[Ôn luyện hóa]-Nhóm hoá 94

Status
Không mở trả lời sau này.
C

chontengi

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Cũng sắp thi rồi nhỉ ;))

Cùng vào đây trao đổi kiến thức , luyện kĩ năng giải bài tập nhanh nhé

Cố gắng đạt điểm cao môn hoá.

Còn thắc mắc về lí thuyết hãy vào Lí thuyết hữu cơ

Bắt đầu nào .Vài bài . . .



[FONT=&quot]Bài 1 [/FONT][FONT=&quot]:X là một hỗn hợp gồm hai anđêhit no mạch hở có cùng số C trong nguyên tử .Đốt cháy hoàn toàn 13 gam X rồi dẫn toàn bộ sản phẩm thu được vào bình I đựng 90 gam H2SO4 88% rồi qua bình II đựng dung dịch Ca(OH)2 dư .Thấy nông độ H2SO4 giảm còn 80% còn bình II xuất hiện 60 gam kết tủa .Xác công thức phân tử và công thức cấu tạo 2 anđêhit
[/FONT]


[FONT=&quot]Bài 2[/FONT][FONT=&quot]:Đốt cháy hoàn toàn 1,12 gam chất hữu cơ A rồi cho hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng Ba(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 3,36 gam .Biết rằng nCO2:1,5nH2O .Xác định công thức phân tử và công thức cấu tạo của A biết tỉ khối hơi của A với H2 nhỏ hơn 30
[/FONT]



[FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot]Bài 3:[/FONT][FONT=&quot]Đốt cháy hoàn toàn 0,175 gam một chất hữu cơ A thì thu được 0,224 lít CO2 đktc và 0,135 gam H2O.Tỉ khối hơi của A so với H2 là 35.Mặt khác cho 0,35 gam X tác dụng hoàn toàn với H2 thì thu được 0,296 gam ancol isobutylic [/FONT]
[FONT=&quot]a.Tìm công thức phân tử và công thức cấu tạo của A :C4H6O[/FONT]
[FONT=&quot]b.Tính hiệu suất của phản ứng tạo thành ancol 80%[/FONT]
 
H

hocmai.hoahoc

Hướng dẫn
Bài 1 :X là một hỗn hợp gồm hai anđêhit no mạch hở có cùng số C trong nguyên tử .Đốt cháy hoàn toàn 13 gam X rồi dẫn toàn bộ sản phẩm thu được vào bình I đựng 90 gam H2SO4 88% rồi qua bình II đựng dung dịch Ca(OH)2 dư .Thấy nông độ H2SO4 giảm còn 80% còn bình II xuất hiện 60 gam kết tủa .Xác công thức phân tử và công thức cấu tạo 2 anđêhit
C%H2SO4= 90*0,88/(90+ mH2O)*100 = 80 => mH2O = 9 g => nH2O = 0,5 mol
nCO2 = nCaCO3 = 0,6 mol
mX = mC + mH + mO => mO = 13- 12*0,6 -2*0,5 = 4,8 => nX = nO = 0,3 mol
=> Số nguyên tử C trong X = nCO2?nX = 0,6/0,3 = 2
=> 2 anhehit đó là : CH3CHO và (CHO)2
Bài 2:Đốt cháy hoàn toàn 1,12 gam chất hữu cơ A rồi cho hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng Ba(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 3,36 gam .Biết rằng nCO2:1,5nH2O .Xác định công thức phân tử và công thức cấu tạo của A biết tỉ khối hơi của A với H2 nhỏ hơn 30
m bình tăng = mCO2 + mH2O = 44*1,5nH2O + 18*nH2O = 3,36=> nH2O = 0,04 mol
=> nCO2 = 0,06 mol
mA = mC + mH + mO => mO= 1,12-12*0,06 -2*0,04 = 0,32 => nO = 0,02
=>nC:nH:nO = 0,06:0,08:0,02 = 3:4:1 => CTĐG của A là (C3H4O)n
Mà MA < 60 => n = 1: A là C3H4O
Bài 3:Đốt cháy hoàn toàn 0,175 gam một chất hữu cơ A thì thu được 0,224 lít CO2 đktc và 0,135 gam H2O.Tỉ khối hơi của A so với H2 là 35.Mặt khác cho 0,35 gam X tác dụng hoàn toàn với H2 thì thu được 0,296 gam ancol isobutylic
a.Tìm công thức phân tử và công thức cấu tạo của A :C4H6O
b.Tính hiệu suất của phản ứng tạo thành ancol 80%
a.X tác dụng với H2 tạo ancol isobutylic => X có 4 nguyên tử C
MA = 70=>nX = 0,175/70 = 0,0025 mol
nCO2 = 0,01 mol, nH2O = 0,0075 mol
=>Số nguyên tử H = 0,0075*2/0,0025 = 6 => X là C4H6O
b. nX = 0.35/70 = 0,005 mol
nX pư = n ancol isobutylic = 0,296/74 = 0,004 mol
=> Tính hiệu suất của phản ứng tạo thành ancol: H = 0,004/0,005*100 = 80%.
 
N

nhocngo976

Bài 4: Từ 13,8 gam ancol etylic người ta điều chế được butadien-1,3 với hiệu suất 80%. Lượng hidrocacbon này làm mất màu hoàn toàn với dung dịch nước brom có hòa tan 22,4g Br2. Lượng sp cộng brom 1,2 và 1,4 thu dc = nhau. Không còn HDRCB sau pư. Số mol các sp cộng thu dc là?

Bài 5: Khi đốt cháy hoàn toàn m g hh 2 ancol no, đơn chức, hở thu dc V lit khí CO2 dktc và a gam H2O. Biểu thức liên hệ giữa m,a,V là? (m=...)

Bài 6: Đun nóng 3,57g hh A gồm C3H7Cl và phenylclorua với dung dịch NaOH loãng vừa đủ, sau đó thêm tiếp dung dịch AgNO3 đến dư vào hh sau pư thu dc 2,87g kết tủa. Xác định khối lượng của phenylclorua trong hh đầu?

Bài 7: Cho 13,74g 2,4,4-trinitrophenol vào bình kín rồi đun nóng ở nhiệt độ cao. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được x mol hh khí gồm: CO2,CO,N2,H2. Giá trị x là?
 
C

chontengi


Bài 5: Khi đốt cháy hoàn toàn m g hh 2 ancol no, đơn chức, hở thu dc V lit khí CO2 dktc và a gam H2O. Biểu thức liên hệ giữa m,a,V là? (m=...)
[TEX]n_{ancol} = nH_2O - nCO_2 = \frac{a}{18} - \frac{V}{22,4}\\m = mC + mH + mO = \frac{V}{22,4}.12 + \frac{a}{18}.2 + n_{ancol} .16\\m = a - \frac{5}{28}.V [/TEX]


Bài 6: Đun nóng 3,57g hh A gồm C3H7Cl và phenylclorua với dung dịch NaOH loãng vừa đủ, sau đó thêm tiếp dung dịch AgNO3 đến dư vào hh sau pư thu dc 2,87g kết tủa. Xác định khối lượng của phenylclorua trong hh đầu?


chỉ có C3H7Cl td

nkt = 0,02 --> nC3H7Cl = 0,02

--> m phenylclorua = 3,57 - 1,57 = 2




Bài 7: Cho 13,74g 2,4,4-trinitrophenol vào bình kín rồi đun nóng ở nhiệt độ cao. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được x mol hh khí gồm: CO2,CO,N2,H2. Giá trị x là?

