Nhạc sĩ Việt Nam

T

tuyen_13

Nguyễn Xinh Nguyễn Xinh sinh ngày 21 tháng 6 năm 1940, quê ở Hoằng Hoá, Thanh Hoá.
Ông là Phó Tiến sĩ Nghệ thuật học. Nguyên Viện trưởng Viện Âm nhạc, kiêm Phó Giám đốc Nhạc viện Hà Nội. Mất năm 1996 tại Hà Nội.
Khi còn nhỏ ông tham gia Thiếu sinh quân. Là một nhạc sĩ được đào tạo chính quy tại Trường Âm nhạc Việt Nam ngành Piano. Sau đó, ông được cử sang Moscow (Liên Xô cũ) học Đại học Âm nhạc.
Nhạc sĩ Nguyễn Xinh chủ yếu làm công tác nghiên cứu, lý luận với nhiều công trình khoa học về đề tài âm nhạc Việt Nam như: Về điệu thức âm nhạc Việt Nam, Một vài đặc điểm trong nhạc truyền thống Việt Nam (phần dân tộc Kinh), cùng nhiều tham luận về âm nhạc trong các Hội nghị lý luận trong và ngoài nước.
Ông đã từng sang Tokyo, Nhật Bản, nghiên cứu về lĩnh vực điện tử trong âm nhạc, với mục đích muốn ứng dụng kỹ thuật cao về âm thanh cho các cơ quan thu thanh trong nước. Nhưng rất tiếc chưa áp dụng được vốn liếng đó, ông đã mất đột ngột trong một tai nạn giao thông tại Hà Nội.
Ngoài ra, ông còn sáng tác một số tác phẩm thanh nhạc và khí nhạc với những tìm tòi, thể nghiệm đưa âm điệu dân gian, dân tộc, cổ truyền vào trong những tác phẩm khí nhạc có quy mô vừa và lớn, trong đó có: Tổ khúc giao hưởng Non sông một dải, bản cantate Ôi Việt Nam! (đạt Huy chương vàng Hội diễn Âm nhạc toàn quốc, 1985), giao hưởng thơ Quê hương (có đàn bầu tham gia) là những tác phẩm sử dụng thủ pháp phối khí và phức điệu, hoà thanh có kết hợp dân tộc với hiện đại.
Trong nhiều năm, ông đã tham gia giảng dạy tại Nhạc viện Hà Nội, là Chủ nhiệm Khoa Sáng tác- Lý luận- Chỉ huy, rồi làm Phó Giám đốc Nhạc viện Hà Nội, đồng thời là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Âm nhạc Việt Nam.
 
T

tuyen_13

Nguyễn Xuân Hoà Nhạc sĩ Nguyễn Xuân Hoà tên khai sinh là Nguyễn Văn Ro, sinh ngày 15 tháng 10 năm 1951, quê ở Giồng Trôm, Bến Tre.
Năm 13 tuổi, ông tham gia Đoàn Văn công Giải phóng tỉnh Bến Tre.
Năm 1977, ông học tại Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh. Tốt nghiệp Đại học, ông về phụ trách Đoàn Ca Múa Tổng hợp tỉnh Bến Tre.
Sau đó, ông về Sở Văn hoá – Thông tin tỉnh Bến Tre.
Nhạc sĩ Nguyễn Xuân Hoà sáng tác nhiều âm nhạc cho sân khấu và khí nhạc: giao hưởng thơ - 4 chương Người chiến sĩ, Ký ức tuổi xuân - nhạc múa, Quê hương và mẹ - nhạc sân khấu cải lương…
Các tác phẩm tiêu biểu:
- Niềm vui trên công trường
- Em vẫn chờ anh
- Người chiến sĩ - giao hưởng thơ, 4 chương
- Ký ức tuổi xuân - nhạc múa
- Quê hương và mẹ - nhạc sân khấu cải lương
- Ánh lửa quê dừa - hợp xướng
- Chiến sĩ Hoàng Lam – ca kịch…
 
T

tuyen_13

Nguyễn Xuân Khoát Nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát, sinh ngày 11 tháng 2 năm 1910 tại Hà Nội. Ông là Vị chủ tịch đầu tiên và duy nhất của Hội nhạc sĩ Việt Nam, một trong số hiếm hoi các học viên của Viễn Đông Nhạc viện mở ở Hà Nội những năm 30, sử dụng thành thạo Violon, Piano và đặc biệt là Contrebasse.
Ấn phẩm âm nhạc đầu tiên của ông là bài Bình Minh ( thơ Thế Lữ) in trên tờ Ngày Nay năm 1938 được xem như mốc son đánh dấu sự ra đời của Tân nhạc Việt Nam. Nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát cũng là người có nhiều tiểu luận, khảo cứu đăng tải trên các báo chí về âm nhạc truyền thống dân tộc: ca trù, quan họ, chèo, các bộ gõ. Ông còn là nhà tư tưởng và nhà mỹ học thâm thúy trong âm nhạc, ông đã đặt nền móng cho những quan niệm mới mẻ về âm nhạc ở nước ta theo hướng hiện đại hóa trên cơ sở tinh hoa của âm nhạc truyền thống. Nguyễn Xuân Khoát là nhạc sĩ am hiểu về dân ca, dân nhạc, đặc biệt là lối hát ca trù, chầu văn, hát xẩm, hát chèo... và lối chơi nhạc đặc biệt là cách chơi bộ gõ của người Việt. Ông đã thoát ra ngoài ảnh hưởng của âm nhạc cổ điển Châu Âu để mở ra một con đường mới cho sáng tạo, với nhiều tác phẩm mang đậm chất liệu dân gian như: Con cò mày đi ăn đêm, Con voi, Thằng Bờm. Năm 1942, Nguyễn Xuân Khoát tham gia nhóm "Xuân Thu Nhã Tập", phổ nhạc bài thơ độc đáo của Đoàn Phú Tứ (Màu thời gian). Ông cùng với Thế Lữ tổ chức Đoàn kịch Anh Vũ và là thành viên quan trọng trong Hội khuyến nhạc ở Hà Nội lúc bấy giờ.
Trong kháng chiến chống Pháp nổi tiếng với Tiếng chuông nhà thờ, Uất hận, Ngày hội chiến thắng. Hòa bình lập lại ông viết Hợp xướng Ta đã lớn, Hò kiến thiết, ca khúc Lúa thu. Cùng thời gian này, ông được giới nhạc sĩ tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam khóa I.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, ông có Tay súng sẵn sàng, tay lúa vững vàng, Theo lời Bác gọi ( thơ Lê Kỳ Văn). Nguyễn Xuân Khoát viết không nhiều, nhạc của ông khúc triết, giàu tính biểu cảm, chất nhạc trong sáng, đôi khi hóm hỉnh với giọng điệu mới. Càng về sau, sáng tác của ông càng sâu sắc và thể hiện rõ tính dân tộc trong từng tác phẩm kể cả trong thanh nhạc lẫn khí nhạc.Ông vinh dự được nhận Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật 2001.
*Các tác phẩm tiêu biểu:
- Con voi
- Tiếng chuông nhà thờ
- Hát mừng bộ đội chiến thắng
- Theo lời Bác gọi
- Thanh xướng kịch: Vượt sông Cái
- Hoà tấu bộ gõ ông Gióng; Sơn tinh Thủy tinh
- Trống Tràng Thành viết cho Piano
- Trống trận Quang Trung.
- Bộ gõ dân tộc: Tiếng pháo giao thừa; Cúc –Trúc –Tùng-Mai.
 
T

tuyen_13

Nguyễn Xuân Nhật Nhạc sĩ Nguyễn Xuân Nhật có bút danh là Xuân Nhật Lan, sinh năm 1949, quê ở Thạch Hà, Hà Tĩnh.
Tốt nghiệp Đại học Sáng tác tại Nhạc viện Hà Nội. Hiện ông công tác tại Phòng Văn hoá thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
Ông là nhạc sĩ có nhiều gắn bó với vùng đất mỏ, một số sáng tác về Hạ Long của ông đã đoạt các giải cao như: Sông thương sông nhớ đã được tặng Giải Ba năm 1983 của Hội Nhạc sĩ Việt Nam, bài thơ thành phố Hạ Long - Giải B và Huyền thoại Hạ Long - Giải C của Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp Văn học - Nghệ thuật Việt Nam trong hai năm 1994-1995.
Ngoài ra, ông còn viết một số tác phẩm khí nhạc và nhạc cho sân khấu.
Đã xuất bản:
- Tập nhạc tuyển chọn 12 ca khúc
- Album mang tên Huyền thoại Hạ Long.
 
T

tuyen_13

Nhất Huy Nhạc sĩ Nhất Huy tên thật là Nguyễn Nhất Huy, sinh ngày 26/2/1975 tại Cà Mau.
Thi đỗ vào Khoa ngữ văn - trường Đại học Tổng hợp (Nay là trường Khoa học Xã hội và Nhân Văn), nhưng Nhất Huy lại chuyển sang khoa Kinh tế. Tốt nghiệp kinh tế, học cao cấp tại Học viện Ngân hàng, nhưng vẫn làm thơ, viết truyện, sáng tác ca khúc và chơi đàn ghi ta.
Năm 1998, anh đoạt giải thưởng trong cuộc thi sáng tác ca khúc sinh viên do Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức đã giúp Nhất Huy vững bước trên con đường âm nhạc. Anh ra nhập nhóm sáng tác của Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh, tham dự Trại Bồi dưỡng sáng tác ca khúc cho các nhạc sĩ trẻ.
Cũng trong năm 1998, Nhất Huy chính thức được công chúng biết tới qua Top ten làn sóng xanh với các ca khúc Thương nhớ người dưng, Người về cuối phố. Sau đó, anh cộng tác với Trung tâm băng nhạc Kim Lợi cho đến giờ.
Năm 2000, Nhất Huy được trao giải thưởng: Nhạc sĩ yêu thích nhất làn sóng xanh. Năm 2000, cũng là năm Nhất Huy sáng tác khá sung sức với 7 bài hát lọt vào Topten ``Làm sóng xanh``, 2 năm liền 2001 – 2002, anh được bình chọn là ``Nhạc sĩ được yêu thích nhất``.
Năm 2002, đoạt Giải A cuộc thi sáng tác ca khúc với Sài Gòn tình ca của Đài Truyền hình thành phố.
Năm 2002, ca khúc Bên em chiều Sài Gòn, Bến vắng do ca sĩ Cẩm Ly trình bày đoạt giải Mai Vàng báo Người Lao Động bình chọn.
Ca khúc tiêu biểu:
- Tình Mẹ,
- Nghĩ Về Cha,
- Người Thầy,
- Bờ bến lạ,
- Đêm cô đơn,
- Thương nhớ người dưng,
- Người Về Cuối Phố,
- Vẫn Nợ Cuộc Đời.
 
T

tuyen_13

Nhật Lai Nhạc sĩ Nhật Lai tên thật là Nguyễn Tuân. Ông sinh ngày 12/5/1931, tại Tuy An, Phú Yên.
Nhạc sĩ Nhật Lai đến với âm nhạc từ rất sớm, ông đánh trống, chiêng trong dàn nhạc cổ của ông ngoại tại Thừa Thiên Huế. Năm 1947, ông ra Quảng Ngãi học trường Trung học bình dân Nam Trung bộ. Ở đây, ông có điều kiện tiếp xúc với những kiến thức âm nhạc phương Tây và học thêm đàn Violon, Harmonium. Năm 1948, ông viết ca khúc đầu tiên Chiều trên cầu Bồng Sơn và tiếp đó là bài Căm thù thằng Tây cướp mùa lúa đen. Cũng trong năm 1948, Nhật Lai xung phong vào vùng địch hậu Daklak, hoạt động trong lĩnh vực văn nghệ. Sống và chiến đấu cùng với những bản làng Tây Nguyên, ông thông thạo các thứ tiếng dân tộc Ê-đê, Gia-rai, Ba-na, đắm mình trong âm nhạc dân gian các dân tộc Tây Nguyên. Ông thuộc hàng trăm làn điệu dân ca của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên và bắt đầu đi sâu sưu tầm, nghiên cứu về âm nhạc Tây Nguyên. Nhiều ca khúc được sáng tác trong giai đoạn này thấm đẫm âm hưởng Tây Nguyên như: Chim Kơtia, Xuống chòi mau đi em!, Đợi chờ, Tiếng cồng đêm ngừng chiến...
Năm 1954, ông cùng Đoàn văn công các dân tộc miền Nam tập kết ra Bắc. Năm 1955, Ca kịch Ra đi của ông do Đoàn văn công các dân tộc miền Nam biểu diễn đã được giải thưởng đặc biệt trong Đại hội liên hoan văn công toàn quốc. Thời gian này ông được dự những khoá học ngắn hạn do các chuyên gia Triều Tiên và Liên Xô (cũ) giảng dạy. Mặc dầu sống trên đất Bắc nhưng những tác phẩm của ông vẫn vang vọng âm hưởng của núi rừng Tây Nguyên với những ca khúc: Chim poong kle, Suối đàn t`rưng, Tiếng hát M`nông tipi... Trong đó, Chim poong kle đã trở thành bài hát thời thượng của thanh niên miền Bắc trong những năm đầu của thập niên 60. Những khóa học sáng tác ngắn hạn đó đã giúp ông có thêm những kiến thức và kỹ năng cần thiết trong sáng tạo nghệ thuật. Ông bắt đầu viết những tác phẩm thanh nhạc lớn hơn như: Ama Trang lơng, Thử lửa, Hơ Bia, Hơ On, Nữ thần mặt trời... Năm 1968 ông sáng tác vở opéra Bên bờ Krông. Opera này không những là đỉnh cao nghệ thuật của bản thân ông mà còn có ý nghĩa cột mốc trong nền âm nhạc chuyên nghiệp Việt Nam. Đồng thời, ông được mời dự Liên hoan âm nhạc giao hưởng tại Latvia (Liên Xô cũ), biểu diễn giới thiệu Giao hưởng số 1 Đất lửa của ông. Những tác phẩm âm nhạc của nhạc sĩ Nhật Lai dù là thanh nhạc hay khí nhạc đều có nét độc đáo, giai điệu đẹp, đa dạng, tiết tấu phong phú, tính dân tộc sâu đậm bắt nguồn từ dân ca mà chủ yếu là dân ca Tây Nguyên. Ông được xem như là người kế tiếp Đỗ Nhuận đặt nền móng cho nghệ thuật Opera Việt Nam, là người có nhiều công lao trong việc sưu tầm, biên soạn dân ca Tây Nguyên và là người có công lớn trong việc phổ biến, lưu giữ những điệu múa dân gian của vùng đất ba-zan. Với những cống hiến cho nghệ thuật, ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2002.
*Các tác phẩm tiêu biểu:
- Chim poong kle
- Suối đàn t`rưng
- Tiếng hát M`nông tipi
- Ama Trang lơng
- Thử lửa
- Hơ Bia
- Hơ On
- Nữ thần mặt trời...
- Vũ khúc Tây nguyên viết cho đàn T`rưng
- Rhapsody Tiếng cồng mùa xuân
- Ballad Tiếng trống đồng
- Giao hưởng số 1 Đất lửa
- Nhiều tác phẩm viết cho Ballet như: Hoa sen, Thạch Sanh, Nỏ thần
- Âm nhạc cho múa: Đi săn, Múa trống Tây nguyên, Đâm trâu, Giã gạo, Cô gái Ê-đê.
- Âm nhạc cho phim : Rừng xà nu, Tiếng gọi phía trước
 
T

tuyen_13

Phạm Đăng Khương
Nhạc sĩ Phạm Đăng Khương sinh ngày 13 tháng 5 năm 1957, quê ở Quảng Ngãi,
Phạm Đăng Khương là sinh viên khoa Toán của trường đại học Sư phạm TP HCM và tốt nghiệp đại học Sáng tác tại nhạc viện TP HCM. Do có năng khiếu và ham thích âm nhạc anh đã tham gia vào CLB Sáng tác trẻ của Thành đoàn tại Nhà văn hóa thanh niên TP HCM từ năm 1977 đến nay.
Anh tham gia nhiều hoạt động phong trào văn nghệ quần chúng: sáng tác, dàn dựng, tham gia biên tập, thực hiện và tổ chức các đêm nhạc của nhiều nhạc sĩ. Nhiều bài hát của anh được giới trẻ rất yêu thích.
Các tác phẩm tiêu biểu:
- Mãi mãi tuổi hai mươi
- Ba mươi năm thành phố
- Như cơn gió vô tình
- Khung trời mơ ước
- Con đường đến trường
- Gặp mùa xuân qua đông
- Thanh niên vì ngày mai
- Thanh niên Việt Nam
- Chân trời mới gọi ta
 
T

tuyen_13

Phạm Đình Sáu Nhạc sĩ Phạm Đình Sáu sinh ngày 9 tháng 6 năm 1926, quê ở Nam Định.
Nhạc sĩ Phạm Đình Sáu hoạt động âm nhạc từ trước Cách mạng Tháng Tám, ông đã có một số sáng tác trong đó có bài Hồ Chí Minh, người anh hùng dân tộc (thơ Tố Hữu), viết năm 1947, được công chúng biết đến.
Năm 1947, ông làm Trưởng ban Biên tập tuyên truyền Ty thông tin Lạng Sơn. Thời gian này ông đã viết một số ca khúc: Phá đường (thơ Tố Hữu), Phụ nữ Việt Nam, Lạng Sơn anh dũng, Vui xuân thi đua, Chào mừng Đảng Lao động Việt Nam, Nông dân vùng lên…
Năm 1953 -1961, ông học đại học sáng tác tại Nhạc viện Bắc Kinh, Trung Quốc. Trong thời gian học, ông viết tổ khúc giao hưởng và một số tác phẩm thính phòng, hợp xướng, ca khúc…
Sau khi về nước ông đã giữ các chức vụ quan trọng như: Ủy viên Ban Thư ký Hội Nhạc sĩ Việt Nam khoá III, Cục trưởng Cục Âm nhạc và Múa.
*Các sáng tác tiêu biểu:
- Hồ Chí Minh, người anh hùng dân tộc
- Phá đường (thơ Tố Hữu)
- Phụ nữ Việt Nam
- Lạng Sơn anh dũng
- Vui xuân thi đua
- Chào mừng Đảng Lao động Việt Nam
- Nông dân vùng lên
- Khúc hát đảo quê hương
- Bác vẫn bên ta
- Biết mấy tự hào
- Việt Nam Tổ quốc ta
- Những thành phố bên bờ biển cả
- Lớn lên duới cờ Đảng
- Dòng điện từ tháp khoan
- Thành phố tôi yêu (thơ Huy Cận)
 
T

tuyen_13

Phạm Đức Lộc Nhạc sĩ Phạm Đức Lộc sinh ngày 02 tháng 4 năm 1935. Quê ở Lý Nhân, Hà Nam.
Năm 1952, ông tham gia Kháng chiến chống Pháp.
Từ 1961-1963, ông công tác tại Vụ Âm nhạc và Múa.
Năm 1963-1973, làm Trưởng đoàn Văn công Quảng Ninh.
Tốt nghiệp Sáng tác tại Nhạc viện Hà Nội năm 1978. Sau đó, ông về Nhà xuất bản Âm nhạc và Băng đĩa (Dihavina), rồi giữ chức Giám đốc Nhà xuất bản.
Ông sáng tác nhiều bài hát cho thiếu nhi, nổi tiếng nhất là bài Bé bé bằng bông.
Ngoài sáng tác, ông còn nghiên cứu âm nhạc dân tộc. Công trình Cây đàn Mường - Hoà Bình của ông có những đóng góp đáng kể. Ông cũng là tác giả của công trình Về điệu thức 4 âm của dân tộc Việt. Gần 20 năm làm công tác tại Nhà xuất bản Âm nhạc, ông đã có những đóng góp vào việc giới thiệu âm nhạc Việt Nam truyền thống và hiện đại.
Các tác phẩm tiêu biểu:
- Gái đảm quê than
- Bé bé bằng bông
- Gấu con rung trống
- Trường em
Các giải thưởng âm nhạc:
- Ca khúc Trường em (Giải nhất cuộc thi sáng tác ca khúc cho thiếu nhi 1963),
- Ca khúc Bé bé bằng bông (Giải A cuộc thi sáng tác ca khúc cho thiếu nhi 1965)
- Ca khúc Gấu con rung trống (Giải A cuộc thi sáng tác ca khúc cho thiếu nhi 1969).
 
T

tuyen_13

Phạm Huy Thanh Nhạc sĩ Phạm Huy Thanh có bút danh là Huy Thanh - Hoàng Tân. Ông sinh năm 1931 tại Hải Dương.
Năm 1946, ông tham gia Đội văn nghệ xã.
Năm 1948, là đội Trưởng Thanh niên xung phong huyện Thạch Hà.
Năm 1952, là đội trưởng văn công Tổng cục chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Năm 1953, ông được tặng Bằng khen của Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân VN về thành tích lãnh đạo Đội văn công tỉnh Đội Hải Dương hoạt động xuất sắc vùng địch hậu (1951 -1954).
Năm 1957, ông theo học trung cấp sáng tác khóa 2 Trường âm nhạc Việt Nam, nay là Nhạc viện Hà Nội.
Năm 1975, ông tốt nghiệp Đại học sáng tác.
Năm 1980, ông về công tác tại Viện âm nhạc - Bộ văn hóa Thông tin cho tới khi nghỉ hưu.
Tháng 6/1999, ông được kết nạp vào Hội âm nhạc Hà Nội.
Các tác phẩm tiêu biểu và đoạt giải:
- Bài ca người bốc xếp – Giải A Hội văn nghệ thành phố Hải Phòng tổ chức 1968.
- Kể chuyện trại hè - Giải C Ủy ban thiếu niên nhi đồng TW tổ chức 1970.
Khen thưởng:
- Huân chương chiến thắng hạng 3.
 
T

tuyen_13

Phạm Khiêm Nhạc sĩ Phạm Khiêm sinh ngày 6 tháng 11 năm 1960, quê ở Đồng Tháp.
Năm 1973-1976, ông là nhạc công của Đoàn Văn công tỉnh Kiến Phong (nay là Đoàn Văn công tỉnh Đồng Tháp).
Năm 1976-1980, học Trung cấp kèn clarinette tại Nhạc viện thành phố Hồ Chí Minh.
Năm 1980-1981, là đội trưởng Đội Nhạc Đoàn Văn công Đồng Tháp, sau này là Đoàn Ca Múa Đồng Tháp.
Tốt nghiệp Đại học Sáng tác tại Nhạc viện thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1989, ông chuyển về Hội Văn học- nghệ thuật tỉnh Đồng Tháp.
Ông có một số ca khúc được sử dụng trên làn sóng, đăng tải trên báo chí như: Hát về người, Khát vọng tuổi xuân, Mùa xuân trên đồng... Ngoài sáng tác ca khúc, ông còn viết một số tác phẩm khí nhạc và đã tham gia tổ chức các câu lạc bộ sáng tác ở nhiều nơi, phát động phong trào sáng tác, xây dựng nhiều chương trình biểu diễn, phát trên làn sóng của địa phương và khu vực.
Các tác phẩm tiêu biểu:
- Hát về người
- Khát vọng tuổi xuân
- Mùa xuân trên đồng
- Bài ca gieo hạt
- Tâm sự mùa xuân…
 
T

tuyen_13

Phạm Khương Nhạc sĩ Phạm Khương tên khai sinh là Phạm Văn Khương, sinh ngày 20 tháng 12 năm 1933, tại thôn Bình Liễu, xã Đông Hải, huyện An Hải, thành phố Hải Phòng.
Từ năm 1947 – 1949, ông tham gia đội Thiếu nhi Nghệ thuật tỉnh bộ Việt Minh Vĩnh Yên.
Năm 1952 – 1955, ông về Đoàn Văn công Vĩnh Phú.
Năm 1974, làm Trưởng Đoàn Ca múa Vĩnh Phúc.
Năm 1981 – 1982, làm Trưởng ban huấn luyện Đoàn Ca múa Luông Lậm Thà (Lào).
Năm 1985, chuyển về sở Văn hoá – Thông tin Hải Phòng và là hội viên Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam cho đến khi nghỉ hưu (1994).
Nhạc sĩ Phạm Khương sáng tác chủ yếu là ca khúc. Ông cũng là người đã biên soạn chương Âm nhạc dân gian trên đất Tổ trong cuốn “Địa chí văn hoá dân gian Vĩnh Phú”. Ngoài ra, ông cũng sưu tầm, khai thác, giới thiệu một số bài dân ca Vĩnh Phú.
Các sáng tác tiêu biểu:
- Hát về Vĩnh Phú
- Khúc hát chiến thắng
- Từ vườn cây nhớ Bác
- Em ơi về Phong Châu
- Tổ quốc Việt Nam vinh quang ngàn năm
- Đền Hùng trong tia nắng mặt trời
- Nhạc cảnh Tiếng trống đồng
 
T

tuyen_13

Phạm Lý Nhạc sĩ Phạm Lý còn có bút danh là Cao Văn Lý, sinh ngày 12 tháng 12 năm 1937, quê ở Hồng Ngự, Đồng Tháp.
Năm 1948, ông làm nhạc công của Đoàn Văn công Ngũ Yến (Đồng Tháp). Tập kết ra Bắc, năm 1957 - 1959, ông vào học ở Trường Âm nhạc Việt Nam.
Năm 1959 – 1964, ông được cử đi học lý luận âm nhạc ở Liên Xô (cũ).
Về nước, ông làm cán bộ đào tạo của Vụ Âm nhạc Việt Nam được 6 năm.
Năm 1970 – 1974, ông đi học Đại học tại Nhạc viện Tchaikovsky.
Sau khi về nước, ông công tác tại Đài phát thanh Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.
Ông viết nhiều bản nhạc cải lương, và những ca khúc ngắn đậm đà chất dân ca Nam bộ có dáng dấp như những khúc dân ca mới như: Chung một vầng trăng (dựa theo điệu Lý trăng soi), Ngày xuân hát Lý Tư Phùng (điệu Lý Tư Phùng), Về thăm em gái Củ Chi (điệu Lý Bông Trang), Cô gái Rạch Tràm (điệu Hò Rạch Tràm)…
 
T

tuyen_13

Phạm Minh Tuấn Nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn (tức Phạm Văn Thành) sinh ngày 23/5/1942 tại Pnôm Pênh - Campuchia. Quê nội ông ở Nam Định, quê ngoại ở Hưng Yên. Từ nhỏ ông đã có năng khiếu âm nhạc, say mê tập đàn, diễn kịch, hát cải lương. Năm 14 tuổi, ông tham gia những sinh hoạt của phong trào Việt kiều yêu nước tại Campuchia. Bài hát đầu tiên ông sáng tác có tựa đề: Em là thiếu niên Việt kiều. Năm 1960, từ Campuchia về Việt Nam, ông tham gia kháng chiến trong Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam. Ở Đoàn văn công Giải phóng, ông chơi guitar, hát, đóng kịch... nhưng cũng như bao chiến sĩ khác: ông tham gia làm rẫy, làm nhà, đào giếng... để phục vụ cho cuộc sống chiến đấu, có khi kiêm luôn việc vác lương, tải đạn. Tất cả đã in đậm trong ông những suy nghĩ sâu sắc về cuộc sống, về con người, và nó được ông trải ra bằng những giai điệu âm nhạc dạt dào cảm xúc. Đó là Qua sông, Bài ca người nữ tự vệ Sài Gòn, Bài ca không quên và sau này là Thành phố tình yêu và nỗi nhớ, Đất nước ....
Trên 40 năm sáng tác, ông có một số lượng tác phẩm khá đồ sộ. Ngoài 200 ca khúc, ông còn viết nhiều tác phẩm khí nhạc như: Prélude cho piano Núi rừng mùa xuân, Sonate cho violon và piano, Hòa tấu piano và dàn dây Bất khuất, Ballade cho dàn nhạc Đất trắng, nhạc phim, nhạc sân khấu. Ngoài sáng tác, Phạm Minh Tuấn còn là nhà giáo, ông cũng giữ nhiều trọng trách như phó giám đốc Nhạc viện Tp.HCM, phó tổng thư ký Hội Nhạc sĩ việt Nam, phó tổng biên tập tạp chí Âm nhạc. Hiện nay ông là phó giám đốc Sở VH-TT Tp.HCM.
* Các giải thưởng âm nhạc:
- Giải thưởng Văn học - nghệ thuật Nguyễn Đình Chiểu
- Giải âm nhạc cho phim Bài ca không quên
- Giải âm nhạc trong vở kịch Ngôi sao biển
- Giải thưởng Hội nhạc sĩ VN các năm 1993, 1995, 1996
- Giải thưởng Nhà nước về Văn học - Nghệ thuật.
* Các tác phẩm tiêu biểu:
- Qua Sông
- Bài ca người nữ tự vệ Sài Gòn
- Đất nước
- Bài ca không quên
- Tiếng sáo
- Tình khúc thiên thu
- Khát vọng
- Mùa xuân từ những giếng dầu
- Lối nhỏ vào đời
- Dấu chân phía trước
*Đã xuất bản:
- Tuyển tập ca khúc Phạm Minh Tuấn
- Qua Sông ( NXB Giải phóng)
- Thành phố - Tình yêu và nỗi nhớ ( NXB Hội văn nghệ TP-HCM)
- Bài ca không quên ( Dihavina)
- Album CD Đất nước
- Album CD Hoa cát
- Album CD Qua sông
Album CD Tình khúc thiên thu.
 
T

tuyen_13

Phạm Thanh Hưng Nhạc sĩ Phạm Thanh Hưng sinh ngày 08/09/1945, quê tại Hải Thịnh, Hải Hậu, Nam Định.
Tháng 2/1965, ông vào bộ đội, là diễn viên Đoàn văn công Quân khu 3.
Tháng 9/1974, ông về công tác tại Đoàn Ca Múa nhạc dân tộc Trung uơng.
Ông đã từng đi biểu diễn ở một số nước như: Đức, Tiệp, Ba Lan…
Tháng 10/1975, ông chuyển sang công tác tại Đoàn Ca Nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam.
Tháng 2/1976, là biên tập viên âm nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam cơ sở II tại thành phố Hồ Chí Minh.
Tháng 12/1980, ông chuyển làm biên tập âm nhạc Đài Tiếng nói Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh cho đến khi nghỉ hưu.
Nhạc sĩ Phạm Thanh Hưng có nhiều sáng tác được sử dụng trên các phương tiện truyền thông.
Các ca khúc tiêu biểu:
- Hoa dũng sĩ trên đất văn hoá
- Non sông ta đẹp
- Mùa xuân trong đôi mắt em
- Hát về Hoàng Thị Hồng Chiêm
- Hát mừng Campuchia giải phóng
- Bài ca trên công trình thuỷ điện Trị An
- Em ngắm nhìn ảnh Bác
- Vui trung thu …
 
T

tuyen_13

Phạm Thế Mỹ Nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ sinh ngày 15 tháng 11 năm 1930 tại An Nhơn, Bình Định.
Những năm 1947 -1949, ông đã hoạt động văn nghệ học sinh ở Trường Trung học Bình dân Liên khu V.
Đầu những năm 50, là phóng viên báo “Quân đội Nhân dân” (Phòng Chính trị Liên khu V).
Sau Hiệp định Geneve, được bố trí ở lại miền Nam, rồi theo học Trường Quốc gia Âm nhạc Kịch nghệ Sài Gòn (1954 - 1959). Sau đó, bị địch theo dõi phải về lánh ở Đà Nẵng dạy nhạc và văn ở các trường tư thục Tây Hồ, Nguyễn Công Trứ, Bồ Đề…
Ông đã tham gia phong trào nhân dân Đà Nẵng chống Mỹ và tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu.
Năm 1965 -1966, bị chế độ Sài Gòn bắt. Ra tù, ông viết một số bài hát: Hoa vẫn nở trên đường quê hương, Người về thành phố, Những người không chết đã được phổ biến trong phong trào học sinh – sinh viên Sài Gòn những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Thời gian này, ông làm Đoàn Trưởng Văn nghệ Sinh viên Đại học Vạn Hạnh.
Sau đó, ông về công tác tại Phòng Văn hoá – Thông tin Quận 4, thành phố Hồ Chí Minh cho đến khi nghỉ hưu.
Sau năm 1975, ông tiếp tục sáng tác các ca khúc về Đảng, về Bác Hồ như: Nhớ ơn Bác, nhớ ơn Đảng (Giải nhì Hội Âm nhạc thành phố Hồ Chí Minh), Thắm đượm duyên quê, Lêna Belicova…
Các tác phẩm tiêu biểu:
- Bông hồng cài áo
- Thuyền hoa
- Đường về hai thôn
- Tóc mây
- Tàu về quê ngoại
- Thương quá Việt Nam
- Người về thành phố
- Nắng lên xóm nghèo
 
T

tuyen_13

Phạm Tịnh Nhạc sĩ Phạm Tịnh sinh ngày 22 tháng 6 năm 1944, quê ở Duy Tiên, Hà Nam.
Năm 1970, ông theo học đại học sáng tác tại Nhạc viện Hà Nội. Năm 1974, ông về Đoàn Nghệ thuật Công an Nhân dân Vũ trang. Năm 1975, ông về công tác ở Cục Chính trị Bộ Tư lệnh Biên phòng. Năm 1978, là cán bộ biên tập Chương trình ca nhạc dành cho chiến sĩ nơi biên giới, hải đảo. Năm 1981, là nhạc sĩ sáng tác của Cục Chính trị Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng. Năm 1989, ông chuyển về làm công tác ở Ban Văn nghệ Đài Truyền hình Việt Nam.
Nhạc sĩ Phạm Tịnh sáng tác ở nhiều thể loại như: Ca khúc, khí nhạc, nhạc phim, nhạc cho múa, nhạc cho kịch nói… Phần lớn các ca khúc của ông đều lấy chất liệu dân ca của các dân tộc thiểu số phía Bắc như: Câu sli mùa xuân xứ Lạng, Đi chợ vùng cao
*Các sáng tác tiêu biểu:
Ca khúc:
- Huế thân thương
- Anh vẫn về bản nhỏ yêu thương
- Lạng Sơn quê tôi
- Câu sli mùa xuân xứ Lạng
- Ngát mãi hương hồi
- Đi chợ vùng cao
- Câu then Tràng Định
Khí nhạc:
- Biến tấu cho piano Người chiến sĩ với núi rừng
Sonate cho violon và piano.
 
T

tuyen_13

Phạm Tuyên
pham%20tuyen.jpg

Nhạc sĩ Phạm Tuyên sinh ngày 12/1/1930 tại Hải Dương. Ông thuộc thế hệ trưởng thành từ những năm kháng chiến chống Pháp. Từ chiến khu Việt Bắc, ông đã bắt đầu sự nghiệp sáng tác của mình bằng những ca khúc viết về các anh bộ đội, các em thiếu niên, nhi đồng.
Năm 1949 ông công tác tại Trường Lục quân Trần Quốc Tuấn, khóa V. Năm 1950 là Đại đội trưởng Trường thiếu sinh quân Việt Nam. Năm 1954 là cám bộ phụ trách Văn - Thể -Mỹ tại khu học xá Trung ương - Nam Ninh Trung Quốc. Từ năm 1958 ông về công tác tại Đài Tiếng Nói Việt Nam. Hoạt động âm nhạc của nhạc sĩ Phạm Tuyên đa dạng, phong phú. Ông nguyên là ủy viên thường vụ Hội Nhạc sĩ VN trong 20 năm (1963-1983), là Tổng thư ký Hội âm nhạc Hà Nội khóa 8,9,10. Nhạc sĩ Phạm Tuyên tham gia công tác giáo dục âm nhạc trong nhà trường, trên báo chí, phát thanh, truyền hình. Ông còn là tác giả của nhiều cuốn sách viết cho thiếu nhi về ký xướng âm, thường thức âm nhạc, dịch giả nhiều bài ca nước ngoài. Các tác phẩm âm nhạc của ông được coi như cuốn biên niên sử sinh động bằng âm nhạc về đất nước, con người VN.
Ông đã được tặng thưởng: Huân chương kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng nhất, Huân chương chiến thắng hạng 3,Huân chương Lao động hạng nhất, Huy chương Danh dự ( Đoàn TNCSHCM), Huy chương vì thế hệ trẻ, Huy chương vì sự nghiệp văn học nghệ thuật VN, Phạm Tuyên được Chủ tịch nước phong tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật đợt 1 2001.
* Các tác phẩm tiêu biểu:
- Đảng cho ta cả một mùa xuân
- Đảng cho ta sáng mắt sáng lòng
- Màu cờ tôi yêu
- Từ làng sen
- Việt Bắc nhớ Bác Hồ
- Bám biển quê hương (1964)
- Yêu biết mấy những con đường (1966)
- Chiếc gậy Trường Sơn (1967)
- Người con gái đồng chiêm (1964)
- Bài ca người thợ rừng (1963)
- Bài ca người thợ mỏ
- Những ngôi sao đêm
- Như có Bác trong ngày đại thắng
- Trường chúng cháu là trường mầm non ( ca khúc thiêu nhi)
- Cô và mẹ
- Cả tuần đều ngoan
- Đêm pháo hoa
- Bà còng đi chợ
- Hành khúc đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh
- Tiến lên đoàn viên
*Đã xuất bản:
- Nhạc lý cơ bản 1956
- Cách tổ chức đội đồng ca 1960
- Ký âm phổ thông 1961
- Con thỏ trắng ( kịch hát liên xô dịch 1962)
- Âm nhạc quanh ta 1987
- Con cóc là cậu ông trời 1987
- Tập bài hát Chú voi con ở bản Đôn 1990
- Bé hát khúc đồng dao 1993
- Chúng ta hát cùng Đôrêmôn 1994
- Bầu và bí 1997
- Cánh én tuổi thơ 1999
- Ca khúc Phạm Tuyên 1999
- Tuyển tập bài hát Phạm Tuyên
- Album Audio tác giả.

 
T

tuyen_13

Phạm Trọng Cầu
Pham%20Trong%20Cau1.jpg


Nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu sinh ngày 25 tháng 12 năm 1935 tại Nam Vang (Campuchia), nguyên quán tại Nghệ An.
Nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu được sinh ra ở Capuchia. Năm 1943, gia đình ông trở về Sài Gòn, mở nhà hàng ca nhạc mang tên Aristo. Ông được tiếp xúc với những ban nhạc người Philippines và một số ca sĩ, nhạc sĩ danh tiếng Việt Nam, trong đó có Trần Văn Khê, Phạm Duy. Năm 1946 -1948 ông tham gia đội Tuyên truyền xung phong Vũng Liêm tỉnh Cửu Long (nay là Vĩnh Long) hòa vào phong trào xuống đường đấu tranh của sinh viên học sinh. Chính tại đây, bài hát Trường làng tôi được ra đời, bước đầu thành công này như một nguồn động viên và định hướng lựa chọn nghề nghiệp cho ông. Năm 1953, ông vào học trường Quốc gia Âm nhạc - kịch nghệ Sài Gòn. Sau khi tốt nghiệp, năm 1962 ông sang Pháp thi vào Nhạc viện Paris.
Năm 1969 ông về nước, giảng dạy ở Trường Quốc gia Âm nhạc - kịch nghệ Sài Gòn, tham gia văn nghệ Tổng hội sinh viên Sài Gòn, Sinh viên Phật tử Vạn Hạnh... và hoạt động nội thành. Năm 1972, ông bị bắt và bị giam cho đến ngày giải phóng.
Phạm Trọng Cầu là người yêu phong trào, thích ca hát, sau ngày giải phóng, ông về công tác ở Hội Văn nghệ Tp.HCM, là ủy viên Hội Âm nhạc thành phố.
Ca khúc của nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu thường có giai điệu nhẹ nhàng, tình cảm và mang đậm âm hưởng dân ca Nam Bộ.
* Các tác phẩm tiểu biểu:
- Trường làng tôi
- Mùa thu không trở lại
- Quê hương( thơ Giang Nam)
- Một trái tim một quê hương
- Chiều Đak Nông
- Tôi yêu mùa thu Hà Nội...
- Nhịp cầu tre
 
T

tuyen_13

Phan Huỳnh Điểu
Phan%20Huynh%20Dieu2.jpg

Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu viết nhiều, đa dạng ở mọi thể loại, đề tài từ ca khúc thiếu nhi, đến các hình thức thanh nhạc, khí nhạc. Âm nhạc trong các sáng tác của ông luôn có giai điệu trau chuốt, trữ tình, ngay cả trong thể loại hành khúc.
* Các tác phẩm tiêu biểu:
- Bóng cây kơnia ( Thơ Ngọc Anh)
- Cuộc đời vẫn đẹp sao
- Anh ở đầu sông em cuối sông ( thơ Hoài Vũ)
- Thuyền và Biển ( Thơ Xuân Quỳnh)
- Sợi nhớ sợi thương ( thơ Thúy Bắc)
- Hành khúc ngày và đêm ( thơ Bùi Giáng)
- Tình trong lá thiếp
- Những ánh sao đêm
* Các tác phẩm đã xuất bản:
- Tập sách nhạc Phan Huỳnh Điểu
Album Audio & Video tác giả.
 
Top Bottom