T
tuyen_13
Tạ Phước Giáo sư - Nhạc sĩ Tạ Phước tên khai sinh là Tạ Văn Phước, sinh ngày 09 tháng 8 năm 1919, quê ở Thường Tín, Hà Tây.
Ông tham gia hoạt động âm nhạc từ trước Cách mạng Tháng Tám, chơi đàn, sáng tác. Một số ca khúc trong những ngày đầu Cách mạng của ông được ấn hành rộng rãi, trong đó có bài Tận tâm báo quốc.
Ông cũng là một trong những nhạc sĩ Việt Nam có tác phẩm khí nhạc được sử dụng phổ biến trong những năm Kháng chiến chống thực dân Pháp: độc tấu đàn violon Xa khơi.
Ông là người có công to lớn trong việc xây dựng Trường Âm nhạc Việt Nam cơ sở đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp, chính quy đầu tiên của Việt Nam (nay là Nhạc viện Hà Nội). Đồng thời cũng là Hiệu trưởng đầu tiên của Trường Âm nhạc Việt Nam, Uỷ viên Thường vụ Ban Chấp hành Hội Nhạc sĩ Việt Nam khoá I.
Ông đã cùng tập thể cá bộ, giảng viên vượt qua mọi khó khăn, hoàn chỉnh hệ thống âm nhạc, xây dựng các giáo trình, giáo án đầu tiên cho các bộ môn, xây dựng cơ sở vật chất của một trường dạy nhạc đầu đàn trong cả nước. Ông cũng trực tiếp giảng dạy môn lý thuyết Âm nhạc, Ký xướng âm.
Những năm hoà bình lập lại trên miền Bắc, ông viết một số ca khúc được xuất bản như: Tiếng chim hoà bình, Hò đắp đường thống nhất, Sức mạnh chúng ta… và một số tác phẩm khí nhạc khác.
Ông tham gia hoạt động âm nhạc từ trước Cách mạng Tháng Tám, chơi đàn, sáng tác. Một số ca khúc trong những ngày đầu Cách mạng của ông được ấn hành rộng rãi, trong đó có bài Tận tâm báo quốc.
Ông cũng là một trong những nhạc sĩ Việt Nam có tác phẩm khí nhạc được sử dụng phổ biến trong những năm Kháng chiến chống thực dân Pháp: độc tấu đàn violon Xa khơi.
Ông là người có công to lớn trong việc xây dựng Trường Âm nhạc Việt Nam cơ sở đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp, chính quy đầu tiên của Việt Nam (nay là Nhạc viện Hà Nội). Đồng thời cũng là Hiệu trưởng đầu tiên của Trường Âm nhạc Việt Nam, Uỷ viên Thường vụ Ban Chấp hành Hội Nhạc sĩ Việt Nam khoá I.
Ông đã cùng tập thể cá bộ, giảng viên vượt qua mọi khó khăn, hoàn chỉnh hệ thống âm nhạc, xây dựng các giáo trình, giáo án đầu tiên cho các bộ môn, xây dựng cơ sở vật chất của một trường dạy nhạc đầu đàn trong cả nước. Ông cũng trực tiếp giảng dạy môn lý thuyết Âm nhạc, Ký xướng âm.
Những năm hoà bình lập lại trên miền Bắc, ông viết một số ca khúc được xuất bản như: Tiếng chim hoà bình, Hò đắp đường thống nhất, Sức mạnh chúng ta… và một số tác phẩm khí nhạc khác.