2 , 4 , 6 chứ nhỉ

C6H3N3O7 --> CO2 + 3/2H2 + 3/2N2 + 5CO
0,06................0,06......0,09.....0,09......0,3

x = 0,54
 
Last edited by a moderator:
L

langtu_117

Bài 4: Từ 13,8 gam ancol etylic người ta điều chế được butadien-1,3 với hiệu suất 80%. Lượng hidrocacbon này làm mất màu hoàn toàn với dung dịch nước brom có hòa tan 22,4g Br2. Lượng sp cộng brom 1,2 và 1,4 thu dc = nhau. Không còn HDRCB sau pư. Số mol các sp cộng thu dc là?
PTHH
gif.latex

[TEX]nC_2H_5OH=\frac{13,8}{46}=0,3(mol)\\H=80 % \rightarrow n \ butadien-1,3=\frac{0,3}{2}.80%=0,12(mol)[/TEX]
[TEX]nBr_2=\frac{22,4}{160}=0,14(mol)[/TEX]
Phản ứng cộng brom 1,2 và 1,4 thì [TEX]nBr_2:n \ buta-1,3-dien=1:1[/TEX]
[TEX]nBr_2>n \ buta-1,3-dien[/TEX]
Mà theo đề pứng giữa brom và buta-1,3-dien vừa đủ nên sau pứ sẽ có sản phẩm cộng brom vào tất cả các liên kết [TEX] \pi[/TEX] của buta-1,3-dien
[TEX]\\CH_2=CHCH=CH_2+Br_2\rightarrow CH_2BrCHBrCH=CH_2 \ (1)\\CH_2=CHCH=CH_2+Br_2\rightarrow CH_2BrCH=CHCH_2Br \ (2)\\CH_2=CHCH=CH_2+2Br_2\rightarrow CH_2BrCHBrCHBrCH_2Br \ (3)[/TEX]
Đặt n buta-1,3-dien (1) =a(mol)
n buta-1,3-dien (2) =b(mol)
n buta-1,3-dien (3) =c(mol)
[TEX]\rightarrow \left\{\begin{matrix}a+b+c=0,12\\a+b+2c=0,14 \\ a=b\end{matrix}\right.\rightarrow \left\{\begin{matrix}a=0,05(mol)\\b=0,05(mol) \\ c=0,02(mol)\end{matrix}\right.[/TEX]
Vậy
[TEX]\left\{\begin{matrix}nCH_2BrCHBrCH=CH_2=0,05(mol) \\ nCH_2BrCH=CHCH_2Br=0,05(mol)\\ nCH_2BrCHBrCHBrCH_2Br=0,02(mol)\end{matrix}\right.[/TEX]
 
U

utit_9x

Post một bài ngắn lấy khí thế :)
Oxi hóa 15 gam anđehit đơn chức thu được 21,4 gam một hỗn hợp X gồm axit và anđehit dư. Hãy cho biết nếu cho hỗn hợp X tác dụng với lượng dư [TEX]AgNO_3/NH_3[/TEX], đun nóng thu được bao nhiêu gam Ag ?
 
T

thanhgenin

Post một bài ngắn lấy khí thế :)
Oxi hóa 15 gam anđehit đơn chức thu được 21,4 gam một hỗn hợp X gồm axit và anđehit dư. Hãy cho biết nếu cho hỗn hợp X tác dụng với lượng dư [TEX]AgNO_3/NH_3[/TEX], đun nóng thu được bao nhiêu gam Ag ?

Khối lượng tăng lên là [TEX]n_{andehit}[/TEX] phản ứng = 0,4 mol
Dễ luận ra cái ni là andehit fomic..; [TEX]nHCHO_{bandau} = 0,5 mol[/TEX]
Vậy [TEX]nAg[/TEX] = 0,1 . 4 + 0,4 . 2 = 1,2 mol
[TEX]mAg = 129,6 gam[/TEX]
 
H

hokthoi

làm bài este nha
cho 1 axit cacboxilic đơn chức Y,ancol đơn chức Z,1 este tạo ra từ y,Z.khi đốt cháy hoàn toàn 6,2(g) X ---->0,31mol CO2 và 0,28 mol H2O.còn khi cho 6,2 (g) X tác dụng vừa đủ với 50ml dd NaOH 1M --->0,04mol Z.tính số mol axít trong hỗn hợp ban đầu
 
C

chontengi

làm bài este nha
cho 1 axit cacboxilic đơn chức Y,ancol đơn chức Z,1 este tạo ra từ y,Z.khi đốt cháy hoàn toàn 6,2(g) X ---->0,31mol CO2 và 0,28 mol H2O.còn khi cho 6,2 (g) X tác dụng vừa đủ với 50ml dd NaOH 1M --->0,04mol Z.tính số mol axít trong hỗn hợp ban đầu

este là A

nY + nA = 0,05.............................nA + nZ = 0,04

[TEX]n_{O_2}= \frac{0,28.18 + 0,31.44 - 6,2}{32} = 0,39[/TEX]

bảo toàn ntố O

2nY + 2nA + nZ = nH2O + 2nCO2 - 2nO2 = 0,12

--> nY = 0,03..........................nZ = 0,02.......................nA = 0,02
 
C

chontengi

Bài : Hỗn hợp X có C2H5OH ; C2H5COOH ; CH3CHO trong đó C2H5OH chiếm 50% theo số mol.Đố cháy m gam X thu được 3,06 g H2O và 3,136 lit CO2(đktc).
8,25 g X thực hiện pư tráng bạc được p gam Ag. p = ?


Bài : Anđêhit X có M = 54.Hidro háo hoàn toàn m gam X thành ancol no thì cần 0,6 mol H2.Hỏi m gam X td với AgNO3 dư tạo bao nhiêu gam kết tủa.


Bài : Hỗn hợp X gồm 2 ankanal có số mol = 0,3 mol , cho vào AgNO3 dư thì có 86,4 g Ag và dd có khối lượng giảm 74,6.Tên 2 chất và số mol = ?
 
G

giathi95

Bài : Hỗn hợp X có C2H5OH ; C2H5COOH ; CH3CHO trong đó C2H5OH chiếm 50% theo số mol.Đố cháy m gam X thu được 3,06 g H2O và 3,136 lit CO2(đktc).
8,25 g X thực hiện pư tráng bạc được p gam Ag. p = ?
số mol C2H5OH=số mol H2O-số mol CO2=0,17-0,14=0,03(mol)==> tổng số mol của 2 chất còn lại =0,03(mol);
số mol CO2 tạo bởi CH3CHO và C2H5COOH =0,14-0,03*2=0,08==> số C trung bình =2,667==> số mol CH3CHO=0,01; số mol C2H5COOH =0,02==> số gam bạc thu được bằng : 0.01*2*108=2,16

Bài :Anđêhit X có M = 54.Hidro háo hoàn toàn m gam X thành ancol no thì cần 0,6 mol H2.Hỏi m gam X td với AgNO3 dư tạo bao nhiêu gam kết tủa.
M=54==> C2HCHO==> số mol andehit=0,6/3=0,2(mol)
==> số gam kết tủa =0,2*2*108+0,2*194=82(g)
(chỗ kia thiếu trong môi trường amoniac nữa chứ)

Hỗn hợp X gồm 2 ankanal có số mol = 0,3 mol , cho vào AgNO3 dư thì có 86,4 g Ag và dd có khối lượng giảm 74,6.Tên 2 chất và số mol = ?

khối lượng của ankanal = 86,4-74,6=11,8(g)==> M trung bình của 2 ankanal=11,8/0,3=39,3333==> bắt buộc phải có HCHO==> lập hệ pt, tính được số mol HCHO=0,1; số mol ankanal còn lại là 0,2=> dùng đường chéo, ta tính đc M ankanal còn lại =44==> CH3CHO
 
Last edited by a moderator:
N

nhoc_maruko9x

số mol C2H5OH=số mol H2O-số mol CO2=0,17-0,14=0,03(mol)==> tổng số mol của 2 chất còn lại =0,03(mol);
số mol CO2 tạo bởi CH3CHO và C2H5COOH =0,14-0,03*2=0,08==> số C trung bình =2,667==> số mol CH3CHO=0,01; số mol C2H5COOH =0,02==> số gam bạc thu được bằng : 0.01*2*108=2,16
Chú ý chỗ 0.01 đó phải là 0.025 nhé. Kết quả p = 5.4g.
 
