Nhạc sĩ Việt Nam

T

tuyen_13

Nguyễn Tài Tuệ Nhạc sĩ Nguyễn Tài Tuệ sinh ngày 15/5/1936 ở Thanh Chương – Nghệ An. Ông là diễn viên hát ở Đoàn ca múa Nhân dân Trung ương từ năm 1955. Năm 1958, ông được biệt phái lên Đoàn Ca múa Lao –Hà –Yên ( Lào Cai – Hà Giang –Yên Bái). Thời gian này, ông được tiếp xúc nhiều với những làn điệu dân ca của các dân tộc ở Việt Bắc và ca khúc Lời ca gửi noọng đã ra đời. Năm 1960 ông chuyển về công tác ở Ban nghiên cứu Âm nhạc Bộ Văn hóa Thông tin. Năm 1963 ông chuyển về Sở văn hóa thông tin tỉnh Quảng Ninh và sáng tác ca khúc: Tiếng hát giữa rừng Pắc Bó, Xa Khơi. Từ năm 1967 đến năm 1972 Nguyễn Tài Tuệ được cử đi học Đại học sáng tác tại Nhạc Viện Bình Nhưỡng (Cộng Hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên). Về nước, ông công tác ở Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam với tư cách là nhạc sĩ sáng tác và chỉ đạo nghệ thuật.
Nhạc sĩ Nguyễn Tài Tuệ viết khá đều tay. Các tác phẩm của ông có nội dung, âm nhạc mang đậm âm hưởng dân ca. Ngoài ca khúc, ông còn viết một số tác phẩm khí nhạc, đặc biệt là các sáng tác cho nhạc cụ dân tộc. Bên cạnh đó ông còn viết một số ca cảnh, tổ khúc dân ca. Đặc biệt ông còn được biết đến là một nhạc sĩ nghiên cứu về âm nhạc Chèo với nhiều công trình nghiên cứu đã được xuất bản. Đồng thời ông cũng nhận được giải thưởng của Hội nhạc sĩ VN, Bộ Văn hóa thông tin và Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật.
*Các tác phẩm tiêu biểu:
- Lời ca gửi noọng
- Tiếng hát giữa rừng Pắc Bó
- Lê Quang Vịnh –người con quang vinh
- Xa khơi
- Xuân về trên bản Nhắng
- Về mỏ
- Suối mường Hun còn chảy mãi
- Xôn xao bến nước
- Giao hưởng thơ: Những cánh chim cao nguyên
- Kỷ niệm quê hương (Cello và piano)
* Đã xuất bản:
- Tuyển chọn ca khúc Nguyễn Tài Tuệ
- Album tác giả
 
T

tuyen_13

Nguyễn Thanh An Nhạc sỹ Nguyễn Thanh An sinh ngày 21-4-1975, quê ở Mỹ Đức, Hà Tây.
Nguyễn Thanh An đến với âm nhạc từ sớm, anh đã để lại ấn tượng trong giới trẻ bằng Album “Mãi nhớ thời sinh viên” gồm 9 ca khúc: Mãi nhớ thời sinh viên, Hà Nội mùa hoa phượng, Dấu yêu tình đầu, Lối xưa, Ngày em trở về, Chia tay mùa hạ, Vẹn nguyên tình yêu đầu, Xa rồi thời sinh viên, Sân trường kỷ niệm.
Năm 2001, nhạc sỹ Nguyễn Thanh An đoạt giải A cuộc thi sáng tác ca khúc cho phong trào Thanh niên sinh viên tình nguyện do Hội nhạc sỹ Việt Nam và Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức với bài hát “Bài ca thanh niên tình nguyện”. Tổ chức UNDP của Liên hợp quốc đã đưa ca khúc này vào CD - ROM năm Quốc tế tình nguyện 2001 và anh là nhạc sĩ duy nhất của Việt Nam có ca khúc trong CD - ROM này.
Nguyễn Thanh An viết chủ yếu là những ca khúc mang đậm những kỷ niệm đẹp đẽ của thời sinh viên trong sáng, hồn nhiên, được giới sinh viên yêu thích.
Ngoài sáng tác ca khúc, nhạc sỹ Nguyễn Thanh An còn tham gia đạo diễn, dàn dựng và chỉ huy nhiều chương trình ca nhạc chào mừng các sự kiện quan trọng của Thủ đô Hà Nội và của đất nước với sự tham gia của hàng trăm, hàng nghìn thanh niên sinh viên và các nghệ sỹ, ca sỹ chuyên nghiệp.
Hiện anh là Bí thư Đoàn trường Đại học Ngoại Thương, Hà Nội.
Các ca khúc tiêu biểu:
- Bài ca thanh niên tình nguyện
- Mãi nhớ thời sinh viên
- Sân trường kỷ niệm
- Hà Nội mùa hoa phượng
- Hát về người thanh niên tình nguyện
- Xa rồi thời sinh viên
- Dấu yêu tình đầu
- Chia tay mùa hạ
- Lối xưa
- Ngày em trở về
- Vẹn nguyên tình yêu đầu
- Sức trẻ Việt Nam
 
