Nhạc sĩ Việt Nam

T

tuyen_13

Hoài An



Nhạc sĩ Hoài An tên thật là Võ Đại Hoài An, sinh ngày 16/01/1977. Hoài An đến với âm nhạc từ rất sớm và chơi đàn chuyên nghiệp từ năm 1994, sáng tác từ năm 1998. Sáng tác đầu tay được ghi âm là ca khúc Tình Thơ. Tiếp đó là hàng loạt các ca khúc: Nếu Phôi Pha Ngày Mai, Mưa Buồn, Khung Trời Ngày Xưa, Tìm Lại Dấu Yêu, Lời Mẹ Ru.

Năm 2000, Hoài An đoạt Giải ấn Tượng của báo Mực Tím.

Năm 2001, Hoài An đoạt Giải Mai Vàng báo Người Lao Động.

Năm 2001, đoạt Giải Văn Nghệ Sĩ được yêu thích của NVH Thanh Niên Thành phố Hồ Chí Minh.

Năm 2002, Giải VTV - Bài hát tôi yêu.

Năm 2001, 2002, ca khúc của Hoài An liên tục được bình chọn Top ten Làn sóng sanh và đoạt giải thưởng.

Hoài An hoạt động đa dạng trên nhiều lĩnh vực, vừa sáng tác, biên tập album; vừa làm phóng viên - biên tập cho tuần tin e-Chip (VASC).

Các album đã thực hiện:

- Album Giấc Mơ Mùa Hạ do Bến Thành sản xuất và phát hành.

- Album Mùa Xuân Em Hát

- Album Chào Nhau Lần Cuối.
 
T

tuyen_13

Hồ Hoài Anh



Nhạc sĩ Hồ Hoài Anh sinh năm 1979 tại Hà Nội (là con trai NSƯT Thanh Tâm).

Hồ Hoài Anh học đàn bầu từ nhỏ và tốt nghiệp Khoa nhạc cụ truyền thống - Nhạc viện Hà Nội. Nguyên là trưởng nhóm nhạc Thời Gian (thành lập năm 1999).

Hồ Hoài Anh đã tham gia khá nhiều vào các cuộc thi và từng đoạt giải nhất Độc tấu nhạc cụ dân tộc toàn quốc. 20 năm chơi đàn bầu, Hoài Anh đã tham gia hầu hết những festival âm nhạc ở các nước. Không chỉ chơi đàn bầu điêu luyện, Hồ Hoài Anh còn chơi Piano, Keyboad. Tuy nhiên, công chúng biết tới Hồ Hoài Anh với vai trò là một nhạc sĩ trẻ với những ca khúc về tuổi trẻ và tình yêu như: Dẫu có lỗi lầm, Tình yêu muôn màu…

Hồ Hoài Anh còn lập nhóm nhạc gồm các giảng viên trẻ của Nhạc Viện chơi các tác phẩm kết hợp giữa đàn dân tộc với dàn nhạc nhẹ, đánh những bài nhạc mới, kể cả nhạc cổ điển phương Tây.

Năm 2003, nhóm đã tổ chức chương trình ở Nhà hát Lớn và ra CD (cuối 2004).

Năm 2005, ban nhạc Đan Mạch Ginman De Luxe mời Hoài Anh tham dự Festival Jazz Thế giới. Anh đánh Jazz Mỹ trên đàn bầu cùng ban nhạc, được công chúng hưởng ứng nồng nhiệt.

Hiện nay, Hoài Anh là giáo viên dạy đàn bầu tại Nhạc Viện Hà Nội. Bên cạnh công việc giảng dạy, Hồ Hoài Anh còn là cộng tác viên của VTV3 Đài Truyền hình Việt Nam. Tham gia biểu diễn trong các chương trình ca nhạc lớn nhỏ trong nước và nhiều nước trên thế giới như: Pháp, Mỹ, Canada, Thuỵ Điển, Trung Quốc.
 
T

tuyen_13

Hoàng Giác



Nhạc sĩ Hoàng Giác sinh năm 1924, tại Hà Nội. Thuở nhỏ ông say mê các môn thể thao, nhưng ông bắt đầu chơi nhạc khi còn là cậu học sinh trường Bưởi. Đầu năm 1945, khi mới 21 tuổi, ông viết bài hát đầu tiên Mơ Hoa, ngay từ khi ra đời cho tới hôm nay, bài hát được đón nhận nồng nhiệt. Cuối năm 1946, ông viết tiếp Ngày về, khi đó ông là một đội viên trong đoàn tuyên truyền của cách mạng. Ngày về là những rung cảm thực trong tâm hồn ông khi được trở về thăm gia đình sau chuyến đi công tác.

Nhạc sĩ Hoàng Giác không chỉ sáng tác, ông còn là một ca sĩ khá nổi tiếng trong giới âm nhạc miền Bắc. Đồng thời là người chơi Ghita hawaine có tiếng ở Hà Nội.

Cũng như một số nhạc sĩ cùng thời: Đoàn Chuẩn, Đặng Thế Phong, Doãn Mẫn... sáng tác âm nhạc của Hoàng Giác không nhiều, nhưng những tác phẩm của ông đã góp phần vào sự phát triển của Tân nhạc thời kỳ đầu. Với trên 20 tác phẩm, mỗi bài hát có một dấu ấn lịch sử và gắn liền với những kỷ niệm, là những cảm xúc chân thật của ông về cuộc đời.

*Các tác phẩm tiêu biểu đã được xuất bản:

- Mơ Hoa

- Ngày về

- Quê hương
 
T

tuyen_13

Hoàng Hiệp



Nhạc sĩ Hoàng Hiệp tên thật là Lưu Trần Nghiệp, sinh ngày 1/10/1931 tại An Giang. Ông đến với âm nhạc từ sớm và bắt đầu sáng tác năm 17 tuổi, nhưng phải đến gần 10 năm sau, năm 26 tuổi, khi tập kết ra Bắc, học trường Âm Nhạc Việt Nam, Hoàng Việt mới có bài hát đánh dấu sự nghiệp sáng tác chuyên nghiệp bằng Câu hò bên bờ Hiền Lương (thơ Đằng Giao, năm 1957).

Ông tham gia cách mạng từ tháng 8/1945, hoạt động âm nhạc tại Đoàn tuyên truyền lưu động Long Xuyên. Năm 1954 tập kết ra Bắc ông theo học âm nhạc tại Trường âm nhạc VN. Năm 1956, ông viết Câu hò bên Bến Hiền Lương (lời Hoàng Hiệp và Đằng Giao). Năm 1960, ông làm biên tập viên ở Nhà xuất bản Âm nhạc. Năm 1965, ông viết bài Cô gái vót chông (phỏng thơ Môlôyclavi), tiếp đến là bài Soi đường cho ta đi đánh giặc. Năm 1966, ông viết bài Ngọn đèn đứng gác (thơ Chính Hữu). Năm 1968, bài Đất quê ta mênh mông (thơ Dương Hương Ly). Năm 1969 ông chuyển sang Nhà xuất bản Giải phóng thời gian này ông viết Ơi nhà máy của ta. Năm 1970, có Hát trên đồng 10 tấn, Năm 1971, bài Tiếng hát từ thượng nguồn, liên khúc Những bài hát của người chiến sỹ lái xe (thơ Phạm Tiến Duật) gồm 4 bài: Nghe hò đêm bốc vác, Qua cầu Tuỳ Cốc, Trường Sơn đông - Trường Sơn tây, Tiểu đội xe không kính. Năm 1972, ông viết bài Lá đỏ (thơ Nguyễn Đình Thi).

Sau năm 1975, ông vào thành phố Hồ Chí Minh sinh sống và làm việc tại Nhà xuất bản Âm nhạc thành phố Hồ Chí Minh, sau chuyển sang Hội âm nhạc thành phố và một thời gian làm Tổng thư ký Hội âm nhạc Thành phố.

Nhạc sĩ Hoàng Hiệp sáng tác nhiều ca khúc, đặc biệt thành công trong đề tài đấu tranh, giải phóng dân tộc Miền Nam. Âm nhạc của ông chân thành, xúc động, có âm hưởng của những miền quê Nam Bộ. Điểm nổi bật trong sáng tác của ông là những bài hát phổ thơ với một bút pháp điêu luyện. Ông có khoảng vài ba trăm ca khúc. Ngoài ra ông còn viết nhiều cho nhạc phim, sân khấu, múa với số lượng khoảng trên 100 tác phẩm như: viết nhạc cho sân khấu kịch nói như: Người ven đô, Màu giấy mới, Xa thành phố yêu dấu, nhạc cho các vở cải lương Thái hậu Dương Vân Nga, Tiền và Nghĩa; viết nhạc cho phim truyện và phim tài liệu: Cánh đồng mơ ước, Bản nhạc người tù, Mùa gió chướng, Nơi gặp gỡ của tình yêu, Biệt động Sài Gòn… Hoàng Hiệp còn là tác giả, dịch giả cuốn nhạc lý cơ bản của Spasspbine, và nhiều sách giáo khoa âm nhạc.

Bằng sự cống hiến hết mình cho nghệ thuật, nhạc sĩ Hoàng Hiệp đã được nhận nhiều giải thưởng, đặc biệt năm 2000, Hoàng Hiệp được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật cho các tác phẩm: Câu hò bên Bến Hiền Lương, Cô gái vót chông, Ngọn đèn đứng gác, Trường Sơn đông - Trường Sơn tây, Viếng Lăng Bác, Nhớ về Hà Nội.

*Các tác phẩm tiêu biểu như:

- -Câu hò bên bờ Hiền Lương

- -Cô gái vót chông

- Ngọn đèn đứng gác

- Đất quê ta mênh mông

- Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây

- Lá Đỏ.

- -Viếng Lăng Bác

- Trở về dòng sông tuổi thơ.

-Thơ tình của người lính biển (thơ Trần Đăng Khoa)

- Nhớ về Hà Nội…

Khủng thật!

Toàn bài hay!
 
T

tuyen_13

Hoàng Lân


Tên khai sinh là Nguyễn Hoàng Lân, sinh ngày 18 tháng 6 năm 1942, quê ở thị xã Sơn Tây.

Trước đây, hai anh em sinh đôi Hoàng long – Hoàng Lân thường sáng tác chung trong nhiều tác phẩm. Sau này, dần dần đã tách riêng từng tác giả.

Từ năm 1957, hai nhạc sĩ đã có những ca khúc đồng tác giả: Nếu bạn muốn tìm tôi, Cô giáo vùng cao, Em đi thăm miền Nam…

Sau khi tốt nghiệp Đại học sáng tác, Đại học lý luận âm nhạc tại Nhạc viện Hà Nội nhạc sĩ Hoàng Lân đã viết ở nhiều thể loại như: khí nhạc, nhạc cho múa, nhạc phim, nhạc cảnh, múa rối, hợp xướng, và đặc biệt là những sáng tác cho các em thiếu nhi, học sinh. Ngoài ra, ông còn tham gia giảng dạy âm nhạc tại Trường Cao đẳng Nhạc Hoạ Trung ương, Trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội, viết sách, báo về âm nhạc… Nhạc sĩ Hoàng lân đã đoạt nhiều giải thưởng Hội Nhạc sĩ Việt Nam. Huân chương “Vì thế hệ trẻ” của Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

*Các sáng tác tiêu biểu:

- Nếu bạn muốn tìm tôi

- Cô giáo vùng cao

- Em đi thăm miền Nam

- Đi học về

- Lái xe hơi

- Bác Hồ-Người cho em tất cả

- Từ rừng xanh cháu về thăm lăng Bác

- Mèo con đi học

- Thật là hay…
 
T

tuyen_13

Hoàng Nguyên



Nhạc sĩ Hoàng Nguyên tên khai sinh là Hoàng Hồng Mạch, sinh ngày 10 tháng 12 năm 1927, quê ở Bảo Ninh, Quảng Bình. Đã mất.

Hoàng Nguyên hoạt động âm nhạc từ những năm Kháng chiến chống Pháp. Ông nguyên là Trưởng tiểu ban Lý luận – Sáng tác - Nghiên cứu của Hội Nhạc sĩ Việt Nam. Sau đó, về hưu tại Bảo Lộc, Lâm Đồng.

Trong Kháng chiến chống Mỹ ông có nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Hạm thuyền ta ra khơi, Suối than, Ngọn cờ vẫy gọi, Hà Nội-Matxcơva…

Hoàng Nguyên còn viết nhiều ca khúc thiếu nhi như: Miền Nam của em, Xe chú vô đúng ngày tựu trường, Phong lan và ong vàng, Cây bàng ông em trồng… Ngoài ca khúc, ông còn viết một số tác phẩm khí nhạc.

Các tác phẩm tiêu biểu:

- Anh thương binh về làng

- Nông dân vươn mình (viết cùng Lưu Hữu Phước)

- Đoàn kết là sức mạnh

- Miền Nam của em

- Phong lan và ong vàng

- Cây bàng ông em trồng

- Hà Nội-Matxcơva…
 
T

tuyen_13

Hoàng Sâm



Nhạc sĩ Hoàng Sâm còn có bút danh là Vân Ngọc, sinh ngày 26 tháng 8 năm 1940, quê ở xã Hợp Thành, Triệu Sơn, Thanh Hoá.

Từ nhỏ Hoàng Sâm đã tự học nhạc và chơi được violon. Ông bắt đầu sáng tác khi còn là giáo viên dạy toán.

Năm 1963, tốt nghiệp Khoa Toán, Đại học Sư phạm, ông về làm giáo viên dạy toán ở tỉnh Hà Bắc. Năm 1970, ông chuyển vế dạy tại Trường cấp III Lam Sơn, Thanh Hoá.

Năm 1983-1988, ông tốt nghiệp Đại học Lý luận Nhạc viện Hà Nội, sau đó tiếp tục theo học 5 năm ngành sáng tác, rồi về làm Phó trưởng ban Âm nhạc Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Thanh Hoá, là hội viên Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam.

Nhạc sĩ Hoàng Sâm đã có nhiều sáng tác được giới thiệu trên làn sóng phát thanh truyền hình. Nhiều tác phẩm của ông đã được trao giải thưởng như: Em mơ vào vũ trụ và Này chú chuồn kim - Giải Ba Hoa Phượng Đỏ của Đài Tiếng nói Việt Nam và một số giải thưởng, huy chương của tỉnh Thanh Hoá.

Ông cũng sáng tác một số tác phẩm khí nhạc: Prelude số 1 cho piano, Variations Vũ khúc đồng quê…

Ngoài ra, ông còn có các công trình nghiên cứu âm nhạc: Âm nhạc Hò sông Mã, Hát ru các Dân tộc Thanh Hoá và Yếu tố chính phụ trong âm nhạc người Việt.

Các ca khúc tiêu biểu:

- Hát mãi tên em ơi mùa xuân

- Âm vang giọng hò

- Nắng mới sân trưòng

- Hoa trên biển dầu

- Lung linh biển sáng Vũng Tàu

- Em mơ vào vũ trụ

- Này chú chuồn kim.
 
T

tuyen_13

Hoàng Vân



Nhạc sĩ Hoàng Vân, tên thật là Lê Văn Ngọ, còn có bút danh: Y – Na. Ông sinh ngày 24/7/1930 tại Hà Nội.

Năm 1946, ông tham gia Đội thiếu niên cứu quốc Mai Hắc Đế, là liên lạc viên tự vệ khu Đông Kinh Nghĩa Thục (liên khu 1) Hà Nội, rồi làm phụ trách thiếu sinh quân trung đoàn 165 sư đoàn 312, sau này phụ trách nghệ thuật Đàn văn công sư đoàn 312. Hòa bình lập lại, ông chỉ huy dàn nhạc Đoàn ca nhạc Đài TNVN. Nhạc sĩ là một trong những thành viên đầu tiên của Hội Nhạc sĩ VN và từng là Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhạc sĩ VN (1963-1989); là Trưởng ban sáng tác Thanh nhạc và công tác Hội cho đến năm 1996.

Về sáng tác, ngay từ năm 1951 ông đã viết nhiều ca khúc, có những bài được phổ biến rộng rãi ở vùng Tây Bắc, Việt Bắc và trong quân đội, như Chiến thắng Hoà Bình, Tin chiến thắng, Chiến thắng Tây Bắc. Đến năm 1954, ông đã viết bài hát nổi tiếng Hò kéo pháo.

Sau hoà bình lập lại, ông được cử đi học tại Nhạc viện Bắc Kinh (Trung Quốc). Tốt nghiệp, ông về công tác tại Đài tiếng nói Việt Nam, làm Nhạc trưởng Đoàn ca nhạc, kiêm Chỉ đạo nghệ thuật, đồng thời đi thực tế, nắm bắt nhanh các thể loại, đề tài trong cuộc sống lao động và chiến đấu, ông đã viết: Những cánh buồm (thơ Hoàng Trung Thông), Nhớ (thơ Nguyễn Đình Thi), Bài ca người thủy thủ (thơ Mai Nam, tức Hà Nhật), trường ca Tôi là người thợ lò, Hà Nội - Huế - Sài Gòn, Quảng Bình quê ta, Nổi trống lên rừng núi ơi, Không cho chúng nó thoát, Bài ca giao thông vận tải, Chào anh Giải phóng quân - chào mùa xuân đại thắng, Hai chị em, Tiếng cồng giải phóng - tiếng cồng chiến thắng (bút danh Y - Na), Trên đường tiếp vận (bút danh Y -Na), Người chiến sỹ ấy. Ngoài ra, ông còn sáng tác âm nhạc cho phim truyện như Nổi gió, Con chim vành khuyên, Mối tình đầu, phim tài liệu, phim hoạt hình, kịch nói, chèo, cải lương, nhiều ca khúc cho thiếu nhi được các em yêu thích như: Mùa hoa phượng nở, Em yêu trường em.

Âm nhạc trong các sáng tác của nhạc sĩ Hoàng Vân mượt mà, nồng ấm. Nhiều ca khúc đã in sâu vào tâm khảm, trái tim mọi tầng lớp nhân dân. Ông còn sáng tác nhiều tác phẩm cho hợp xướng và dàn nhạc giao hưởng, sáng tác âm nhạc cho phim truyện, phim tài liệu, phim hoạt hình, đặc biệt ông đã góp phần không nhỏ vào việc đào tạo nhiều thế hệ nhạc sĩ trẻ. Với những đóng góp của mình, ông đã được tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng 3, Huy chương vì thế hệ trẻ, Huy chương vì sự nghiệp tổ chức công đoàn, Huy chương vì sự nghiệp giải phóng phụ nữ, Huy chương vì sự nghiệp văn học nghệ thuật. Năm 2000 Hoàng Vân vinh dự được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

*Các tác phẩm tiêu biểu:

- Hò kéo pháo

- Bài ca xây dựng

- Tình yêu của đất và nước

- Hát về cây lúa hôm nay

- Bài ca tình bạn

- Tình ca Tây Nguyên

- Nhớ ( thơ Nguyễn Đình Thi)

- Bài ca người thủy thủ (thơ Mai Nam)

- Tôi là người thợ lò

- Hà Nội Huế Sài Gòn

- Quảng Bình quê ta ơi

- Bài ca giao thông vận tải

- Chào anh giải phóng quân, chào mùa xuân đại thắng

- Người chiến sĩ ấy

- Hợp xướng và dàn nhạc: Hồi tưởng, Việt Nam muôn năm, Vượt núi, Tuổi lên mười, Hát dưới cờ búa liềm.

- Fugue cho piano

- Tổ khúc cho hautbois và piano

- Rhapsodie cho violon

- Độc tấu kèn basson Hành khúc con voi

- Độc tấu flute Vui được mùa

- Hoa thơm bướm lượn, âm nhạc cho vũ kịch Chị Sứ

- Concerto cho piano và dàn nhạc

- Giao hưởng thơ Thành đồng Tổ quốc, Giao hưởng số 1

- Giao hưởng: Chiến thắng Điện Biên
Hoang%20Van1.jpg
 
T

tuyen_13

Hoàng Việt



Nhạc sĩ Hoàng Việt tên thật là Lê Chí Trực, còn có bút danh là Lê Trực. Ông sinh năm 1928 tại Cái Bè, Tiền Giang. Cách mạng tháng 8, ông tham gia quân đội hoạt động ở chiến trường miền Đông Nam Bộ trong 9 năm kháng chiến. Ông là người tiêu biểu cho lớp nhạc sĩ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Bắt đầu nổi tiếng từ những bài hát phổ biến trong chiến khu miền Đông, những bài hát phóng khoáng tươi tắn, trong sáng một thời Nam bộ. Sau hiệp định Genève, Hoàng Việt tập kết ra Bắc. Năm 1956, ông học nhạc tại Trường Âm nhạc Việt Nam. Năm 1958, ông được cử sang học tại Nhạc viện quốc gia Bulgarie, hoàn thành xuất sắc khóa học năm 1968.

Bản giao hưởng Quê hương đã đưa Hoàng Việt vào đội ngũ những nhạc sĩ viết khí nhạc hàng đầu và là một trong những nhạc đặt nền móng cho âm nhạc giao hưởng Việt Nam.

Trở về nước, ông tình nguyện trở lại chiến trường miền Nam và đã hy sinh. Những giai điệu của ông thể hiện tình yêu quê hương, còn mãi vang vọng cho tới ngày hôm nay. Với những đóng góp của ông đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc và trong âm nhạc, ông đã được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh.

* Các tác phẩm tiêu biểu:
- Biệt đô thành
- Tiếng còi trong sương đêm
- Lá xanh
- Lên ngàn
- Mùa lúc chín
- Nhạc rừng
- Tình ca
- Nhạc kịch: Bông sen ( viết cùng Nguyễn Vũ và Huỳnh Minh Siêng)
- Giao hưởng quê hương -Hội nhạc sĩ Việt Nam (bản in roneo)
 
T

tuyen_13

Hàn Ngọc Bích



Nhạc sĩ Hàn Ngọc Bích sinh ngày 18/11/1940 tại Hà Nội. Ông mê âm nhạc từ nhỏ nhưng gia đình lại hướng cho ông theo nghề sư phạm nên ông đã tự học đàn guitar.

Năm 1962, ông tốt nghiệp Khoa Lịch sử Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và đã gắn bó nhiều năm trên bục giảng tại Hà Tây. Năm 1967 ông có sáng tác đầu tay - ca khúc Cây bàng trước ngõ, ngay lập tức được yêu thích và đoạt giải thưởng dành cho bài hát thiếu nhi.

Năm 1973 ông về Bộ giáo dục đào tạo và là Ủy viên Thư ký Hội đồng Âm nhạc của Bộ; Là chuyên viên Âm nhạc Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho đến khi nghỉ hưu (nhưng hiện ông vẫn tiếp tục làm thư ký cho Hội đồng Giáo dục âm nhạc, soạn thảo chương trình, sách giáo khoa dạy hát nhạc cho học sinh phổ thông).

Nhiều năm đứng trên bục giảng, gần gũi với các em thiếu nhi, ông cảm nhận được tâm hồn trẻ thơ trong sáng, và ông phải có trách nhiệm sáng tác bài hát cho các em, làm trong sáng thêm những tâm hồn ấy. Chính vì thế, sáng tác của ông thường phải ngắn, trẻ dễ nhớ, dễ thuộc, phù hợp với lứa tuổi, thẩm mỹ và tâm lý của các em. Nhiều ca khúc của ông đã được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhiều giải thưởng âm nhạc và ca khúc Đưa cơm cho mẹ đi cày, được chọn là tác phẩm xuất sắc trong 50 bài hát hay nhất thế kỷ XX.

*Các tác phẩm tiêu biểu:

- Cây bàng trước ngõ

- Đưa cơm cho mẹ đi cày

- Tre ngà bên lăng Bác

- Tiếng chim trong vườn Bác

- Bay trong đêm pháo hoa
 
T

tuyen_13

Hồng Đăng

Hong%20Dang1.jpg


Nhạc sĩ Hồng Đăng tên thật là Phan Hồng Đăng. Ông sinh ngày 01/01/1936 tại Yên Thành, Nghệ An.

Nhạc sĩ Hồng Đăng sáng tác rất sớm, từ thập kỷ 50, thời kỳ còn là học sinh kháng chiến ở Khu IV (ca khúc Nắng về Tây Bắc, Nhớ ơn cụ Hồ, Đời học sinh). Hoà bình lập lại về Hà Nội, ông học lớp sáng tác đầu tiên của Trường Âm nhạc Việt Nam ( nay là Nhạc viện Hà Nội). Thời gian này, một loạt ca khúc nổi tiếng: Đường đi có nắng mặt trời, Quà tháng Năm (lời cùng với Thế Bảo), Giữa mùa sa nhân, Tổ quốc tôi trên mười năm đã lớn (lời cùng với Nguyễn Liệu)… cùng với một số tác phẩm khí nhạc ra đời. Năm 1960, ông viết hợp xướng Lửa rực cháy (phỏng thơ Tố Hữu). Năm 1964, viết thanh xướng kịch Sông Hồng ngàn năm reo hát (kịch bản Dương Viết Á). Năm 1972, viết hợp xướng 5 chương Đêm lửa Trường Sơn.

Nhạc sĩ Hồng Đăng hoạt động âm nhạc đa dạng, ông vừa làm công tác giảng dạy, vừa sáng tác thanh nhạc, khí nhạc, vừa viết sách ( 4 cuốn sách giáo khoa, 200 bài xướng âm cơ bản), làm báo, vừa tham gia làm phim… Không những thế, ông còn làm Tổng Biên tập tờ Tạp chí "Âm nhạc" từ năm 1989, đồng thời, với tờ "Thế giới âm nhạc" ra đời (năm 1996). Ông là nhạc sĩ đầu tiên được mời ra nhập Hội điện ảnh VN với hơn 70 tác phẩm âm nhạc viết cho phim. Nhiều ca khúc ông viết cho phim không những chắp cách cho bộ phim mà còn có sức sống lâu bền trong lòng công chúng.

Nhạc sĩ Hồng Đăng nguyên là Phó Tổng thư ký Hội Nhạc sĩ Việt Nam khoá 4 và khoá 5, nguyên Tổng Biên tập Tạp chí "Âm nhạc" và "Thế giới âm nhạc", Uỷ viên Ban chấp hành Hội Giao lưu Văn hoá Việt - Nhật, Uỷ viên ban Quốc gia Thập kỷ Phát triển Văn hoá quốc tế.

* Các tác phẩm tiêu biểu:

- Kỷ niệm thành phố tuổi thơ

- Hoa Sữa

- Biển hát chiều nay

- Lênh Đênh

- Có một vùng đảo xa

- Đường về hoàng hôn

- Đêm lửa Trường Sơn ( Hợp xướng 5 chương 1972)

- Từ trận địa gang thép (1968)

- Câu chuyện Việt Nam ( 1976)
Hong%20Dang2.jpg
 
T

tuyen_13

Huy Du



Nhạc sĩ Huy Du, tên thật là Nguyễn Huy Du, còn có bí danh là Huy Cầm. Ông sinh ngày 01/12/1926 tại Tiên Sơn - Bắc Ninh. Nguyên quán Vụ Bản, Nam Định.

Nhạc sĩ Huy Du sinh ra ở vùng quê Kinh Bắc, nổi tiếng với những làn điệu Quan Họ, ngay từ nhỏ âm hưởng dân ca đã ngấm vào máu thịt ông và được ông thổi hồn mình qua những ngón đàn violon và cây sáo trúc. Năm 1944 ông tham gia Thanh niên cứu quốc. Năm 1945 ông hoạt động trong Đội tuyên truyền vũ trang. Năm 1947 đến năm 1949, ông dạy nhạc ở trường Thiếu sinh quân liên khu III. Năm 1949 làm trưởng đoàn Văn công Bộ tư lệnh liên khu III. Năm 1951 làm trưởng đoàn Văn công Sư đoàn 320. Trong giai đoạn này ông đã cho ra đời những ca khúc: Ba Vì năm xưa, Sẽ về Thủ đô, Những gác chuông giáo đường, Tôi yêu hoà bình…Từ năm 1956 đến năm 1962, ông được cử sang học tại Nhạc viện Bắc Kinh - Trung Quốc. Năm 1962 đến 1977, ông làm việc tại Đoàn ca múa Tổng cục Chính trị và bắt đầu cho ra đời hàng loạt tác phẩm mà cho tới hôm nay vẫn còn nguyên giá trị như: Tình em (thơ Ngọc Sơn, 1962), Bế Văn Đàn sống mãi (thơ Trinh Đường, 1963), Tôi ca mãi đời anh (1964) đã lan toả sâu rộng trong công chúng.

Nhạc sĩ Huy Du nguyên là Tổng thư ký Hội nhạc sĩ Việt Nam khoá III, Đại biểu Quốc hội khoá VII, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban văn hoá - giáo dục Quốc hội khoá VIII, Phó Chủ tịch Hội hữu nghị Việt - Trung. Năm 2000, Huy Du được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật cho các tác phẩm: Bế Văn Đàn sống mãi, Đường chúng ta đi, Anh vẫn hành quân, Cùng anh tiến quân trên đường dài, Nổi lửa lên em…

* Các tác phẩm tiêu biểu:

- Anh vẫn hành quân (thơ Trần Hữu Thung)

- Bạch Long Vĩ đảo quê hương

- Cùng anh tiến quân trên đường dài (thơ Xuân Sách),

- Nổi lửa lên em (phỏng thơ Giang Nam)

- Đường chúng ta đi (lời thơ Xuân Sách)

- Trên đỉnh Trường Sơn ta hát

- Đêm Trường Sơn

- Việt Nam ơi! Mùa xuân đến rồi

- Chiều không em (phỏng thơ Thuỵ Kha),

- Miền Nam quê hương ta ơi cho violon và piano (1959)

- Kể chuyện sông Hồng viết cho Piano+ violon + Cello
 
T

tuyen_13

Huy Thục



Tên khai sinh là Lê Huy Thục còn có bút danh Lê Anh Chiến sinh 22/12/1935, tại làng Mạc Thượng, xã Lý Chính, huyện Nhân Lý, tỉnh Hà Nam. Ông là Đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Ông hoạt động Cách mạng từ tháng 8 năm 1945, tham gia Đội nhi đồng Mai Hắc Đế ở Hà Nội, tham gia những hoạt động cách mạng cùng các bậc cha chú. Sau đó, ông làm liên lạc cho đại đội biệt động 105 thành phố Nam Định. Năm 1950, ông được cử đi học violon tại Thanh Hóa với nhạc sĩ Tạ Phước, sau một năm ông làm nhạc công violon tham gia các hoạt động văn hóa văn nghệ trong quân đội, sau đó về công tác tại Đoàn văn công Quân khu Hữu ngạn. Thời gian này, ông đã bắt đầu sáng tác. Ông là một trong những người học khóa sáng tác đầu tiên của Trường Âm nhạc Việt Nam và sau này được đi tu nghiệp tại Hungary. Một thời gian dài, ông giảng dạy tại Trường Văn hóa - Nghệ thuật Quân đội.

Huy Thục là một nhạc sĩ quân đội, từng có mặt nơi các chiến trường khốc liệt như đường 9 Nam Lào, Khe Sanh... Ông sáng tác nhiều thể loại âm nhạc như: Ca khúc, hợp xướng, khí nhạc, nhạc cho ballet, kịch nói, nhạc phim...

*Các tác phẩm tiêu biểu:

- Con suối La La (1967)

- Tiếng đàn Ta Lư (1968)

- Người con gái Pakô (1969

- Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân

- Đợi( thơ Vũ Quần Phương)

- Hợp xướng (Tiếng hát dâng Đảng, Ngọn lửa Bác Hồ trao, Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, Tiến lên giành toàn thắng)

- Vũ kịch Xô viết Nghệ Tĩnh(viết cùng Nguyễn Thành–Lương Ngọc Trác)

- Khí nhạc (Quê ta - cho violon và piano)

- Vì miền Nam - cho đàn bầu

- Biến tấu Khúc nhạc rừng

- Âm vang Điện Biên, các sonate cho đàn piano...
 
T

tuyen_13

Huy Sô



Nhạc sĩ Huy Sô tên khai là Huỳnh Sanh Châu, sinh ngày 2 tháng 1 năm 1928, quê ở Bình Thuận.

Năm 1950, ông làm công tác địch vận, sáng tác bài hát, một số ca khúc đã phổ biến trong các tỉnh Khu V như: Tiếng hát ru em, Nhắn anh trong đồn…

Tập kết ra Bắc, năm 1956, ông học bổ túc trung cấp âm nhạc tại Trường Âm nhạc Việt Nam. Tham gia sưu tầm dân ca Nam Bộ ở Sư đoàn 330.

Năm 1959, ông học tiếp bộ môn sáng tác và chỉ huy dàn nhạc của Trường Âm nhạc Việt Nam. Sau đó, được cử đi tu nghiệp hai năm tại Nhạc viện Tchaikovsky (Liên Xô cũ).

Từ tháng 8 năm 1964, ông phụ trách Đoàn Văn công Quân khu IV, sáng tác nhạc múa và ca khúc.

Năm 1971, chuyển về Đài Tiếng nói Việt Nam làm biên tập viên buổi phát thanh Binh vận.

Năm 1976, ông về phụ trách Đoàn Ca múa Thuận Hải. Năm 1981, làm Phó Giám đốc Sở Văn hoá – Thông tin. Năm 1986, là Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ Thuận Hải.

Đến khi nghỉ hưu, ông vẫn tiếp tục công tác ở Hội Cựu chiến binh Bình Thuận và tiếp tục sáng tác âm nhạc. Ngoài ra, ông còn làm công tác nghiên cứu Nghệ thuật, viết báo, viết truện ngắn được xuất bản tại địa phương.

Các tác phẩm tiêu biểu:

- Bình minh trên sông Mêpu

- Quê tôi miền gió cát

- Hoà Bình chim ca vang…
 
T

tuyen_13

Huy Trân



Nhạc sĩ Huy Trân tên khai sinh là Trần Huy Trân, sinh ngày 19 tháng 6 năm 1936, quê ở thành phố Nam Định.

Năm 1960-1980, ông làm công tác nghiên cứu, sưu tầm, giới thiệu âm nhạc dân gian cổ truyền Việt Nam, tìm hiểu, sưu tầm các nhạc cụ dân tộc cổ truyền của các vùng.

Năm 1980, ông công tác tại Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, là Trưởng ban Âm nhạc của Đài, có nhiều đóng góp vào việc cải tiến, đổi mới các chương trình âm nhạc, mở thêm nhiều chuyên mục giới thiệu âm nhạc trên sóng phát thanh và truyền hình, đặc biệt là các chương trình âm nhạc dành cho trẻ em.

Ông cũng sáng tác nhiều bài hát thiếu nhi được phát trên sóng phát thanh và in trong nhiều tập sách giáo khoa.

Đồng thời ông cũng là hội viên Hội văn nghệ Dân gian Việt Nam.

Các tác phẩm đoạt giải:

Chú bò xanh (Giải thưởng Ủy ban Thiếu niên Nhi đồng Trung ương, Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Bộ văn hoá – Thông tin, 1965), Bầu trời này, mặt đất này (thơ Diệp Minh Tuyền; Giải của UNICEF tổ chức nhân năm Quốc tế Thiếu nhi, 1979), Trái đất này là của chúng mình (thơ Định Hải; Giải cuộc thi ca khúc thiếu nhi, 1979)…
 
T

tuyen_13

Huỳnh Thơ



Huỳnh Thơ tên khai sinh là Ngô Văn Thi, ông còn có bút danh là Ngô Hoàng Thi, sinh năm 1936, tại thị trấn Nhà Bè, Sài Gòn. Đã mất.

Ông tham gia cách mạng và hoạt động văn nghệ từ trong Kháng chiến chống Pháp.

Thời Kháng chiến chống Mỹ, ông hoạt động ở chiến trường miền Nam.

Sau 1975, Huỳnh Thơ tốt nghiệp Đại học Sáng tác tại Nhạc viện thành phố Hồ Chí Minh.

Sau đó, ông về công tác tại Ban Tư tưởng Văn hoá Thành uỷ thành phố Hồ Chí Minh.

Ông sáng tác chủ yếu là ca khúc và một số tiểu phẩm khí nhạc.

Một số tác phẩm tiêu biểu:

- Những cô gái đồng bằng Cửu Long

- Nhịp bước đôi ta…
 
T

tuyen_13

Khắc Yên



Nhạc sĩ Khắc Yên tên thật là Nguyễn Khắc Yên sinh 15/3/1952 tại Bố Trạch, Quảng Bình.

Với tính cách bình dị, trung thực và quả cảm, Khắc Yên đã mang theo tiếng hát, ngón đàn của mình, hoà chung vào âm hưởng hào hùng của phong trào “Tiếng hát át tiếng bom”, phục vụ cách mạng cho đến ngày toàn thắng.

Sau nhiều lần được cử đi học bồi dưỡng, tập huấn, đào tạo chính quy, từ một diễn viên, ông chuyển sang lĩnh vực sáng tác và giảng dạy tại Trường Âm nhạc Huế (nay là Trường Đại học Nghệ thuật Huế). Trong suốt hành trình hơn 35 năm họat động âm nhạc, nhạc sĩ Nguyễn Khắc Yên đã gắn bó cả cuộc đời mình với sự nghiệp âm nhạc của mảnh đất miền Trung. Không chỉ dừng lại ở việc viết ca khúc, Khắc Yên còn sáng tác khí nhạc, viết sách nghiên cứu, sưu tầm… Sáng tác của ông đa dạng về thể loại ... Và trong mỗi đề tài và thể loại âm nhạc đó, nhạc sĩ Khắc Yên đã bộc lộ sở trường trong việc khai thác chất liệu dân ca, dân nhạc của các vùng quê miền Trung để xây dựng giai điệu, hình tượng âm nhạc trong các tác phẩm của mình với bút pháp dung dị, đời thường, gần gũi với hồn quê, đất Việt.

Nhạc sĩ Khắc Yên đã nhận được giải thưởng đặc biệt cho cuộc thi ca khúc về Huế 1987, Giải thưởng văn học Huế 1994…

* Các tác phẩm tiêu biểu:

- Tìm em trong nét Huế

- Về Huế đi em

- Một làng Sen - một Việt Nam

- Nhịp cầu mong nhớ

- Tình em một thuở học trò

- Hoa cỏ may

- Vào hạ

- Xuống chợ ngày xuân

- Chiều Tây Sơn

- Tự tình với dòng La

- Gửi Nhật Lệ

- Biển muộn màng

- Nhịp chèo thời gian

- Hợp xướng Xuân Sơn quê tôi

- Lời ca từ sóng - bài ca từ gió

- Dòng sông huyền thọai

- Bình minh Chân Mây

- Giao hưởng Người con sông Hàn (Tổ khúc 4 chương)

- Sonate cho violon và piano Những năm tháng không quên

- Huế ngày xuân viết cho dàn nhạc dân tộc
 
T

tuyen_13

La Thăng



Nhạc sĩ La Thăng tên khai sinh là Nguyễn Văn Ngọ, sinh ngày 6 tháng 7 năm 1930, quê ở xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, Hà Nội.

Năm 1947, ông đã tham gia Đoàn Thiếu nhi Nghệ thuật Trung ương. Thời gian này ông bắt đầu sáng tác âm nhạc. Năm 1950, ông dạy nhạc tại Trường Trung học Tân Trào, Tuyên Quang. Năm 1951 – 1954 về Tỉnh đoàn Thanh niên Hà Giang. Sau đó, về Đoàn Ca Múa Trung ương. Từ năm 1961 – 1966, theo học đại học sáng tác tại Nhạc viện Hà Nội. Năm 1969, ông chuyển về Nhà xuất bản Âm nhạc, sau đó làm Giám đốc Nhà xuất bản Văn hoá. Từ năm 1987, làm Cục trưởng Cục Xuất bản.

Nhạc sĩ La Thăng sáng tác ở nhiều thể loại: Ca khúc, ca cảnh, hợp xướng, ca múa, hoà tấu nhạc cụ dân tộc, Sonate, Rondo, Variations, nhạc cho phim, nhạc múa…

Các tác phẩm tiêu biểu:

- Chiều Việt Bắc

- Quanh lửa hồng

- Hợp xướng Phi nước đại

- Prelude Niềm hy vọng

- Serenade Tình đất nước

- Sonate Được mùa

- Romance Giấc mộng

- Chủ đề biến tấu Quê hương.
 
Top Bottom