Nhạc sĩ Việt Nam

T

tuyen_13

Nguyễn Đức Trung Nhạc sĩ Nguyễn Đức Trung sinh ngày 14 tháng 2 năm 1955 tại Sóc Trăng.
Ngày còn nhỏ, ông học ở Sài Gòn, sau đó một thời gian theo cha về Bạc Liêu. Năm 1976, khi 21 tuổi, ông đi Thanh niên xung phong, được phân công đóng ở những vùng ven Thành phố như Củ Chi, Bình Chánh, Hóc Môn. Cuộc sống thanh niên với những đặc trưng riêng, những hạn chế trong sinh hoạt, cực khổ trong đời sống vật chất, bù lại đời sống tinh thần lại lành mạnh, khoẻ khoắn, trẻ trung... đã trở thành nguồn cảm hứng cho ông sáng tạo nghệ thuật. Sau mấy năm vào Thanh niên xung phong, ông đã chuyên tâm học nhạc. Bài hát đầu tiên ông viết là Tình yêu con tàuDòng sông, viết năm 80 tại khu Thanh niên xung phong vùng Duyên Hải. Bài Tiếng hát em như một dòng sông là ở vùng Biên giới Tây Nam. Hạt mưa long lanh viết ở Nông trường Thanh niên xung phong vùng ven. Đêm rừng Đăk Min ở cao nguyên Đắc Lắk.
*Các ca khúc tiêu biểu:
- Em như tia nắng mặt trời
- Gõ cửa tình yêu
- Khi yêu
- Giấc mơ
- Sẽ qua trong mơ
- Tháng năm học trò
- Lời thầy cô
- Giã từ dĩ vãng
 
T

tuyen_13

Nguyễn Duy Quang Nhạc sĩ Nguyễn Duy Quang có bút danh là Duy Quang, sinh năm 1940 tại Hà Nội. Nguyên là chuyên viên Âm nhạc - Cục văn hóa và Thông tin cơ sở. Là ủy viên Ban chấp hành Hội Âm nhạc Hà Nội.
Nhạc sĩ Duy Quang đã dành trọn cuộc đời và sự nghiệp cho âm nhạc và trẻ thơ Hà Nội.
Từ năm 1954 -1960, ông phụ trách Đội hợp xướng thanh niên Hà Nội.
Năm 1960-1964, theo học Trường âm nhạc Việt Nam.
Năm 1965 -1968, công tác tại Đoàn văn công Hà Giang.
Năm 1969 -1973, công tác tại Văn phòng Hội Nhạc sĩ Việt Nam.
Từ năm 1971 -1973, ông theo học Đại học tại chức tại Nhạc Viện Hà Nội.
Ông là một đạo diễn có tài đã từng dàn dựng nhiều chương trình và dẫn dắt Đoàn học sinh phổ thông và trung học chuyên nghiệp Sở giáo dục đào tạo Hà Nội, liên tục đoạt giải nhất trong các Hội thi toàn quốc do Bộ giáo dục đào tạo TW Đoàn TNCS HCM, Bộ VHTT, TW Hội liên hiệp thanh niên sinh viên VN tổ chức. Và được tặng nhiều bằng khen vì đã có nhiều đóng góp cho sinh hoạt âm nhạc của các ngành và của Thủ đô Hà Nội.
Các Tác phẩm tiêu biểu và đoạt giải:
- Cánh diều đỏ thắm - Giải 3 Hội Nhạc sĩ VN
- Khúc hát dời Đô- Giải B Hội Nhạc sĩ VN
- Một nghĩ suy về cách mạng tháng 10, Giải đặc biệt
- Trái đất này của chúng mình: Giải B
- Hát lên tuổi xuân ơi: Giải nhất
- Bên thềm thế kỷ: Giải A
- 03 tác phẩm được giải của Hội Nhạc sĩ VN.
 