L

langtu_117

Bài 1: Hỗn hợp [TEX]R[/TEX] gồm 1 ankan [TEX]X[/TEX] và 1 anken [TEX]Y[/TEX] (đều ở thể khí). Số nguyên tử cacbon trong Y nhiều hơn trong X.
- Thí nghiệm 1: Đốt 0,1mol hỗn hợp gồm a mol [TEX]X[/TEX] và b mol [TEX]Y[/TEX] thu được khối lượng [TEX]CO_2[/TEX] lớn hơn khối lượng của nước là 7,6 gam.
- Thí nghiệm 2: Đốt 0,1mol hỗn hợp gồm b mol [TEX]X[/TEX] và a mol [TEX]Y[/TEX] thu được khối lượng [TEX]CO_2[/TEX] lớn hơn khối lượng của nước là 6,2 gam. Công thức phân tử của X, Y lần lượt là:
[TEX]{\color{Blue} \\A. \ C_2H_6, \ C_4H_8}\\[/TEX]
[TEX]\\B. \ C_2H_6 , \ C_5H_{10}\\C. \ C_3H_8, \ C_4H_8 \\ D. \ C_2H_6, \ C_3H_6[/TEX]

 
D

duynhan1

Bài 1: Hỗn hợp [TEX]R[/TEX] gồm 1 ankan [TEX]X[/TEX] và 1 anken [TEX]Y[/TEX] (đều ở thể khí). Số nguyên tử cacbon trong Y nhiều hơn trong X.
- Thí nghiệm 1: Đốt 0,1mol hỗn hợp gồm a mol [TEX]X[/TEX] và b mol [TEX]Y[/TEX] thu được khối lượng [TEX]CO_2[/TEX] lớn hơn khối lượng của nước là 7,6 gam.
- Thí nghiệm 2: Đốt 0,1mol hỗn hợp gồm b mol [TEX]X[/TEX] và a mol [TEX]Y[/TEX] thu được khối lượng [TEX]CO_2[/TEX] lớn hơn khối lượng của nước là 6,2 gam. Công thức phân tử của X, Y lần lượt là:
[TEX]{\color{Blue} \\A. \ C_2H_6, \ C_4H_8}\\[/TEX]
[TEX]\\B. \ C_2H_6 , \ C_5H_{10}\\C. \ C_3H_8, \ C_4H_8 \\ D. \ C_2H_6, \ C_3H_6[/TEX]
[TEX]\left{ X: C_nH_{2n+2} \\ Y: C_mH_{2m}[/TEX]
Từ thí nghiệm (1) và (2) ta suy ra nếu đốt 0,2 mol gồm 0,1 mol X và 0,1 mol Y thì ta thu được khối lượng CO2 lớn hơn khối lượng H2O là 13,8.
[TEX]\Rightarrow 44n - 18(n+1) + 44m - 18 m = \frac{13,8}{0,1} = 138 \\ \Leftrightarrow m+n = 6[/TEX]
[TEX]Do \ m>n \Rightarrow \left[ n=1, m = 5 \\ n=2 , m = 4[/TEX]
Tới đây chỉ có đáp án A thỏa.
*Nếu tự luận:
TH1:CH4 và C5H10
[TEX]\left{ a+b =0,1 \\ a( 44 - 2. 18) + b( 44.5 - 18.5) = 7,6 \right. \Leftrightarrow \left[ a = 0,044 \\ b=0,056 \right. (thoa)[/TEX]
TH2: C2H6 và C4H8
[TEX]\left{ a+b =0,1 \\ a( 44.2 - 3. 18) + b( 44.4 - 18.4) = 7,6 \right. \Leftrightarrow \left[ a = 0,04 \\ b=0,06 \right. (thoa)[/TEX]
 
G

girlbuon10594

Tiếp nè;))

Mấy bài này rất dễ bị nhầm:D

Câu 1: Đun nóng hỗn hợp [TEX]3[/TEX] rượu [TEX]A, B, C[/TEX] đặt ở [TEX]170[/TEX] độ được hỗn hợp [TEX]2 olefin[/TEX] là đồng đẳng liên tiếp. Lấy 2 trong 3 rượu trên đun với [TEX]H_2SO_4[/TEX] đặc ở [TEX]140[/TEX] độ được [TEX]2,64g[/TEX] hỗn hợp ete với số mol bằng nhau. Mặt khác, làm bay hơi [TEX]2,64g[/TEX] hỗn hợp ete này được thể tích đúng bằng thể tích của [TEX]0,96g[/TEX] oxi (đo ở cùng đk nhiệt độ và ấp suất).
1. Xđ CTCT của 3 rượu. Tính khối lượng của mỗi ete trong [TEX]2,64g[/TEX] hỗn hợp
2. Đốt cháy hoàn toàn [TEX]2,64g[/TEX] hỗn hợp [TEX]3 ete[/TEX] trên cần [TEX]V l[/TEX] oxi (đktc) và thu được [TEX]a mol CO_2[/TEX]
a. Tính [TEX]V[/TEX]
b. Cho [TEX]a mol[/TEX] [TEX]CO_2[/TEX] hấp thụ hết vào [TEX]500 ml [/TEX]dung dịch [TEX]Ba(OH)_2 x mol/l[/TEX] được [TEX]19,7g[/TEX] kết tủa. Tính [TEX]x[/TEX]

P/S: Tạm thời thế đã:)
 
H

hoabinh02

Tiếp nè;))

Mấy bài này rất dễ bị nhầm:D

Câu 1: Đun nóng hỗn hợp [TEX]3[/TEX] rượu [TEX]A, B, C[/TEX] đặt ở [TEX]170[/TEX] độ được hỗn hợp [TEX]2 olefin[/TEX] là đồng đẳng liên tiếp. Lấy 2 trong 3 rượu trên đun với [TEX]H_2SO_4[/TEX] đặc ở [TEX]140[/TEX] độ được [TEX]2,64g[/TEX] hỗn hợp ete với số mol bằng nhau. Mặt khác, làm bay hơi [TEX]2,64g[/TEX] hỗn hợp ete này được thể tích đúng bằng thể tích của [TEX]0,96g[/TEX] oxi (đo ở cùng đk nhiệt độ và ấp suất).
1. Xđ CTCT của 3 rượu. Tính khối lượng của mỗi ete trong [TEX]2,64g[/TEX] hỗn hợp
2. Đốt cháy hoàn toàn [TEX]2,64g[/TEX] hỗn hợp [TEX]3 ete[/TEX] trên cần [TEX]V l[/TEX] oxi (đktc) và thu được [TEX]a mol CO_2[/TEX]
a. Tính [TEX]V[/TEX]
b. Cho [TEX]a mol[/TEX] [TEX]CO_2[/TEX] hấp thụ hết vào [TEX]500 ml [/TEX]dung dịch [TEX]Ba(OH)_2 x mol/l[/TEX] được [TEX]19,7g[/TEX] kết tủa. Tính [TEX]x[/TEX]

P/S: Tạm thời thế đã:)
.
Giải:
đốt 3 rượu => 2 Olefin,
=> 3 rượu no đơn chức , có 2 Rượu là đồng phân của nhau.
từ đề ta có :
[TEX]n_3 ete = n_O2 = \frac{0,96}{32}= 0,03[/TEX] mol.
đặt CnH2n+1OH ( n = n tb ) là CTPT 2 Rượu khi t/d H2SO4 => 3 ete
=> CTPT 3 ete: CnH4n+2O
=> m 3 ete = 2,64 = 0,03(28n + 18) => n = 2,5
=> C2H5OH và C3H7OH.
=> CTPT 3 Rượu C2H5OH Và 2 đồng phân C3H7OH.
mỗi ete có số mol = 0,01
Khối lượng mỗi ete:
m C2H5OC2H5O = ...
m C3H7OC3H7O =...
m C2H5OC3H7O=...
b,
CnH4n+2O + 3nO2 => 2n CO2 + (2n+1)H2O
=> n O2 = 3.2,5.0,03 = ... => V
n CO2 = 2.2,5.0,03 = 0,15
BTNT
n BaCO3 = 0,1
=> n Ba(HCO3)2 = (0,15-0,1)/2 = 0,025.
=> n Ba(ỌH)2 = 0,125
=> x = 0,25 M



 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom