Nhạc sĩ Việt Nam

T

tuyen_13

Lại Hồng Xứng



Nhạc sĩ Lại Hồng Xứng sinh năm 1951, tại Thái Bình. Ông là kỹ sư xây dựng của Công ty xây dựng 42 Tổng Công ty xây dựng Thuỷ Lợi 4. Nhưng ông lại rất yêu âm nhạc.

Lại Hồng Xứng sáng tác không nhiều, ông đặc biệt dành nhiều tình cảm cho tuổi học đường trong những sáng tác của mình.

Đăc biệt năm 2001, với ca khúc Hành trang mùa hè xanh, Lại Hồng Xứng đã đoạt một trong những giải thưởng cao nhất của Cuộc thi sáng tác ca khúc về thanh niên tình nguyện do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Hội nhạc sĩ Việt Nam tổ chức.

Các ca khúc tiêu biểu:

- Hành trang mùa hè xanh

- Áo trắng

- Thăm lại trường xưa

- Hà Nội khúc hạ buồn

- Hè về

- Hồ Việt An khúc hát tự hào

- Mẹ còn sống mãi
 
T

tuyen_13

Lê Hựu Hà



Nhạc sĩ Lê Hựu Hà, sinh năm 1946, tại Đồng Nai. Mất tháng 5 năm 2003.

Lê Hựu Hà tự học nhạc từ nhỏ, ông được nhiều nhạc sĩ đi trước đánh giá là một trong những người Việt hoá nhạc trẻ Âu Mỹ đầu tiên.

Ông bắt đầu sự nghiệp từ năm 1965, với ban nhạc Hải Âu tại Đại hội nhạc trẻ Taberd. Năm 1970, với Phượng Hoàng – ban nhạc trẻ Việt Nam đầu tiên khởi xướng chơi nhạc trẻ tự sáng tác.

Sau Phượng Hoàng, anh cùng bè bạn thành lập ban nhạc Mây Trắng.

Sau 1975, ban nhạc Hy Vọng, Phiêu Bồng ra đời trong phong trào ca khúc chính trị…

Ông sáng tác khoảng trên 50 ca khúc với những giai điệu, tiết tấu hiện đại, sự tươi tắn và sôi động của nhạc trẻ Phương Tây, đã được nhiều bạn trẻ mến mộ.

Không chỉ sáng tác các ca khúc, nhạc sĩ Lê Hựu Hà còn là một trong những nhạc sĩ khá chuyên tâm trong việc dịch và biên soạn lời Việt cho các ca khúc quốc tế, anh đã viết lời Việt khoảng gần 100 ca khúc, nổi tiếng có bản: Đồng xanh, Những lời dối gian, Ngày hôm qua, Không có em...

Các ca khúc tiêu biểu:

- Tình ca Việt Nam

- Yêu em

- Hãy vui lên bạn ơi

- Hãy yêu như chưa yêu lần nào

- Vào hạ

- Ngỡ đâu tình đã quên mình

- Tôi muốn

- Chờ Một Tiếng Yêu

- Trót Yêu

- Vị Ngọt Đôi Môi

- Yêu Em

- Yêu Người Yêu Ðời

- Hãy Ngước Mắt Nhìn Ðời…
 
T

tuyen_13

Đây Lê Minh Sơn của em Minh Sơn đây!

:)) Sướng nhé!

Lê Minh Sơn sinh năm 1975 tại Hà Tây, là con trai duy nhất của nhạc sĩ Lê Minh Châu. Được sống trong môi trường nghệ thuật từ bé, được kế thừa tài năng và sự truyền thụ âm nhạc từ người cha, 5 tuổi anh đã bắt đầu làm quen với cây đàn guitar. 8 tuổi, anh vào học tại Nhạc viện Hà Nội.

Sau 15 năm rèn luyện, anh trở thành một solist guitar xuất sắc với khả năng diễn tấu nhiều thể loại, từ classic đến pop, jazz, đặc biệt là âm nhạc dân gian các nước theo phong cách flamenco.

Lê Minh Sơn bắt đầu sáng tác từ năm 11 tuổi. Trong âm nhạc Lê Minh Sơn có chất lửa đam mê mãnh liệt, đậm chất flamenco cùng tiết tấu, nhịp điệu của jazz, nhưng cũng thật da diết, sâu lắng mang đậm chất dân gian như trong: Ôi quê tôi, Người ở người về, Chuồn chuồn ớt, Bên bờ ao nhà mình, Nắng lên…

Năm 2004, người ta mới thực sự biết đến Lê Minh Sơn qua những ca khúc do anh sáng tác được ra mắt trong Sao mai - Điểm hẹn với tiếng hát của Ngọc Khuê và Tùng Dương, và sau này là Thanh Lam, Trọng Tấn…

Năm 2004, ca khúc “Ôi quê tôi” được báo Tiền Phong bình chọn là ca khúc của năm và anh cũng được báo Thể thao & Văn hóa bình chọn là nhạc sĩ của năm 2004.