T

tuyen_13

Nguyễn Hà Hải Nhạc sĩ Nguyễn Hà Hải tên khai sinh là Nguyễn Quang Hải, sinh ngày 13 tháng 1 năm 1951, tại Thường Tín, Hà Tây.
Năm 1968 -1971, Tốt nghiệp Đại học Sư phạm. Năm 1972 – 1988, là Giáo viên - Tổng phụ trách đội trường phổ thông cấp 2 Mỹ Đình, huyện Từ Liêm, Hà Nội.
Năm 1978-1981, Tốt nghiệp lớp sáng tác ca khúc Nhà Văn hóa thành phố Hà Nội.
Năm 1988-1997, Giáo viên trường THCS Hoàn Kiếm Hà Nội.
Năm 1993-1997, Tốt nghiệp khoa sáng tác tại Nhạc viện Hà Nội hệ đại học.
Năm 1997, là chuyên viên phòng văn hóa Ban tuyên giáo Thành ủy thành phố Hà Nội, Hội viên Hội Âm nhạc Hà Nội, Hội viên Hội Nhạc sĩ VN.
Kể từ bài hát đầu tiên được sử dụng "Suối cá Bác Hồ" năm 1979 đến nay, ông đã có hơn 50 tác phẩm được in ấn phát hành, thu thanh. Phần lớn dành cho lứa tuổi thiếu niên nhi đồng, trong đó có nhiều bài được các em yêu thích như: Hoa thơm dâng Bác, Năm cánh sao vui (thơ Phong Thu), Tiếng chào theo em, Cá vàng bơi, Vì sao chim hay hót, Kiến đi đâu, Sao nhi đồng chăm ngoan,Mùa xuân đến từ đâu (thơ Trần Mạnh Hảo), Mái trường Tây Nguyên, Trong vòng tay quê hương, Quà tặng chú thương binh, Màu xanh ông để lại, Áo lụa tặng Bà, Bác xe lu (lời Tiến Hải- Hà Hải), Yêu sao ngôi nhà tuổi thơ, Cánh chim đầu đàn, Uống nước nhớ nguồn, Sân trường em sạch đẹp....
Đã được nhiều giải thưởng của Hội liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, Sở Văn hóa - Thông tin Hà Nội, Sở Giáo dục Đạo tạo Hà Nội, Hội đồng đội TW, Hội nhạc sĩ VN. Được tặng thưởng Huy chương vì sự nghiệp văn hóa quần chúng.
Ngoài ra, còn một số tiểu phẩm khí nhạc: Tác phẩm Nhớ rừng viết cho fulato và dàn nhạc, tiểu phẩm Lời ru của dòng sông viết cho Violon và Piano, Hợp xướng thanh thiếu nhi 3 bè với dàn dây và Piano Thăm cảng Nhà Rồng- nhớ Bác (lời thơ Tạ Vũ- Hà Hải) và một số ca khúc: Cát bà yêu thương, Rạng rỡ Mê Linh, Hành khúc Tuyên giáo thủ đô.
 
T

tuyen_13

Nguyễn Hải Nhạc sĩ Nguyễn Hải tên khai sinh là Nguyễn Văn Hải, sinh ngày 15 tháng 1 năm 1958 tại Đồng Hới, Quảng Bình.
Năm 1976 – 1980, anh học trung cấp tại Trường Âm nhạc Việt Nam. Sau khi tốt nghiệp anh về công tác tại Phòng Văn hoá – Thông tin thị xã Tam Kỳ, Quảng Nam, Đà Nẵng. Năm 1987, anh học Đại học Sáng tác tại Nhạc viện thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1992, sau khi tốt nghiệp, anh về Hãng phim Tây Đô và Trung tâm Văn hoá quận Tân Bình.
Một số ca khúc của nhạc sĩ Nguyễn Hải đã được phát trên làn sóng phát thanh và truyền hình. Ngoài ra, anh còn sáng tác ca khúc cho thiếu nhi và khí nhạc: Sonate Số 1 cho violon, piano, Variations cho piano.
Các tác phẩm tiêu biểu:
- Từng hạt mưa ru
- Suối nguồn yêu thương
- Lời ru của phố
 
T

tuyen_13

Nguyễn Hữu Nhạc sĩ Nguyễn Hữu sinh ngày 06/01/1933 quê ở Hà Tây. Đã mất.
Nguyễn Hữu đã theo học Đại học tại chức tại Nhạc viện Hà Nội. Tốt nghiệp, ông về công tác tại Sở Văn hoá – Thông tin Hà Tây cho đến lúc từ trần.
Ngoài công tác văn hoá quần chúng, ông còn viết nhiều ca khúc và một số tác phẩm nhạc sân khấu, nhạc múa rối …
Các ca khúc tiêu biểu:
- Bóng đa Bác Hồ
- Chiều sông Đà
- Sông Đà vẫy gọi
- Người yêu đồng lúa …
 
T

tuyen_13

Nguyễn Hữu Ba Nhạc sĩ Nguyễn Hữu Ba còn có bút danh là Đạo Tâm, sinh 1/1/1913 ở Triệu Hải Quảng Trị. Vào nghề từ năm lên 10, bằng con đường tự học nhưng ông hoạt động trên các lĩnh vực biểu diễn ca nhạc truyền thống, sưu tầm, nghiên cứu và đào tạo âm nhạc. Ông đã đạt đuợc những thành tựu đáng tự hào trong việc biểu diễn và thu Đĩa hát Việt Nam I & II ( cộng tác với GS Trần Văn Khê) đoạt giải đặc biệt của Viện hàn Lâm đĩa hát của Pháp và Đức.
Năm 1948, ông lập Nhà xuất bản Tỳ Bà ở Huế, rồi vào lập Tỳ Bà viện ở Sài Gòn. Năm 1960 ông thành lập Trung tâm Phục hưng Quốc nhạc Việt Nam. Đồng thời ông làm Giám đốc Trường Quốc gia Âm nhạc Kịch nghệ Sài Gòn những năm 1965.
Nguyễn Hữu Ba có nhiều công trình nghiên cứu, khảo luận có giá trị. Nhiều tác phẩm của ông cũng đã được ghi nhận như: Chiều Thu, Quãng đường mai, Lửa rừng đêm, Thu khói lửa, Ánh đuốc trời Nam, Tiếng hát quân Nam, Xuân xuân. Ông cũng tham gia nhiều diễn đàn âm nhạc thế giới: Hội nghị Âm nhạc tại Nhật Bản năm 1964; Hội nghị Phật giáo Thế giới ở Ấn Độ. Sau năm 1975, ông về công tác tại Bộ Văn hoá - Thông tin là chuyên viên nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Âm nhạc Việt Nam.
Nhạc sĩ Nguyễn Hữu Ba là một gương mặt sáng chói trong làng cổ nhạc, ông đã dành cả cuộc đời mình cho sự nghiệp âm nhạc dân tộc.
*Các tác phẩm tiêu biểu đã xuất bản:
- Vài thiển kiến về âm nhạc
- Giới thiệu sơ lược về âm nhạc Việt Nam
- Dân ca Việt Nam
- Bản đàn tranh ghi bằng ký âm tây Phương Việt Nam hóa
- Tự học đàn Nguyệt
- Bản đàn Tỳ Bà
- Nhạc Pháp quốc nhạc
 
T

tuyen_13

Nguyễn Hữu Phần Nhạc sĩ Nguyễn Hữu Phần còn có bút danh là Nguyên Phụng, sinh ngày 15 tháng 5 năm 1951, quê ở tỉnh Sông Bé.
Tốt nghiệp Đại học sáng tác tại Nhạc viện thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1981, ông về làm Trưởng đoàn kiêm chỉ đạo nghệ thuật Đoàn Ca múa tỉnh Cần Thơ.
Năm 1988, về làm chuyên viên phụ trách công tác nghệ thuật tại Sở Văn hoá – Thông tin Cần Thơ.
Năm 1995, ông là chuyên viên thuộc Ban Tư tưởng Văn hoá Thành uỷ thành phố Hồ Chí Minh.
Ông đã sáng tác âm nhạc cho múa, nhạc nền cho nhiều vở cải lương, một số tiểu phẩm cho nhạc cụ dân tộc cổ truyền, dàn dựng nhiều chương trình ca múa nhạc, đồng thời còn tham gia giảng dạy về Sáng tác và Lý luận ở Trường Trung học Văn hoá - Nghệ thuật Cần Thơ.
 
T

tuyen_13

Nguyễn Kim Nhạc sĩ Nguyễn Kim sinh ngày 14 tháng 9 năm 1941, quê ở Hà Nội.
Tốt nghiệp Đại học Sáng tác tại Nhạc viện Hà Nội. Năm 1975, ông về phụ trách Phân hội Âm nhạc Hội Văn nghệ Hải Phòng. Rồi làm Chi hội trưởng Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam thành phố Hải Phòng.
Nhạc sĩ Nguyễn Kim là người luôn tích cực trong các hoạt động và đã có nhiều đóng góp trong các phong trào âm nhạc của thành phố Hải Phòng.
Trong sáng tác, ông chủ yếu viết ca khúc, nhiều ca khúc của ông được sử dụng rộng rãi như: Biển gọi, Mùa tôm, Hát về thành phố biển
Ngoài ra, ông còn viết nhạc cho múa và một số tác phẩm khí nhạc.
Các tác phẩm tiêu biểu:
- Biển gọi
- Mùa tôm
- Hát về thành phố biển
- Hoa cẩm chướng
- Ngôi nhà ta đó
- Đêm trăng…
 
T

tuyen_13

Nguyễn Lân Tuất Nhạc sĩ Nguyễn Lân Tuất sinh ngày 07/1/1935 tại Huế, quê gốc ở Xã Phùng Chí Kiên, Mỹ Hào, Hưng Yên.
Là con trai trưởng của gia đình 8 anh em (con GS Nguyễn Lân), năm 1949 ông trốn nhà đi bộ đội. Ông yêu thích ca hát nên thường xuyên tham gia những đêm lửa trại. Những bài học ký xướng âm hồi còn học ở trường Quốc học Huế là những kiến thức âm nhạc đầu tiên của ông. Bài hát đầu tay: Ngày Tổng phản công đã đến rồi của ông được đăng trên báo Thanh Niên và được thu thanh cùng dàn Giao hưởng, được phát trên Đài Tiếng nói Việt Nam đã khích lệ ông tiếp tục sáng tác.
Sau ông theo cha là GS Nguyễn Lân sang học ở khu Học xá học Nam Ninh - Trung Quốc, rồi làm phiên dịch cho đơn vị bộ đội pháo cao xạ đầu tiên của Hồng quân Trung Quốc sang giúp quân đội Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp.
Năm 1956, về nước, ông được phân công về Ban biên tập âm nhạc, phụ trách bộ phận âm nhạc Thiếu nhi của Đài Tiếng nói Việt Nam. Một loạt bài hát thiếu nhi được sáng tác trong thời kỳ này: Có con chim thắc mắc, Như một cánh diều, Biển miền Nam quê hương em… Thời gian này, ông cùng Mộng Lân xây dựng đội Sơn Ca của Đài .
Năm 1959, bài hát Người con gái Việt ra đời, đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời sáng tác của ông.
Cuối năm 1959, một đoàn học sinh được chọn sang Liên Xô (cũ) học âm nhạc trong đó có ông và nhạc sĩ Hồ Quang Bình. Ban đầu, theo phân công, ông học về lý luận, tại Nhạc viện Kiép, nhưng ông xin chuyển sang Nhạc viện Leningrad (nay là nhạc viện Saint Peterburg) học chuyên ngành sáng tác. Sau khi tốt nghiệp với tấm bằng loại ưu, ông về giảng dạy âm nhạc tại nước Cộng hoà Baskian. Ông đã góp phần đào tạo được nhiều nhạc sĩ của nước cộng hoà Baskian.
Năm 1984, ông được mời về giảng dạy ở trường Đại học quốc gia Âm nhạc Novosibirks (là trường đại học âm nhạc lớn thứ 3 của CHLB Nga, sau Moskva, và Saint Petersburg). Ông đã viết luận văn tiến sĩ về Âm nhạc chèo Việt Nam, được phong học vị PGS, rồi GS, và được đề cử làm trưởng khoa Sáng tác, Trường đại học Quốc gia Âm nhạc Novosibirsk.
Bên cạnh công việc đào tạo, ông say mê sáng tác. Ngoài ca khúc, đoản khúc khí nhạc, ông còn có 5 bản giao hưởng và đều được dàn nhạc giao hưởng của CHLB Nga, CHLB Đức, Thuỵ Sĩ, Ytalia, Bỉ, Việt Nam dàn dựng và biểu diễn.
Năm 1989, sau 30 năm xa quê ông có dịp thực hiện giấc mơ trở về quê hương, gặp lại gia đình.
Năm 2000, Sở Văn hoá-Thông tin Hà Nội đặt nhạc sĩ Nguyễn Lân Tuất sáng tác bản giao hưởng kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long, và ông đã viết bản giao hưởng số 2 "Tổ quốc tôi" .
Ngày 23/1/2002, tại bản doanh của đại diện Toàn quyền Tổng thống Nga đặc khu Sibery, ông Leonid Drachevsky đã trao bằng và Huy hiệu "Nhà hoạt động nghệ thuật Công huân của Liên bang Nga cho GS, TS nhạc sĩ Nguyễn Lân Tuất".
Năm 2003, GS TS Lân Tuất đã trở thành hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam, được hội đầu tư tác phẩm, ông rất phấn khởi gửi bản giao hưởng thơ “Tổ quốc”, đã được dàn nhạc Giao hưởng quốc gia trình tấu cuối năm 2003.
Tháng 10/2004, tại Nhà hát thành phố Novosibirk, Serghei Roldughin - một nhạc trưởng nổi tiếng, Giám đốc Nhạc viện Saint Petersburg đã chỉ huy dàn nhạc hoà tấu tác phẩm Adagio của nhạc sĩ Nguyễn Lân Tuất, gây ấn tượng mạnh cho khán giả.
Hai đĩa CD : "Tổ quốc tôi""Việt Nam yêu dấu" gồm các tác phẩm của ông được phát hành và được người Nga yêu nhạc đánh giá cao.
Năm 2004, Bản giao hưởng số 5: "Đời nghệ sĩ" của ông được Đại học quốc gia Âm nhạc Novosibirks trình tấu.
Năm 2005, ông được báo điện tử Vietnamnet trao tặng danh hiệu “Vinh danh nước Việt”.
Cũng trong năm 2005, Nhà hát thành phố Novosibirsk đã có buổi hoà nhạc thính phòng, nhân dịp thị trưởng Novosibirsk trao bằng kỷ niệm mừng ông tròn 70 tuổi.
Tháng 4/2006, một quyển sách nghiên cứu về âm nhạc Lân Tuất do năm giáo sư, tiến sĩ khoa học được phát hành.
Các tác phẩm tiêu biểu:
- Giao hưởng Dự cảm nội chiến (1981),
- Giao hưởng Giấc mơ trong tù (1989),
- Giao hưởng Gửi người yêu nơi xa (1995),
- Giao hưởng Tổ quốc tôi – 5 chương,
- Giao hưởng số 5: Đời nghệ sĩ (2004).
 
T

tuyen_13

Nguyễn Lang Tên khai sinh của ông là Nguyễn Thành Lang, sinh ngày 01 tháng 4 năm 1934, tại Châu Thành, Đồng Nai. Đã mất.
Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Sáng tác tại Trường Âm nhạc Việt Nam (nay là Nhạc viện Hà Nội), ông về công tác tại Nhà xuất bản Văn hoá.
Sau đó, ông chuyển về Nhà xuất bản Âm nhạc Hà Nội.
Năm 1975, ông về Nhà xuất bản Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh, làm biên tập âm nhạc.
Ông đã sáng tác nhiều ca khúc và một số tiểu phẩm khí nhạc.
Các ca khúc tiêu biểu:
- Tình thân ái
- Trên những dòng sông quê hương
- Đồng chiêm…
Đã xuất bản:
- Tuyển tập ca khúc Con đường mùa xuân
- Cuốn sách Tìm hiểu âm nhạc.
 
T

tuyen_13

Nguyễn Liệu Nhạc sĩ Nguyễn Liệu sinh ngày 15 tháng 8 năm 1933 tại Hải Phòng.
Ông tham gia hoạt động âm nhạc trong Trường Thiếu sinh quân, quân Khu III từ năm 1947. Năm 1953, là diễn viên của Đoàn Văn công Trung ương.
Năm 1954, là thư ký ban Nhạc Vũ Trung ương, là một trong những người tham gia biên tập Tuyển tập ca khúc Nhân dân ca hát phục vụ tiếp quản Thủ đô.
Nguyễn Liệu tốt nghiệp khoá 1 (1956 -1959) hệ sáng tác Trường Âm nhạc Việt Nam. Ông đã tham gia Đoàn Văn công Tây Bắc, huấn luyện Đoàn Văn công Lào.
Năm 1961, ông về làm cán bộ sáng tác và chỉ đạo nghệ thuật Vụ Âm nhạc và Múa Đoàn Văn công tỉnh Hoà Bình cho đến khi về hưu.
Ngoài sáng tác ca khúc, ông còn viết tiểu luận, bài báo và là người sưu tầm dân ca các dân tộc miền núi phía Bắc, viết một số biên khảo: Bóng dáng âm nhạc dân gian trong các sáng tác mới của nhạc sĩ Việt Nam, Âm nhạc phản ánh hiện thực như thế nào, Dàn nhạc dân tộc Việt Nam…
Các sáng tác tiêu biểu:
- Ánh mắt thiên tài
- Anh hùng ca
- Mùa xuân dập dìu
- ngợi ca dũng sĩ miền Nam
- Bắc nhịp cầu qua
- Chú chim chích
- Chú én vàng (đoạt Giải ba cuộc thi viết ca khúc do Cục Âm nhạc và Múa cùng Hội nhạc sĩ Việt Nam tổ chức, 1985).
Đã xuất bản:
- Tuyển chọn ca khúc Nguyễn Liệu
- Album Mùa xuân dập dìu (DIHAVINA,1996).
 
T

tuyen_13

Nguyễn Mạnh Thường Nhạc sĩ Nguyễn Mạnh Thường sinh ngày 18 tháng 3 năm 1928 tại xã Ngọc Mỹ, huyện Quốc Oai, Hà Tây.
Ông đã sáng tác từ những ngày đầu Cách mạng Tháng Tám, khi còn là một cán bộ trong Ủy ban Quân sự tỉnh Sơn Tây. Trong kháng chiến chống Pháp, ông tham gia biểu diễn trong Đội tuyên truyền của tiểu đoàn 64, suốt vùng ven sông Hồng, sông Đáy. Thời gian này ông đã có bài hát nổi tiếng Hoà bình trên đất nước ta sáng tác khi chiến dịch Điện Biên Phủ sắp kết thúc.
Năm 1954, sau khi học xong lớp bổ túc âm nhạc do nhạc sĩ Tạ Phước phụ trách, ông chuyển về công tác tại Ban biên tập âm nhạc Đài phát thanh TNVN. Ông đã đảm nhiệm những chương trình “Tiếng hát gửi vào Nam” và là người đầu tiên mở ra chương trình “Khắp nơi ca hát”.
Dù mới chỉ được đào tạo một khoá học âm nhạc ngắn hạn, nhưng Nguyễn Mạnh Thường vẫn mạnh dạn viết nhiều thể loại: Bản Giọng ru - độc tấu piano (dựa trên chất liệu Hát ghẹo Vĩnh Phú), Phăngtadi Chiều cao nguyên – cho piano gồm 3 chương (dựa trên chất liệu dân ca Tây Nguyên), nhạc cảnh Đường quê hương và nhiều ca khúc nổi tiếng trong thời kỳ này: Phố núi, Đây sức trẻ hiến dâng Người, Tình ca muôn dặm, Dòng sông xanh ước vọng xanh, Đôi mắt vẫn tìm nhau… Nhiều bài hát của ông đã được phát thường xuyên trên sóng của Đài phát thanh TNVN.
*Các tác phẩm tiêu biểu:
- Hoà bình trên đất nước ta
- Phố núi
- Tình ca muôn dặm
- Dòng sông xanh, ước vọng xanh
- Đôi mắt vẫn tìm nhau.
 
T

tuyen_13

Nguyễn Minh Đức Nhạc sĩ Nguyễn Minh Đức sinh ngày 19 tháng 5 năm 1947, quê ở Thăng Bình, Quảng Nam.
Năm 1964 - 1971, ông là diễn viên Đoàn Văn công Giải Phóng.
Năm 1975, công tác tại Phòng Văn nghệ tỉnh Quảng nam - Đà Nẵng. Rồi chuyển sang làm Phó Giám đốc Nhà Văn hoá tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, Trưởng Đoàn Ca múa nhạc “Tiên Sa”.
Nhạc sĩ Nguyễn Minh Đức sáng tác chủ yếu là ca khúc, nhiều ca khúc của ông đã đoạt các Giải thưởng văn học - Nghệ thuật Quảng Nam – Đà Nẵng năm 1985 – 1995 và giải nhì cuộc thi sáng tác ca khúc 1995 với ca khúc Quê hương đất Quảng anh hùng.
Các ca khúc tiêu biểu:
- Quê hương đất Quảng anh hùng
- Một thời để nhớ
- Thương em chín đợi mười chờ
- Mẹ quê hương
- Một chặng đường em đã qua…
 
T

tuyen_13

Nguyễn Nam Nhạc sĩ Nguyễn Nam tên khai sinh là Phạm Văn Đồng, sinh ngày 25 tháng 2 năm 1952, quê ở Thừa Thiên - Huế.
Những năm 70, ông tham gia trong phong trào sinh viên, học sinh tranh đấu tại Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn. Là nhạc sĩ sáng tác và cũng là giọng ca đầu đàn của phong trào. Ông đã tốt nghiệp Đại học Văn Hạnh và Văn khoa Sài Gòn. Hiện là Trưởng phòng Ca Nhạc Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh.
Một số ca khúc của ông rất được giới trẻ yêu thích: Thư gửi cho người em gái Sài Gòn, Trên dòng sông lịch sử, Tiếng hát tuổi trẻ, Hạnh phúc quanh đây, Dòng sông và tiếng hát, Tình ca cho em…
Các tác phẩm tiêu biểu:
- Trên dòng sông lịch sử
- Tiếng hát tuổi trẻ
- Còn Mãi Mùa Đông
- Dòng Sông Và Tiếng Hát
- Dịu Dàng Sắc Xuân
- Mây Về Cuối Phố
- Mùa Xuân Sang
- Người Trễ Hẹn Mùa Xuân
- Xa Rồi Mùa Đông
 
T

tuyen_13

Nguyễn Ngọc Thiện
Nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện sinh 20/11/1951 tại Sài Gòn. Ông là Bác sĩ và là Trưởng khoa - Viện Răng -Hàm-Mặt –Thành phố Hồ Chí Minh.
Nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện tốt nghiệp Khoa Sáng tác hệ Ðại học 5 năm - Nhạc viện TP.HCM, năm 1989.
Ông sáng tác âm nhạc từ thời sinh viên trong phong trào "Hát cho đồng bào tôi nghe", nhưng sau giải phóng năm 1975, tên tuổi ông mới được biết đến rộng rãi trong giới trẻ hâm mộ nhạc. Những ca khúc Nguyễn Ngọc Thiện trữ tình và trẻ trung, thiên về đề tài tình yêu và tuổi trẻ.
Nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện là thành viên nhóm "Những người bạn" đã có nhiều đóng góp cho phong trào âm nhạc trẻ ở Thành phố Hồ Chí Minh.
*Các tác phẩm được yêu thích:
- Này người yêu nhỏ xinh (1989)
- Ngọn lửa trái tim (1981)
- Như khúc tình ca (1982)
- Người mẹ (1984)
- Chia tay tình đầu (1987)
- Kỷ niệm mùa hè (1989)
- Cô bé dỗi hờn (1991)
- Nếu em là người tình (1992)
- Tìm đâu (1993)
- Thôi anh hãy về (1994)
Cơn mưa lao xao
* Các tác phẩm đã xuất bản:
- 2 tập ca khúc tác giả
- Album Audio và video tác giả
- Album Ơi cuộc sống mến thương
 
T

tuyen_13

Nguyễn Ngọc Thới Nguyễn Ngọc Thới sinh ngày 09 tháng 11 năm 1920, quê ở Cần Đuốc, Long An. Đã mất.
Năm lên 11 tuổi, ông đã mê nhạc tài tử và bắt đầu học đàn kìm, sau đó học đàn ghita,
Năm 20 tuổi, ông đã nổi tiếng trong giới tài tử ở Sài Gòn về chơi ghi-ta vọng cổ.
Trong cuộc Kháng chiến chống Pháp, ông hoạt động ở chiến trường Miền Đông Nam Bộ, phụ trách Tiểu ban Văn nghệ Phòng Chính trị Bộ Tư lệnh Khu VII.
Năm 1954, tập kết ra Bắc, là Phó Đoàn Văn công Nam Bộ, rồi về công tác tại Hội Nhạc sĩ Việt Nam.
Sau ngày đất nước thống nhất, ông về công tác tại Hội Âm nhạc thành phố Hồ Chí Minh.
Ông đã viết nhạc cho hơn 30 vở cải lương của các Đoàn Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phú, Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, Thanh Hoá, Nghệ An…và sau này là các Đoàn Bông Hồng, Trần Hữu Trang, Thanh Minh, Minh Tơ… Cùng với nghệ sĩ Đắc Nhẫn, ông đã dành nhiều công sức vào việc thể nghiệm, tìm tòi và sáng tạo phần nhạc nền cải lương. Đặc biệt trong hai vở Nhà gác hai (kịch bản Đồng Quý, Đoàn cải lương Chuông vàng Hà Nội) và vở Ánh lửa (kịch bản Đoàn Giỏi), ông đã đưa những nhân tố âm nhạc mới như hợp xướng, song ca vào phần nhạc nền.
Cùng với Đắc Nhẫn, ông còn viết cuốn sách Nội dung và tính chất của các bài bản cải lương, đóng góp một phần trong việc nghiên cứu bộ môn này.
Ngoài ra, ông cũng sáng tác một số ca khúc như: Chiến binh và vũ khúc, Lời ca không đất, Miền Nam trong tim ta (lời Phạm Tuyền)… và một số tác phẩm nhạc không lời, tiêu biểu là: Tổ khúc giao hưởng 3 chương viết về Bác Hồ có tên Hương Sen.
 
T

tuyen_13

Nguyễn Nhuận Nhạc sĩ Nguyễn Nhuận tên khai sinh là Nguyễn Phước Lộc, sinh ngày 29 tháng 7 năm 1938, quê ở Châu Thành, Tiền Giang.
Tham gia hoạt động âm nhạc từ năm 1960. Sau đó, ông về làm biên tập cho Tạp chí “Văn nghệ Tiền Giang”. Đã nhiều năm làm công tác quản lý phong trào văn nghệ quần chúng.
Sau đó, ông về làm Phó Chủ tịch thường trực Hội Văn học - Nghệ thuật Tiền Giang, Phó Tổng biên tập Tạp chí “Văn nghệ Tiền Giang”.
Ông sáng tác phần lớn là ca khúc và nhạc thiếu nhi, nhiều tác phẩm của ông đã được phổ biến rộng rãi và đoạt giải thưởng cao như: Bầu trời này, mặt đất này (Giải C cuộc thi ca khúc nhân năm Quốc tế Thiếu nhi), Màu xanh đôi bờ (Giải C Trung Ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh).
 
T

tuyen_13

Nguyên Nhung Nhạc sĩ Nguyên Nhung tên khai sinh là Nguyễn Bá Nhung, sinh ngày 15 tháng 11 năm 1933 tại xã Quảng Hoà, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình. Là nhạc sĩ quân đội, hàm đại tá.
Năm 1948, ông được tuyển vào trường Phan Bội Châu tại chiến khu Quảng Bình. Năm 1950, ông nhập ngũ vào Trung đoàn 18 thuộc Mặt trận Bình Trị Thiên. Năm 1954, ông về đội văn nghệ của Sư đoàn 325 và đã có những sáng tác đầu tiên phục vụ nhiệm vụ của sư đoàn: tốp ca Chiến đấu bảo vệ mùa, Thao trường rộn ràng
Năm 1957, ông được theo học với chuyên gia âm nhạc Triều Tiên và bắt đầu bước vào sự nghiệp sáng tác âm nhạc chuyên nghiệp. Năm 1958, ông công tác ở đoàn văn công Tây Bắc và đã có những tác phẩm khai thác chất liệu âm nhạc của các dân tộc thiểu số: Chiếc đàn môi, Từ trên đỉnh núi
Năm 1960, ông công tác tại đoàn văn công Tổng cục Chính trị. Năm 1963 – 1968 ông học đại học sáng tác tại trường Âm nhạc Việt Nam, sau đó được điều vào phục vụ tuyến lửa Quân khu IV. Thời gian này ông đã viết Bài ca cánh võng, Khe Sanh, Đêm Gio Cam…Từ năm 1970, ông trở lại tại Tổng cục Chính trị.
*Các tác phẩm tiêu biểu:
- Bài ca cánh võng
- Chiếc đàn môi
- Cô gái làng Đỏ
- Chim yến bay
- Tổ quốc
- Khe Sanh (liên khúc 7 bài)
- Mặt trời chiếu sáng vùng Tây Bắc (Hợp xướng 5 chương)
- Cờ chiến thắng (Hợp xướng 7 chương)
- Giải phóng (Hợp xướng 7 chương)
- Thành Vinh ra trận (Liên khúc 7 bài)
- Sông Gianh (4 bài)
- Đêm Gio Cam
- Quảng Bình ngày mới
- Đây là Tổ quốc của tôi
*Các tác phẩm đoạt giải:
- Hợp xướng Cờ ba nhất phấp phới bay (giải nhất cuộc thi Cờ Ba nhất-Sóng Duyên Hải-Gió Đại Phong – Đài phát thanh TNVN)
- Hát tên đất nước (giải thưởng Hội VN Hà Nội)
- Hát về Cao Bằng (giải thưởng Hội diễn toàn quốc lần thứ II)
*Các tác phẩm đã xuất bản:
- Tuyển tập bài hát Từ trên đỉnh núi
Tuyển tập bài hát Bài ca cánh võng
 
T

tuyen_13

Nhạc sĩ Nguyễn Nhuận tên khai sinh là Nguyễn Phước Lộc, sinh ngày 29 tháng 7 năm 1938, quê ở Châu Thành, Tiền Giang.
Tham gia hoạt động âm nhạc từ năm 1960. Sau đó, ông về làm biên tập cho Tạp chí “Văn nghệ Tiền Giang”. Đã nhiều năm làm công tác quản lý phong trào văn nghệ quần chúng.
Sau đó, ông về làm Phó Chủ tịch thường trực Hội Văn học - Nghệ thuật Tiền Giang, Phó Tổng biên tập Tạp chí “Văn nghệ Tiền Giang”.
Ông sáng tác phần lớn là ca khúc và nhạc thiếu nhi, nhiều tác phẩm của ông đã được phổ biến rộng rãi và đoạt giải thưởng cao như: Bầu trời này, mặt đất này (Giải C cuộc thi ca khúc nhân năm Quốc tế Thiếu nhi), Màu xanh đôi bờ (Giải C Trung Ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh).
 
T

tuyen_13

Nguyễn Thành Nhạc sĩ Nguyễn Thành tên khai sinh là Nguyễn Văn Thành. Ông sinh năm 1931 ở huyện Thanh Liêm - Hà Nam.
Từ Cách mạng tháng 8/ 1945, trong dòng người từ Quảng trường Nhà hát Lớn về qua Tràng Tiền đến Bắc Bộ Phủ, có một cậu bé 15 tuổi bỏ xứ, hồn nhiên nhập vào đoàn người khởi nghĩa. Theo chân tự vệ vào trại Bảo An Binh, Nguyễn Thành ở luôn tại đấy, sinh hoạt trong phân đội thiếu sinh quân Vệ Quốc Đoàn và tham gia công tác tuyên truyền văn hoá. Ông thường tự hào rằng ngày khởi nghĩa chính là ngày đầu quân của mình.
Mùa xuân năm 1947 ông là đội viên Vũ trang tuyên truyền Tây tiên Liên quân Việt – Lào. Theo chân người lính khắp các mặt trận của cuộc trường kỳ kháng chiến, 20 tuổi Nguyễn Thành đã bắt đầu nổi tiếng bởi hành khúc độc đáo "Qua miền Tây Bắc", nhưng mãi đến tháng 8/1952 trước trận đánh Nghĩa lộ, bài hát mới được chính thức hát trên đèo Khâu Vác.
Sau chiến dịch Điện Biên Phủ, ông vào học khoa sáng tác Trường Âm nhạc VN tham gia cùng Lương Ngọc Trác, Huy Thục viết nhạc cho vở vũ kịch nổi tiếng "Ngọn lửa Nghệ Tĩnh".
Trong chống Mỹ cứu nước, ông làm trưởng đoàn văn công 559, có thời kỳ làm biên tập chương trình phát thanh binh vận của Đài TNVN. Trong dịp kỷ niệm 30 năm giải phóng thủ đô, ông viết: "Cảm xúc tháng Mười" (phổ thơ Tạ Hữu Yên) đầy ấn tượng. Hơn nửa thế kỷ dấn thân cho cách mạng và âm nhạc, về hưu với quân hàm đại tá, nhưng Nguyễn Thành vẫn đi và viết. Ông cũng đã nhận được nhiều giải thưởng về âm nhạc, nhưng giải thưởng lớn nhất chính là Giải thưởng Nhà nước dành cho cống hiến của ông trong âm nhạc.
*Các tác phẩm tiêu biểu:
- Qua miền Tây Bắc
- Cảm xúc tháng 10
- Ước mơ ( Violoncello và Piano)
*Đã xuất bản:
- Tuyển tập ca khúc Cảm xúc tháng 10 (1981)
- Tuyển chọn ca khúc Nguyễn Thành 1995
- Album Audio Qua miền Tây Bắc 1995
- Video Từ mùa thu ấy 1996
- Phim Ngọn lửa Xô viết Nghệ Tĩnh
- Ca kịch Bên chân cầu Kiệu 1982
 
Top Bottom