[Ôn luyện hóa]-Nhóm hoá 94

Status
Không mở trả lời sau này.
K

kienthuc.

cho tiếp 1 bài tập dễ nữa....;))
A là quặng hematit chứa 60% Fe2O3.B là quặng manhetit chứa 69,6% Fe3O4.Trộn m1 tấn quặng A với m tấn quặng B thu đc quặng C,mà từ 1 tấn quặng C có thể điều chế đc 0,5 tán gang chứa 4% cacbon.Tỉ lệ m1/m2 là:
A.5/2
B.4/3
C.3/4
D.2/5
Khối lượng Fe có trong 1 tấn của mỗi quặng là:
A chứa 60%[TEX].\frac{112}{160}[/TEX]=420kg [TEX]Fe[/TEX]
B chứa 69,6%[TEX].\frac{168}{232}[/TEX]=504kg [TEX]Fe[/TEX]
C chứa 500.96%=480kg [TEX]Fe[/TEX]
Dùng pp đường chéo ta được
[TEX]\frac{m_1}{m_2}=\frac{2}{5}[/TEX].
 
Last edited by a moderator:
K

kienthuc.

Cần ít nhất bao nhiêu ml dung dịch HCl 1M để khi tác dụng với 500 ml dung dịch NâlO2 sẽ thu đc 0,78 gam kết tủa
A.10ml
B.15 ml
C.17 ml
D.20 ml

(gợi ý: dùng phương pháp đồ thị ;)) )
Lượng V [TEX]HCl[/TEX] dùng tối thiểu tức lượng kết tủa cực đại.
[TEX]AlO_2+H^++H_2O------>Al(OH)_3[/TEX]
[TEX]nAl(OH)_3[/TEX]=0,01 mol =>[TEX]nH^+=nHCl=[/TEX]0,01 mol =>V[TEX]HCl[/TEX]=10 ml.
 
L

loi_con_hua

Bài 1:Hoà tan vừa đủ 10 gam hỗn hợp 2 kim loại X,Y(đều có hoá trị duy nhất)vào dung dich hỗn hợp gồm 2 axit HNO3 và H2SO4 thu đươc 2,688 lit hỗn hợp khí NO2 và SO2(đktc)có khối lượng 5,88 gam(ko có sp khử nào khác).Biết số mol SO4(2-) trong muối bằng 1/2 số mol NO3(-) trong muối.Cô cạn dd khối lượng muối khan thu được là:
A:17,7g B:17,56 C:20 D:21,8

Bài 2:Sục toàn bộ 11,2 lít (đktc)hỗn hợp khi CO2 và SO2 có tỷ khối so với H2 là 28 vào 400 ml dd chứa hỗn hợp NaOH 0,5M,Ca(OH)2 0,375M và Ba(OH)2 0,25M.Sau phản ứng thu được m(gam)kết tủa.Giá trị của m là;
A:34,14 B:42,675 C:51,57 D:22

Bai3:Điện phân 200ml dung dịch CuSO4 aM thu dc dd X vẫn còn màu xanh dồng thời khối lượng dd giảm 8(gam)so với dd ban đầu.Nhúng thanh sắt nặng 100 gam vào dd X đến phản ứng xảy ra hoàn toàn,nhấc thanh sắt ra cân nặng còn 94,8 gam.Giả sử toàn bộ kim loại thoat ra dều bám vào thanh sắt.Giá trị của a là:
A:1 B;0,5 C:0,25 D:0,75
Cảm ơn mọi người nhiều!
 
Last edited by a moderator:
N

namnguyen_94

Bài 2:Sục toàn bộ 11,2 lít (đktc)hỗn hợp khi CO2 và SO2 có tỷ khối so với H2 là 28 vào 400 ml dd chứa hỗn hợp NaOH 0,5M,Ca(OH)2 0,375M và Ba(OH)2 0,25M.Sau phản ứng thu được m(gam)kết tủa.Giá trị của m là;
A:34,14 B:42,675 C:51,57 D:22

+ Ta có: n(hh) = 0,5 mol ; M(tb) = 56 ( Gọi công thức chung là MO2 )
+ n[TEX]OH^{-}[/TEX] = 0,7 mol
---> n[TEX]MO_2[/TEX] < n[TEX]OH^{-}[/TEX] ---> n[TEX]MO3^{2-}[/TEX] = 0,2 mol
---> m = m[TEX]Ca^{2+}[/TEX] + m[TEX]Ba^{2+}[/TEX] + m[TEX]MO3^{2-}[/TEX] = 0,15.40 + 137.0,1 + 0,2.72 = 34,1 gam
 
N

namnguyen_94

Bai3:Điện phân 200ml dung dịch CuSO4 aM thu dc dd X vẫn còn màu xanh dồng thời khối lượng dd giảm 8(gam)so với dd ban đầu.Nhúng thanh sắt nặng 100 gam vào dd X đến phản ứng xảy ra hoàn toàn,nhấc thanh sắt ra cân nặng còn 94,8 gam.Giả sử toàn bộ kim loại thoat ra dều bám vào thanh sắt.Giá trị của a là:
A:1 B;0,5 C:0,25 D:0,75

Ta có:
[TEX]CuSO_4[/TEX] + [TEX]H_2O[/TEX] -----> [TEX]Cu[/TEX] + [TEX]H_2SO_4[/TEX] + 0,5 [TEX]O_2[/TEX]
x---------------------------x-----------x------0,5.x
-----> m(giảm) = x.64 + 32.0,5.x = 8
---> x = 0,1 mol
ta có: [TEX]Fe[/TEX] + [TEX]H_2SO_4[/TEX] ------> [TEX]FeSO_4[/TEX] + [TEX]H_2[/TEX]
--------0,1----------0,1
---> m(giảm) = 5,6 gam ----> m(còn) = 94,4 gam
--> sau khi Fe p/u với CuSO4 tăng 0,4 gam
[TEX]Fe[/TEX] + [TEX]CuSO_4[/TEX] ------> [TEX]FeSO_4[/TEX] + [TEX]Cu[/TEX]
y---------------------------------------------------------y
----> 64.y - 56.y = 0,4 ---> y = 0,05 mol
---> n[TEX]CuSO_4[/TEX] = 0,15 mol
---> a = 0,75 M
 
D

demenphuuluuki94

tiếp nè:
Bài 4:Cho x mol Fe tan hoàn toàn trong dd chứa y mol HNO3 (x:y=16:61) thu dc sản phẩm khử duy nhất và dd chỉ chứa muối nitrat.Số mol electron do lượng Fe nhường khi bị hoà tan là:
A.2x B.3x C.y D.0,75y

Bài 5:Nhiệt phân hoàn toàn m gam NaNO3,Cu(NO3)2 và Al(NO3)3 thu dc 8 gam chất rắn Y và hỗn hợp khí Z.Hấp thụ hết khí Z vào 89,2 gam nước dc dd Axit có nồng độ 12,6% và có 0,488 lít khí duy nhất thoát ra (đktc).%khối lượng NaNO3 trong X là:
A.17,49% C.8,75% C.42,5% D,21,25%

Bài 6: hợp khí B gồm 1 hidrocacbon A và lượng H2 dư.B có tỷ khối so với H2 là 4,8.Cho B qua ống chứa Ni rồi nung nóng để phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu dc hỗn hợp khí có tỷ khối so với H2 là 8.CTPT cua A là:
A.C3H4 B.C4H6 C.C4H8 D.C4H10

Bai 7::Điện phân với điện cực trơ (Hiệu suất 100%) dd chứa đồng thời 0,04 mol Fe(NO3)3 và 0,02 mol HNO3 cường độ 1 A.Sau 48 phút 15 giây thì ngừng điện phân.Để yên bình điện phân đẻ các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu dc 200ml dd có PH là:
A.2 B.0,15 C.0,6 D.1,3

Bài 8:Điện phân dd hỗn hợp chứa 0,1 mol FeCl3 , 0,2 mol CuCl2 và 0,1 mol HCl (điện cực trơ mang ngăn xốp).Khi ở catot bắt đầu sủi bọt khí thì dừng điện phân.Nếu kim loại thoát ra b hoàn toàn vào catot thì tại thời điểm này khối lượng catot đã tăng lên:
A.12,8 B.18,4 C.5,6 D.2,0
 
Last edited by a moderator:
N

namnguyen_94

Bài 4:Cho x mol Fe tan hoàn toàn trong dd chứa y mol HNO3 (x:y=16:61) thu dc sản phẩm khử duy nhất và dd chỉ chứa muối nitrat.Số mol electron do lượng Fe nhường khi bị hoà tan là:
A.2x B.3x C.y D.0,75y

ta có:giả sử Fe tan hết => ne cho=3x
+để tính số mol HNO3 tham gia p/u max thì tính theo sp khử là N2O.
=>nN2O=0,375x
nFe(NO3)3=x
ĐLBT N=>nHNO3=0,375.2x+3x=3,75x
=>3,75x < y=61x/16=3,8125 => HNO3 dư, vậy Fe tan hết =>ne cho=3x.
 
N

namnguyen_94

Bài 6: hợp khí B gồm 1 hidrocacbon A và lượng H2 dư.B có tỷ khối so với H2 là 4,8.Cho B qua ống chứa Ni rồi nung nóng để phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu dc hỗn hợp khí có tỷ khối so với H2 là 8.CTPT cua A là:
A.C3H4 B.C4H6 C.C4H8 D.C4H10

ta có: CnH(2n+2-2k) + k H2 --------> CnH(2n+2)
-n(bđ):a-------------------b
-n(p/u):a-------------------a.k-------------a
----> n(t) = a + b ( mol) ; n(s) = a+ b - a.k ( mol)
ta có:[tex]\frac{M(t)}{M(s)}[/tex] = [tex]\frac{n(s)}{n(t)}[/tex] = [tex]\frac{a+b - a.k}{a+b}[/tex] = 0,6
-----> a + b - a.k = 0,6.( a + b)
+ k = 1 -----> b = 1,5.a -----> M = 21 ( loại)
+k = 2 ------> b = 4.a -------> M = 40 -----> C3H4
 
N

namnguyen_94

Bai 7::Điện phân với điện cực trơ (Hiệu suất 100%) dd chứa đồng thời 0,04 mol Fe(NO3)3 và 0,02 mol HNO3 cường độ 1 A.Sau 48 phút 15 giây thì ngừng điện phân.Để yên bình điện phân đẻ các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu dc 200ml dd có PH là:
A.2 B.0,15 C.0,6 D.1,3

+ta có: n(e trao đổi) = [tex]\frac{2895}{96500}[/tex] = 0,03 mol
2Fe(NO3)3 + H2O -----> 2 Fe(NO3)2 + 2 HNO3 + 0,5 H2O
0,03---------------------------------0,03-----0,03
---> dd có 0,01 mol Fe(NO3)3 ; 0,03 mol Fe(NO3)2 và 0,05 mol HNO3
ta có: 3 Fe(NO3)2 + 4 HNO3 ----> 3 Fe(NO3)3 + NO + 2 H2O
-------0,03------------0,04
---> còn 0,01 mol HNO3 ---> [ H+] = 0,05
---> pH = - log ( 0,05) = 1,3
 
N

namnguyen_94

Bài 8:Điện phân dd hỗn hợp chứa 0,1 mol FeCl3 , 0,2 mol CuCl2 và 0,1 mol HCl (điện cực trơ mang ngăn xốp).Khi ở catot bắt đầu sủi bọt khí thì dừng điện phân.Nếu kim loại thoát ra b hoàn toàn vào catot thì tại thời điểm này khối lượng catot đã tăng lên:
A.12,8 B.18,4 C.5,6 D.2,0

ta có thứ tự điện phân:
2 FeCl3 ------> 2 FeCl2 + Cl2
0,1---------------0,1
CuCl2 ---------> Cu + Cl2
0,2----------------0,2
2 HCl -----> H2 + Cl2 ( xuất hiện khí ở catot)
----> FeCl2 chưa điện phân
---> b = mCu = 0,2.64 = 12,8 gam
 
D

demenphuuluuki94

Bài 9:Cho m gam hỗn hợp gồm Fe2O3,CuO,MgO,FeO,Fe304 vào dd H2SO4 đặc nóng thu dc 0,672 lít SO2(đktc).Mặt khác cho khí CO dư đi qua m gam hỗn hợp X nung nóng thu dc chất rắn Y và hỗn hợp khí Z,cho Z vào dd Ca(OH)2 dư thu dc 8 gam kết tủa,cho chất rắn Y vào dd HNO3 lõng dư thu dc V lít (đktc) hỗn hợp khí T gồm NO và N2O,tỷ khối của T so với H2 là 18,5(ko có NH4NO3 tạo ra).Giá trị của V là:
A.1,12 B.2,24 C.0,448 D.0,896

Bài 10:ĐỐt cháy a mol X là trieste của glixerol và Axit đơn chức mạch hở thu dc b mol CO2 và c mol H2O,biết b-c=4a.hidro hoá m gam X cần 6,72 lít H2 (đktc) thu dc 39 gam Y.Nếu đun nóng m gam X với dd chứa 0,7 mol NaOH đến phản ứng hoàn toàn.Sau đó cô cạn dd sau phản ứng thì thu dc bao nhiêu gam chất rắn:
A.53,2 B.61,48 C.57,2 D,52,6

Bài 11:Cho m gam hỗn hợp X gồm FeO,Fe2O3 và Fe304 tác dụng vừa đủ với dd H2SO4 loãng thu dc dd B.Cô cạn dd B thu dc 55,2 gam muối khan.Nếu co B tác dụng với Cl2 dư thì thu dc 58,75 gam muối,giá trị của m là:
A.15,2 B.23,2 C.39,2 D.46,4
 
Last edited by a moderator:
K

kienthuc.

Mình xin giúp bạn ở những câu hỏi này nhé!

Bài 9:Cho m gam hỗn hợp gồm Fe2O3,CuO,MgO,FeO,Fe304 vào dd H2SO4 đặc nóng thu dc 0,672 lít SO2(đktc).Mặt khác cho khí CO dư đi qua m gam hỗn hợp X nung nóng thu dc chất rắn Y và hỗn hợp khí Z,cho Z vào dd Ca(OH)2 dư thu dc 8 gam kết tủa,cho chất rắn Y vào dd HNO3 lõng dư thu dc V lít (đktc) hỗn hợp khí T gồm NO và N2O,tỷ khối của T so với H2 là 18,5(ko có NH4NO3 tạo ra).Giá trị của V là:
A.1,12 B.2,24 C.0,448 D.0,896
Theo đề bài ta có tổng mol Electron nhận của kim hỗn hơp kim loại là 0,22 mol.
Gọi x-->[TEX]nNO[/TEX]=>x=[TEX]nN_2O[/TEX](Do M trung bình là trung bình cộng của hai khí)
Theo ĐLBT Electron: 3x+8x=0,22 =>x=0,02 mol => Tổng thể tích khí là 0,04.22,4 = 0,896 Lít.
Câu D.
Bài 10:ĐỐt cháy a mol X là trieste của glixerol và Axit đơn chức mạch hở thu dc b mol CO2 và c mol H2O,biết b-c=4a.hidro hoá m gam X cần 6,72 lít H2 (đktc) thu dc 39 gam Y.Nếu đun nóng m gam X với dd chứa 0,7 mol NaOH đến phản ứng hoàn toàn.Sau đó cô cạn dd sau phản ứng thì thu dc bao nhiêu gam chất rắn:
A.53,2 B.61,48 C.57,2 D,52,6
Do [TEX]4nX=nCO_2-nH_2O[/TEX] nên X chứa 4 lk Pi (Bạn viết pứ cháy ra là thấy ngay) cụ thể là 1 lk Pi nằm ở nhóm chức -COOH và 3 lk Pi nằm ở mạch Cacbon.
Ta có: 3nX=n[TEX]H_2[/TEX]=>nX=0,1 mol.
Theo ĐLBTKL =>mX=39-0,6=38,4g
Khi pứ với NaOH sẽ tạo ra 0,1 mol Glixêrol.
Theo ĐLBTKL =>mX+mNaOH=mGlixêrol+m(Rắn) =>m(Rắn)=38,4+0,7.40-0,1.92=57,2g.
Câu C.
Bài 11:Cho m gam hỗn hợp X gồm FeO,Fe
2O3 và Fe304 tác dụng vừa đủ với dd H2SO4 loãng thu dc dd B.Cô cạn dd B thu dc 55,2 gam muối khan.Nếu co B tác dụng với Cl2 dư thì thu dc 58,75 gam muối,giá trị của m là:
A.15,2 B.23,2 C.39,2 D.46,4
Ta xem X chỉ có [TEX]Fe_2O_3[/TEX] và [TEX]FeO[/TEX] vì thực chất [TEX]Fe_3O_4[/TEX] là hỗn hợp 2 Oxit trên.
Khi pứ với [TEX]H_2SO_4[/TEX] sẽ tạo ra 2 muối Sunfat.
Khi cho hỗn hợp muối đó pứ với [TEX]Cl_2[/TEX] dư, ta được:

[TEX]6FeSO_4+3Cl_2------>2FeCl_3+2Fe_2(SO_4)_3[/TEX].
Gọi x-->[TEX]FeSO_4[/TEX]; y-->[TEX]Fe_2(SO_4)_3[/TEX].
152x+400y=55,2 (I)
Từ phương trinh trên, ta có:
187,5x+400y=58,75 (II)
Từ (I) và (II) => x=y=0,1
=>m=mFeO+m[TEX]Fe_2O_3[/TEX]=23,2g
Câu B.
Mến chào bạn!
 
N

namnguyen_94

Bài 5:Nhiệt phân hoàn toàn m gam NaNO3,Cu(NO3)2 và Al(NO3)3 thu dc 8 gam chất rắn Y và hỗn hợp khí Z.Hấp thụ hết khí Z vào 89,2 gam nước dc dd Axit có nồng độ 12,6% và có 0,488 lít khí duy nhất thoát ra (đktc).%khối lượng NaNO3 trong X là:
A.17,49% C.8,75% C.42,5% D,21,25%

+ Gọi nNaNO3 =1 mol; nCu(NO3)2 = b mol ; nAl(NO3)3 = c mol
NaNO3 -----> NaNO2 + 1/2 O2
Cu(NO3)2 --> Cu + 2 NO2 + 1/2 O2
2 Al(NO3)3 --> Al2O3 + 6 NO2 + 3/2 O2
---> nNO2 = 2b + 3c mol ; nO2 = 0,5a + 0,5b + 0,75c mol
2 NO2 + 1/2 O2 + H2O ----> 2 HNO3
2b + 3c---[tex]\frac{2b+3c}{4}[/tex]
----> 0,5a + 0,5b + 0,75c - [tex]\frac{2b+3c}{4}[/tex] = 0,02 -----> a = 0,04 mol
ta có hê: [tex]\left{80.b+51.c = 8 - 0,04.69 \\ 63.( 2b + 3c) =0,126.( 89,2 + 46.(2b + 3c) + 32/4.( 2b+3c) )[/tex]
----> b = c = 0,04 mol
---> m = 19,44 gam
---> %mNaNO3 = [tex]\frac{0,04.85.100%}{19,44}[/tex] = 17,49%
 
H

hardyboywwe

Mời các bạn giải tiếp bài này:
Cho X là hỗn hợp có thành phần: 0,2 mol Mg,0,3 mol Al,0,1 mol Zn,0,5 mol S.Nung trong điều kiện không có không khí ta thu được hỗn hợp y gồm Mg,Al,Zn,S,MgS,Al2S3,ZnS.Đốt Y ta được m gam chất rắn và n gam chất khí.Tìm giá trị của m và n?
 
N

namnguyen_94

Mời các bạn giải tiếp bài này:
Cho X là hỗn hợp có thành phần: 0,2 mol Mg,0,3 mol Al,0,1 mol Zn,0,5 mol S.Nung trong điều kiện không có không khí ta thu được hỗn hợp y gồm Mg,Al,Zn,S,MgS,Al2S3,ZnS.Đốt Y ta được m gam chất rắn và n gam chất khí.Tìm giá trị của m và n?

ta có: Kim loại ----> oxit
-------S -------> SO2
------> m = mMgO + mAl2O3 + mZnO = 8 + 15,3 + 8,1 = 31,4 gam
---> nS = nSO2 = 0,5 mol ---> n = 64.0,5 = 32 gam
 
T

triaiai

câu hỏi Trắc nghiệm

Những câu mới cập nhật ÔN TRỌNG TÂM ĐH 2012

Câu 1: HH X gồm HCOOH và CH3COOH được trộn theo tỉ lệ mol 1:1. HH Y gồm CH3OH và C2H5OH cũng được trộn theo tỉ lệ mol 1:1.Đun 2,12g hh X với 2,34g Y(H2SO4 đặc) thu m gam este với hiệu suất 80%.Giá trị m là
A.2,96 B.2,368 C.3,552 D.4,44

Câu 2: Nhỏ rất từ từ 100ml dd hh X gồm HCl 0,2M và H2SO4 0,5M vào 200ml dd hh Y gồm Na2CO3 x (M) và KHCO3 0,2M khuấy đều đến khi pứ xảy ra hoàn toàn thu 1.12lít CO2 (đktc) và dd A.Cho dd A td 1 lượng dư Ba(OH)2 thu m gam kết tủa. Giá trị m là
A.11,82 B.3,94 C.15,59 D.23,47

Câu 3: Chia 0,16mol hh X gồm 1 axit đơn chức A mạch hở và 1 ancol đơn chức B mạch hở có cùng số C thành 2 phần bằng nhau (mol B lớn hơn mol A).Đốt cháy hoàn toàn phần 1 thu 5,376 lít CO2(đktc) và 4,32g H2O.Đun phần 2 với H2SO4đ thu 2,736gam este với hiệu suất 80%. Khối lượng hh X là
A.10,880gam B.10,240gam C.10,048gam D.11,072gam
 
N

namnguyen_94

Câu 1: HH X gồm HCOOH và CH3COOH được trộn theo tỉ lệ mol 1:1. HH Y gồm CH3OH và C2H5OH cũng được trộn theo tỉ lệ mol 1:1.Đun 2,12g hh X với 2,34g Y(H2SO4 đặc) thu m gam este với hiệu suất 80%.Giá trị m là
A.2,96 B.2,368 C.3,552 D.4,44

+ta có: nHCOOH = nCH3COOH = 0,02 mol
---->M(tb của X) = 53; nX = 0,04 mol
+ nCH3OH = nC2H5OH = 0,03 mol
----> M(tb của Y) = 39; nY = 0,06 mol
----> nX<nY ---> este tính theo axit
---> m = 0,04.0,8.( 53 + 39 - 18) = 2,368 gam
 
N

namnguyen_94

Câu 2: Nhỏ rất từ từ 100ml dd hh X gồm HCl 0,2M và H2SO4 0,5M vào 200ml dd hh Y gồm Na2CO3 x (M) và KHCO3 0,2M khuấy đều đến khi pứ xảy ra hoàn toàn thu 1.12lít CO2 (đktc) và dd A.Cho dd A td 1 lượng dư Ba(OH)2 thu m gam kết tủa. Giá trị m là
A.11,82 B.3,94 C.15,59 D.23,47

+ n[TEX]H^{+}[/TEX] = 0,12 mol ; n[TEX]HCO3^{-}[/TEX] = 0,04 mol ; [TEX]CO3^{2-}[/TEX] = 0,2x mol
+thứ tự phản ứng:
[TEX]H^{+}[/TEX] + [TEX]CO3^{2-}[/TEX] -----> [TEX]HCO3^{-}[/TEX]
0,2x------0,2x----------0,2x
[TEX]H^{+}[/TEX] + [TEX]HCO3^{-}[/TEX] -----> CO2 + H2O
0,12-0,2x---------0,12-0,2x--------0,12-0,2x
---> 0,12-0,2x = 0,05 ----> x = 0,35 M
----> còn 0,06 mol [TEX]HCO3^{-}[/TEX]
[TEX]HCO3^{-}[/TEX] + [TEX]OH^{-}[/TEX] ----> [TEX]CO3^{2-}[/TEX] + H2O
0,06------------0,06--------0,06
---> m = 0,06.197 = 11,82 gam
 
N

namnguyen_94

Câu 3: Chia 0,16mol hh X gồm 1 axit đơn chức A mạch hở và 1 ancol đơn chức B mạch hở có cùng số C thành 2 phần bằng nhau (mol B lớn hơn mol A).Đốt cháy hoàn toàn phần 1 thu 5,376 lít CO2(đktc) và 4,32g H2O.Đun phần 2 với H2SO4đ thu 2,736gam este với hiệu suất 80%. Khối lượng hh X là
A.10,880gam B.10,240gam C.10,048gam D.11,072gam

+ nA = 2a mol; nB = 2b mol ----> a + b = 0,08 mol
+ phần 1 :nCO2 = 0,24 mol ,Do cùng số C ---> A và B có 3 C
nH2O = nCO2 = 0,24 mol ---->có 2 trường hợp là: ( A no,đơn chức,B có 1 LK đôi ) hoặc (A có 1 LK đôi,A no,đơn chức )
+ Do nA < nB -----> Chỉ có thể A no,đơn chức,B có 1 LK đôi
----> A là C3H6O2 và B là C3H6O
+phần 2: m(este) = 2,736 gam
---> 0,8.a.( 74 + 58 - 18) = 2,736 ----> a = 0,03 mol ----> b = 0,05 mol
-----> m = 0,06.74 + 0,1.58 = 10,24 gam
 
H

hardyboywwe

đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm 0,25 mol 3 alcol đơn chức(có số cacbon lập thành một CSC có công bội là 1 và số H bằng nhau thu được 2,25 mol CO2 và 0,75 mol H2O.Số C và H của alcol có phân tử khối lớn nhất lần lượt là:
A.3 và 8
B.2 và 6
C.4 và 6
D.5 và 6

(gợi ý: dùng kiến thức về cấp số cộng và 2 bước giải ;)) )
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom