Nhạc sĩ Việt Nam

T

tuyen_13

An Chung



Tên khai sinh là Nguyễn An Chung, sinh ngày 26 tháng 11 năm 1931 tại Hà Đông, quê ở Hà Bắc. Mất năm 1982 tại Hà Nội.

Năm 1957, Nhà xuất bản Mỹ thuật – Âm nhạc thành lập (tiền thân của Nhà xuất bản Văn Hoá ngày nay). Lúc đó An Chung được điều động từ phòng tuyên truyền Bộ Văn hoá về, anh là một trong những cán bộ biên tập đầu tiên của Nhà xuất bản. Mãi đến năm 1960, được dự một lớp bổ túc sáng tác An Chung mới thực sự phát triển được năng lực sáng tác của mình. Ca khúc tốt nghiệp khoá bổ túc sáng tác được coi như ca khúc đầu tay của ông Trăng sáng đôi miền (1961) đã nhanh chóng có tiếng vang trong đời sống âm nhạc công chúng lúc bấy giờ. Sau đó ông tiếp tục khẳng định mình bằng những ca khúc như: Nghe tiếng em ca (1961), Tôi người lái xe (1965), Đường cày đảm đang (1966)… Năm 1968 ông được sang học sáng tác tại Nhạc viện Ođétxa (Liên Xô cũ), là thời gian ông thu thập được những vốn liếng quý báu về kỹ thuật và kiến thức sáng tác. Ông đã viết một số tác phẩm khí nhạc gồm giao hưởng, côngxéctô và nhiều tiểu phẩm.

*Các tác phẩm tiêu biểu:

- Trăng sáng đôi miền

- Tôi người lái xe

- Ngọn đuốc Mô-ri-xơn

- Hát lên em cô gái Thái Bình

- Hát từ xóm biển Cà Mau

- Đường cày đảm đang…
 
T

tuyen_13

hạc sĩ An Thuyên tên đầy đủ là Nguyễn An Thuyên, sinh ngày 15/8/1949 tại Quỳnh Lưu, Nghệ An.

Ông đến với âm nhạc từ rất sớm, năm 1967 ông công tác ở Ty Văn hóa Nghệ An. Năm 1975 vào bộ đội. Năm 1977, công tác tại Đoàn Văn công Quân khu 4. Năm 1981, ông đi học đại học sáng tác tại Nhạc viện Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp, năm 1988, ông về Phòng Văn nghệ Quân đội và đến tháng 8 năm 1992, ông về công tác ở Trường Nghệ thuật Quân đội. Hiện nay, đại tá, nhạc sĩ An Thuyên là Hiệu trưởng trường ĐH VHNT Quân đội, Phó Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam. Nhạc sĩ An Thuyến từng là Chiến sĩ quyết thắng (12 năm liền), Huân chương lao động hạng III, Huân chương Chiến công hạng I.

An thuyên sáng tác khá đều tay và đa dạng ở mọi thể loại. Nhiều ca khúc mang âm hưởng dân ca ghi đậm dấu ấn trong lòng người yêu nhạc như: "Em chọn lối này", "Đêm nghe hát đò đưa nhớ Bác", "Tiếng đàn Balalaica trên sông Đà", "Khi xe tăng qua miền quan họ", "Hành quân lên Tây Bắc", "Thơ tình của núi”, “Neo đậu bến quê", "Huế thương", "Mẹ Việt Nam anh hùng", "Ca dao em và tôi", "Chú Cuội chơi trăng”...

Nhạc sĩ An Thuyên còn viết một số kịch hát đã được dàn dựng ở nhiều Đoàn Văn công như: Trương Chi, Đôi đũa kim giao, Biển tình cay đắng, Anh hùng Núp.... trong lĩnh vực khí nhạc, đáng chú ý là Concerto cho flute và dàn nhạc giao hưởng. Bên cạnh đó, ông còn viết nhạc cho phim, viết phần âm nhạc cho khoảng 60 vở kịch nói, tuồng, chèo cho múa.

* Các tác phẩm đoạt giải thưởng:

- Giải Nhất cuộc thi ca khúc toàn quốc năm 1985: Tiếng đàn Balalaica trên sông Đà (phỏng thơ Quang Huy)

- Giải thưởng chính thức của Bộ Quốc phòng: Hành quân lên Tây Bắc (1984), Thơ tình của núi (1994)

- Giải Nhất của Bộ Văn hóa - Thông tin và Hội Nhạc sĩ Việt Nam: Khi xe tăng qua miền Quan họ (1985), Mẹ Việt Nam anh hùng (1995).
- Giải Nhì Hội Nhạc sĩ Việt Nam: Chín bậc tình yêu (1992).

* Các tác phẩm đã xuất bản:
- Tuyển chọn ca khúc An Thuyên (Nhà xuất bản Âm nhạc)
- Album An Thuyên (DIHAVINA)
Album: Neo đậu bến quê
 
T

tuyen_13

Nhạc sĩ Bùi Đình Thảo sinh ngày 4 tháng 2 năm 1931, quê ở Đồng Văn, Duy Tiên, Hà Nam (Hà Nam Ninh). Nguyên là cán bộ Sở Văn hóa-Thông tin Hà Nam.

Từ thời kỳ kháng chiến chống Pháp, ông đã hát và sáng tác phục vụ đồng bào. Bùi Đình Thảo bắt đầu sáng tác từ năm 1956 với ca khúc Tiếng hát quê ta được trình bày trên làn sóng Đài phát thanh TH Việt Nam qua giọng ca của ca sĩ Thương Huyền. Từ đó anh đã sáng tác nhiều ca khúc và được quần chúng biết đến: Gửi người yêu dấu (1957),…

Năm 1963, ông được kết nạp vào Hội Nhạc sĩ Việt Nam.

Sau khi tốt nghiệp Đại học Sáng tác ở Nhạc viện Hà Nội năm 1978, với thơ giao hưởng: Mùa xuân Hồ Chí Minh - mùa xuân thống nhất (1978). Nhạc sĩ Bùi Đình Thảo đã sáng tác trên nhiều lĩnh vực như: Nhạc cho sân khấu chèo, múa rối, kịch nói, ca cảnh, tổ khúc múa hát, nhạc múa... Nhiều tác phẩm của ông đã đoạt huy chương vàng, bạc trong các hội diễn ca múa nhạc chuyên nghiệp.

Bùi Đình Thảo đã dành nhiều tâm huyết trong những sáng tác cho thiếu nhi. Nhiều tác phẩm của ông đã được các em yêu thích: Đi học (thơ Minh Chính), Bàn tay mẹ (thơ Tạ Hữu Yên), Chúng em làm chị Tấm, Bà thương con, Em đi giữa biển vàng (thơ Nguyễn Khoa Đăng), Sách bút thân yêu ơi…

Bùi Đình Thảo đã có nhiều đóng góp cho nền âm nhạc Việt Nam. Ông đã được nhận Giải thưởng Âm nhạc Nguyễn Khuyến của địa phương.

*Các tác phẩm tiêu biểu:

- Thư biên giới

- Cây lúa tình em

- Xôn xao Cúc Phương

- Tiếng hát vào ca

- Đi học (thơ Minh Chính)

- Em đi giữa biển vàng (thơ Nguyễn Khoa Đăng)

- Bàn tay mẹ (thơ Tạ Hữu Yên).

- Sách bút thân yêu ơi…
 
F

faustvn01

Tuyen_13 cho anh hỏi chút về nhạc sĩ Phạm Duy. Về tiểu sử, lí lịch trích ngang, trích chéo của Phạm Duy thì anh biết rồi (phải nói là một cuộc đời rất thú vị). Nhưng anh không rõ các sáng tác của Phạm Duy được sếp vào thể loại, dòng nhạc nào? Các bài hát của ông có đặc điểm gì?
Mem nào quan tâm thì cùng chia sẻ nhé.
 
T

tuyen_13

neu_em_khong_phai_giac_mo said:
Tuyen_13 cho anh hỏi chút về nhạc sĩ Phạm Duy. Về tiểu sử, lí lịch trích ngang, trích chéo của Phạm Duy thì anh biết rồi (phải nói là một cuộc đời rất thú vị). Nhưng anh không rõ các sáng tác của Phạm Duy được sếp vào thể loại, dòng nhạc nào? Các bài hát của ông có đặc điểm gì?
Mem nào quan tâm thì cùng chia sẻ nhé.

Anh Hùng àh! :)

cũng như Trinh công Sơn thật khó để xếp Phạm Duy vào hẳn một thể loại nào cả..

chủ đề sáng tác của ông có cả Tình yêu đôi lứa, tình yêu Quê hương, Chiến đấu...

Ghi chú: Sao anh lại để tuổi 18 ăn gian quá! :))
 
T

tuyen_13

Anh Quân

Anh Quân tên khai sinh là Trương Anh Quân, sinh năm 1971 trong một gia đình làm nghệ thuật, Bố là nhạc sĩ Trương Ngọc Ninh và Mẹ là nghệ sĩ Thu Hiền, thuyết minh phim của Ðài truyền hình Việt Nam.

Anh Quân đến với âm nhạc từ sớm và được đào tạo cơ bản tại Nhạc Viện Hà Nội. Sau đó, sang CHLB Đức tiếp tục con đường âm nhạc nhưng theo khuynh hướng nhạc nhẹ.

Năm 1993, Ban nhạc Anh Em được thành lập tại CHLB Đức, khi đó cả nhạc sĩ Anh Quân và nhạc sĩ Huy Tuấn đều đang là lưu học sinh tại Đức. Ban nhạc ra đời cũng là khi ra mắt những nhạc phẩm đầu tay của nhạc sĩ Anh Quân.

Năm 1997, công chúng bắt đầu biết tới Anh Quân qua tác phẩm Hương Ngọc Lan với tiếng hát Mỹ linh, sau đó là hàng loạt các ca khúc: Mưa hát, Làm quen, Vẫn mãi mong chờ, Con của Mẹ, Tóc ngắn, Trở lại tuổi thơ, Về với em .v.v

Không chỉ sáng tác, phối khí, thu thanh, Anh Quân còn là nhạc công trụ cột của ban nhạc Anh Em, đã tham gia vào nhiều chương trình biểu diễn lớn trong cả nước.

Phòng thu riêng của anh tại nhà là một địa chỉ studio uy tín ở Hà Nội, đã thực hiện album cho nhiều nghệ sĩ, nhạc sĩ.

Anh Quân được coi là nhạc sĩ sáng tác và phối khí có phong cách và uy tín nghề nghiệp, được đồng nghiệp và công chúng đánh giá cao.
 
T

tuyen_13

Cao Việt Bách

Nhạc sĩ - nghệ sĩ Cao Việt Bách sinh ngày 10/10/1940, tại phố Hiến, tỉnh Hải Dương. Ông tham gia hoạt động ca hát từ phong trào Thiếu sinh quân. Năm 1959, ông học chỉ huy hợp xướng ở Trường sư phạm Âm nhạc Gnesin (Liên Xô cũ).

Về nước năm 1962, ông công tác tại Đoàn ca múa Nhân dân Trung ương (nay là Nhà hát ca múa nhạc Việt Nam). Năm 1969, nhạc sĩ Cao Việt Bách về chỉ huy Dàn nhạc Đài Tiếng Nói Việt Nam cho đến khi nghỉ hưu.

Trên bục chỉ huy, nghệ sĩ, nhạc sĩ Cao Việt Bách có một phong cách và cá tính riêng rất rõ nét. Ngoài học chỉ huy, Cao Việt Bách còn nổi tiếng là một nhạc sĩ sáng tác với các ca khúc: Gửi Huế thành phố thép anh hùng, Mang hình Bác chúng ta lên đường, Vầng trán Bác Hồ, Tiếng đàn mùa xuân (thơ Lưu Trọng Lư), và đặc biệt là ca khúc: Tiếng hát từ Thành phố mang tên Người ( thơ Đăng Trung).

Ngoài sáng tác ca khúc, ông còn viết Hợp xướng: Mảnh đất quê hương, Rộn ràng tiếng trống Đông Xuân, Mặt em là quê hương (Hợp xướng không nhạc đệm).

Nhạc sĩ Cao Việt Bách còn dàn dựng thành công nhạc kịch Fidélio và viết cho dàn nhạc thính phòng tác phẩm: Bức tranh người Việt cổ. Ông cũng chuyển soạn nhiều tác phẩm cho Dàn nhạc, viết nhạc cho múa, sân khấu, điện ảnh. Âm nhạc của ông dù viết ở hình thức, thể loại nào cũng luôn có giai điệu nhẹ nhàng, lời ca dung dị nhưng chứa chan tình cảm, tràn đầy niềm lạc quan, và tình yêu quê hương, Tổ quốc.

Với những cống hiến của ông cho sự nghiệp âm nhạc nước nhà, đặc biệt là những đóng góp trong việc tuyên truyền, giới thiệu âm nhạc trên sóng Đài Tiếng Nói Việt Nam, nhạc sĩ Cao Việt Bách đã được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân Dân.
 
L

lethiminhson

anh hề cóa thể giới thiệu về nhạc sĩ lê minh sơn choa em bít được ko ạ,tên em hơi giống tên ông í mà em ko bít gì về ông í hết.
 
T

tuyen_13

Đặng Nhất Mai

Nhạc sĩ Đặng Nhất Mai sinh ngày 5 tháng 8 năm 1942, tại Tứ Kỳ, Hải Dương.

Năm 1962, Đặng Nhất Mai học lớp chuyên nhạc trường Đại học Văn hoá.

Năm 1965, ông tham gia Câu lạc bộ sáng tác Âm nhạc của Hà Nội.

Từ năm 1967 - 1976, là cán bộ văn nghệ trường Đại học Mỏ - Địa chất.

Năm 1978, ông làm Trưởng phòng thể nghiệm các chương trình biểu diễn nghệ thuật của Trung tâm hướng dẫn nghiệp vụ nhà văn hoá Trung ương.

Năm 1989, ông tốt nghiệp đại học sáng tác tại Nhạc viện Hà Nội. Sau đó, ông làm Phó Giám đốc Trung tâm và nghỉ hưu năm 2002.

Nhạc sĩ Đặng Nhất Mai sáng tác chủ yếu là ca khúc. Các tác phẩm của ông là sự kết hợp hài hoà giữa nền âm nhạc dân gian và nền âm nhạc hiện đại.

Các ca khúc tiêu biểu:

- Hát với người thợ xây,

- Điệp khúc hoà bình,

- Biển chiều giăng tơ,

- Em đi giữa màu xanh,

- Ánh lửa trong ta,

- Bao la con sóng,

- Em từ núi nào xuống

- Về hội đền hùng,

- Anh là hoa quý của rừng,

- Lời ru rừng vàng,

- Tình yêu xứ lạng,

- Chiều Mỹ Sơn,

- Huế chiều tìm em,

- Điện Biên sáng mãi,

- Linh thiêng một cõi tiên rồng
 
T

tuyen_13

Đỗ Hồng Quân



Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, sinh ngày 01/8/1956 tại Cẩm Bình, Hải Dương. Ông sinh ra trong một gia đình có truyền thống âm nhạc, từ nhỏ đã được học nhạc do thân phụ là nhạc sĩ Đỗ Nhuận truyền dạy. Vào trường Âm nhạc Việt Nam hệ Sơ cấp Piano từ năm 8 tuổi dưới sự hướng dẫn của nhà sư phạm âm nhạc Thái Thị Liên. Tốt nghiệp Trung cấp Piano và Sáng tác, ông tiếp tục học hệ Đại học tại Nhạc viện Tchaikovsky (Moscou, Liên Xô cũ) từ năm 1976 đến năm 1981. Ông tốt nghiệp bằng đỏ với tác phẩm Rhapsodie Việt Nam, là một trong không nhiều nhạc sĩ Việt Nam được đề nghị chuyển thẳng lên hệ nghiên cứu sinh. Trong thời gian này, ông đã hoàn thành chương trình nghiên cứu sinh về sáng tác, đồng thời theo học lớp Chỉ huy dàn nhạc giao hưởng. Về nước năm 1986, ông bắt đầu những hoạt động âm nhạc trong nước. Vừa giảng dạy, vừa sáng tác và dàn dựng chỉ huy nhiều chương trình hoà nhạc lớn. Trong suốt những năm qua ông được biết đến là một nhạc sĩ chuyên viết các tác phẩm khí nhạc, nhạc phim, nhạc sân khấu. Ông đã đoạt nhiều giải thưởng Hội Nhạc sĩ Việt Nam: 1993, 1994, 1995, giải thưởng âm nhạc Liên hoan phim toàn quốc: 1986, 1990, 1993.

Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân nguyên là Trưởng Ban âm nhạc Đài TNVN và hiện là Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Đại biểu Quốc hội khóa XI.
 
T

tuyen_13

Đỗ Nhuận

Nhạc sĩ Đỗ Nhuận sinh ngày 10/12/1922 tại Cẩm Bình, Hải Dương. Năm 14 tuổi, ông tự học âm nhạc dân tộc và biết chơi sáo trúc, tiêu, đàn nguyệt, đàn tứ, đàn bầu. Thời gian sau, trong không khí âm nhạc cải cách bắt đầu xuất hiện, ông đã tiếp xúc với tân nhạc, học đàn guitare, banjo, violon, và ghi âm. Năm 1939, Đỗ Nhuận viết bài hát đầu tiên Trưng Vương ở tuổi 17 (nhân kỷ niệm Hai Bà Trưng ở tỉnh Hải Dương). Bài hát được phổ biến rộng rãi và đã xuất bản ngay trong năm đó. Đỗ Nhuận cũng bước vào Cách mạng từ lòng yêu nước, và tài năng âm nhạc của ông đã được khơi chảy. Từ những bài hát mang cảm hứng lịch sử như: Chim than, Lời cha già, Đường lên ải Bắc làm cơ sở soạn nên ca kịch Nguyễn Trãi - Phi Khanh (đồng thời với ông nhà thơ Hoàng Cầm - soạn nên vở kịch thơ Hận Nam Quan từ cùng tích sử). Đỗ Nhuận thực sự giác ngộ cách mạng từ năm 1943 khi ông bị thực dân Pháp bắt đi đày ở Sơn La. Trong tù, nhiều bài hát cách mạng đã được Đỗ Nhuận viết ra như: Chiều tù, Côn Đảo, Hận Sơn La, Tiếng gọi tù nhân (lời Đào Duy Kỳ), Viếng mồ tử sĩ (bài hát sau này soạn thành nhạc tang lễ)... rồi sau đó là Du kích ca và Nhớ chiến khu. Sau cách mạng Tháng Tám, ngay khi Nam Bộ kháng chiến (23-9-1945), ông có Tiếng súng Nam Bộ, và bài Đoàn lữ nhạc. Với ngôn ngữ âm nhạc độc đáo 9 mang đậm âm hưởng dân ca các vùng miền và nghệ thuật Chèo vùng đồng bằng châu thổ Sông Hồng, các tác phẩm của ông chiếm vị trí đặc biệt trong nền âm nhạc Việt Nam. Nhiều tác phẩm của ông mang khí thế tiến công, thúc giục cả dân tộc hành trình trong gian khó. Sau hoà bình lập lại ít lâu, dù nắm trách nhiệm Tổng thư ký Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Đỗ nhuận vẫn không ngừng sáng tác. Là nhạc sĩ duy nhất trong thế hệ đầu của Nhạc Viện Tchaikovsky (Liên Xô cũ, từ 1960 - 1963), ông đã đi sâu vào thể nghiệm và sáng tạo thành công nhiều vở nhạc kịch như Ông đá, Chú Tễu, Ai đẹp hơn ai, Trước giờ cưới, Quả dưa đỏ ở hình thức nhỏ, rồi bước tới Opéra, với Cô Sao, Người tạc tượng (1971). Đỗ Nhuận đã tạo ra một sự nghiệp âm nhạc có giá trị vào bậc nhất ở nước ta. Nhạc của ông vừa mang tính hành khúc nhưng cũng mang những âm điệu say sưa, mềm mại, duyên dáng đầy tính kịch. Nhạc sĩ Đỗ Nhuận được coi là một người có những thành tựu đáng kể trong tất cả các lĩnh vực âm nhạc: Thanh nhạc (ca khúc, hợp xướng), Khí nhạc (nhạc thính phòng) và Nhạc kịch.

Nhạc sĩ Đỗ Nhuận nguyên Tổng thư ký Hội Nhạc sĩ Việt Nam khoá I, và khóa II. Với những đóng góp cho sự nghiệp âm nhạc nước nhà, ông được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng nhì, Giải thưởng HCM đợt 1.

* Các tác phẩm tiêu biểu:

- Áo mùa đông

- Ca ngợi Hồ Chủ tịch

- Du kích Sông thao

- Hát mừng các cụ dân quân,

- Hành quân xa

- Trên đồi Him Lam

- Chiến thắng Điện Biên

- Việt Nam quê hương tôi

- Trông cây lại nhớ tới người (cải biên hò ví dặm)

- Em là thợ quét vôi

- Đường bốn mùa xuân

- Ca cảnh: chiến thắng Tây Bắc

- Ca kịch: Sóng cả không ngã tay chèo

- Opera: Cô Sao, Người tạc tượng

- Vũ Khúc Tây Nguyên cho violon và dàn nhạc
 
T

tuyen_13

Đỗ Bảo



Nhạc sĩ Đỗ Bảo tên thật là Đỗ Quốc Bảo, sinh năm 1978 ở Hà Nội.

Anh theo học âm nhạc từ nhỏ, mới ngoài hai mươi tuổi, Đỗ Bảo đã có một số lượng tác phẩm không nhỏ.

Sau thành công của Nhật thực năm 2002, Đỗ Bảo trở thành một hiện tượng trong giới hòa âm, phối khí cho những chương trình ca nhạc lớn, hay album của các ca sĩ. Rồi làm biên tập cho chương trình Sao Mai Điểm hẹn.

Năm 2004, Album đầu tay “Cánh cung” đã tạo dấu ấn và đưa Đỗ Bảo vào giới nhạc sĩ chuyên nghiệp. Cánh cung đã bán được gần 8 nghìn bản và Album Cánh cung được nằm trong danh sánh đề cử Album hay nhất 2004, còn tác giả được đề cử là Nhạc sĩ của năm.

Rồi hàng loạt các tác phẩm Bức thư tình đầu tiên, Bức thư tình thứ hai, Điều hoang đường nhất, Bức thư tình thứ 3… ra đời đã thu hút được công chúng yêu nhạc trong và ngoài nước.

Hiện nay, ngoài sáng tác, phối khí, tham gia dàn dựng các chương trình biểu diễn, Đỗ Bảo còn đảm nhận vai trò trưởng ban nhạc Sao Mai. Anh hiện là nhạc sĩ trẻ có uy tín và được công chúng đón nhận nồng nhiệt.
 
T

tuyen_13

Đoàn Chuẩn

Nhạc sĩ Đoàn Chuẩn sinh năm 1929. Quê Quán Cát Hải - Hải Phòng.

Trước năm 1945, Nhạc sĩ Đoàn Chuẩn là nghệ sĩ biểu diễn đàn Guitare hawaienne. Trong cao trào cách mạng, ông tham gia "Thanh niên xung phong thành Hoàng Diệu" .

Kháng chiến toàn quốc, ông làm công tác văn nghệ ở khu IV và bắt đầu sáng tác ca khúc. Sáng tác đầu tiên là "Tình nghệ sĩ" (1948) và Lá đổ muôn chiều - năm ông 24 tuổi.

Sau đó ông trở về Hà Nội tạm chiếm. Đây cũng là giai đoạn Đoàn Chuẩn - Từ Linh ( tên người em kết nghĩa) nổi tiếng với những ca khúc: Gửi gió cho mây ngàn bay, Chuyển bến, Cánh hoa duyên kiếp( còn gọi là Dạ Lan hương), Thu quyến rũ, Tà áo xanh, Lá Thư, Đường về Việt Bắc. Bài hát Gửi người em gái miền Nam dường như là sáng tác cuối cùng khép lại sự nghiệp sáng tác âm nhạc của ông.

Nhạc sĩ Đoàn Chuẩn sáng tác không nhiều, nhưng mỗi sáng tác của ông là một tình khúc, như những câu chuyện kể về tình yêu, về kỷ niệm của một thời với những ngôn từ giàu hình ảnh, đượm chất thơ, trong sáng, thanh cao. Những tình khúc ấy không chỉ để lại dấu ấn sâu sắc trong lịch sử Tân nhạc thời kỳ đầu mà cho tới hôm nay, nhiều thế hệ người Việt Nam ở trong và ngoài nước vẫn yêu thích.

* Ca khúc tiêu biểu:

- Gửi gió cho mây ngàn bay

- Chuyển bến

- Cánh hoa duyên kiếp( còn gọi là Dạ Lan hương)

- Thu quyến rũ

- Tà áo xanh

- Lá Thư

- Đường về Việt Bắc.

- Tình nghệ sĩ

- Lá đổ muôn chiều

- Gửi người em gái miền Nam
 
T

tuyen_13

Doãn Nho



Nhạc sĩ Doãn Nho còn có bút danh là Ánh Quyên, Bun Nho. Ông sinh 1/8/1933 tại Hà Nội. Ông được tiếp cận với âm nhạc dân gian Bắc bộ, đồng thời cũng tiếp cận với âm nhạc Tây phương khá sớm (năm 10 tuổi đã học violon). Tháng 5 năm 1945 ông tham gia Đội Thiếu niên cứu quốc trong Mặt trận Việt Minh, tuyên truyền vận động trong thiếu nhi, dạy các bài hát cách mạng. Năm 1946 ông tham gia vào Đội tuyền truyền lưu động Bắc Giang, rồi Vĩnh Yên. Năm 1950, ông về trường Lục quân, rồi về Đoàn văn công Tổng cục chính trị, vừa chơi violon vừa sáng tác. Sáng tác đầu tay trong môi trường quân đội là Bà mẹ nuôi (1951), hợp xướng Sóng Cửa Tùng (1955) Chiếc khăn rơi (1956), Tiến bước dưới quân kỳ (1958).

Từ 1962-1964, nhạc sĩ Doãn Nho được cử đi học sáng tác tại Nhạc viện Kiev (Liên Xô cũ). Trở về nước ông tham gia vào đoàn quân Nam tiến và lần lượt đến các chiến trường ác liệt ở Khu 4, Nam Lào, Quảng Trị. Thực tế cuộc sống chiến đấu ác liệt đã giúp cho Doãn Nho có những tác phẩm: Năm anh em trên một chiếc xe tăng, Người con gái sông La, Quả bom câm, Tây Nguyên mừng đón thơ Bác, Hát mừng quê ta giải phóng... Nhạc sĩ Doãn Nho sáng tác đa dạng cả thanh nhạc lẫn khí nhạc, nhạc cho phim, nhạc múa. Năm 1982 ông đã nhận bằng tiến sĩ lý luận tại Nhạc viện Kiev và đã có nhiều bài tiểu luận, tham luận, phê bình âm nhạc.

Với những đóng góp của ông cho sự nghiệp Cách mạng và âm nhạc, ông đã được tặng thưởng nhiều huân huy chương cao quý của Nhà nước và quân đội như: Huân chương độc lập hạng 3, Huân chương lao động hạng 3, Huân chương quân công hạng nhất, và đặc biệt đại tá, nhạc sĩ Doãn Nho còn được phong tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật đợt 1 năm 2001.

*Các ca khúc tiêu biểu :

- Tiến bước dưới quan kỳ

- Năm anh em trên một chiếc xe tăng

- Sóng cửa tùng

- Người con gái sôngLa

- Giao hưởng Tháng Tám lịch sử (1972)

- Chiến thắng (1977)

- Thánh Gióng (1984

- Hợp xướng Sóng Cửa Tùng (1955)

- Oratorio Trẩy hội Đền Hùng (1995)

- Cantate Đời đời ghi nhớ (1997)

- Ca kịch Lá đơn tình nguyện (1965)

- Giao hưởng: liên khúc 3 chương Chiến thắng: Khúc tưởng niệm- Tháng tám lịch sử-Thanh xướng kịch Chảy hội Đền Hùng



Hồi đi tập quân sự hát suốt mấy bài của Doãn Nho!!=D>=D>=D>
 
T

tuyen_13

Ðức Trí



Ðức Trí tên thật là Dương Ðức Trí sinh năm 1973 tại Sài Gòn.

Năm 10 tuổi, Ðức Trí đã làm quen với các nhạc cụ dân tộc như: đàn bầu, đàn kìm, trống, mõ... do thầy Phan Chí Thanh hướng dẫn. Từ đó, năng khiếu âm nhạc dân gian hình thành và cũng là gốc rễ giúp anh khởi đầu sự nghiệp âm nhạc của mình từ cái nôi âm nhạc dân tộc.

Năm 1990, Ðức Trí trúng tuyển vào Khoa sáng tác - Nhạc viện Thành Phố Hồ Chí Minh, bắt đầu làm quen với nhạc giao hưởng.

Năm 1995, tốt nghiệp đại học loại giỏi với luận văn "Nghiên cứu về tính ngẫu hứng trong âm nhạc cải lương Nam Bộ". Sau khi tốt nghiệp, Ðức Trí trở thành người biên tập chương trình và kiêm luôn công việc hòa âm - phối khí cho các trung tâm băng nhạc, nhất là Bến Thành Audio.

Trong làng nhạc nhẹ thành phố, Ðức Trí đã trở nên quen thuộc đối với ca sĩ, nhạc sĩ, các ban nhạc và các nhà sản xuất băng đĩa nhạc, trong đó có các Album: Tiếng hát Mỹ Linh - Album Yêu, yêu, yêu (Tam Ca 3 Con Mèo) – Album Lãng du ca (Tam Ca 3A) - Album 10 tình khúc dâng mẹ (Thùy Trang)...

Năm 2000, Đức Trí theo học ngành Biên soạn và sản xuất âm nhạc đương đại (Contemporary Music Writing & Production) tại Đại học Berklee. Trong hai năm học, Đức Trí học rất nhiều, từ piano đến lập trình hòa âm, phối khí, chỉ huy dàn nhạc, ứng dụng kỹ thuật trong lĩnh vực ghi âm, chuyên ngành jazz, pop… Anh đã đạt 68 trong tổng số tổng cộng 96 tín chỉ cần có để nhận bằng Professional Diploma".

Ðức Trí là sự hội tụ của 3 dòng nhạc: Dân tộc - Cổ Ðiển - Hiện Ðại. Tuy nhiên, trong âm nhạc của anh vẫn mang đậm nét đặc trưng của âm nhạc dân gian mà chủ yếu là nghệ thuật tài tử, cải lương.

Năm 2003, Đức Trí nhanh chóng khẳng định vị trí cao hơn trong nghề nghiệp với các Album: Phương Thanh - Hãy để em ra đi và live show Khi giấc mơ về. Lam Trường - album Đôi chân thiên thần . Bộ phim Nữ tướng cướp của Hãng phim tư nhân Thiên Ngân đã mời Đức Trí thực hiện toàn bộ phần nhạc phim. Anh cũng là người thực hiện phần âm nhạc trong chương trình Duyên dáng Việt Nam 15 và nhiều chương trình khác.

Hiện nay, Đức Trí là nhạc sĩ trẻ được đánh giá cao ở khu vực phía Nam.


----
Đức Trí và Hồ Ngọc Hà :x
 
T

tuyen_13

Dương Thiệu Tước



Dương Thiệu Tước sinh ngày 15/5/1915, tại làng Vân Đình, huyện Sơn Lãng, phủ Ứng Hóa, tỉnh Hà Tây. Ông xuất thân trong một gia đình có truyền thống Nho học, là cháu nội của nhà thơ Dương Khuê. Dương Thiệu Tước xuất hiện trước công chúng ngay từ những năm cuối thập niên 30 của thế kỷ trước với những bản nhạcViệt Nam do chính ông sáng tác. Đồng thời ông cũng là người chơi Hạ uy cầm khá hay.

Tại Hà Nội, ông cùng nhạc sĩ Thẩm Oánh, Trần Dư, Phạm Văn Nhường, Vũ Khánh lập ra ban nhạc Myosotis. Ban nhạc này ban đầu trình diễn các ca khúc Pháp với phần lời Việt của Thẩm Bích (anh ruột Thẩm Oánh). Đầu thập niên 40, Dương Thiệu Tước rời Hà Nội vào Huế sống. Tại đất thần kinh cổ kính, ông đã gặp và yêu Minh Trang (ca sĩ), sau này là vợ ông. Ông đã viết Đêm tàn Bến Ngự. Sau đó ông rời đất cố đô để vào Sài Gòn cùng người vợ mới cưới.

Thời gian đầu vào Sài Gòn, ông làm việc ở Đài phát thanh, sau đó dạy Guitare tại trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ Sài Gòn. Trong hai thập niên 60 và 70 ông đã đào tạo nhiều thế hệ học sinh. Ở Sài Gòn, Dương Thiệu Tước tiếp tục viết thêm nhiều bài hát được mến mộ như Ngọc lan, Bóng chiều xưa,...

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, ông cư ngụ tại Bình Thạnh (Tp.HCM) và mở lớp dạy đàn Guitare tại nhà.

Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước sáng tác không nhiều, nhưng ông đã có đóng góp nhất định vào sự hình thành và phát triển của Tân nhạc đầu thế kỷ XX. Đặc biệt những ca khúc: Tiếng xưa, Đêm tàn Bến Ngự được xem như những viên ngọc quí của tân nhạc Việt Nam.

* Các tác phẩm tiêu biểu:

- Tiếng xưa

- Đêm tàn Bến Ngự

- Bóng chiều xưa
 
T

tuyen_13

Dương Thụ



Nhạc sĩ Dương Thụ sinh ngày 10 tháng 2 năm 1943, tại Vân Đình, Hà Sơn Bình. Là gia đình địa chủ, trong cải cách ruộng đất gia đình ông ly tán, ông phải tự bươn chải kiếm sống để đi học. Trong những năm học cấp 3, ông theo học piano với nghệ sĩ Thái Thị Sâm tại trường âm nhạc tư thục của cụ Lưu Quang Duyệt tại Hà Nội. Sau khi ra trường đi dạy ở Tuyên Quang ông đọc rất nhiều sách về văn học - nghệ thuật, triết học... Ông am hiểu khá tường tận những trào lưu âm nhạc thế giới, thẩm mỹ của các trường phái hội họa, điêu khắc. Năm 1965 tốt nghiệp Đại học Sư phạm ông lên dạy học ở Tuyên Quang, nhưng vẫn nuôi chí có một ngày nào đó bước chân vào trường nhạc. Năm 1972 ông thi đậu vào đại học sáng tác Nhạc viện Hà Nội (cùng với Nguyễn Cường và Trần Tiến), nhưng do những rắc rối về thủ tục hành chính không thể giải quyết được, đến đầu năm thứ hai đại học ông lại phải trở về Tuyên Quang làm thầy giáo môn văn. Từ năm 19 tuổi, Dương Thụ đã có ca khúc Nhớ làng xưa được phát trên Ðài Tiếng nói Việt Nam, rồi Bài Hát ru mùa xuân (1962), Bài hát ru mùa hè (bài 1 và bài 2 - 1963), Bài hát ru mùa thu (bài 1 và bài 2 - 1965), Ru trưa (1966), Hầm sâu đưa võng ru con (1967), Lời tôi ru viết năm 1968... Sau một thời gian dạy học ở Tuyên Quang, năm 1978, Dương Thụ vào Sài Gòn, giảng dạy tại trường Cao đẳng mỹ thuật và vẫn tìm tòi sáng tạo nghệ thuật. Anh sáng tác vì niềm đam mê tìm tòi, khám phá và sáng tạo cái mới trong âm nhạc, chứ không phải mưu danh thành một nhạc sĩ nổi tiếng. Ca khúc của Dương Thụ khúc chiết, trữ tình, có phong cách riêng, chắt lọc những tinh hoa của âm nhạc dân tộc và mang hơi thở của thời đại.

Tuy không học nhạc chính qui nhưng Dương Thụ gần như trang bị cho mình một kiến thức văn hóa âm nhạc, văn học và một số môn nghệ thuật khác khá hoàn thiện cho một nhạc sĩ sáng tác. Những sáng tác của ông cứ dày dần theo năm tháng, ông viết để thể hiện những cảm xúc của một người khát khao sáng tác. Năm 1982, ông chuyển sang hoạt động âm nhạc, vừa sáng tác vừa chỉ đạo nghệ thuật cho nhiều Ðoàn Văn công chuyên nghiệp, rồi làm biên tập cho Nhà xuất bản Âm nhạc và Ðĩa hát Việt Nam, Tạp chí "Âm nhạc" của Hội Nhạc sĩ Việt Nam. Nhiều tác phẩm của ông đã biểu diễn rộng rãi và xuất bản âm thanh và băng hình.

Ông thành công trong việc vận dụng những tiết tấu của chèo, chầu văn với những phách nhấn lệch, tạo nên sự bồng bềnh, xao động mang tính đặc trưng của Việt Nam nhưng cũng rất phù hợp với tiết tấu hiện đại.

*Các ca khúc tiêu biểu:

- Bóng tối ly café

- Lắng nghe mùa xuân (1984)

- Tìm em 36 phố phường Hà Nội (1986)…

- Tiếng sóng biển

- Họa mi hót trong mưa

- Hơi thở mùa xuân

- Mặt trời dịu êm

- Ru em bằng tiếng sóng

- Em đi qua đời tôi

- Bài hát ru cho anh

- Ngày mưa hãy đến với em

- Ðánh thức tầm xuân

- Vẫn hát lời tình yêu

- Bay vào ngày xanh

- Ðưa mưa trở về

- Bài hát ru cho anh

------------------------------Bài hát giúp Khánh Linh iu quý nổi tiếng là Họa mi hót trong mưa của Dương thụ!

Bài này Khánh Linh được chính Dương Thụ thừa nhân là người hát ca khúc này hay nhất!
 
T

tuyen_13

Giáng Son



Giáng Son sinh năm 1975 trong một gia đình nghệ thuật (Bố là Nhà giáo ưu tú, nhà nghiên cứu âm nhạc dân gian Hoàng Kiều). Gia đình đã có ảnh hưởng không nhỏ tới con đường âm nhạc của Giáng Son sau này.

Cô đến với âm nhạc từ khi mới 5 tuổi bằng việc học đàn Piano. Để có một vị trí trong giới chuyên môn cũng như công chúng yêu nhạc, Giáng Son đã trải qua 15 năm đèn sách miệt mài tại Trường Nghệ Thuật Hà Nội và Nhạc viện Hà Nội.

Năm 1998, bài hát "Mưa” của Giáng Son đã đoạt giải Đĩa nhạc xanh, và giải tác giả trẻ xuất sắc tại Liên hoan các ban nhạc sinh viên lần I, tổ chức tại Hà Nội.

Năm 1999, Son tốt nghiệp đại học sáng tác loại xuất sắc với tác phẩm giao hưởng “Đồng xa”, và được mời về làm giảng viên của Trường sân khấu điện ảnh Việt Nam.

Năm 2001, Giáng Son là một trong những thành viên sáng lập nhóm 5 dòng kẻ, tiền thân của nhóm nhạc Exotica.

Năm 2003, Giáng Son ra mắt Album “Em” cùng với nhóm 5 dòng kẻ.

Năm 2005, Nhà xuất bản trẻ phát hành tập 30 tình khúc của Giáng Son với tựa đề " Cỏ và Mưa".

Năm 2005 và 2006, ca khúc của Giáng Son liên tục được đề cử trong VTV bài hát tôi yêu của Đài Truyền hình Việt Nam. Và đoạt giải nhạc sĩ ấn tượng của VTV Bài hát tôi yêu năm 2005.

Hiện Giáng Son là giảng viên của Trường Đại học sân khấu điện ảnh và là một trong những hội viên trẻ của Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Hội viên Hội nhạc sĩ Thế giới.

Cho tới thời điểm này, Giáng Son đã có gần 100 ca khúc và trên 20 tác phẩm khí nhạc từ Prelude đến Giao hưởng, và là một trong số hiếm hoi các nhạc sĩ nữ trẻ thành công trong lĩnh vực sáng tác. Tác phẩm của Giáng Son thể hiện ở giai điệu ngọt ngào, êm dịu, thiên về cảm xúc nội tâm với lối tư duy theo ngôn ngữ của người viết khí nhạc đã khiến cho ca khúc của Son khắc hoạ được hình tượng đẹp, thấm đượm màu sắc triết lý, cuộc sống và tình yêu với thiên nhiên muôn màu.

Rất nàh thích 5 dòng kẻ ! :x
 
T

tuyen_13

Hồ Bắc



Nhạc sĩ Hồ Bắc sinh ngày 8/10/1930 tại làng Phù Lưu, xã Tân Hồng, huyện Tiên Sơn, tỉnh Hà Bắc (cũ) nay là Bắc Ninh.

Hồ Bắc được giác ngộ cách mạng sớm, nǎm 1945 ông từng là cán bộ phụ trách thiếu nhi tuyên truyền cách mạng khi đó ông 15 tuổi, ông dùng hình thức ca hát để làm phương tiện chính cho hoạt động của đội tuyên truyền. Sau khi vào bộ đội, ông phụ trách âm nhạc các đoàn Vǎn công Sư đoàn 316 (F316). Tổng cục Hậu cần (1951 – 1956). Là chiến sĩ trên mặt trận vǎn nghệ, từ nǎng khiếu bẩm sinh, có tinh thần tự học và tình yêu âm nhạc tha thiết. Nổi lên ở thời kỳ này là ca khúc, Làng tôi (1949), Bên kia sông Đuống (phỏng thơ Hoàng Cầm – 1950), Gặt nhanh tay (1952), Giữ mãi tuổi xuân (1954)... Từ nǎm 1956, ông rời Đoàn Văn công Tổng cục Chính trị, về làm biên tập âm nhạc tại Đài Tiếng nói Việt Nam cho tới lúc nghỉ hưu năm 1990. Như nhiều vǎn nghệ sĩ cùng thế hệ, cuộc đời nghệ thuật của nhạc sĩ Hồ Bắc gắn liền hai cuộc kháng chiến của dân tộc. Truyền thống vǎn hóa gia đình, truyền thống vǎn hiến quê hương Kinh Bắc, như đã hòa trộn, đã ngấm vào ông một cách tự nhiên để rồi trào dâng những dòng cảm xúc phong phú. Những cảm xúc ấy như đã được hòa tan trong nhiều tác phẩm đặc sắc của Hồ Bắc bên cạnh sự kết hợp nhuần nhụy các yếu tố kỹ thuật sáng tác âm nhạc. Nhiều tác phẩm của Hồ Bắc trở nên có một sức sống lâu bền, hấp dẫn người nghe nhiều thế hệ.

Nhạc sĩ Hồ Bắc không chỉ góp phần vào sự phát triển của nền âm nhạc Việt Nam, mà còn có nhiều đóng góp cho điện ảnh, sân khấu, và viết nhạc cho nhiều loại hình nghệ thuật khác. Không chỉ phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức, nhiều tác phẩm của Hồ Bắc ra đời đã đạt chất lượng nghệ thuật cao. Đó chính là thành quả lao động nghệ thuật không mệt mỏi, đức cần mẫn của chiến sĩ, nhạc sĩ Hồ Bắc suốt mấy chục nǎm qua. Âm nhạc của ông là kết tinh của truyền thống âm nhạc quê hương Kinh Bắc với lòng say mê âm nhạc và những cảm xúc chân thành của một người nghệ sĩ trước thực tại khách quan của cuộc sống.

Nhạc sĩ Hồ Bắc nguyên là ủy viên Hội Văn nghệ Hà Nội (từ khoá I đến khóa IV), nguyên phó tổng thư ký Hội Văn nghệ Phát thanh Truyền hình.

Suốt cuộc đời cống hiến cho sự nghiệp cách mạng và cho âm nhạc, ông đã được tặng thưởng nhiều Huân, Huy chương, Bằng khen, Giấy khen do các tổ chức từ địa phương đến trung ương trao tặng và ông cũng đã vinh dự được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật đợt I.

* Các tác phẩm tiêu biểu:

- Làng tôi (1949)

- Bên kia sông Đuống (phỏng thơ Hoàng Cầm - 1950),

- Dòng nước mát (1960)

- Giữ biển trời Xô Viết Nghệ An (1965)

- Sài Gòn quật khởi (1968)

- Bến cảng quê hương tôi (1970)

- Tổ quốc yêu thương (1975),

- Mời bạn thǎm thành Huế (1982)

- "Hát dưới cây đào Tô Hiệu" (1985),

- Hoa hồng trên điểm tựa (1984) v.v...

- Hợp xướng: ca ngợi tổ quốc (1960),

- Hợp xướng: Dáng đứng Việt Nam (1973),

- Hợp xướng: Tổ quốc yêu thương (1975).
 
Top Bottom