Hiện nay, anh đang là giảng viên dạy guitar ở trường Cao đẳng Văn hoá Nghệ thuật Hà Nội. Vừa làm công tác giảng dạy, sáng tác, biểu diễn, đồng thời viết hoà âm, phối khí và biên tập cho một số Album của các ca sĩ: Thanh Lam, Ngọc khuê, Tùng Dương…
 
T

tuyen_13

Lê Quang



Nhạc sĩ Lê Quang sinh ngày 23/3/1968 tại Sài Gòn.

Năm 1987-1990, anh vào bộ đội, tham gia trong chiến dịch Campuchia.

Từ năm 1990, anh xuất ngũ và về hoạt động âm nhạc tự do tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Năm 1991, Lê Quang nổi tiếng là cây guitar bass của ban nhạc Da vàng. Anh là một trong những người chơi Bass mạnh và nhanh nhất. Anh có thể chơi các loại đàn Bass Alempic 5 dây, Washburn 6 dây, Fender Jazzbass 4 dây, EMG picks up Amp, Carvin, Sans Amp Bass Driver. Ngoài ra, anh còn là ca sĩ của ban nhạc.

Sau thời gian dài gắn bó với tư cách thủ lĩnh của nhóm nhạc Da Vàng, Lê Quang bước vào lĩnh vực sáng tác và thành công với các nhạc phẩm trữ tình nhưng trẻ trung, sôi động, được giới trẻ yêu thích.

Các tác phẩm tiêu biểu:

- Một ngày bình yên

- Đi về nơi xa

- Mùa hạ mãi xa

- Mưa trên cuộc tình…
 
T

tuyen_13

Lê Việt Hòa



Nhạc sĩ Lê Việt Hòa sinh 21/11/1935 ở Hà Tây. Ông phục vụ trong Quân đội những năm 1949-1959 ở sư đoàn 304 Quân khu Hữu Ngạn. Sau khi học Trung cấp sáng tác âm nhạc tại Trường Âm nhạc Việt Nam, nay là Nhạc Viện Hà Nội (năm 1963), ông về làm phóng biên Ban âm nhạc tại Đài Tiếng Nói Việt Nam.

Năm 1969 ông tiếp tục theo học Đại học. Tốt nghiệp năm 1974, ông về Đài Tiếng Nói Việt Nam công tác cho đến khi nghỉ hưu.

Sáng tác của Lê Việt Hòa mang đậm phong vị dân ca. Nhiều tác phẩm của ông đã ghi đậm dấu ấn trong lòng người yêu nhạc.

*Các tác phẩm tiêu biểu:

- Gửi em chiếc nón bài thơ ( thơ xuân Tùng)

- Cô gái Na Hang

- Đón anh về hội xuân

- Nhớ xứ Đoài

- Đợi anh

- Về lại làng xưa

- Lá diêu bông ( thơ Hoàng Cầm)

- Mùa xuân sông Tô ( Giải thưởng hội Nhạc sĩ VN)
 
T

tuyen_13

Lê Yên



Nhạc sĩ Lê Yên tên thật là Lê Đình Yên sinh ngày 30/7/1917 tại Quốc Oai – Hòa Bình. Ông là một trong những nhạc sĩ thuộc thế hệ đầu của Tân nhạc Việt Nam. Ông tự học sáng tác âm nhạc từ trước năm 1945 và được công chúng biết đến với các ca khúc Bẽ bàng (1935) , Xuân nghệ sĩ hành khúc (1937). Thời gian này ông đánh đàn ở các tiệm nhảy để kiếm sống, tham gia dàn nhạc nhẹ sang biểu diễn ở Côn Minh –Trung Quốc. Tuy mãi đến sau ngày hòa bình lập lại ở miền Bắc ông mới có điều kiện dự các lớp học sáng tác do chuyên gia Liên Xô hướng dẫn, nhưng ông lại là một trong những giảng viên đầu tiên của trường Âm nhạc Việt Nam (nay là Nhạc viện Hà Nội). Sau Cách mạng tháng 8, ông có nhiều ca khúc như: Kỵ binh Việt Nam ( tức Ngựa phi, ngựa phi đường xa)1945, Trận Đoan Hùng 1949, Bộ đội về làng( thơ Hoàng Trung Thông) 1952, Nhớ ( thơ Thanh Hải), Kể về Tướng Mỹ ( thơ Tạ Hữu Yên) , Ai về Hà Bắc quê ta ( thơ Phùng Quốc Thụy).

Ngoài lĩnh vực ca khúc, ông có một niềm đam mê với âm nhạc sân khấu, đặc biệt là sân khấu cổ truyền. Ông đã viết nhạc cho hàng chục vở tuồng, chèo, cải lương và bỏ nhiều công sức trong việc tìm tòi, nghiên cứu sự thể hiện cũng như hình thành các mô hình âm nhạc cho sân khấu dân tộc. Ông được xem là một trong những nhạc sĩ có tâm huyết với âm nhạc dân tộc, phương châm của ông là: “học ngoài vì trong, học xưa vì nay”. Tuy kế thừa những hình thức, thể loại của châu Âu nhưng với ông, "sự học" ấy cuối cùng cũng là để thể hiện ý tưởng mang tâm hồn dân tộc. Một số tìm tòi và thể nghiệm được ghi nhận như: việc sử dụng chất liệu âm nhạc của dân ca quan họ với nhạc tuồng truyền thống trong vở tuồng Cô gái Kinh Bắc (huy chương vàng Hội diễn nghệ thuật toàn quốc 1985), hoặc sự kết hợp 40 bài hát mới với các làn điệu chèo truyền thống trong vở chèo Âm vang trống đồng (1984)... Ngoài nhạc cho sân khấu, ông cũng sáng tác một số nhạc phim như: Câu chuyện làng Vũ Đại, Bài ca trên vách đá... Ông còn là một nhà nghiên cứu lý luận với nhiều tham luận về âm nhạc cho sân khấu truyền thống, viết các sách Kinh nghiệm phổ thơ, Đô rê mi tự học (chung với La Thăng)... góp phần phổ cập âm nhạc cho quần chúng và đào tạo nhiều thế hệ nhạc sĩ Việt Nam. Ông cũng đã được tặng thưởng Huân chương lao dộng hạng nhì, Giải thưởng nhà nước về văn học nghệ thuật

*Các tác phẩm tiêu biểu và đoạt giải:

- Bộ đội về làng -Giải thưởng Hội văn nghệ VN

- Kể vè Tướng Mỹ - Giải thưởng Ủy ban Thiêu niên Nhi đồng TW

- Cô gái Kinh Bắc – Huy chương vàng hội diễn sân khấu
 
T

tuyen_13

Lư Nhất Vũ


Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ sinh ngày 13/3/1936 ở Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Sau khi tốt nghiệp sáng tác tại Trường âm nhạc VN năm 1962, ông về công tác tại Đoàn ca múa miền Nam. Năm 1967 ông làm việc tại Phòng chỉ đạo văn công thuộc Vụ âm nhạc và múa, theo dõi và chỉ đạo hoạt động nghệ thuật của Đoàn ca múa nhân dân Việt Bắc, Tây Bắc, Tây Nguyên. Năm 1970 Lư Nhất Vũ trở về chiến trường miền Nam, công tác ở tiêu ban văn nghệ Giải phóng, hoạt động ở chiến trường miền Tây Nam Bộ. Sau năm 1975 ông làm việc ở Viện nghiên cứu âm nhạc cho đến khi nghỉ hưu.

Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ hoạt động đa dạng trong lĩnh vực âm nhạc. Trong sáng tác, ông viết cả ca khúc, khí nhạc, viết lời mới cho các làn điệu dân ca, nghiên cứu, sưu tầm âm nhạc dân gian. Bên cạnh mảng ca khúc nhạc sĩ Lư Nhất Vũ có hàng loạt các công trình nghiên cứu, sưu tầm đồ sộ về dân ca các miền, đặc biệt là dân ca Nam Bộ. Nhiều tác phẩm, công trình nghiên cứu âm nhạc của ông, hoặc ông viết cùng vợ (Lê Giang) và nhiều tác giả khác không chỉ có giá trị về mặt nghệ thuật mà còn góp phần quan trọng trong việc giới thiệu âm nhạc Việt Nam ra nước ngoài ngoài. Năm 2005 công trình nghiên cứu Hát ru của ông đã đoạt giải nhất Hội nhạc sĩ Việt Nam.

* Các tác phẩm tiêu biểu:

- Chiều trên bản Mèo(hợp xướng)

- Hàng em mang tới chiến hào

- Cô gái Sài Gòn đi tải đạn(Giải A Hội Nhạc sĩ VN)

- Bên tượng đài Bác Hồ

- Hãy yên lòng mẹ ơi

- Tiếng cồng vượt thác

- Hòn khoai ( nhạc cảnh).

- Bài ca đất phương Nam" lời của Lê Giang
lunhatvu.jpg
 
T

tuyen_13

Lương Nguyên Nhạc sĩ Lương Nguyên tên khai sinh là Đặng Tuấn Nhuệ, sinh ngày 26 tháng 5 năm 1945, quê ở Chương Mỹ, Hà Tây.
Hiện ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Từ năm 1971 đến nay, là cộng tác viên của các Xưởng Phim Quân đội và Thời sự - Tài liệu Trung ương.
Hiện nay, ông là Phó Chủ nhiệm Chương trình Ca nhạc Ban Âm nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam.
Viết nhạc cho các phim hoạt hình, tham gia sáng tác và dàn dựng các chương trình nghệ thuật cho các đoàn nghệ thuật, tham gia Liên hoan Ca Múa Nhạc toàn quốc. Nhiều chương trình, tiết mục của ông được tặng thưởng Huy chương vàng, bạc.
Ông viết nhiều bản hoà tấu và phần đệm đàn cho Dàn nhạc Dân tộc Đài Tiếng nói Việt Nam.
Đặc biệt, ông còn có nhiều đóng góp cho sự nghiệp tuyên truyền quảng bá âm nhạc, với vị trí là một phóng viên, biên tập viên âm nhạc. Ông cũng là người xây dựng nhiều chương trình ca nhạc, phản ánh nhiều hoạt động âm nhạc đưa lên sóng phát thanh. Nhạc sĩ Lương Nguyên là người khởi xướng và phụ trách “Câu lạc bộ bạn yêu nhạc” trong chương trình Văn học - Nghệ thuật của Đài Tiếng nói Việt Nam, một hoạt động được đông đảo giới trẻ tham gia và hưởng ứng.
Các ca khúc tiêu biểu:
- Bài thơ chiều
- Bức thư Thái Bình
- Đôi mắt
- Mèo trắng- Mèo đen…
 
T

tuyen_13

Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước còn có các bút danh: Huỳnh Minh Siêng, Long Hưng, Anh Lưu, Hồng Chí. Ông sinh ngày 12 tháng 2 năm 1921 tại Cần Thơ và là một trong số những người khơi dòng trong phong trào Tân nhạc ở nước ta từ những năm 30. Đối với các nhạc sĩ Cách mạng, Lưu Hữu Phước được coi là một người anh cả của nền âm nhạc Việt Nam và là nhà nghiên và Việt hóa hành khúc âm nhạc và đã có những tác phẩm xuất sắc.
Ông vừa tham gia hoạt động chính trị, xã hội, vừa sáng tác, tuyên truyền âm nhạc cho thế hệ trẻ. Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước nguyên là giáo sư, viện trưởng Viện âm nhạc, Chủ tịch Hội đồng âm nhạc quốc gia. Bộ trưởng Bộ Thông tin - tuyên truyền và văn hóa trong Chính phủ lâm thời Mặt trận dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Trước Cách mạng tháng 8 ông nổi tiếng với tác phẩm "Bạch Đằng Giang"( lời Mai Văn Bộ - Nguyễn Thành Nguyên 1940), mở đầu cho hàng loạt ca khúc cách mạng của ông sau này.
Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước là một nhạc sĩ Việt Nam đầu tiên sử dụng thể loại hành khúc trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc. Đồng thời ông cũng là người có nhiều sáng tạo trong âm nhạc. Ông không chỉ sáng tác ca khúc cách mạng, ca khúc thiếu nhi mà còn viết nhiều ca cảnh, ca kịch, nhạc cho múa, viết sách về lý luận âm nhạc, có ảnh hưởng sâu rộng đến sự phát triển của âm nhạc Việt Nam. Với những đóng góp của ông trong lịch sử âm nhạc Cách mạng Việt Nam, ông đã được Nhà nước tặng thưởng nhiều huân chương, huy chương trong đó có Huân chương độc lập hạng nhất và Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
* Các tác phẩm tiêu biểu:
- Xếp bút nghiên
- Lên đàng
- Tiếng gọi thanh niên
- Tuổi hai mươi
- Giải phóng miền Nam
- Tiến về Sài Gòn
- Lãnh tụ ca
- Hồn Tử sĩ
- Tình Bác sáng đời ta
- Ca cảnh: Con thỏ ngọc ( Thơ Mai Văn Bộ)
- Diệt sói lang ( kịch bản Nguyễn Mộng Ngọc)
- Hội nghị Diên Hồng ( Lời Huỳnh Văn Tiểng)
- Ca kịch Bông Sen ( viết chung cùng Hoàng Việt)
- Reo vang bình minh ( ca khúc thiếu nhi)
 
Last edited by a moderator:
T

tuyen_13

Minh Châu
Nhạc sĩ Minh Châu tên thật là Trần Minh Châu, sinh ngày 15/8/1960 tại Đà Nẵng và lớn lên tại Sài Gòn.
Năm lên 9 tuổi, Minh Châu học Guitar cổ điển, 16 tuổi chơi guitar bass và hát trong các ban nhạc: Đồng xanh, The red sun, Nắng lên...
Sau đó anh theo học và trở thành Cán Bộ Thuỷ Văn, công tác trong Đoàn Khảo sát 6 năm. Sau đó, anh chuyển về phụ trách âm nhạc ở Nhà Văn hoá An Giang rồi về lại Sài Gòn.
Năm 18 tuổi, anh đã có sáng tác đầu tay là bài hát phổ thơ Hàn Mặc Tử, cho đến nay Anh đã sáng tác khoảng 150 ca khúc, trong đó khoảng 70 bài đã được phổ biến.
Bên cạnh mảng ca khúc là những tác phẩm khí nhạc, trong đó đáng chú ý là phần âm nhạc của bộ phim Đức "Hạt mưa rơi bao lâu?".
Năm 1999, NXB Văn Nghệ phát hành tập nhạc "Giai Điệu Bạn Bè" gồm 100 ca khúc quốc tế lời Việt do anh chuyển dịch và biên soạn.
Nhạc sĩ Minh Châu được đánh giá là một nhạc sĩ mang hơi thở thời đại, nhưng cũng đậm chất dân gian, lãng mạn. Anh đắm mình nghiên cứu văn hoá dân gian và âm nhạc dân tộc.
Anh đã cho ra đời album CD, VCD "Trường ca Bức Tranh Non Nước. Đây là một trường ca mang tính sử thi được thể hiện bằng ngôn ngữ âm nhạc dân gian, khắc hoạ hình ảnh Việt Nam từ quá khứ, hiện tại và tương lai. Bức tranh Non Nước đã được các đơn vị nghệ thuật từ không chuyên đến chuyên nghiệp dàn dựng, biểu diễn, còn Việt Nam Gấm Hoa đạt giải ở nhiều hội diễn, gần đây nhất đoạt Huy chương vàng Hội diễn Chuyên nghiệp toàn quốc – 2005, do Nhà Hát Ca Múa Nhạc Việt Nam biểu diễn.
Hiện tại, Minh Châu là Trưởng Phòng Biên Tập Trung tâm Băng dĩa nhạc Bến Thành. Anh đang thực hiện trường ca thứ 2 cũng mang màu sắc dân gian. Đồng thời anh vừa số hoá và đưa lên mạng 150 tác phẩm lên mạng Internet.
Album đã phát hành:
- Album vol.1: Giấc Mơ Hồng.
- Album vol.2: Trường ca Bức Tranh Non Nước và những ca khúc âm hưởng dân ca ba miền.
- Album vol.3: Chồi Xanh.
 
T

tuyen_13

Minh Đức
Nhạc sĩ Minh Đức tên khai sinh là Nguyễn Minh Đức. Ông sinh ngày 19/5/1947 ở Thăng Bình - Quảng Nam.
Ông đến với âm nhạc từ khá sớm. Ngay từ những năm 1964 ông đã là diễn viên Đoàn văn công Giải phóng. Sau khi học và tốt nghiệp Đại học nghệ thuật Huế, ông về công tác tại phòng văn nghệ tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng (1971), rồi chuyển sang làm Phó giám đốc Nhà văn hoá, Trưởng đoàn Ca múa Nhạc Tiên Sa. Hiện ông làm trưởng phòng nghệ thuật - Sở VHTT thành phố Đà Nẵng.
Nhạc sĩ Minh Đức bắt đầu sáng tác từ những năm tháng chiến tranh, nhưng phải tới khi tốt nghiệp Đại học Nghệ thuật Huế sau ngày giải phóng, những ca khúc của ông mới được công chúng biết tới và phổ biến rộng rãi như: Một thời để nhớ, Thương em chín đợi mười chờ, Mẹ quê hương, Một chặng đường em đã qua, Về Đông Giang, Thành phố đầu biển cuối sông.v.v.
Ông sáng tác khá đều tay và ở nhiều đề tài, mỗi tác phẩm của ông đều mang ngôn ngữ, hơi thở của cuộc sống và thấm đẫm chất liệu âm nhạc dân gian, đặc biệt là dân ca xứ Quảng.
Các giải thưởng:
- Giải thưởng về Văn học nghệ thuật Quảng Nam – Đà Nẵng năm 1985- 1995
- Giải nhì cuộc thi sáng tác ca khúc 1995 với ca khúc: Quê hương đất Quảng anh hùng.
Ngoài ra, ông còn nhận được nhiều giải thưởng trong các cuộc vận động sáng tác ca khúc của Trung ương và địa phương. Một số ca khúc của ông đã được các ca sĩ biểu diễn giới thiệu ở nước ngoài.
 
T

tuyen_13

Minh Khang
Tên khai sinh là Phạm Minh Khang, sinh ngày 8 tháng 12 năm 1944, quê ở Hải Dương.
Ông bắt đầu sáng tác ca khúc trong phong trào Sóng Duyên Hải những năm đầu thập kỷ 60. Năm 1964, theo học khoa Sáng tác Trường Âm nhạc Việt Nam. Năm 1969, ông bắt đầu giảng dạy tại trường.
Sau khi tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Sáng tác và Lý luận tại Nhạc viện Odessa (Liên Xô cũ), ông trở về Nhạc viện Hà Nội tiếp tục giảng dạy. Và làm Chủ nhiệm khoa Sáng tác – Lý luận - Chỉ huy.
Ông đã xuất bản một số công trình nghiên cứu âm nhạc như: Về vai trò và thuật ngữ quãng bốn, Những cơ sở của điệu thức trong dân ca người Việt Nam, Mối quan hệ giữa âm điệu tiếng nói và âm điệu âm nhạc là quy luật biện chứng.
Một số giáo trình: Sách giáo khoa về xướng âm, hoà thanh, phân tích tác phẩm, Lịch sử phát triển hoà thanh … đã được sử dụng trong giảng dạy tại các trường chuyên nghiệp trong nước.
Ông được phong danh hiệu Phó Giáo sư, Phó Tiến sĩ, Nhà giáo ưu tú.
Các tác phẩm tiêu biểu:
- Bóng dừa quê hương (violon và piano)
- Câu chuyện về một dòng sông (violon và piano)
- 10 préludes (piano)
- bài thơ biển cả (hoà tấu bộ gõ và piano)
- hội mùa (độc tấu đàn bầu cùng dàn nhạc)…
 
T

tuyen_13

Minh Phương
Nhạc sĩ Minh Phương tên khai sinh là Trương Minh Phương, sing ngày 23 tháng 3 năm 1933, quê ở Đà Lạt, Lâm Đồng.
Công tác tại Nhà Văn hoá Trung tâm Thừa Thiên- Huế. Đã nghỉ hưu.
Minh Phương hoạt động âm nhạc từ Kháng chiến chống Pháp. Ông đã tham gia tích cực trong các phong trào âm nhạc quần chúng.
Ông sáng tác chủ yếu là ca khúc. Ngoài ra, ông còn có một số biên khảo về âm nhạc.
Các ca khúc tiêu biểu:
- Đắp lại đường xưa
- Mở thêm đường mới
- Chiều Trường Sơn
- Chuyến xe đêm (ca cảnh).
 
T

tuyen_13

Minh Quang
Nhạc sĩ Minh Quang tên khai sinh là Đỗ Minh Quang, sinh ngày 24 tháng 10 năm 1951, quê ở Thanh Hoá.
Công tác tại Đoàn Văn công Tổng cục Chính trị. Sau đó, ông được đi học và tốt nghiệp Đại học Sáng tác tại Nhạc viện Hà Nội. Hiện công tác tại Phòng Văn Nghệ Quân đội. Ông cũng đã có thời gian làm biên tập âm nhạc Chương trình Truyền hình Quân đội.
Là nhạc sĩ quân đội ông đã có nhiều ca khúc viết về người lính được nhiều người yêu thích.
Ngoài ra, ông còn viết một số tác phẩm khí nhạc, nhạc múa…
Đã đoạt Giải thưởng về tác phẩm khí nhạc của Hội Nhạc sĩ Việt Nam, 1995.
Các ca khúc tiêu biểu:
- Gia tài người lính (Thơ Diệp Minh Tuyền),
- Hoa sim biên giới (thơ Đăng Ái),
- Người lính tình nguyện và cô gái Apsara…
 
T

tuyen_13

Mộng Lân
Tên khai sinh là Nguyễn Mộng Lân, sinh ngày 22 tháng 11 năm 1936 tại Thanh Ba, Phú Thọ.
Ở tuổi thiếu niên, ông tham gia Đoàn Thiếu nhi Nghệ thuật do nhạc sĩ Lưu Hữu Phước tổ chức và hướng dẫn. Năm 1951, ông được đi học văn hoá và âm nhạc. Năm 1954, công tác ở Bộ Giáo dục và tham gia soạn thảo chương trình văn-thể-mỹ ứng dụng trong nhà trường. Năm 1957, ông trở thành biên tập âm nhạc trẻ nhất của Đài Tiếng nói Việt Nam.
Những sáng tác của Mộng Lân chủ yếu dành cho các em thiếu nhi, với nhiều ca khúc nổi tiếng: Quê em bừng sáng (1956), Em là mầm non của Đảng, Tấm ảnh Bác Hồ (1957), Tiếng hát ngày hè (1958), Ngày chủ nhật (1960), Tuổi nhỏ đất nươc anh hùng (1965), Em đang sống những ngày vẻ vang (1968), Mùa xuân- tuổi thơ - ước mơ (1975), Nguyễn Bá Ngọc - người thiếu niên dũng cảm… Ngoài ra, ông cũng có nhiều ca khúc cho người lớn, trong đó có: Chiến thắng sông Gianh (1965), Những cánh chim địa chất (1969), hát vang bài ca toàn thắng…
*Các tác phẩm đã xuất bản:
- Tập nhạc Những cánh chim địa chất (Nhà xuất bản Âm nhạc, 1973)
- Tuyển tập nhạc Mộng Lân và Album Mùa xuân- tuổi thơ- ước mơ (DIHAVINA, 1995)
 
T

tuyen_13

Mông lợi Chung
Nữ nhạc sĩ Mông lợi Chung tên khai sinh là Mông thị Dẻn, là người dân tộc Nùng, sinh ngày 04 tháng 4 năm 1941, quê ở Văn Lãng - Lạng Sơn.
Bà đến với âm nhạc từ những ngày còn học ở các trường Phổ thông Quế Lâm, trường Sư phạm miền núi Trung ương.
Sau khi chúng tuyển và tốt nghiệp trường Âm nhạc Việt Nam - chuyên ngành sáng tác, Mộng Lợi Chung về công tác ở Đoàn Ca múa Lạng Sơn, vừa sáng tác vừa chỉ huy dàn nhạc.
Năm 1974, bà được đi tu nghiệp tai Nhạc viện Erevan (Cộng hoà Armenia). Sau đó, về công tác tại Viện nghiên cứu Âm nhạc và Múa, rồi Viện Văn hoá-nghệ thuật tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Bên cạnh việc sáng tác ca khúc, nhạc sĩ Mông Lợi Chung còn có một số tác phẩm khí nhạc như: Mơ ước về bản Mường (giao hưởng thơ), Đêm yên tĩnh (viết cho viola, violoncelle và piano).
Ngoài sáng tác, Mông Lợi Chung còn có những chuyên đề nghiên cứu về âm nhạc dân tộc Tày-Nùng, dàn dựng và chỉ huy dàn nhạc một số chương trình biểu diễn ca múa nhạc.
Bà cũng có một số tiểu luận âm nhạc như: Hát ru Nùng Cháo, Âm nhạc với không gian ban ngày ở làng Tày-Nùng Lạng Sơn và sơ lược về Then Tày (Tham luận tại hội thảo Âm nhạc các dân tộc thiểu số Trung Quốc lần thứ VI, 1995).
Các ca khúc tiêu biểu:
- Bài ca mùa xuân
- Làng Mẫu Sơn
- Xin cho em hát tên anh
- Ngày xuân sứ Lạng
- Đi cùng mùa xuân
 
T

tuyen_13

Nghiêm Bá Hồng
Nhạc sĩ Nghiêm Bá Hồng sinh ngày 13/10/1943 ở Từ Liêm – Hà Nội. Tốt nghiệp đại học sáng tác tại Nhạc Viện Hà Nội năm 1990.
Từ năm 1998 đến năm 2002, ông làm biên tập viên, rồi làm Trưởng ban biên tập sách - Nhà xuất bản âm nhạc.
Sáng tác của Nhạc sĩ Nghiêm Bá Hồng chủ yếu là những ca khúc cho thiếu nhi với đề tài nhà trường, tuổi học trò, về tình yêu quê hương, đất nước với giai điệu trong sáng, hồn nhiên. Nhiều tác phẩm của ông đã đoạt giải thưởng như: Giải nhì giao hưởng: Âm dương cánh cò – Hội Nhạc sĩ Việt Nam 1995.
*Các tác phẩm tiêu biểu:
- Thật đáng yêu
- Vui được tới trường
- Trong cơn mưa chiều nay (Thơ Đặng Thạc)
- Lời chào của em ( thơ Nguyễn Hoàng Sơn)
- Chiếc bàn chải
- Độc tấu Violon Lặng lẽ thời gian
- Nhạc cảnh - Cơn mưa đằng đông
- Giao hưởng thơ Âm dương cánh cò
*Đã xuất bản:
- Tuyển tập ca khúc Nghiêm Bá Hồng
- Album Audio tác giả
 
T

tuyen_13

Ngô Huỳnh
Nhạc sĩ Ngô Huỳnh sinh ngày 31 tháng 12 năm 1931 tại Sài Gòn. Ông tham gia hoạt động âm nhạc trong kháng chiến chống Pháp qua những hoạt động thanh niên - học sinh, về sau ông lên chiến khu Đ và là cán bộ thông tin tuyên truyền của chiến khu. Năm 1949, ông sáng tác ca khúc Con kênh xanh xanh, bài hát ca ngợi cảnh đẹp quê hương với giai điệu trong sáng, nhịp nhàng, da diết tình quê hương. Tiếp đó ông sáng tác một số ca cảnh: Đi đi, Chỉ một con đường, Anh Hai em biết rồi...
Năm 1950, ông nhập ngũ. Cuộc sống chiến đấu của người lính đã làm cho những ca khúc của ông mang một nét mới. Trong những cảm xúc trữ tình lãng mạn, nay có thêm sự lạc quan và hùng tráng của người lính. Những tác phẩm viết trong thời gian này chủ yếu là để phục vụ cho các đơn vị bộ đội ở Nam bộ.
Năm 1956, ông tập kết ra Bắc và bắt đầu đi vào con đường sáng tác chuyên nghiệp. Ông theo học sáng tác tại trường Âm nhạc Việt Nam (nay là Nhạc viện Hà Nội). Sống trên đất Bắc nhưng tình cảm ông vẫn luôn dành cho quê hương miền Nam thân yêu. Một số ca khúc thể hiện tình cảm đó như: Đi theo cờ giải phóng, Tiếng hát bờ Nam, Nhớ con sông quê hương... và đặc biệt là Tổ khúc giao hưởng Những bài ca về quê mẹ (1971).
Ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, ông trở về quê hương sau bao năm xa cách. Ông viết các ca khúc Bài ca đại thắng, Cho tôi được hát ngàn lời ca... và nhiều tiểu phẩm cho các đàn dân tộc như t`rưng, sến, tam thập lục, Hợp xướng: Cửu Long cuộn sóng, Việt Nam máu và hoa, Đất thép và một số nhạc cho phim hoạt hình, phim truyện.
Nhạc sĩ Ngô Huỳnh là một tấm gương sáng về sự kiên trì học tập và say mê âm nhạc. Tác phẩm của ông là những cảm xúc đằm thắm, thiết tha về con người, quê hương, đất nước.
*Các tác phẩm tiêu biểu:
- Hợp xướng Cửu Long cuộn sóng
- Con kênh xanh xanh
- Trở lại kênh xanh
- Tổ khúc giao hưởng Những bài ca về quê mẹ (1971).
- Hợp xướng: Cửu Long cuộn sóng, Việt Nam máu và hoa, Đất thép.
- Nhạc phim Chi Nhung
- Câu chuyện nàng Sita ( sân khấu)
- Tổ khúc nhạc múa Mùa cá, Đoa Pu ( múa Chàm)
*Các tác phẩm đã xuất bản:
- Tuyển tập ca khúc Ngô Huỳnh
- Album Audio tác giả
 
T

tuyen_13

Ngô Quốc Tính
Nhạc sĩ Ngô Quốc Tính sinh ngày 18 tháng 8 năm 1943, tại Bình Lục, Hà Nam.
Ông sáng tác ca khúc từ năm 16 tuổi. Năm 21 tuổi, ca khúc đầu tiên của ông "Niềm vui cô thợ dệt" được phát trên Đài Tiếng nói Việt Nam.
Năm 31 tuổi, Ngô Quốc Tính mới vào học Trường Âm nhạc Việt Nam môn Sáng tác hệ Tại chức, sau đó ông thi đậu vào hệ chính quy.
Nhạc sĩ Ngô Quốc Tính đã viết hàng trăm ca khúc, nhiều tác phẩm khí nhạc và âm nhạc cho các vở diễn sân khấu.
Âm nhạc của ông luôn mang đậm âm hưởng dân ca Việt Nam, đặc biệt là dân ca Đồng bằng Bắc Bộ.
Riêng với khí nhạc, ông luôn tìm tòi những bản sắc riêng, tiêu biểu như: 7 préludes Một góc quê hương biến tấu cho bộ gõ, violon và violoncelle, giao hưởng thơ Ánh mắt mùa xuân, ballade symphonique Huyền tích Trường Sơn (chuyển thành vũ kịch năm 1997), symphonie 3 chương Thái Bình Dương, ballet Huyền tích Trường Sơn, Đôi cánh Điện Biên (hợp xướng 4 chương), Theo chân Bác (hợp xướng 3 chương),… và nhiều vở nhạc cho sân khấu: Lời thề thứ 9, Lập xuân, Nàng Sita…
Ngoài ra, ông còn viết một số kịch bản, kịch hát: Tôi chưa chết được, Chuyện đúc người…
Ông đã đoạt các giải thưởng âm nhạc:
- Giải thưởng âm nhạc cho sân khấu năm 1970,
- Giải Nhất cuộc thi sáng tác ca khúc Việt-Xô năm 1981,
- Giải Nhất cuộc thi bài hát lứa tuổi "Hoa học trò" năm 1992,
- Giải thưởng Hội Nhạc sĩ Việt Nam các năm 1982, 1993, 1995, 1996.
Các ca khúc tiêu biểu:
- Trên công trường rộn tiếng ca
- Tập múa
- Tình trăng tình biển
- Hương hồi xứ Lạng
- Mai em mười bảy
- Tiếng ru trong ánh điện sông Đà
- Chùm hoa biển
- Ánh trăng xanh
- Hồ Tây chiều nhớ
Đã xuất bản:
- Tuyển tập ca khúc Ngô Quốc Tính kèm băng cassette tác giả (DIHAVINA và Hội Nhạc sĩ Việt Nam, 1995).
 
T

tuyen_13

Ngô Sĩ Hiển
Nhạc sĩ Ngô Sĩ Hiển sinh ngày 28 tháng 8 năm 1928, quê ở Hà Nội.
Năm 1947, ông vào bộ đội, làm cán bộ tuyên truyền của tiểu đoàn, trung đoàn rồi tham gia Đội văn công Sư đoàn 308. Ông chơi violon là chính, chỉ sáng tác một vài ca khúc như: Bình ca (1949), Noi gương Cù Chính Lan (1950),…
Năm 1954, ông được cử đi học sáng tác âm nhạc ở Nhạc viện Thượng Hải, Trung Quốc. Về nước năm 1961, ông làm giảng viên tại trường Âm nhạc Việt Nam (nay là Nhạc viện Hà Nội), dạy những khoá đào tạo đại học đầu tiên. Một số tiểu phẩm viết cho piano của ông dựa trên các chủ đề dân ca như Ru con, Ngồi tựa mạn thuyền, Hoa thơm bướm lượn… được sử dụng trong giáo trình giảng dậy.
Năm 1964, ông chuyển về công tác tại Vụ Âm nhạc và Múa, làm Trưởng ban nghiên cứu lý luận. Ông đã biên soạn cuốn Thuật ngữ âm nhạc và dự thảo cuốn Lịch sử âm nhạc Việt Nam giai đoạn 1945-1954 cùng với một số nhạc sĩ khác.
Sau năm 1975, ông mới có điều kiện tập trung vào sáng tác nhiều hơn. Hàng loạt tác phẩm đã ra đời: Mừng toàn thắng (1975), Đôi mắt (1975), Hát ru em bé Campuchia (thơ Nguyễn Trọng Tạo, 1978), Ngợi ca (chào mừng Đại hội Đảng lần thứ V), Những kỷ niệm không phai (1980-1981), Việt Nam - Hồ Chí Minh… Đặc biệt ông đã hoàn thành tập sáng tác cho piano nhan đề Đất mẹ gồm 11 bài, chia thành ba Tổ khúc với tiêu đề Quê hương – Vùng cao – Trong buôn làng phum sóc (1982-1984). Trong năm 1984 ông có một số sáng tác: Cuốn sổ tay chiến sĩ Điện Biên, Khi mùa xuân về, tia nắng sớm. Năm 1985 có: Hành khúc công an nhân dân, Chẳng giận em nữa đâu, Mảnh trời thân thương, Biển cả, Cây đàn bầu và những chàng lính trẻ, Bồ đề và hoa đại, Cây gạo quê hương. Năm 1986 với Ai đã qua chiến tranh, Tiếng gọi thiêng liêng…
*Các tác phẩm đã xuất bản:
Tuyển tập ca khúc Ngô Sĩ Hiển kèm theo băng cassette (DIHAVINA và Hội Nhạc sĩ Việt Nam, 1995)
 
Top Bottom