E thu được tổng khối lượng CO2 và H2O là 52,08 gam. Nếu cho toàn bộ lượng CO2, H2O này vào 500 ml dung dịch Ba(OH)2 1M. Khối lượng kết tủa sinh ra là:
Este no, đơn =>[TEX]nH_2O=nCO_2[/TEX]=0,84.
[TEX]2nCO_2[/TEX]=1,68mol; n[TEX]OH^-[/TEX]=1mol.
Vậy 1 nằm trong đoạn [0,84;1,68] =>[TEX]nCO_3^{2-}[/TEX]=1-0,84 =0,16mol =>m(Kết tủa)=31,52g
A. 25,61 gam B. 31,52 gam C. 35,46 gam D. 39,4 gam
 
D

demenphuuluuki94

Câu 1 : Trộn 200 ml dung dịch hỗn hợp Ca(OH)2 và NaOH vào 300 ml dung dịch HCl 0,5 M thu được dung dịch X có chứa 11,275 gam chất tan. Hấp thụ 0,896 lít CO2 (đktc) vào dung dịch X thu được 3 gam kết tủa. Nồng độ NaOH trong dung dịch ban đầu là :
A.0,36M B. 0,12M C. 0,80M D. 0,60M


Cầu 2 : Hòa tan m gam hỗn hợp gồm K và Ca vào nước thu được dung dịch A và 5,6 lít H2 (đktc).Hấp thụ 8,96 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch A thu được 10 gam kết tủa và dung dịch B. Cô cạn dung dịch B thu được 22,5 gam chất rắn khan gồm hai chất có cùng khối lượng mol. Giá trị của m là :
A.16,75 gam B. 12,85 gam C. 10,85 gam D. 14,80 gam

Cau 3 :Cho m gam hỗn hợp X gồm 2 kim loại kiềm thuộc 2 chu kì liên tiếp tác dụng với 180 ml
dung dịch Al2(SO4)2 1M thu được 15,6 gam kết tủa; khí H2 và dung dịch A. Nếu cho m gam hỗn hợp
X tác dụng với 240 gam dung dịch HCl 18,25% thu được dung dịch B và H2 . Cô cạn dung dịch B thu
được 83,704 gam chất rắn khan. Phần trăm khối lượng của kim loại kiềm có khối lượng phân tử nhỏ là
A. 28,22% B. 37,10% C. 16,43% D. 12,85%

Câu 4: Cho m gam Al2O3 vào 200 gam dung dịch hỗn hợp X gồm NaOH a% và KOH b % đun nóng
Sau khi phản ứng kết thúc dung dịch Y và m–69,36 gam chất rắn không tan. Nếu cho 200 gam dung
dịch X tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO3 12,6% thu được dung dịch Z trong đó nồng độ % cùa
NaNO3 là 5,409%.. Giá trị của b là :
A. 11,2% B. 5,6% C.22,4% D. 16,8%
 
Last edited by a moderator:
K

kienthuc.

Mình xin giúp bạn ở những câu hỏi này nhé!

Câu 1 : Trộn 200 ml dung dịch hỗn hợp Ca(OH)2 và NaOH vào 300 ml dung dịch HCl 0,5 M thu được dung dịch X có chứa 11,275 gam chất tan. Hấp thụ 0,896 lít CO2 (đktc) vào dung dịch X thu được 3 gam kết tủa. Nồng độ NaOH trong dung dịch ban đầu là :
Ta biết chắc chắn HCl hết sau pứ, vậy X chứa [TEX]Ca(OH)_2[/TEX], NaOH, NaCl, [TEX]CaCl_2[/TEX].
Theo đề bài ta có khối lượng của [TEX]Ca(OH)_2 [/TEX]và NaOH là 8,5g.
Từ dữ kiện ta có tổng [TEX]nOH^- [/TEX]= 0,22mol.
Gọi X-->[TEX]nCa(OH)_2[/TEX]; y-->nNaOH.
2x+y=0,22 (I)
74x+40y=8,5 (II)
Từ (I) và (II) =>x=0,05; y=0,12.
=>CMNaOH=0,6M.


A.0,36M B. 0,12M C. 0,80M D. 0,60M
Cau 3 :Cho m gam hỗn hợp X gồm 2 kim loại kiềm thuộc 2 chu kì liên tiếp tác dụng với 180 ml
dung dịch Al2(SO4)2 1M thu được 15,6 gam kết tủa; khí H2 và dung dịch A. Nếu cho m gam hỗn hợp
X tác dụng với 240 gam dung dịch HCl 18,25% thu được dung dịch B và H2 . Cô cạn dung dịch B thu
được 83,704 gam chất rắn khan. Phần trăm khối lượng của kim loại kiềm có khối lượng phân tử nhỏ là
Ta có tổng [TEX]nOH^- [/TEX]= 1,24 mol.
B sẽ chứa Bazơ và muối Clorua của 2 kim loại kiềm.
Theo đề bài ta có khối lượng của 2 Bazơ là 61,504g.
=>M trung bình là 32,6 => Na và K.
Từ tổng mol và M trung bình ta có nNa=0,496mol và nK=0,744mol =>%mNa = 28,22%
A. 28,22% B. 37,10% C. 16,43% D. 12,85%
 
L

li94

Câu 4: Cho m gam Al2O3 vào 200 gam dung dịch hỗn hợp X gồm NaOH a% và KOH b % đun nóng
Sau khi phản ứng kết thúc dung dịch Y và m–69,36 gam chất rắn không tan. Nếu cho 200 gam dung
dịch X tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO3 12,6% thu được dung dịch Z trong đó nồng độ % cùa
NaNO3 là 5,409%.. Giá trị của b là :
A. 11,2% B. 5,6% C.22,4% D. 16,8%



m Al2O3 pư = 69,36 --> n Al2O3 = 0,68

n OH- = 2 nAl2O3 = 1,36

n HNO3 = n OH- = 1,36 --> m dd HNO3 = 680

Ta có PT [TEX] \frac{\frac{2a}{40}.85}{200+680} = \frac{5,409}{100}[/TEX]

a = 11,2% --> b = 22,4%. Chọn C
 
I

inujasa

Cầu 2 : Hòa tan m gam hỗn hợp gồm K và Ca vào nước thu được dung dịch A và 5,6 lít H2 (đktc).Hấp thụ 8,96 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch A thu được 10 gam kết tủa và dung dịch B. Cô cạn dung dịch B thu được 22,5 gam chất rắn khan gồm hai chất có cùng khối lượng mol. Giá trị của m là :
A.16,75 gam B. 12,85 gam C. 10,85 gam D. 14,80 gam

Câu 2 em làm thế này, không biết đúng hay sai nữa :-SS:-SS
đặt mol K là x, mol Ca là y
ta có mol OH- = 2 lần mol H2 => x + 2y = 0,25.2
Chất rắn khan là KHCO3 và CaCO3 (không hiểu tại sao CaCO3 không kết tủa, nhưng thoả mãn bằng khối lượng mol)
mol KHCO3 = mol K = x
mol CaCO3 = mol Ca - mol CaCO3(kết tủa) = y - 0,1
=> 100x + 100(y-0,1) = 22,5
=> x=0,15; y=0,175
m=0,15.39+0,175.40 = 12,85 g
(CO2 không biết để làm gì @-))
 
T

triaiai

câu hỏi Trắc nghiệm

1) Đốt cháy hoàn toàn m(g) hh X gồm etandiol, glucozơ, axit etanoic, andehit fomic, axit lactic thu tổng khối lượng CO2 và nước là 23,5g và n CO2 : n H2O =7:9
Tìm % về khối lượng của etandiol trong m(g) hh X là
A.42,06 B.65,28 C.50,45 D.57,94

2)Hòa tan hết 7,6 g hh Cu và Fe bằng dd HNO3 thu dd X và 2,24 lít khí NO (đktc).Thêm 1,98g Mg vào X,pứ hoàn toàn thu 0,112 lít NO (đktc), dd Y và m(g) rắn không tan. Giá trị m là
A.7,6 B.3,2 C.4,8 D.2,8

3)Đốt cháy hoàn toàn 1,81g hh gồm axit acrylic và axit propionic có M tb =72,4.Hấp thụ hết sản phẩm cháy vào 2,8 lít dd Ba(OH)2 0,02M thu m(g) kết tủa.Giá trị m
A.3,7 B.5,069 C.7,289 D.8,264

 
Last edited by a moderator:
K

kienthuc.

Mình xin giúp bạn ở những câu hỏi này nhé!

1) Đốt cháy hoàn toàn m(g) hh X gồm etandiol, glucozơ, axit etanoic, andehit fomic, axit lactic thu tổng khối lượng CO2 và nước là 23,5g và n CO2 : n H2O =7:9
Tìm % về khối lượng của etandiol trong m(g) hh X là
Nhận xét:
+ Tất cả các chất trừ Etanđiol đều có 1lk Pi.
+ Tất cả các chất trừ Etanđiol đều có CTC là [TEX]C_nH_{2n}O_n[/TEX].
=>nEtanđiol = [TEX]nH_2O-nCO_2[/TEX] và các chất còn lại khi đốt có đặc điểm [TEX]nO_2[/TEX](Pứ)=[TEX]nCO_2=nH_2O[/TEX].
Từ đề bài ta có: [TEX]nCO_2[/TEX]=0,35mol và [TEX]nH_2O[/TEX]=0,45mol.
Vậy nEtanđiol = 0,1mol sẽ tạo ra 0,2mol [TEX]CO_2[/TEX] và 0,3mol [TEX]H_2O[/TEX].
Vậy 0,15mol [TEX]H_2O[/TEX] và 0,15mol [TEX]CO_2[/TEX] còn lại do các chất còn lại tạo ra.
Theo ĐLBTKL: mX = [TEX]mCO_2+mH_2O-nO_2-m[/TEX]Etanđiol =>mX=10,7g =>%mEtanđiol = 57,94%.
A.42,06 B.65,28 C.50,45 D.57,94

2)Hòa tan hết 7,6 g hh Cu và Fe bằng dd HNO3 thu dd X và 2,24 lít khí NO (đktc).Thêm 1,98g Mg vào X,pứ hoàn toàn thu 0,112 lít NO (đktc), dd Y và m(g) rắn không tan. Giá trị m là

Ta có: nFe=0,05mol và nCu=0,075mol.
Khi cho 0,0825mol Mg vào thì nó pứ với [TEX]HNO_3[/TEX](Dư) là 0,0075mol (Tính từ NO) =>nMg(Dư)=0,075mol.
Sau đó Mg phóng 0,05mol Electron để kéo [TEX]Fe^{3+}[/TEX] xuống [TEX]Fe^{2+}[/TEX]. Vậy nMg còn lại là 0,05mol. Tiếp đến Mg lại phóng ra tối đa 0,1mol Electron để khử [TEX]Cu^{2+}[/TEX] thành Cu =>nCu tạo ra là 0,05mol =>m(Rắn)=3,2g.
A.7,6 B.3,2 C.4,8 D.2,8

3)Đốt cháy hoàn toàn 1,81g hh gồm axit acrylic(X) và axit propionic(Y) có M tb =72,4.Hấp thụ hết sản phẩm cháy vào 2,8 lít dd Ba(OH)2 0,02M thu m(g) kết tủa.Giá trị m

Từ dữ kiện đề bài ta có: n(X)=0,02mol và n(Y)=0,005mol
=>Tổng [TEX]nCO_2[/TEX] = 0,075mol
Ta có: n[TEX]OH^-[/TEX]=0,112mol.
=>[TEX]nCO_3^{2-}=nOH^--nCO_2[/TEX]=>n[TEX]CO_3^{2-}[/TEX]=0,037mol =>m(Kết tủa) = 7,289g
A.3,7 B.5,069 C.7,289 D.8,264
Mến chào bạn!
 
H

hardyboywwe

Tính Thể tich và bán kính nguyên tử Mg biết rằng khối lượng riêng của Mg là 1,74 g/cm^3 và thể tích các quả cầu Mg chiếm 74% thể tích cuả toàn mạng tinh thể
 
N

namnguyen_94

1111

Tính Thể tich và bán kính nguyên tử Mg biết rằng khối lượng riêng của Mg là 1,74 g/cm^3 và thể tích các quả cầu Mg chiếm 74% thể tích cuả toàn mạng tinh thể

+Thể tích 1 mol Mg là V = [tex]\frac{24,3050}{1,74}[/tex] = 13,97 [TEX]cm^{3}[/TEX]
---> thể tích của 1 nguyên tử Mg là:[tex]\frac{13,97.74%}{6,023.10^23}[/tex] = 1,72. [TEX]10^{-23}[/TEX] [TEX]cm^{3}[/TEX]
+Ta có: nguyên tử như hình cầu có bk R
---> V = [tex]\frac{4.3,14.R^3}{3}[/tex]
---> [TEX]R^{3}[/TEX] = [tex]\frac{3.V}{4.3,14}[/tex] = [tex]\frac{3.1,72.10^(-23)}{4.3,14}[/tex] = 4,11.[TEX]10^{-24}[/TEX]
--> R = 1,6.[TEX]10^{-8}[/TEX] [TEX]A^{o}[/TEX]
(Không biết có đúng ko,mong mọi người góp ý :D:D:D:D:D:D:D )
 
D

domtomboy

một vài câu:

1 hh X gồm 1 andehit và 1 ankin có cùng số nguyên tử Cacbon. Đốt cháy hoan ftoanf a mol X thu được 3a mol CÒ và 1,8a mol H2O. Hh X có 0,1 mol tác dung được với tối đa 0,14 mol AgNO3 trong NH3(đk thích hợp). số mol của andehit trong X là:
A: 0,03
B: 0,04
C: 0,01
D: 0,02
2. dung dịch x chứa 14,6g HCl và 22,56g Cu(NO3)2. thêm m g bootj sắt vào dd X, sau phản ứng sảy ra hoàn toàn thu được hh kim loại co khối lượng là 0,5m g và chỉ tạo khí NO(sản phẩm khử duy nhất của N5+) Giá trị của m là:
A: 14,88
B: 20,48
C: 9,28
D: 1,92
 
S

sot40doc

1 hh X gồm 1 andehit và 1 ankin có cùng số nguyên tử Cacbon. Đốt cháy hoan ftoanf a mol X thu được 3a mol CÒ và 1,8a mol H2O. Hh X có 0,1 mol tác dung được với tối đa 0,14 mol AgNO3 trong NH3(đk thích hợp). số mol của andehit trong X là:
A: 0,03
B: 0,04
C: 0,01
D: 0,02


nhìn qua là thấy mấy cái này có 3C
ankin là [TEX]C_3H_4 -> 2H_2O[/TEX]
theo bài [TEX]H_2O tb = 1,8[/TEX]
mà trong HCHC chỉ có C,H,O thì số H chẵn => 2H
cách 1 : đường chéo cho H

cách 2
=> nhận thấy chỉ có [TEX]CH_=^-C-CHO[/TEX] thoả mãn
ta có ankin p/ứng 1 Ag
andehit vs 3 Ag
=> tự chọn lượng chất vs pt phản ứng vs [TEX]Ag_2O[/TEX]

đáp án hình như là 0,02 mol
đáp án D
 
N

namnguyen_94

2. dung dịch x chứa 14,6g HCl và 22,56g Cu(NO3)2. thêm m g bootj sắt vào dd X, sau phản ứng sảy ra hoàn toàn thu được hh kim loại co khối lượng là 0,5m g và chỉ tạo khí NO(sản phẩm khử duy nhất của N5+) Giá trị của m là:
A: 14,88
B: 20,48
C: 9,28
D: 1,92

Ta có:[TEX]Cu(NO3)_2[/TEX] = 0,12 mol ; n[TEX]HCl[/TEX] = 0,4 mol
---> [TEX]Cu^{2+}[/TEX] = 0,12 mol ; n[TEX]NO3^{-}[/TEX] = 0,24 mol ; n[TEX]H^{+}[/TEX] = 0,4 mol
[TEX]Fe [/TEX] + 4 [TEX]H^{+}[/TEX] + [TEX]NO3^{-}[/TEX] ---> [TEX]Fe^{3+}[/TEX] + [TEX]NO[/TEX] + 2 [TEX]H_2O[/TEX]
0,1-------0,4-----0,1 -------0,1
[TEX]Fe[/TEX] + 2 [TEX]Fe^{3+}[/TEX] ----> 3 [TEX]Fe^{2+}[/TEX]
0,05-------0,1
---> còn dư 0,07 mol [TEX]Cu(NO3)_2[/TEX]
[TEX]Fe + Cu(NO3)_2 ----> Fe(NO3)_2 + Cu[/TEX]
0,07-------0,07---------------0,07
----> m - 0,22.56 + 0,12.64 = 0,5.m
---> m = 9,28 gam
 
L

li94


Gửi vài câu

Cho hh A gồm 0,2 mol Al ; 0,35 mol Fe pư hết với V lit dd HNO3 1 M , thu được dd B và hh G gồm 0,05 mol N2O và 0,04 mol N2 và còn lại 2,8 g kim loại.giá trị V.


Hòa tan hoàn toàn hh X gồm 0,02 mol FeS2 và 0,03 mol FeS vào lượng H2SO4 đặc nóng dư thu được Fe2(SO4)3 ; SO2 và H2O. Hấp thụ hết SO2 = 1 lượng vừa đủ KMnO4 thu được dd Y ko màu trong suốt pH = 2. V của dd Y.



Hòa tan hoàn toàn 1 lượng X gồm Fe3O4 ; FeS2 trong 63 g dd HNO3 thu được 1,568 lit NO2 .Dd thu được td vừa đủ với 200 ml NaOH 2M,lọc kt đem nung tới khối lượng ko đổi --> 9,76 g chất rắn.Nồng độ % của HNO3
 
L

loi_con_hua

Bài 24: Nung m gam hỗn hợp X gồm KClO3 và KMnO4 thu được chất rắn Y và O2. Biết KClO3 phân hũy hoàn toàn, còn KMnO4 chỉ bị phân hũy một phần. Trong Y có 0,894 gam KCl chiếm 8,132% theo khối lượng. Trộn lượng O2 ở trên với không khí theo tỉ lệ thể tích VO2:Vkk=1:3 trong một bình kín ta thu được hỗn hợp khí Z. Cho vào bình 0,528 gam cacbon rồi đốt cháy hết cacbon, phản ứng hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí T gồm 3 khí O2, N2, CO2, trong đó CO2 chiếm 22,92% thể tích. Giá trị m (gam) là
A. 12,59 B. 12,53 C. 12,70 D. 12,91

Bài 64: X là hỗn hợp gồm C2H2 và H2 có dX/H2 = 5. Đun nóng X với bột Ni một thời gian thu được hỡn hợp Y có dY/H2 = 9,375. Lấy 0,16 mol Y cho đi qua bình đựng Br2 dư để phản ứng xảy
ra hoàn toàn thấy khối lượng bình đựng Br2 tăng thêm m gam.Kết luận nào sau đây là chính xác nhất?
A. 0,78 ≤ m ≤ 1,68 B. m = 0,78 C. m =3,0 D. m = 1,68
Bài 70: Hổn hợp X gồm hai ancol CnH2n+1OH và CmH2m+1OH. Đun nóng X với dung dịch H2SO4 ở 1800C thì thu được hổn hợp 2 olephin là chất khí ở điều kiện thường, còn ở 1400C thì thu được hổn hợp ete, trong đó có 1 ete có khối lượng phân tử bằng khối lượng phân tử của một trong 2 ancol. Mối quan hệ giữa m và n ( m > n) là:
A. m = 2n B. m = n+ 1 C. n = 2m. D. m = n + 2
 
Last edited by a moderator:
N

namnguyen_94

Cho hh A gồm 0,2 mol Al ; 0,35 mol Fe pư hết với V lit dd HNO3 1 M , thu được dd B và hh G gồm 0,05 mol N2O và 0,04 mol N2 và còn lại 2,8 g kim loại.giá trị V.
+mFe dư = 2,8 gam --> nFe dư = 0,05 mol
---> Fe hoà tan hoàn toàn [TEX]Fe^{3+}[/TEX]
[TEX]Fe[/TEX] ----> [TEX]Fe^{3+}[/TEX] + 3e
0,2----------------0,6
[TEX]Al[/TEX] ----> [TEX]Al^{3+}[/TEX] + 3e
0,2------------0,6
--> n(e) = 1,2 > 0,05.8 + 0,04.10
---> Có muối [TEX]NH_4NO_3[/TEX]
--> [TEX]n NH_4NO_3[/TEX] = 0,05 mol
---> [TEX]n HNO_3[/TEX] = 1,48 mol
---> V= 1,48 lít
Hòa tan hoàn toàn hh X gồm 0,02 mol FeS2 và 0,03 mol FeS vào lượng H2SO4 đặc nóng dư thu được Fe2(SO4)3 ; SO2 và H2O. Hấp thụ hết SO2 = 1 lượng vừa đủ KMnO4 thu được dd Y ko màu trong suốt pH = 2. V của dd Y.
[TEX]2 FeS_2 +14 H_2SO_4----> Fe_2(SO4)_3 +15 SO_2 +14 H_2O[/TEX]
[TEX]2 FeS +10 H_2SO_4----> Fe_2(SO4)_3 + 9 SO_2 +10 H_2O[/TEX]
---> [TEX]n SO_2[/TEX] = 0,285 mol
[TEX] 5 SO_2 + 2 KMnO_4 + 2 H_2O ---> K_2SO_4 +2 MnSO_4 + 2 H_2SO_4[/TEX]
--0,285-------------------------------0,114
---> V(Y) = [tex]\frac{0,114.2}{0,01}[/tex] = 22,8 lít
Hòa tan hoàn toàn 1 lượng X gồm Fe3O4 ; FeS2 trong 63 g dd HNO3 thu được 1,568 lit NO2 .Dd thu được td vừa đủ với 200 ml NaOH 2M,lọc kt đem nung tới khối lượng ko đổi --> 9,76 g chất rắn.Nồng độ % của HNO3
+ta có:[TEX]n Fe_2O_3[/TEX] = 0,061 mol ---> n[TEX]Fe^{3+}[/TEX] = 0,122 mol
Gọi n[TEX]FeS_2[/TEX] = x mol ; n[TEX]Fe_3O_4[/TEX] = y mol ; nNO2 = 0,07
--> ta có hệ:[tex]\left{15x+y = 0,07 \\ x + 3y =0,122[/tex]

---> x = 0,002 mol ; y = 0,04 mol
[[TEX]FeS_2 + 18 HNO_3 ----> Fe(NO3)_3 + 2 H_2SO_4 + 15 NO_2 + 7 H_2O[/TEX]
-->nH2SO4 = 0,004 mol
[TEX]Fe^{3+}[/TEX] + 3 [TEX]OH^{-}[/TEX] ---> [TEX]Fe(OH)_3[/TEX]
--->nHNO3 dư = 0,4 - 0,122.3 - 0,004.2 = 0,026 mol
---> nHNO3 = 0,122.3 + 0,07 + 0,026 = 0,462 mol
----> C% = 46,2%
Các ban xem mình có làm sai chỗ nào không thì chỉ giùm mình.THANKS !!!
 
Last edited by a moderator:
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom