Nhạc sĩ Việt Nam

T

tuyen_13

Phan Long
Nhạc sĩ Phan Long tên khai sinh là Phan Thăng Long, sinh ngày 20 tháng 9 năm 1949, quê ở Phú Thọ.
Năm 1968, ông về Đoàn Ca Múa Nhạc quân chủng Phòng không – Không quân.
Sau khi học song Trường Âm nhạc Việt Nam, năm 1973, ông về làm phóng viên, biên tập viên văn nghệ các Đài Phát thanh Giải phóng, Đài Phát thanh Tiếng nói Việt Nam, Đài Phát thanh - Truyền hình Bà Rịa – Vũng Tàu và cuối cùng là Đài Tiếng nói Việt Nam ở thành phố Hồ Chí Minh.
Nhạc sĩ Phan Long viết ở nhiều thể loại: nhạc múa, nhạc phim truyền hình, ca khúc… Đặc biệt là những ca khúc thiếu nhi. Nhiều ca khúc của ông đã đoạt giải cao, trong đó tác phẩm
"Cánh chim tuổi thơ" được bầu là một trong 50 bài hát viết cho thiếu nhi xuyên thế kỷ do báo TNTP tổ chức bình chọn. Ngoài ra, Ông còn chỉ huy và dàn dựng nhiều tiết mục cho thiếu nhi và các hội diễn.
Các tác phẩm tiêu biểu:
- Từ Razliv đến Pắc Pó (giải A)
- Cánh chim tuổi thơ (giải B cuộc thi "Vì mầm non Tổ quốc", 1979)
- Đêm xuất trận
- Tình yêu chiến sĩ
- Chiều xanh Vũng Tàu
- Nụ tầm xuân
- Thơ tình Sapa (thơ Ly Hoàng Ly)
- Mẹ (thơ Đoàn Ngọc Thu).
 
T

tuyen_13

Phan Ngọc Nhạc sĩ Phan Ngọc tên khai sinh là Phan Bê, sinh ngày 10 tháng 10 năm 1936, quê ở thị xã Quảng Ngãi.
Năm 1954-1962, Phan Ngọc hoạt động trong Đoàn Văn công Quân khu V.
Năm 1962-1969, công tác tại Đoàn Văn công Quân giải phóng B.5.
Năm 1970-1977, theo học Khoa Sáng tác tại Nhạc viện Hà Nội.
Từ năm 1977-1995, làm Phó Trưởng Đoàn chỉ đạo nghệ thuật Đoàn Ca Múa Quân khu V.
Năm 1985, được cử đi dự trại sáng tác khí nhạc ở Ivanovo (Liên Xô cũ).
Sau đó, ông về công tác tại Hội Văn học - Nghệ thuật Đà Nẵng.
Nhạc sĩ Phan Ngọc sáng tác ở nhiều thể loại. Về khí nhạc, ông có: Giao hưởng e-moll hai chương Một thời để nhớ đã được trao Giải thưởng Hội Nhạc sĩ Việt Nam. Giao hưởng Đất nước yêu thương, tổ khúc đàn piano Bóng dừaMùa tuyết ở Nga, ngũ tấu Cánh chim Chơ-đ`rao viết năm 1996.
Ngoài ra, ông còn có một số nhạc phẩm tại các Hội diễn chuyên nghiệp Ca Múa Nhạc toàn quốc, nhiều ca khúc của ông được trình diễn và gây được nhiều ấn tượng. Bên cạnh đó ông cũng là người thành công trong các sáng tác nhạc múa: Ngọn lửa Ba Tơ, Tượng binh Tây Sơn, Ăngko bất diệt, Đảo chiến sĩ, Mùa săn biển…
Các ca khúc tiêu biểu:
- Khúc ca Hơrê,
- Đảo xa,
- Gọi em,
- Chuyện tình Tiên sa…
Đã xuất bản:
- Tuyển tập và Album tác giả Phan Ngọc mang tên Tỏ tình (Hội Nhạc sĩ Việt Nam và DIHAVINA ấn hành, năm 1996).
 
T

tuyen_13

Phan Nhân
Nhạc sĩ Phan Nhân tên thật là Liêu Nguyên Phan Nhân sinh ngày 15/5/1930 tại Long Xuyên, An Giang. Ông tham gia Quân đội từ những ngày đầu kháng chiến chống Pháp. Sau hiệp định Genève, ông chuyển sang công tác tại Đoàn Văn công Nam Bộ, dự Đại hội Văn công toàn quốc năm 1954, rồi Đoàn văn công Quân đội Nam Bộ năm 1955, Đoàn ca nhạc Đài TNVN từ 1959-1975.
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, ông chuyển về phòng văn nghệ Đài phát thanh giải phóng, rồi Đài TNVN II tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Phan Nhân là nhạc sĩ sáng tác chịu khó xâm nhập thực tế. Bước chân của ông in khắp nơi trên mọi nẻo đường quê hương. Chính vì vậy sáng tác của ông có đủ các thể loại, đề tài. Ở Cao Bằng có Nhớ về Pắc Pó, Minh Hải có Trên quê hương Minh Hải, rồi Cung đường Trường Sơn, Thành phố tôi yêu, Hà Nội niềm tin và hy vọng…và cả trong những sáng tác của thiếu nhi như: Chú ếch con, Em là bông lúa Điện Biên, Hàng cây ơn Bác…
Ca khúc của nhạc sĩ Phan Nhân hào hoa và giàu nhạc cảm, những giai điệu trong sáng tác của ông cái "tôi" trữ tình hòa quyện với cảm xúc về tình yêu quê hương, đất nước. Nhiều tác phẩm của ông có giá trị, gây ấn tượng sâu sắc và được yêu thích qua nhiều thế hệ.
*Các tác phẩm tiêu biểu:
- Tình ca đất nước
- Hà Nội niềm tin và hy vọng
- Cây đàn ghi-ta của Victor Hara
- Xa Hà Nội
* Các tác phẩm đã xuất bản:
- Tuyển chọn ca khúc Phan Nhân
- Album Niềm tin và hy vọng 1995
 
T

tuyen_13

Phan Thanh Chương Nhạc sĩ Phan Thanh Chương tên khai sinh là Phan Hồng Trường, sinh ngày 06 tháng 1 năm 1947, quê ở Thanh Long, Thanh Chương, Nghệ An.
Phan Thanh Chương trưởng thành từ phong trào văn nghệ quần chúng. Ông được cử đi dự lớp bồi dưỡng về âm nhạc của Bộ Văn hoá và của Nhạc viện Hà Nội.
Sau đó, ông về công tác tại Trung tâm Văn hoá – Thông tin - Triển lãm tỉnh Nghệ An.
Môt số ca khúc của ông đã được phổ biến ở địa phương, được quần chúng yêu mến và được giới thiệu trên Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài Truyền hình Trung ương.
Các ca khúc tiêu biểu:
- Sóng sánh mặt hồ
- Tên anh là bài ca
- Thanh Chương mời bạn về thăm
- Hò vượt thác
- Âm vang biển khơi
- Tiếng rao hàng trong đêm
- Rượu xuân
- Mẹ của tôi
- Thì thầm đồng quê
- Biết bao giờ em trở lại…
 
T

tuyen_13

Phan Thanh Nam Nhạc sĩ Phan Thanh Nam sinh ngày 25 tháng 9 năm 1930 tại Quy Nhơn, quê ở huyện Ba Tri, Bến Tre.
Sau Cách mạng Tháng Tám, ông làm liên lạc bộ đội An Khê (Gia Lai), rồi làm công nhân cơ giới Liên khu IV.
Trong Kháng chiến chống Pháp, ông hoạt động văn nghệ ở Hội Văn nghệ Liên khu IV. Hoà bình, ông về làm biên tập chuyên mục Nghệ thuật của Báo Nhân dân, Trưởng ban Nghệ thuật báo Văn nghệ, Phó Tổng biên tập tạp chí Âm nhạc của Hội Nhạc sĩ Việt Nam.
Ông có nhiều ca khúc nổi tiếng được nhiều người biết đến: Lá cờ tháng Tám, Nông dân biết ơn Đảng, Bóng cây k’nia…
Ngoài sáng tác, ông còn viết tiểu luận, phê bình, giới thiệu, bình luận âm nhạc.
Ông đã được tặng thưởng huy chương “Vì sự nghiệp báo chí” của Hội Nhà báo Việt Nam.
Các ca khúc tiêu biểu:
- Lá cờ tháng Tám
- Nông dân biết ơn Đảng
- Bóng cây k’nia
- Tôi hát tên Người - đồng chí Lênin
- Tôi là người thợ
- Lá cờ chiến thắng
- Trên đường mùa xuân
- Nụ xuân…
Đã xuất bản:
- Tuyển tập ca khúc Lá cờ tháng Tám (Nhà xuất bản Văn hoá, 1982),
- Tuyển tập ca khúc Phan Thanh Nam (Nhà xuất bản Âm nhạc và Hội nhạc sĩ Việt Nam, 1995)
- Album audio tác giả.
 
T

tuyen_13

Phan Thao Nhạc sĩ Phan Thao tên khai sinh là Phan Xuân Sang, sinh ngày 19 tháng 5 năm 1942, quê ở Châu Đốc An Giang.
Trong những năm Kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Phan Thao công tác ở Đoàn Văn công Giải phóng miền Nam.
Sau năm 1975, Phan Thao về học tại Nhạc viện thành phố Hồ Chí Minh. Tốt nghiệp, ông về làm công tác biên tập ca nhạc ở Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh.
Trong các tác phẩm của nhạc sĩ Phan Thao luôn thấm đượm âm hưởng dân ca Đồng bằng Nam Bộ như: Thành phố tình yêu và nỗi nhớ (thơ Ngô Nhật Ánh), An Giang quê em
Ngoài ra, ông còn viết một só tác phẩn khí nhạc như: 6 préludes cho piano, 1 bản giao hưởng thơ…
Các ca khúc tiêu biểu:
- An Giang quê em
- Anh có về Long Xuyên (thơ Phương Đài)
- Thành phố tình yêu và nỗi nhớ
- Đàn tôi (thơ Nguyễn Bính)
- Đêm biên giới (lời Lê giang)…
 
T

tuyen_13

Phan Trần Bảng Nhạc sĩ Phan Trần Bảng sinh ngày 01/09/1933, ở Đức Phong, Đức Thọ, Hà Tĩnh.
Từ nhỏ Phan Trần Bảng đã tham gia văn nghệ trong vùng tự do thuộc Liên khu IV cũ. Ông tự học nhạc và tập sáng tác rất sớm.
Từ năm 1950 - 1960, ông là nhạc sĩ sáng tác thuộc Chi hội Văn nghệ Liên khu IV.
Năm 1960 - 1972, làm công tác âm nhạc tại Trường Trung cấp Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội và Trường Đại học Bách khoa.
Từ năm 1972 - 1993, ông là tổ trưởng bộ môn giáo dục nghệ thuật, chuyên viên nghiên cứu sư phạm âm nhạc thuộc Viện Khoa học Giáo dục cho đến khi nghỉ hưu.
Nhạc sĩ Phan Trần Bảng viết nhiều cho thiếu nhi. Nhiều ca khúc thiếu nhi của ông được phổ biến rộng rãi và được các em thiếu nhi yêu thích như: Trường em xinh, làng em đẹp; Bài ca đi học; Nghé ơi; Cái bống; Mùa sim chín…
Ông cũng là người say mê nghiên cứu khoa học sư phạm âm nhạc cho trẻ em và đã có nhiều đóng góp đáng kể. Ông là đồng tác giả và chủ biên soạn nhiều sách giáo khoa âm nhạc:
- Âm nhạc I (Nhà xuất bản Giáo dục, 1984)
- Hát nhạc I thực nghiệm (Viện Khoa học Giáo dục xuất bản)
- Âm nhạc 6,7,8 (Viện Khoa học Giáo dục xuất bản)
- Hát nhạc 4 (Nhà xuất bản Giáo dục, 1994)
- Hướng dẫn dạy hát nhạc (Nhà xuất bản Giáo dục, 1996)
 
T

tuyen_13

Phó Ðức Phương Nhạc sĩ Phó Ðức Phương sinh năm 1944 tại Hà Nội. Năm 18 tuổi, ông thi đỗ vào khoa toán trường đại học sư phạm. Sau ba năm học, năm 1965, giữa lúc gần tốt nghiệp đại học sư phạm, ông phải nghỉ học vì lý do gia đình vào công tác tại Nông trường Cửu Long (Hòa Bình). Ðến giữa năm 1966, anh quyết định thi vào trường Âm nhạc Việt Nam. Lúc đó, trường sơ tán lên Hà Bắc. Thời gian này ông đã có sáng tác đầu tay "Những cô gái quan họ".
Sau khi được đào tạo chính quy về âm nhạc tại Nhạc Viện Hà Nội, ông về công tác tại Đoàn Ca múa Thái Bình, rồi Vụ âm nhạc và múa – Bộ Văn hóa thông tin; Đoàn ca múa Hà Nội. Sau đó là Giám đốc trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam – Hội Nhạc sĩ Việt Nam.
Nhạc sĩ Phó Đức Phương sáng tác nhiều, ngôn ngữ âm nhạc nhạc trong các ca khúc của ông mang đậm màu sắc dân gian, tạo nên những vẻ đẹp riêng, độc đáo. Từ chất liệu âm nhạc dân gian, Phó Ðức Phương đã sáng tạo, tìm tòi và thể hiện chúng với một phong cách trẻ trung, phù hợp với thẩm mỹ và thị hiếu âm nhạc của thời đại. Ngoài sáng tác ca khúc ông còn viết nhạc cho Phim: Đứa con nuôi, Những đứa con. Âm nhạc cho sân khấu Nguồn sáng trong đời. Kịch nói Vách đá nóng bỏng. Ca kịch bài chòi Nghĩa Bình….
*Các tác phẩm tiêu biểu:
- Hồ trên núi
- Huyền thoại hồ Núi Cốc
- Một thoáng Hồ Tây
- Trên đỉnh Phù Vân
- Chảy đi sông ơi!
- Thành phố biển xanh và cát trắng
- Vê Quê
*Các tác phẩm đã xuất bản:
- 6 ca khúc Phó Đức Phương 1983
- Album Audio tác giả
- http://www.nhacso.net/Music/Album/2006/03/05F60AB4Về Quê - Phó Đức Phương Tuyển Chọn vol.1
- http://www.nhacso.net/Music/Album/2006/02/05F605D7Trên Đỉnh Phù Vân
- http://www.nhacso.net/Music/Album/2005/11/05F5FB21Chảy Đi Sông Ơi
http://www.nhacso.net/Music/Album/2005/11/05F5FB0EMột Thoáng Hồ Tây
 
T

tuyen_13

Phong Kỳ Nhạc sĩ Phong Kỳ tên khai sinh là Trần Phong Kỳ, bút danh Phương Giao, sinh năm 1928, quê ở Mỹ Lộc, Nam Hà.
Năm 1947, ông vào bộ đội. Năm 1950, ông được điều chuyển vào làm văn công Sư đoàn 304, vừa biểu diễn guitare vừa sáng tác. Hoà bình lập lại, ông về Đoàn Văn công Tổng cục Chính trị, phụ trách đội Dân ca và Chèo
Năm 1960, ông vào học tại Trường Âm nhạc Việt Nam. Năm 1964, vào chiến trường miền Nam, thời gian này ông lấy bút danh là Phương Giao và sáng tác nhạc cho các Đoàn Văn công Quân khu 6 và Đoàn Văn công Giải phóng. Sau đó, ông quay lại học tiếp lên bậc đại học sáng tác tại Nhạc viện Hà Nội. Năm 1985, ông nghỉ hưu, nhưng vẫn tham gia giảng dạy tại Trường Văn hoá - Nghệ thuật Hải Phòng và tiếp tục sáng tác.
Nhạc sĩ Phong Kỳ không chỉ sáng tác trong lĩnh vực ca khúc mà còn sáng tác một số tác phẩm khí nhạc, hợp xướng, ca cảnh và nhạc múa…
*Các tác phẩm tiêu biểu:
- Hàng cây Nam Bắc
- Ngày 20 tháng 7
- Tiếp lương ra tiền tuyến
- Hợp xướng Chiến sĩ Hirôn
- Hợp xướng Gửi về trận địa
Hợp xướng Ngày xuân xuống núi
 
T

tuyen_13

Phong Nhã
Nhạc sĩ Phong Nhã tên thật là Nguyễn Văn Tường, sinh ngày 4/4/1924 ở huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam, trong một gia đình yêu âm nhạc. Theo bố mẹ lên Hà Nội từ thuở ấu thơ, khởi đầu sự nghiệp âm nhạc của mình là những giờ học đàn tranh với bố, với tâm hồn say mê âm nhạc ông tìm hiểu và chơi được nhiều nhạc cụ như: tranh, sáo, nhị, mandoline, piano.
Ông hoạt động âm nhạc quần chúng trong phong trào Hướng đạo sinh đầu những năm 1940, sau đó ông tiếp tục các hoạt động âm nhạc thiếu nhi. Cuộc đời và sự nghiệp của ông gắn liền với đời sống sinh hoạt của thiếu nhi, bởi ông là người thích hoạt động đoàn thể và là người cán bộ phụ trách công tác thiếu nhi. Phong Nhã gần như suốt đời mình gắn bó với công tác thiếu nhi. Ông từng là phó Ban Thiếu nhi Trung ương Đoàn (thời chống Pháp), ủy viên Ban chấp hành trung ương Đoàn khóa II, khóa III, ủy viên thường trực Uỷ ban Thiếu niên nhi đồng trung ương, tổng biên tập báo Thiếu niên Tiền phong v.v.
Từ năm 1944, ông đã có bài hát Nhanh bước nhanh nhi đồng với giai điệu rộn rã, say sưa, được xem như bản tuyên ngôn cách mạng của thiếu nhi Việt Nam. Rồi Kim Đồng, Em làm kế hoạch nhỏ, Cùng nhau ta đi lên, Hành khúc Đội, Đội ta lớn lên cùng đất nước... Ca khúc của ông luôn bám sát thực tế hoạt động của Đội TNTP và với những phong trào do Đội khởi xướng. Trong giới nhạc sĩ, ông được mọi người công nhận là cánh chim đầu đàn trong lĩnh vực ca khúc tuổi thơ. Giai điệu trong các ca khúc của ông sinh động, vui tươi, hồn nhiên, trong sáng và bình dị nhưng không kém phần sâu sắc. Ông đã hòa mình vào cuộc sống của thiếu nhi, vui buồn với những công việc chăm lo cho thiếu nhi. Vì vậy, ca khúc của ông là những cảm xúc hồn nhiên của tuổi nhỏ, phản ảnh những tâm tư tình cảm, cuộc sống hoạt động sôi nổi của thiếu niên, nhi đồng. Ông là một trong những nhạc sĩ có số lượng tác phẩm nhiều nhất được bình chọn vào danh sách 50 bài hát thiếu nhi hay nhất thế kỷ 20.
*Các tác phẩm tiêu biểu:
- Công tác Trần Quốc Tuấn
- Ngàn hoa việc tốt dâng Đảng quang vinh
- Chi đội em làm kế hoạch nhỏ
- Kế hoạch nhỏ màu xanh
- Đoàn tàu mang tên Đội
- Niềm vui lớn
- Bạn thân tuổi thơ
- Đội tuyên truyền măng non
- Hành khúc Đội
- Kim Đồng
- Đội ta lớn lên cùng đất nước
- Ai yêu bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng
- Bác sống đời đời
*
Đã xuất bản
- Đội ta lớn lên cùng đất nước
- Tuyển chọn ca khúc Phong Nhã
- Album Audio tác giả
 
T

tuyen_13

Phú Quang Nhạc sĩ Phú Quang tên khai sinh là Nguyễn Phú Quang, sinh ngày 13/10/1949 tại Hải Phòng.
Sau khi tốt nghiệp Trung cấp kèn Cor, năm 1967, ông về công tác tại Nhà hát Giao hưởng – Hợp xướng –Nhạc vũ kịch Việt Nam. Năm 1978 ông tiếp tục học đại học, chuyên ngành Chỉ huy hợp xướng. Năm 1982 tốt nghiệp, ông về công tác tại Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam. Năm 1986 ông chuyển về Sở văn hóa Thông tin thành phồ Hồ Chí Minh. Năm 1994 về Nhà hát Giao hưởng thành phố.
Nhạc phẩm đầu tay của ông là Ballát "Niềm tin" viết cho viôlôngxen và pianô vào năm 1967. Sau đó là hàng loạt những ca khúc được yêu thích như: Em ơi Hà Nội phố ( thơ Phan Vũ), Ðâu phải bởi mùa thu ( thơ Giáng Vân), Nỗi nhớ mùa đông ( thơ Phương Thảo), Trong miền ký ức,Khúc mùa thu ( thơ Hồng Thanh Quang), Im lặng đêm Hà Nội,Trong ánh chớp số phận, Mơ về nơi xa lắm, Biển nỗi nhớ và em, Tình khúc 24…
Ngoài ca khúc, ông còn viết nhạc cho phim, sân khấu, nhạc thính phòng, giao hưởng, nhạc máu, nhạc nền cho cải lương.
Âm nhạc trong các tác phẩm của Phú Quang có giai điệu đẹp, trữ tình có sức lắng đọng trong hồn người. Các tác phẩm của ông chủ yếu là tình ca, xuất phát từ những rung động, những xúc cảm của tác giả. Nhạc Phú Quang có một dấu ấn, một phong cách riêng, đầy chất tự sự, da diết, nhưng cũng đầy kịch tính.
Ông đã tổ chức nhiều đêm nhạc tác giả, nhiều chuyến biểu diễn ở nước ngoài và cũng đã đoạt nhiều giải thưởng về âm nhạc của Bộ Văn hóa thông tin và Hội Nhạc sĩ Việt Nam.
*Các tác phẩm đã xuất bản:
- Đâu phải bởi mùa thu (1990)
- Những tình khúc Phú Quang chọn lọc (1995)
- http://www.nhacso.net/Music/Album/2006/02/05F6037CPhố Cũ Của Tôi
- http://www.nhacso.net/Music/Album/2005/11/05F5F804Cho Một Người Tình Xa
- http://www.nhacso.net/Music/Album/2005/11/05F5F546Trong Ánh Chớp Số Phận
- http://www.nhacso.net/Music/Album/2005/10/05F5F2AENgoảnh Lại
- http://www.nhacso.net/Music/Album/2005/10/05F5EC1DDòng Sông Không Trở Lại
- http://www.nhacso.net/Music/Album/2005/10/05F5EA17Gửi Một Tình Yêu
- http://www.nhacso.net/Music/Album/2005/10/05F5E87BCha Và Con
- http://www.nhacso.net/Music/Album/2005/10/05F5EC6DĐiều Giản Dị
- http://www.nhacso.net/Music/Album/2006/03/05F60B0669`59"
- http://www.nhacso.net/Music/Album/2005/12/05F5FEF2Music Calendar 2006
 
T

tuyen_13

Quách Mộng Lân Nhạc sĩ Quách Mộng Lân sinh ngày 27 tháng 11 năm 1939, quê ở Hoàn Lão, Bố Trạch, Quảng Bình.
Năm 1959, ông tham gia Đoàn Văn công Quảng Bình.
Năm 1960-1961, học âm nhạc bổ túc do Vụ Nghệ thuật, Bộ Văn hoá mở.
Năm 1969-1970, học dự bị đại học Khoa Sáng tác Nhạc viện Hà Nội.
Năm 1977-1989, làm Trưởng phòng Văn nghệ Đài Phát thanh Bình Trị Thiên.
Năm 1989-1991, ông làm Phó giám đốc Đài Phát thanh Quảng Bình. Sau đó, làm Giám đốc Đài Truyền hình Quảng Bình, rồi Phó Giám đốc Sở Văn hoá Quảng Bình.
Quách Mộng Lân không chỉ viết ca khúc, ông còn viết ca cảnh, nhạc cho múa, ca khúc cho các ngành, các phong trào văn nghệ quần chúng tham gia các hội diễn của Tỉnh và Trung ương.
Đã xuất bản:
- Ca khúc 15 năm ta đi dưới cờ (Nhà xuất bản Âm nhạc, 1960)
- Hò kéo lưới (Nhà xuất bản Âm nhạc, 1961)
- Tiếng hò trên những tuyến đường (Nhà xuất bản Âm nhạc, 1966)
- Gửi anh một chút đào xuân (1990)
- Tuyển tập Tiếng hát quê ta (in chung, Sở Văn hoá – Thông tin Quảng Bình, 1996)
 
T

tuyen_13

Quách Trung Tín Nhạc sĩ Quách Trung Tín sinh ngày 04 tháng 4 năm 1939. Quê ở thị xã Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng.
Từ năm 1975 – 1978, ông là đội trưởng Đội Văn nghệ Phòng Văn hoá – Thông tin thị xã Sóc Trăng.
Năm 1979 – 1990, là Phó Chủ nhiệm Nhà Văn hoá thị xã Sóc Trăng.
Năm 1990 – 1997, là Phân hội trưởng Phân hội Âm nhạc thuộc Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh.
Từ một nhạc công chơi đàn guitare, Quách Trung Tín có thuận lợi để đi vào con đường sáng tác ca khúc. Ông cũng được dự nhiều lớp bồi dưỡng về sáng tác do các nhạc sĩ trong nước hướng dẫn.
Các ca khúc tiêu biểu:
- Oóc-om-bok (Giải nhất các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, 1997)
- Tôi vẫn đi tìm
- Sóc Trăng thân thương
- Cô gái chùa Dơi…
Đã xuất bản:
- Tôi vẫn đi tìm (9 ca khúc do Văn nghệ Sóc Trăng xuất bản, 1992).
 
T

tuyen_13

Quang Văn Dũng Nhạc sĩ Quang Văn Dũng còn có bút danh là Văn Dũng hay Huyền Anh, sinh ngày 30 tháng 7 năm 1936, quê ở Hà Nội.
Nguyên là nghệ sĩ chơi kèn saxophone, ông đã tham gia hoạt động âm nhạc chuyên nghiệp từ năm 1952, chủ yếu là tự học cùng với sự hướng dẫn của nhạc sĩ Thẩm Oánh.
Từ sau hoà bình lập lại, ông là nhạc trưởng của Đoàn Xiếc Việt Nam, dàn dựng và chỉ huy dàn nhạc biểu diễn xiếc trong và ngoài nước. Sau đó, ông chuyển về công tác tại Cục Nghệ thuật Biểu diễn.
Ông đã sáng tác hàng trăm bản nhạc dùng trong các chương trình biểu diễn xiếc của Liên đoàn Xiếc Việt Nam, Đoàn Xiếc Hà Nội, Long An, Đồng Nai, Hải Hưng, Đoàn Xiếc Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào…
Ngoài ra, ông còn tham gia phối khí cho nhiều chưong trình hoà nhạc kèn của Câu lạc bộ Kèn, Hội Nhạc sĩ Việt Nam.
Ông cũng viết một số tiểu phẩm khí nhạc: Bài thơ đất nước, Giai điệu mùa xuân, Nguời đi tìm mùa xuân…
 
T

tuyen_13

Quốc An Nhạc sĩ Quốc An tên đầy đủ là Lưu Quốc An, sinh ngày 21/4/1973 tại TP.HCM.
Lên 8 tuổi, Quốc An bắt đầu học guitar cổ điển. Năm 14, 15 tuổi, anh chơi nhạc cho các Nhà Văn hoá Thiếu nhi quận Tân Bình và Nhà Văn hoá Thanh thiếu niên quận 10. Tốt nghiệp PTTH, anh theo học guitar 3 năm tại Trường Cao đẳng Văn hoá Nghệ thuật TP.HCM.
Từ những ngày còn là sinh viên, Quốc An đã cùng bạn bè thành lập ban nhạc Students, tham gia cuộc thi unplugged dành riêng cho các ban nhạc sinh viên. Sau này ban nhạc đổi tên thành Waterfall, chuyên biểu diễn các nhạc phẩm nước ngoài tại các khách sạn Caravelle,
New World.
Không dừng lại ở đó, Quốc An đã mày mò sáng tác và ca khúc đầu tay Nụ hôn đầu tiên ra đời. Năm 2001, Quốc An viết Cây đàn sinh viên dựa theo ý thơ của Thuận Thiên, đã được phổ biến rộng rãi. Tên tuổi Quốc An bắt đầu được nhiều người biết đến. Sau thành công của Cây đàn sinh viên, Quốc An liên tục có những ca khúc được nhiều bạn trẻ ưa thích.
Năm 2002, Quốc An được trao giải 1 trong 10 nhạc sĩ được yêu thích nhất của chương trình Làn Sóng Xanh do Đài Tiếng nói Nhân dân TP.HCM tổ chức.
Mùa hè năm 2002, Quốc An cùng với những người bạn nhạc sĩ trẻ như Hoài An, Nguyễn Nhất Huy, Võ Thiện Thanh, Công Tuấn thành lập ban nhạc KTX, chuyên biểu diễn phục vụ sinh viên. Ban nhạc đã cùng Mỹ Tâm, Cẩm Ly thực hiện những tour biểu diễn tại các trường đại học trong địa bàn TP.HCM.
Hiện nay, ngoài việc sáng tác, Quốc An còn làm biên tập viên cho các hãng băng đĩa, trong đó có Bến Thành Audio. Bên cạnh đó, anh cũng hướng dẫn, giúp đỡ một số ca sĩ trẻ thực hiện album riêng.
Các tác phẩm tiêu biểu:
- Cây đàn sinh viên
- Hát cho người ở lại
- Hát với dòng sông
- Mùa hè yêu thương
- Khung trời mộng mơ
- Đơn côi
- Ánh sao buồn
- Đừng mãi cách xa
- Xa nhau mùa đông
- Nhớ
 
T

tuyen_13

Quốc Anh Tên khai sinh là Nguyễn Quốc Anh, sinh ngày 16 tháng 4 năm 1928, quê tại làng Đồng Tân cũ (nay thuộc quận Hai Bà Trưng) Hà Nội.
Cuối năm 1945 ông tham gia biểu diễn ca kịch Hận Sơn La của Đỗ Nhuận trong Đoàn Ca Kịch Sao Vàng. Giữa năm 1947 ông bước vào cuộc đời quân ngũ, với tay súng, tay đàn ông hoạt động trong các đơn vị tuyên truyền vũ trang. Năm 1950, chuyển sang Đoàn Quân nhạc Liên khu X. Năm 1951, về Đội văn công F.316 và bắt đầu sự nghiệp sáng tác, trong đó có Ca cảnh Trên cánh đồng màu đã được Đội văn công F.316 biểu diễn trong nhiều năm. Năm 1960 ông được đi học lớp sáng tác âm nhạc tại trường Âm nhạc Việt Nam (khoá 1960 – 1964). Sau đó, về công tác tại Vụ Âm nhạc và Múa, thời gian này anh viết nhiều ca khúc như Những dòng sông mới (1971), Đường dây cao thế (1973),… Năm 1974, ông sang thực tập tại Nhạc viện Sofia của Bulgarie.
Nhạc sĩ Quốc Anh cũng dành rất nhiều tình cảm cho các em thiếu nhi qua những ca khúc ngắn như: Chắp cánh tập bay (1967) đã được tờ bào “Thanh Niên” của Cộng hoà Dân chủ Đức dịch và phát hành năm 1968, Chiếc quạt lá dừa (1971), Nhật ký tuổi thơ (1972), Em đi duyệt binh (1973), Cưỡi ngựa đu quay (1974), Miệng em là bông hoa tươi (1982)…
Trong lĩnh vực khí nhạc, ông thường sáng tác cho piano, trong đó có bản xônát cho pianô Niềm tin (1977) và hai tiểu phẩm Quê hương Tây Nguyên, Đồng quê cùng một số biến tấu, rôngđô, xônát. Ngoài ra ông còn viết nhạc cho điện ảnh và nhiều tiết mục cho các Đoàn văn công, trong đó có độc tấu kèn bầu với dàn nhạc dân tộc Trẩy hội mùa xuân và kịch múa Lửa chốt thép (1981).
*Các tác phẩm tiêu biểu:
- Tâm hồn là cỏ (tơ Huy Cừ)
- Cánh buồm mặt trời (thơ Huy Cừ)
- Bắc cầu (thơ Chính Hữu)
- Nụ cười Tây Tiến…
*Các tác phẩm đoạt giải:
- Những cô gái anh hùng (1983)
- Tôi hát bài thơ Nga (1982)
- Hãy thắp sáng lên ngọn đuốc văn minh (1990)…
 
T

tuyen_13

Quốc Bảo Nhạc sĩ Quốc Bảo sinh năm 1964 tại Sài Gòn. Anh đến với âm nhạc từ sớm.
Từ năm 1988 - 2000, anh là Giảng viên dạy guitar ở Trường Cao Đẳng Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh và sinh hoạt ở Hội Âm Nhạc Thành Phố.
Từ những năm 1990, công chúng biết tới nhạc sĩ Quốc Bảo qua những sáng tác có giai điệu trữ tình, phóng khoáng như: Em về tinh khôi, Bài tình cho giai nhân, Ngồi ca hát bềnh bồng, tình ca 20 và gần đây là hàng loạt những ca khúc liên tục được bình chọn trên các phương tiện thông tin đại chúng như: Bình yên, Những chuyện kể.
Năm 1996, anh được Phương Nam Phim mời về làm Biên tập các chương trình âm nhạc kể cả album CD, VCD, DVD...
Quốc Bảo là một nhạc sĩ đa tài, không chỉ thể hiện qua những sáng tác của anh mà còn ở lĩnh vực hoà âm, phối khí, biên tập và dàn dựng các chương trình băng đĩa nhạc. Đặc biệt anh là người có nhiều thành công trong việc tạo dựng sự nghiệp cho các ca sĩ trẻ.
Nhạc sĩ Quốc Bảo đã và đang thực hiện sự án Internet hoá các tác phẩm âm nhạc của mình không phải qua phần mềm MP3 hay MP4. Đây là không gian âm nhạc được sắp xếp như một trang web với những Link liên kết đầy bất nhờ, cùng sự kết hợp nhiều phong cách âm nhạc.
Từ năm 2001 tới nay, nhạc sĩ Quốc Bảo hoạt động âm nhạc tự do và làm cố vấn nghệ thuật cho các nhạc sĩ, ca sĩ trẻ.
Đã phát hành các Album:
- Album Em về tinh khôi
- Album Bồng Bềnh
- Album Vàng Son
- Album Bình Yên
- Album “Những chuyện kể - Tales”. Đây cũng là Album đầu tiên của Việt Nam được bán trên mạng Amazon.com, hãng Universal Music của Mỹ.
- Album “ V”.
 
T

tuyen_13

Quỳnh Hợp

Quỳnh Hợp đã đến với âm nhạc như một sự tình cờ. Chị thích nghề sư phạm nên đã thi vào Cao đẳng sư phạm Nhạc - Họa TW Hà Nội để trở thành cô giáo. Nhưng trong những lần liên hoan văn nghệ ở trường, với giọng hát trời phú, Quỳnh Hợp luôn là giọng ca được bạn bè và thầy cô ngưỡng mộ. Năm 1981 tốt nghiệp cao đẳng, chị về làm ca sĩ chuyên nghiệp cho Đoàn nghệ thuật Bộ đội Thông tin - Liên lạc (Hà Nội). Trong những chuyến đi biểu diễn phục vụ cho các đơn vị thông tin quân đội, cảm mến công việc của những cô gái bộ đội thông tin, Quỳnh Hợp đã sáng tác ca khúc đầu tay Em là chiến sĩ thông tin, bài hát với ca từ mộc mạc, gần gũi với công việc của người chiến sĩ, âm điệu vui tươi, yêu đời. Bài hát được dàn dựng, biểu diễn thường xuyên và được các chiến sĩ thông tin nồng nhiệt đón nhận. Đầu năm 1982, lần đầu tiên, 6 ca khúc của Quỳnh Hợp viết về bộ đội thông tin do chính chị biểu diễn được Đài truyền hình Việt Nam ghi hình và phát sóng trong chương trình quân đội, trong đó có ca khúc Tổng đài Quan họ về sau được hát rất nhiều trong các liên hoan văn nghệ của ngành.
Năm 1983, chị chuyển về Đoàn nghệ thuật phòng không không quân - Bộ Quốc phòng. Đi nhiều, tận mắt nghe, thấy và sống với cuộc sống những người chiến sĩ, những sáng tác của chị nối tiếp nhau ra đời, mang đậm hơi thở của cuộc sống, gần gũi với những suy tư, tình cảm của người lính như:Tâm tình người chiến sĩ quân bưu, Chiều sân bay, Cánh én mùa xuân, Những ngày bay hữu nghị... được chiến sĩ yêu mến, trong đó ca khúc Những ngày bay hữu nghị được Hội Nhạc sĩ Việt Nam tặng giải 3 (1987).
Năm 1985 được xem như một bước ngoặt trong hoạt động nghệ thuật của Quỳnh Hợp. Chị được về học sáng tác tại trường Nghệ thuật Quân đội. Tốt nghiệp Cao đẳng sáng tác, chị tiếp tục học Đại học sáng tác tại Nhạc viện Hà Nội . Tốt nghiệp năm 1994, Quỳnh Hợp về công tác tại Đài phát thanh Tiếng nói nhân dân Tp.HCM, phụ trách công việc biên tập âm nhạc trên sóng. Quỳnh Hợp là một trong những nữ nhạc sĩ chịu khó thâm nhập thực tế. Ca khúc chị với nhiều mảng đề tài khác nhau, tất cả đều bắt nguồn từ những rung động thực trước cuộc sống, chân tình, gần gũi.
*Các ca khúc tiêu biểu và đoạt giải:
- Má lúm đồng tiền (thơ Nguyễn Quốc Thắng)
- Chút gì để nhớ (thơ Thục Nguyên)
- Lửa hội Điện Biên
- Cánh én mùa Xuân
- Tổng đài Quan họ (giải A toàn quốc - TT Văn hóa Hà Nội - 1984)
- Những ngày bay hữu nghị (giải 3 Hội Nhạc sĩ VN - 1987)
- Bay ra dàn khoan (giải 3 Hội Nhạc sĩ VN - 2002)
- Nghe Quan họ ở Văn Miếu (giải KK Hội Nhạc sĩ VN - 2004)
- Điểm hẹn xòe hoa (giải KK Bộ Quốc phòng - 2004)
*Các Album đã phát hành:
- A! Tết đến rồi (2004)
- Lặng thầm (2004)
- Lửa hội Điện Biên (2004)
- Hè về vui sao (Nhạc thiếu nhi - 2004)
- Có một Hà Nội như thế trong tôi (2004)
- Đà Lạt thành phố ngàn hoa (chung với Dương Toàn Thiên - 2004)
- Bất chợt mùa xuân gõ cửa (2005)
- Cảm xúc tháng 4
- Nẻo quê (chung với Dương Toàn Thiên 2005)
- Gặp gỡ Cao Nguyên(2006)
 
T

tuyen_13

Quốc Nam Nhạc sĩ Quốc Nam tên khai sinh là Nguyễn Tấn Đức, sinh ngày 01 tháng 1 năm 1950. Quê ở xã Bình Khánh Tây, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre.
Tốt nghiệp Đại học Sáng tác tại Nhạc viện thành phố Hồ Chí Minh.
Năm 1963, Quốc Nam công tác tại Đoàn Văn công Sao Vàng, huyện Mỏ Cày, Bến Tre.
Năm 1967, anh về Đoàn Văn công Giải Phóng tỉnh Bến Tre.
Sau đó, về công tác tại Sở Văn hoá – Thông tin và Thể thao tỉnh Bến Tre.
Anh bắt đầu sáng tác từ năm 1969 và đã có nhiều tác phẩm được biết đến: Cô du kích vùng ven (1969), Lá thư vành đai (1970), Bên bến Nhà Rồng
Ngoài ca khúc, anh còn viết nhạc cho múa và nhạc nền cải lương.
Các ca khúc tiêu biểu và đoạt giải:
- Cô du kích vùng ven
- Lá thư vành đai
- Bên bến Nhà Rồng (Giải Ba, Giải đặc biệt thành phố Hồ Chí Minh)
- Đừng để tình yêu nhạt phai (Giải khuyến khích tỉnh Tiền Giang, 1991)
- Ngọn đèn (Giải khuyến khích tỉnh Tiền Giang, 1991)
- Ngôi sao và ánh mắt (Giải khuyến khích tỉnh Tiền Giang, 1991)
- Tiếng đàn trên chốt biên phòng (Giải đặc biệt Đồng bằng sông Cửu Long, 1993)
- Tìm em cô gái Tân An (Giải Nhì tỉnh Long An, 1994).
 
T

tuyen_13

Sơn Ngọc Hoàng Nhạc sĩ Sơn Ngọc Hoàng có bút danh là Sơn Chanh Đra, Sơn Trung Hiếu, sinh ngày 25 tháng 5 năm 1960, quê ở Thanh Tri, Sóc Trăng. Người dân tộc Khơ Me.
Sơn Ngọc Hoàng là nhạc công của Đoàn Nghệ thuật Khơ Me Hậu Giang. Tốt nghiệp Đạị học Sáng tác tại Nhạc viện thành phố Hồ Chí Minh, anh về làm cán bộ Phòng Văn nghệ Sở Văn hoá – Thông tin Hậu Giang.
Năm 1991, anh chuyển sang Trường Văn hoá - nghệ thuật Hậu Giang làm Chủ nhiệm Khoa Âm nhạc.
Năm 1992, làm Phó Giám đốc Trường Trung học Văn hoá - Nghệ thuật Sóc Trăng, Uỷ viên Ban chấp hành Chi hội Hội Nhạc sĩ Việt Nam Đồng bằng sông Cửu Long.
Ngoài sáng tác ca khúc, nhạc sĩ Sơn Ngọc Hoàng còn dàn dựng nhiều chương trình ca múa nhạc cho các đoàn nghệ thuật, đài phát thành, cộng tác với báo chí trong chuyên mục văn hoá, văn nghệ…
Ông được trao tặng huy chương “Vì Sự nghiệp Văn hoá Quần chúng” của Bộ Văn hoá – Thông tin và nhiều huy chương vàng, bạc, bằng khen trong các hội diễn.
Các tác phẩm tiêu biểu:
- Phố Núi đợi chờ
- Trường ca sông Trăng (Giải đặc biệt Hội Nhạc sĩ Việt Nam cuộc thi sáng tác ca khúc Đồng bằng sông Cửu Long)
- Ánh sao đêm Dôlta
- Niềm vui người lính
- Hát trên đồng xanh quê ta…
 
Top Bottom