Nhạc sĩ Việt Nam

T

tuyen_13

Ngọc Châu Nhạc sĩ Ngọc Châu sinh năm 1967 trong một gia đình nghệ thuật (Mẹ là NSƯT Vũ Dậu, bố là nghệ sĩ Ngọc Hướng).
Ngọc Châu đến với âm nhạc từ sớm với cây đàn Piano, nhưng anh lại khẳng định tên tuổi ở lĩnh vực sáng tác. Tốt nghiệp đại học sáng tác tại Nhạc Viện Hà Nội, Ngọc Châu thành công ở khá nhiều khía cạnh từ sáng tác, hoà âm phối khí, biểu diễn thanh nhạc và cả công nghệ thu âm.
Tên tuổi Ngọc Châu đã được biết đến từ lâu với tư cách một nhạc sỹ trẻ tài năng từ những năm 90. Những ca khúc như: Thì thầm mủa xuân, Chiều xuân, Nếu điều đó xảy ra, Cô tấm ngày nay, Ban mai xanh…
Âm nhạc trong các tác phẩm của Ngọc Châu tinh tế, sâu lắng, chắt lọc và giản dị, nhưng ở đó toát lên tính nhân văn sâu sắc.
Năm 2004, Ngọc Châu biên tập cho album đầu tiên của em gái, ca sĩ Khánh Linh - Họa mi hót trong mưa. Năm 2006 là Album – Ban mai xanh.
 
T

tuyen_13

Ngọc Khuê Nhạc sĩ Ngọc Khuê tên khai sinh là Nguyễn Ngọc Khuê, sinh ngày 08 tháng 4 năm 1947, quê ở Yên Sở, Hoài Đức, Hà Tây.
Ông nguyên là diễn viên hát Đoàn Ca Múa Phòng không – Không quân. Sau đó, làm Trưởng đoàn kiêm chỉ đạo nghệ thuật Đoàn Nghệ thuật Không quân. Rồi làm chủ nhiệm Nhà Văn hoá Quân chủng Không quân.
Ngoài sáng tác, ông còn dàn dựng, chỉ đạo nghệ thuật cho nhiều chương trình ca múa nhạc đạt hiệu quả cao, như chương trình: Bầu trời, mặt đất tôi yêu hay Bầu trời và trái tim người lính.
Các sáng tác tiêu biểu:
- Tiếng hát bên dòng sông Mã
- Mùa xuân làng lúa, làng hoa (Giải thưởng Bộ Văn hoá, 1982)
- Hạt nắng, hạt mưa
- Tìm em nơi phố nhỏ
- Ba cô gái tinh nghịch
- Áo nâu thương nhớ (Giải khuyến khích)
- Khoảng trời riêng em…
Đã xuất bản:
- Tuyển chọn ca khúc Ngọc Khuê (Nhà xuất bản Âm nhạc và Hội Nhạc sĩ Việt Nam, 1996),
- Băng cassette Hạt nắng, hạt mưa (tuyển chọn 12 ca khúc, Nhà xuất bản Âm nhạc và Hội Nhạc sĩ Việt Nam, 1996).
 
T

tuyen_13

Ngọc Lĩnh Nhạc sĩ Ngọc Lĩnh tên khai sinh là Vũ Ngọc Lĩnh, còn có bút danh là Hà An, sinh ngày 1 tháng 4 năm 1937 tại Vinh, Nghệ An.
Ông tham gia Đoàn Tuyên truyền lưu động kháng chiến ở Nghệ An từ khi còn là thiếu nhi, sau đó là Đoàn Văn công Cải cách ruộng đất Liên khu IV.
Năm 1956, ông về công tác tại đội ca Ban Ca Nhạc – Đài Tiếng nói Việt Nam. Năm 1957, làm đội trưởng.
Năm 1964, ông tốt nghiệp Đại học Thanh nhạc. Sau đó, tham gia chiến trường ở Đoàn Văn công 559 và Đoàn Văn công Giải phóng.
Sau thống nhất đất nước, ông tiếp tục học Đại học sáng tác.
Năm 1980, tốt nghiệp, ông về công tác giảng dạy cho sinh viên lào tại Trường Nghệ thuật Quân đội. Năm 1984-1991, ông về công tác ở Đoàn Nghệ thuật Tổng cục Hậu cần.
Nhạc sĩ Ngọc Lĩnh sáng tác ở nhiều thể loại như: ca khúc, nhạc múa, nhạc sân khấu và khí nhạc…
Các tác phẩm tiêu biểu đã đoạt giải:
- Đưa nước về đồng (Giải Tư cuộc thi của Bộ Văn hoá, Đài Tiếng nói Việt Nam và Hội Nhạc sĩ Việt Nam tổ chức, 1959)
- Em lớn lên như mùa xuân (Giải Ba cuộc thi sáng tác ca khúc do Vụ Âm nhạc và Múa cùng Hội Nhạc sĩ Việt Nam tổ chức, 1982)
- Nơi mùa xuân hẹn gặp (Giải nhì cuộc thi sáng tác ca khúc do Vụ Âm nhạc và Múa cùng Hội Nhạc sĩ Việt Nam tổ chức, 1985)
- Một thoáng sông Cầu (Giải thưởng của Ủy ban Trung ương Liên hiệp các Hội Văn học - Nghệ thuật toàn quốc, 1996).
 
T

tuyen_13

Ngọc Quang Nhạc sĩ Ngọc Quang tên khai sinh là Trần Ngọc Quang, sinh năm 1931, quê ở Bình Lục, Hà Nam.
Năm 1947, ông gia nhập thiếu sinh quân. Năm 1949-1951, làm diễn viên trong độ văn nghệ quân đội. Năm 1951-1954, làm cán bộ văn nghệ miền Tây Bắc. Năm 1954, làm việc tại ngành văn hoá Lào Cai.
Năm 1956, học sáng tác âm nhạc ở trường Âm nhạc Việt Nam. Năm 1978-1980, đi thực tập tại Nhạc viện Sofia (Bulgari). Khi trở về làm Đoàn trưởng Đoàn Ca Múa Hoàng Liên Sơn. Năm 1985, ông làm giám đốc Nhà hát nghệ thuật tổng hợp Hoàng Liên Sơn. Sau đó, ông về công tác tại Sở Văn hoá – Thông tin, Hội Văn học - Nghệ thuật Lào Cai.
Nhạc sĩ Ngọc Quang sáng tác ở nhiều thể loại: ca khúc, nhạc cho múa, tổ khúc múa hát, ca cảnh, nhạc cảnh, ca kịch ngắn, độc tấu nhạc cụ dân tộc… Ở lĩnh vực nào âm nhạc của ông cũng mang đậm âm hưởng dân gian.
*Các tác phẩm tiêu biểu:
Ca khúc:
- Tiếng hát trên đỉnh Hoàng Liên Sơn
- Máy lên rẻo cao
- Hoàng Liên Sơn yêu thương
- Nhớ lắm Tiền Giang
- Trở lại bến xưa
- Về thăm quê mẹ quê cha
Nhạc cảnh:
- Tiễn anh đi khai hoang,
- Người Mèo đón chữ Cụ Hồ
- Nhớ người gieo hạt…
*Các tác phẩm đoạt giải:
- Tiếng hát trên đỉnh Hoàng Liên Sơn (giải nhì cuộc thi sáng tác đơn ca của Đài phát thanh TNVN)
*Các tác phẩm đã xuất bản:
- Tuyển chọn ca khúc Ngọc Quang
Album Ngọc Quang.
 
T

tuyen_13

Ngọc Thanh Nhạc sĩ Ngọc Thanh sinh ngày 12/5/1930, quê ở Thượng Cốc, Gia Lộc, Hải Hưng.
Ngọc Thanh tham gia nghệ thuật từ năm 1945.
Năm 1950, ông mở trường nhạc tư thục cho đến ngày giải phóng Thủ đô và đã bắt đầu sự nghiệp sáng tác.
Năm 1981, ông sáng lập Câu lạc bộ Âm nhạc gia đình tại phố Hàng Trống (Hà Nội).
Ông cũng viết nhiều sách về hoà âm, sách học đàn guitare, banjo-alto, mandoline và trực tiếp giảng dạy. Ông là người tâm huyết trong việc truyền thụ những kiến thức về âm nhạc cổ điển cho giới trẻ.
Các tác phẩm tiêu biểu:
- Gửi lá diêu bông
- Mùa thu cho nhau
- Thời gian
- Hồi ký Hà Nội
- Cô gái vườn ươm (viết cùng nhạc sĩ Nguyễn Thịnh)
- Chia phôi
- Chiều Hồ Tây
- Hát về Đà Lạt
- Như hoa Chămpa
- Bài ca thuỷ chung
- Giây phút mong chờ
- Tiếng dạ thân thương
- Như hoa Chămpa
Các cuốn sách xuất bản:
- Các cuốn sách phương pháp học đàn Guitare Hawaienne
- Phương pháp học banjo-alto, mandoline
- Hoà âm thực hành (viết chung với Nguyễn Chính).
 
T

tuyen_13

Ngọc Toán Nhạc sĩ Ngọc Toán tên khai sinh là Đinh Ngọc Toán, sinh ngày 7 tháng 11 năm 1954.
Năm 1972, ông vào bộ đội tham gia chiến đấu tại mặt trận Tây Nguyên. Sau giải phóng năm 1975, ông vào học Đại học Sáng tác tại Nhạc viện Hà Nội.
Tốt nghiệp, ông về công tác tại Trường Nghệ thuật Quân đội, là cán bộ giảng dạy Khoa Dân tộc của trường.
Ông sáng tác chủ yếu là ca khúc. Ngoài ra, ông còn viết các tác phẩm nhạc múa: Lính biển và chim Hải âu, Múa Chàm…
Các giải thưởng âm nhạc:
- Giải Nhất cuộc thi ca khúc viết về tuổi trẻ Tây Nguyên,
- Giải A cuộc thi sáng tác về đề tài Chiến tranh cách mạng và người lính năm 1994 của Bộ Quốc phòng – tác phẩm Âm vang sư đoàn.
Các ca khúc tiêu biểu:
- Một khúc hát khan
- Tiếng biển
- Thì thầm
- Lời suối
- Cánh diều tuổi nhỏ.
 
T

tuyen_13

Ngọc Tường Nhạc sĩ Ngọc Tường tên khai sinh là Huỳnh Ngọc Tường, sinh ngày 02 tháng 5 năm 1954, quê ở Phù Cát, Bình Định.
Năm 1979, ông công tác tại Đoàn Nghệ thuật Đam San tỉnh Gia Lai, là nhạc công guitare và accordéon, đồng thời sáng tác âm nhạc cho đoàn.
Năm 1989, ông là Phó đoàn Đoàn Nghệ thuật Đam San tỉnh Gia Lai.
Ông đã có nhiều ca khúc được sử dụng trên làn sóng phát thanh và báo chí.
Ngoài ra, ông cũng viết nhiều tiểu phẩm khí nhạc như: độc tấu, hoà tấu và nhạc cho múa…
Ông đã cùng Đoàn Nghệ Đam San từng đi biểu diễn ở nhiều nước: Lào, Campuchia, Thái Lan, Trung Quốc… và đã tổ chức “Đêm nhạc Ngọc Tường” ở Nhà Văn hoá Trung tâm Gia Lai.
Các ca khúc tiêu biểu:
- Tiếng hát đêm nhà rông
- Pleiku thân yêu
- Mong anh về
- Xin gọi tên Yaly
- Tình ca Măngđen…
Đã xuất bản:
Tuyển tập ca khúc Những bài hát từ Phố Núi (1994).
 
T

tuyen_13

Nguyễn An Nhạc sĩ Nguyễn An sinh năm 1930 tại Thị trấn Ninh Giang, tỉnh Hải Dương. Ông tham gia kháng chiến chống Pháp từ tháng 12 năm 1946 tại Huyện đoàn Thanh Niên Ninh Giang. Năm 1949, ông hoạt động âm nhạc chuyên nghiệp ở Đoàn tuyên truyền Văn nghệ thuộc Bộ tư lệnh Liên khu III, vừa chơi đàn vừa sáng tác. Năm 1951, ông vào Đoàn văn công Đại đoàn Đồng Bằng và hoạt động ở vùng địch hậu Hà Nam Ninh, Thái Bình. Năm 1954, ông về đoàn II, Văn công Tổng cục chính trị. Năm 1955, trở lại Đại đoàn Đồng bằng, chuẩn bị tiếp quản Hải phòng. Năm 1957, Đoàn văn công Đồng Bằng sáp nhập với các đoàn khác thành Đoàn văn công Hữu Ngạn. Năm 1959 ông thành lập Đoàn Văn công lực lượng công an Nhân dân Vũ trang. Năm 1971 ông làm trưởng Ban âm nhạc Đài TNVN đến khi nghỉ hưu.
Âm nhạc trong sáng tác của nhạc sĩ Nguyễn An thường có giai điệu trong sáng, nhẹ nhàng, mang đậm tình người, hồn quê, xứ sở. Mỗi tác phẩm của ông, khi viết về con người hay vùng đất nào đều được ông khai thác từ âm hưởng dân ca của vùng đất đó để sáng tạo nên những giai điệu thiết tha tình cảm.
*Những tác phẩm tiêu biểu:
- Về đồng bằng (Ca khúc)
- Cô gái Sơn Tây
- Âm thanh ngày mới
- Ngôi sao tháng 10 ngôi sao tháng 8
- Tiếng gọi núi rừng (Hợp xướng)
- Con ngựa bất kham (nhạc không lời)
- Tiếng sáo lạ
- Đường ra tiền tuyến (thơ giao hưởng)
- Tứ tấu đàn dây
- Biến tấu cho kèn Clarinette và piano.
* Các giải thưởng:
- Giải thưởng hàng năm của Hội Nhạc sĩ VN 1960
- Giải thưởng của Tổng Cục chính trị năm 1984.
- Giải thưởng hàng năm của Hội Nhạc sĩ Việt Nam năm 1995
* Các tác phẩm đã xuất bản:
- Tập 5 bài hát: Cô gái Sơn Tây (1952)
- Tập 5 bài hát: Đi theo tiếng gọi Bác Hồ(1973)
- Tuyển tập 6 ca khúc: (Nhà xuất bản văn hóa 1985)
- Hợp xướng: Tiếng gọi núi rừng(Nhà xuất bản văn hóa 1986)
- Nhạc tuyển 12 bài hát và băng cassete do DIHAVINA và Hội Nhạc sĩ VN phát hành 1996.
- Ngoài ra nhạc sĩ Nguyễn An còn viết nhạc cho múa (Múa Chư – dân ca Thái), múa Tây Hẩy, viết nhạc cho phim Giới tuyến .
 
T

tuyen_13

Nguyễn Chính Nghĩa Nhạc sĩ Nguyễn Chính Nghĩa sinh ngày 11 tháng 1 năm 1953, tại Thái Nguyên, quê ở Hà Nội.
Sau khi tốt nghiệp Đai học Sáng tác Nhạc viện Hà Nội, Nguyễn Chính Nghĩa về dạy ở Trường Nghệ thuật Quân đội (nay là Trường Đại học Văn hoá - Nghệ thuật Quân đội).
Năm 1985, ông chuyển sang Đoàn Ca Múa Quân đội, vừa làm diễn viên, vừa sáng tác. Hiện nay, Nguyễn Chính Nghĩa là Chủ nhiệm Khoa Âm nhạc dân tộc của Trường Đại học Văn hoá - Nghệ thuật Quân đội.
Nguyễn Chính Nghĩa sáng tác chủ yếu là tác phẩm khí nhạc: Ngũ tấu (viết cho flute, violon, piano, violoncelle, piano và bộ gõ), Tam tấu (cho flute, violon, piano), concerto cho piano và dàn nhạc.
Nguyễn Chính Nghĩa đã tham gia đào tạo nhạc sĩ cho nước bạn Lào và Campuchia.
Đã xuất bản:
- Tập ca khúc Nguyễn Chính Nghĩa và băng cassette tác giả (DIHAVINA và Hội Nhạc sĩ Việt Nam).
 
T

tuyen_13

Nguyễn Ánh 9
Năm 1994, nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 được mời sang Pháp viết nhạc nền cho một bộ phim viết về trẻ em ở Cửu Long của Hội Từ Thiện Pháp và tham gia Hội Sáng Tác Gia Quốc Tế Sacem của Pháp. Nhân đó, ông đã thực hiện đĩa compact disc độc tấu dương cầm của mình.
Nguyễn Ánh 9 viết nhạc như viết cho những kỷ niệm của riêng mình.
Hầu hết nhạc của ông được viết cho phim, cho kịch. Chỉ có điều, khi từ kịch, từ phim, các ca khúc của ông đã có đời sống độc lập trên sân khấu ca nhạc, với những tác phẩm trong các phim: Xóm nước đen, Mênh mông tình buồn, Ráng chiều, Dòng sông thao thức (kịch)…
*Các ca khúc tiêu biểu:
- Không
- Ai đưa em về
- Buồn ơi chào mi
- Cô đơn
- Tình yêu đến trong giã từ
- Tình khúc chiều mưa
- Mùa thu cánh nâu
*Đã xuất bản:
- Album audio và video tác giả.
- Album Độc tấu Dương cầm
Album Nguyễn Ánh 9
 
T

tuyen_13

Nguyễn Cường

Nhạc sĩ Nguyễn Cường tên khai sinh là Nguyễn Mạnh Cường, sinh ngày 1/12/1943 tại Hà Đông. Ông tốt nghiệp Đại học sáng tác tại Nhạc viện Hà Nội.
Ông bước vào âm nhạc qua một khóa học đàn Violoncello, sau đó ông về Đoàn Ca múa Tây Nguyên từ năm 1965. Hai năm sống ở Tây Nguyên là khoảng thời gian đầy ý nghĩa cho những thành công trong việc sử dụng và khai thác hiệu quả từ chất liệu âm nhạc Tây Nguyên – một mảng âm nhạc làm nên phong cách Nguyễn Cường.
Năm 1967 ông về công tác tại trường Mỏ đại chất, 20 năm sau, năm 1987 ông chuyển về Trung tâm phương pháp Câu lạc bộ TW làm việc cho tới ngày nay.
Nhạc sĩ Nguyễn Cường không chỉ sáng tác ca khúc, mà ông còn viết khí nhạc. Ngoài sáng tác, ông còn dàn dựng các chương trình biểu diễn cho các đoàn ca múa chuyên nghiệp như Đoàn ca múa Đak Lak, Nhà hát tuổi trẻ. Nhạc sĩ Nguyễn Cường cũng đã dành được nhiều giải thưởng âm nhạc của TW và địa phương.
*Các tác phẩm tiểu biểu:
- Hò biển 1975
- Rừng biên cương âm vang điệu Then mới 1979
- Hơ zen lên rẫy 1981
- Một nét Ca trù ngày xuân 1983
- Ơi! M’Đrack 1984
- Ly café Ban mê 1990
- Nghiêng nghiêng rừng chiều
- Còn yêu nhau thì về Buôn ma Thuột
- Say Trăng, Mãi vẫn là tuổi thơ tôi Hà Nội ( Giải thưởng Hội Nhạc sĩ VN 1994)
- Lạng Sơn lung linh mưa ngàn ( Giải thưởng Hội NSVN 1991)
- Đàn cầm dây vũ dây văn ( Giải thưởng Hội NSVN 1996)
- Ngũ tấu ( Hội Nhạc sĩ VN 1994)
- Tứ tấu dây (Giải thưởng Hội NSVN 1995)
- Hòa tấu Violon và dàn nhạc (Giải thưởng Hội NSVN 1996)
- Thấy mặt trời trên môi em (Giải thưởng Hội NSVN 2004)…
*Đã xuất bản:
- Tuyển tập ca khúc Nguyễn Cường
- Album Audio Mãi mãi tuổi thơ tôi Hà Nội
- Ca khúc Nguyễn Cường
 
T

tuyen_13

Nguyễn Đình Bảng Nhạc sĩ Nguyễn Đình Bảng, sinh ngày 27 tháng 2 năm 1942 tại Đạo Lý - Lý Nhân - Hà Nam. Năm 1959 đến năm 1961 Nguyễn Đình Bảng học tại Trường Nghệ thuật sân khấu điện ảnh khóa 1, khoa Chèo, lớp nhạc công. Từ năm 1961-1973 là nhạc công Nhà hát Chèo Việt Nam, tham gia biểu diễn phục vụ ở Trường Sơn, trên các sân khấu trong và ngoài nước. Từ năm 1973-1978 học âm nhạc hệ chính quy tại Trường âm nhạc VN (nay là Nhạc Viện Hà Nội). Sau khi tốt nghiệp, từ năm 1978 đến năm 1979 là Biên tập âm nhạc tại Nhà xuất bản văn hóa. Từ năm 1980 ông là Biên tập viên âm nhạc ở Nhà xuất bản âm nhạc - DIHAVINA cho đến khi nghỉ hưu. Sau đó ông về làm việc tại Trung tâm bảo vệ Quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (Hội Nhạc sĩ Việt Nam)
Nhạc sĩ Nguyễn Đình Bảng đến với âm nhạc và sáng tác từ rất sớm, nhưng mãi đến năm 1987 khi ca khúc Cơn mưa em bất chợt được giới thiệu, nhạc sĩ Nguyễn Đình Bảng mới được công chúng biết tới là một nhạc sĩ có phong cách sáng tác của thời kỳ đổi mới. Từ đó ông liên tục có những tác phẩm được chú ý và được giới thiệu rộng rãi qua sóng phát thanh, truyền hình và qua các ấn phẩm băng đĩa nhạc.
*Tác phẩm chính và được giải:
- Giải nhất cuộc thi ca khúc với đề tài: Nếp sống người Hà Nội với bài hát: Khúc hát qua đường ( thơ Bế Kiến Quốc).
- Giải ba, giải thuởng Hội Nhạc sĩ VN 1993 với chùm 5 ca khúc:Thời hoa đỏ, Hà Nội phố xưa, Hai nửa vầng trăng( thơ Hoàng Hữu), Rạo rực ban mai, Con thuyền trái đất và lời ru nhân loại.
- Giải nhất và giải 3 giải thưởng hội Nhạc sĩ VN năm 1994 với bài: Khỏa trần Trường Sơn, Tình quê ( thơ Hàn Mạc Tử)
- Giải nhì giải thưởng Hội nhạc sĩ Việt Nam năm 1995 với ca khúc: Du thuyền sông Lam
- Giải 3 khí nhạc - Giải thưởng Hội NS 1996 với Ballade Symphony Thị kính- Thị màu,
- Giải 3 Hội Nhạc sĩ VN với ca khúc Ngôi sao biển.
- Giải nhì và giải 3 giải thuởng Hội nhạc sĩ 1998 với tác phẩm Bâng khuâng hồn nước (thơ Tố Hữu) và Em -pleycu.
- Giải khuyến khích ca khúc thiếu nhi: Họ nhà dế do Ủy ban chăm sóc thiếu niên, nhi đồng TW 1992.
 
T

tuyen_13

Nguyễn Đình Long Nhạc sĩ Nguyễn Đình Long có bút danh là Đình Long. Ông sinh ngày 11/11/1934, quê tại Đại Mão, Thuận Thành, Hà Bắc.
Nguyễn Đình Long tham gia Cách mạng từ năm 13 tuổi, làm liên lạc bộ đội Trung đoàn 36 thuộc Đoàn 308.
Từ năm 1951-1953, ông theo học trường Thiếu sinh quân Việt Nam rồi làm giáo sinh Trường Sư phạm Khu học xá.
Năm 1956, ông làm giáo viên nhạc Trường Sư phạm Hà Nội.
Năm 1961, vào học tại Trường Âm nhạc Việt Nam. Tốt nghiệp Đại học Âm nhạc ông ở lại làm giảng viên của Trường, giảng dạy các môn chỉ huy, hoà âm, lý thuyết, xướng âm các cấp sơ, trung, đại học cho đến khi nghỉ hưu.
Ông bắt đầu sáng tác âm nhạc từ năm 1957, với những ca khúc đã được phát trên làn sóng Đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam: Tên người – tên đất nước, Trên đèo Hải Vân… Ngoài ra, ông còn viết một số tác phẩm khí nhạc như: Việt Nam Tổ quốc tôi, Khúc hát quê hương …
 
T

tuyen_13

Nguyễn Đình Nghĩ Nhạc sĩ Nguyễn Đình Nghĩ có bút danh là Đình Nghĩ, sinh ngày 15 tháng 8 năm 1958. Quê ở Thừa Thiên - Huế.
Sinh ra và lớn lên ở thành phố Huế, nên từ nhỏ ông đã được học nhạc cung đình Huế. Sau đó, ông tham gia biểu diễn và học nhã nhạc tại Trường Âm nhạc Huế.
Năm 1975, ông ra Hà Nội học tiếp Khoa Nhạc cụ truyền thống và tốt nghiệp năm 1980.
Năm 1980, ông công tác tại Đoàn Ca Múa Nhạc Lâm Đồng, Đà Lạt. Từ nhạc công biểu diễn nhạc cụ dân tộc cổ truyền, ông đã chuyển sang lĩnh vực sáng tác.
Từ năm 1980 đến nay, ông đã có nhiều ca khúc, nhạc cho múa dựa trên các chất liệu dân ca của các dân tộc.
Ngoài ra, ông còn tham gia dàn dựng các chương trình cho Đoàn Ca Múa Nhạc Lâm Đồng.
Ông đã được nhận giải khuyến khích về ca khúc của Hội Nhạc sĩ Việt Nam năm 1996.
Đã xuất bản:
- Tuyển tập và album cùng tên Hoa lang-biang (Sở Văn hoá – Thông tin Lâm Đồng).
 
T

tuyen_13

Nguyễn Đình Phúc Nguyễn Đình Phúc sinh năm 1919 ở Thanh Oai – Hà Tây. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ông còn có bút danh là Nguyễn Thơ.
Ngày còn trẻ, ông theo học Hội họa, nhưng say mê âm nhạc nên thời gian đầu vừa học họa, vừa học đàn do nhạc sĩ Nga lưu vong Sibirev sống ở Hà Nội. Sau đó ông tham gia nhiều đoàn biểu diễn ở khắp nơi trong cả nước.
Ông tham gia sáng tác âm nhạc từ trước Cách mạng tháng 8 chủ yếu bằng con đường tự học. Thời gian này, ông viết một số ca khúc như: Lời du tử, Cô lái đò ( thơ Nguyễn Bính) mang phong cách lãng mạn. Sau đó ông được cử sang tu nghiệp về sáng tác tại Nhạc Viện Bulgarie.
Thời kỳ kháng chiến chống Pháp, ông viết Quân tiên phong ( Bài hát chính thức của Đại đoàn quân tiên phong), Chiến sĩ Sông Lô, Bình Ca. Qua những tác phẩm này cho thấy một Nguyễn Đình Phúc giàu lòng yêu nước, thương người. Đặc biệt ông có một kỹ thuật sáng tác vững vàng theo những nguyên tắc sáng tạo trong âm nhạc Châu Âu, nhưng mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam.
Kháng chiến chống Mỹ, ông viết nhiều, trong đó có Tiếng đàn bầu (thơ Lữ Giang), Nhớ anh giải phóng quân (bút danh Nguyễn Thơ), Gửi anh đi đầu quân (Giải thưởng Nguyễn Đình Chiểu – 1984)
Ngoài sáng tác ca khúc, ông còn viết khí nhạc, nhạc cho phim truyện đầu tiên của Việt Nam Chung một dòng sông; Phim tài liệu nghệ thuật đầu tiên là Nước về Bắc Hưng Hải và nhiều sách nghiên cứu như: Sổ tay Văn nghệ - NXB Văn Hóa, Vài nét về văn nghệ truyền thống Campuchia –Ca –Múa-Nhạc – NXB Khoa học xã hội. Đặc biệt về hội họa ông có nhiều tranh được chú ý tại các triển lãm mỹ thuật toàn quốc.
* Các tác phẩm tiêu biểu và đoạt giải thưởng:
- Gửi anh đi đầu quân (Giải thưởng Nguyễn Đình Chiểu – 1984)
- Nhạc Phim tài liệu nghệ thuật: Nước về Bắc Hưng Hải ( Giải thưởng Quốc tế)
- Nhạc phim hoạt hình Búp bê nàng Ngà ( Giải Bông sen Vàng của Liên Hoan phim Việt Nam)
- Tổ khúc Giao hưởng 6 chương Việt Nam đang nở hoa
- Giao hưởng số 1
- Giao hưởng số 2 cho dàn nhạc dân tộc: Không có gì quý hơn độc lập tự do
 
T

tuyen_13

Nguyễn Đình San Nhạc sĩ Nguyễn Đình San còn có bút danh là Tâm Giao, Kiều Thẩm, Ngân Thương, Tố Trân, Sơn Nữ, Hoài Linh. Ông sinh ngày 03/3/1946 tại Phú Thọ.
Nguyễn Đình San tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Hà Nội. Ông bước vào hoạt động âm nhạc với vốn kiến thức tự học, nhưng có những hoạt động đa dạng và hiệu quả trong nghề nghiệp. Hiện tại ông vừa là nhạc sĩ, nhà lý luận phê bình và là nhà báo, công tác tại Sở văn hóa thông tin Hà Nội.
Nhạc sĩ Nguyễn Đình San là tác giả nhiều ca khúc: Trên dòng sông Lai Hạ, Chiều nắng, Về Hà Tiên, Biển và con tàu, Có anh ở đảo. Đồng thời ông là tác giả của nhiều bài lý luận về âm nhac, điện ảnh, sân khấu. Bên cạnh đó, ông còn là người chuyên giải đáp về tình yêu, hạnh phúc trên các báo, tạp chí với bút danh: Tâm Giao, Sơn Nữ, Ngân thương.
Cùng với các bài báo đề cập đến các vấn đề về đời sống âm nhạc, nhạc sĩ Nguyễn Đình San còn viết truyện ngắn, tiểu thuyết: Dã tràng xe cát (Nhà xuất bản Hội Nhà văn Việt Nam - 1991), Viết sách về tâm lý Chuyện riêng tư (bút danh Tâm giao - Nhà xuất bản phụ nữ).
Đã xuất bản:
- Album “Chiều nắng” do Hội Nhạc sĩ VN và Nhà xuất bản âm nhạc phát hành 1996.
 
T

tuyen_13

Nguyễn Đình Tấn Nhạc sĩ Nguyễn Đình Tấn có bút danh là Trung Chính, sinh ngày 14 tháng 5 năm 1930 tại Kiến An, Hải Phòng.
Năm 1950, ông vào bộ đội và được phân công phụ trách câu lạc bộ của đơn vị, từ đây ông bắt đầu sáng tác ca khúc. Sau đó, ông công tác trong Đoàn II Văn công Tổng cục Chính trị, tham gia sáng tác và chỉ huy dàn nhạc. Năm 1960, ông được cử đi học sáng tác tại Nhạc viện Tchaikovsky (Liên Xô cũ). Thời gian này, ông đã có một số tác phẩm khí nhạc được thầy cô và bạn bè đánh giá cao. Sau khi về nước, ông công tác tại Hội Nhạc sĩ Việt Nam.
Nhạc sĩ Nguyễn Đình Tấn sáng tác chủ yếu là khí nhạc. Ngoài ra, ông cũng viết nhiều ca khúc, hợp xướng, nhạc kịch nhỏ, nhạc cho múa, nhạc phim truyện và phim tài liệu. Ông cũng tham gia giảng dạy trong Nhạc viện Hà Nội và sưu tầm nghiên cứu một số công trình: dân ca Quan họ Bắc Ninh…
*Các tác phẩm tiêu biểu:
- Giao hưởng thơ Êmili, con!
- Cantate Thế hệ Hồ Chí Minh, thế hệ anh hùng
- Biến tấu cho cello và piano Cô gái giả dại
- Uoverture Thắng lợi của tình yêu Tổ quốc
- Nhạc cho Thơ múa Tiếng đàn Y Đăm
- Tứ tấu đàn dây Cánh chim không mỏi
- Cantat Đôi cánh diệu kỳ
- Tổ khúc giao hưởng Lửa thử vàng
- Giao hưởng Cây đưốc sống
- Kịch nhạc Tiếng hát xanh
- Hợp xướng Toàn thắng về ta
- Ca khúc Lời thề sắt son
- Ca khúc Tôi lắng nghe sông Đà gọi Thác Bà
- Ca khúc Những bông hoa trong vườn Bác (thơ Hải Như)
- Ca khúc Người không sao sống khác
- Ca khúc Niềm vui ra khơi
 
T

tuyen_13

Nguyễn Đình Thậm Nhạc sĩ Nguyễn Đình Thậm sinh ngày 16 tháng 6 năm 1958, quê ở Sơn Tịnh, Quảng Ngãi.
Nguyễn Đình Thậm đã tốt nghiệp Trường Cao đẳng Nghệ thuật Huế. Hiện anh công tác tại Ban nhạc Tia Sáng Công ty Điện lực Việt Nam (số 3).
Anh sáng tác nhiều ca khúc, trong đó nhiều tác phẩm đã được giới trẻ mến mộ. Đặc biệt năm bài hát viết cho đường dây 500kV trong phim ca nhạc “Giọt mồ hôi rơi trên má mặt trời” của anh đã được tặng Bằng khen của Thủ tuớng Chính Phủ năm 1994.
Ngoài ra, anh cũng là một ca sĩ với giọng nam trung đẹp, đã biểu diễn thành công nhiều tác phẩm của mình cũng như của nhiều nhạc sĩ khác.
Các ca khúc tiêu biểu:
- Miền trung quê mẹ (lời Ngân Vinh)
- Quảng Ngãi quê tôi (lời Ngân Vinh)
- Hương cau
- Đêm biển mưa
- Chỉ còn biển thôi
- Hương mía tình em
- Anh với rừng mùa thu
- Dấu chân âm thầm
- Ánh sáng mùa thu…
 
T

tuyen_13

Nguyễn Đình Tích Nhạc sĩ Nguyễn Đình Tích sinh ngày 16 tháng 12 năm 1930, quê ở Cự Khê, Thanh Oai, Hà Tây.
Năm 1947, ông theo Đoàn Thiếu nhi Nghệ thuật tham gia kháng chiến chống Pháp và bắt đầu hoạt động âm nhạc. Năm 1950 ông công tác ở Hội Văn nghệ, sau đó lại chuyển về Đoàn Thiếu nhi Nghệ thuật thuộc Nhà tuyên truyền và văn nghệ. Năm 1952, đoàn Ca múa Nhân dân Trung ương thành lập, ông chuyển về công tác ở Đoàn. Thời gian này ông vừa tham gia biểu diễn vừa sáng tác, ông đã tham gia sáng tác hai vở ca cảnh: Trên cầu vó ngựa Gia đình cụ Cán đi bình nghị thuế nông nghiệp.
Cuối năm 1954, ông được cử đi học tại Nhạc viện Bắc Kinh, Trung Quốc. Năm 1959, tốt nghiệp về nước ông công tác ở trường Múa Việt Nam. Trong môi trường này, ông đã trở thành nhạc sĩ chuyên viết nhạc cho múa, với hàng trăm tiết mục: Đôi bờ, Bả Khó (cộng tác với Xuân Hoà), múa Ka Tu, kịch múa ngắn Bà má miền Nam, múa Bất khuất, múa Bài ca chim Chơ-rao, kịch múa ngắn Cánh chim biên giới, múa Xoè hoa, kịch múa ngắn Đón dâu về bản, và các thể loại kịch múa, múa dân gian, múa tuồng, múa chèo…
Nhiều tiết mục múa của ông đã được giải thưởng trong các cuộc liên hoan nghệ thuật quốc tế: Ka Tu, Bà má miền Nam, Xoè hoa…
 
T

tuyen_13

Nguyễn Đức Toàn Nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn sinh năm 1929 tại Hà Nội. Ông vừa là nhạc sĩ vừa là họa sĩ và là nghệ sĩ ưu tú. Tháng 8/1945 ông tham gia cướp chính quyền ở Hà Nội và đã viết ca khúc đầu tiên "Ca ngợi đời sống mới". Năm 1946, ông tham gia Đoàn kịch Sao Vàng, sau đó lên đường kháng chiến.
Trong kháng chiến chống Pháp, ông được nhiều người biết đến qua các ca khúc nổi tiếng "Quê em". Từ khi làm phó đoàn văn công Việt Bắc, ông vừa là diễn viên kịch, vừa vẽ minh họa, trình bày báo, sáng tác ca khúc. Các ca khúc Chiều hậu phương, Lúa mới và một số ca cảnh của ông được sáng tác trong thời kỳ này. Hòa bình lập lại, ông chỉ đạo Đoàn ca múa Tổng cục Chính trị, những ca khúc nổi tiếng giai đoạn này như: Biết ơn Võ Thị Sáu, Noi gương Lý Tự Trọng, Ca ngợi Nguyễn Văn Trỗi...
Thời kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ông viết hàng loạt ca khúc nổi tiếng như: Đào công sự, Bài ca người lái xe, Nguyễn Viết Xuân cả nước yêu thương.
Từ năm 1968 -1970 nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn tu nghiệp tại nhạc viên Kiep Ukraina. Nhiều tác phẩm khí nhạc được dàn dựng và xuất bản ở nước ngoài như Sonatte viết cho Violon, Tổ khúc giao hưởng Tổ quốc. Về nước, ông viết nhiều ca khúc hợp xướng như: Bài ca xây dựng, Bài ca chiến thắng, Tình em biển cả, Hà Nội một trái tim hồng.... Bên cạnh đó ông còn sáng tác ca khúc cho thiếu nhi từ năm 1945, nhiều ca khúc nổi tiếng như: Bé nhè, Em yêu hòa bình, Tàu bay phản lực, Bắt cua mua sách.
Nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn sáng tác đa dạng ở mọi thể loại, đề tài. Ông đã nhận được nhiều giải thưởng âm nhạc của TW và địa phương. Bên cạnh đó là Huân chương Độc lập hạng 3 và đặc biệt là Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
* Các tác phẩm tiêu biểu:
- Biết ơn chị Võ Thị Sáu
- Ngô Mây
- Nguyễn Văn Trỗi - anh còn sống mãi
- Nguyễn Viết Xuân - cả nước yêu thương
- Mời anh đến thăm quê tôi
- Mở đường thắng lợi (hợp xướng)
- Bài hát người lái xe
- Đào công sự
- Giương cao lá cờ quyết thắng
- Tình em biển cả
- Mùa xuân đất nước
- Chiều trên bến cảng...
 
Top Bottom