T

tuyen_13

Nguyễn Thanh Tùng Nhạc sĩ Nguyễn Thanh Tùng có bút danh là Thanh Tùng, sinh ngày 19 tháng 12 năm 1934, quê ở xã Vinh Tân, thành phố Vinh, Nghệ An.
Có năng khiếu ca hát từ những năm còn làm việc ở Nhà in Quân sự Liên khu IV (1949).
Năm 1951, về Sở Quân nhu Liên khu III – IV.
Năm 1954, ông công tác tại Ủy ban Hành chính thị xã Vinh, Nghệ An.
Năm 1955, vào Ban Ca nhạc Đoàn Văn công Nghệ An.
Năm 1956, ông phụ trách Ca nhạc Ty Tuyên truyền Văn nghệ Nghệ An.
Năm 1967, làm Chủ nhiệm Khoa Âm nhạc Trường Văn hoá - nghệ thuật Nghệ An.
Năm 1978 đến khi nghỉ hưu (năm 1994), ông lại về công tác tại Sở Văn hoá – Thông tin Nghệ An.
Thanh Tùng sáng tác chủ yếu là ca khúc, các sáng tác của ông rất gần gũi với âm hưởng dân ca Nghệ Tĩnh.
Các ca khúc tiêu biểu:
- Tiếng trống Xô-viết
- Hương lúa tình quê
- Đường về xứ Nghệ
- Tay chèo tay súng ra khơi…
Đã xuất bản:
- Tuyển chọn ca khúc Thanh Tùng và Album Hương quê (DIHAVINA và Hội Nhạc sĩ Việt
Nam sản xuất, 1996).
 
T

tuyen_13

Nguyễn Thế Tuyên Nhạc sĩ Nguyễn Thế Tuyên bút danh là Thế Tuyên, sinh ngày 10 tháng 4 năm 1958, quê ở Vũ Thư, Thái Bình.
Trước năm 1996, ông là cán bộ Phòng quản lý nghiệp vụ Sở Văn hoá - Thể thao Bình Định, hoạt động sáng tác âm nhạc trong phong trào quần chúng của tỉnh.
Sau đó, ông vào học Đại học Sáng tác âm nhạc tại Đại học Nghệ thuật Huế.
Năm 1996, sau khi tốt nghiệp Đại học, ông tiếp tục công tác tại Sở Thể dục - Thể thao Bình Định, phụ trách tờ “Thông tin Thể dục Thể thao”.
Ông sáng tác chủ yếu là thể loại ca khúc quần chúng.
Các ca khúc tiêu biểu:
- Người thợ cầu đường
- Dưới cờ Tổ quốc huy hoàng
- Trên công trường Hội Lộc
- Trên miền đất yêu thương…
Đã xuất bản:
- Tuyển tập ca khúc Khao khát đời thường (Hội Văn học - Nghệ thuật Bình Định xuất bản, 1995).
 
T

tuyen_13

Nguyễn Thị Nhung Nhạc sĩ Nguyễn Thị Nhung sinh ngày 16 tháng 8 năm 1936 tại Hà Nội.
Năm 1950, học tại trường Sư phạm Trung ương. Ở đây, bà đã tham gia tích cực trong đội văn nghệ học sinh, chơi đàn violon và cùng đội văn nghệ học sinh sư phạm dự Đại hội văn công toàn quốc năm 1954. Năm 1955, bà làm giáo viên dạy nhạc ở trường phổ thông Trưng Vương (Hà Nội). Thời gian này bà đã có những sáng tác đáng kể như: Tiến bước theo đảng (1955), Thay trời làm mưa (1957), Con đường tươi đẹp (1960). Năm 1963 tốt nghiệp trung cấp violon và học đại học sáng tác năm 1968 tại trường Âm nhạc Việt Nam và đã hoàn thành một số tiểu phẩm: các tiểu phẩm viết cho piano Đau thương và phẫn nộ (1966), Chủ đề và biến tấu (1968)…
Năm 1969, Nguyễn Thị Nhung đi tu nghiệp cả hai chuyên ngành sáng tác và lý luận ở Nhạc viện quốc gia Bulgarie (chương trình trên Đại học và bảo vệ luận án Phó Tiến sĩ). Trong 3 năm bà đã hoàn thành nhiểu tiểu phẩm và một số tác phẩm cho dàn nhạc giao hưởng như Sonate Mùa xuân cho piano, Tổ khúc giao hưởng Khúc hát sớm mai, Giao hưởng thơ Nữ anh hùng miền Nam… Bà cũng viết nhiều các sáng tác âm nhạc cho điện ảnh. Ngoài công việc sáng tác bà còn làm công tác giảng dạy của Nhạc viện Hà Nội, từng là chủ nhiệm khoa Sáng tác-Lý luận-Chỉ huy, Phó Giám đốc kiêm Bí thư Đảng uỷ Nhạc viện Hà Nội.
*Các tác phẩm tiêu biểu:
- Ca khúc Tiến bước theo đảng
- Ca khúc Thay trời làm mưa
- tiểu phẩm cho piano Đau thương và phẫn nộ
- Quê mẹ (cho piano)
- Vũ khúc (cho piano)
- Giao hưởng thơ Nữ anh hùng miền Nam
- Tổ khúc giao hưởng Khúc hát sớm mai…
*Các tác phẩm đoạt giải:
- Ballade cho violon, basson và piano Huyền thoại mẹ (Giải B Hội Nhạc sĩ Việt Nam, 1996)
 
T

tuyen_13

Nguyễn Thiện Đạo Nhạc sĩ Nguyễn Thiện Đạo sinh năm 1940 tại Hà Nội.
Năm 13 tuổi ông sang Pháp dưới sự bảo trợ của Paul Levy, cựu giám đốc Viện Viễn Đông bác cổ, rồi trở thành sinh viên Nhạc viện quốc gia Paris. Ông tốt nghiệp hạng nhất khoa sáng tác với tác phẩm Thành đồng tổ quốc.
Năm 1969, tại Festival nghệ thuật hiện đại quốc tế Royan, Nguyễn Thiện Đạo là một tên tuổi Việt Nam nổi lên như một hiện tượng trong nghệ thuật hàn lâm thế giới với tác phẩm Tuyến Lửa - một bản anh hùng ca về cuộc chiến đấu oanh liệt của nhân dân Việt Nam.
Năm 1983, ông đoạt Giải thưởng “André Caplet” của Hàn lâm viên Mỹ thuật Pháp cho toàn bộ tác phẩm của mình.
Năm 1984, được Chính phủ Pháp tặng Huân chương “Chevalier des Arts et des Lettres”.
Năm 1995, ông được trao giải thưởng Gian Carlo menoti và được ghi vào từ điển Le petit Larosse và Le petit Robert với tư cách là nhạc sĩ kế thừa hai nền văn minh Đông – Tây.
Năm 2005, ông vinh dự được trao giải thưởng Vinh danh nước Việt.
Nguyễn Thiện Đạo – là nhạc sĩ mang hai Quốc tịch Pháp - Việt, được Nhà nước Việt Nam tặng Huân chương Kháng chiến hạng III và được Bộ Văn hóa Thông tin trao Huy chương Chiến sĩ Văn hóa.
Từ 1968 đến nay, ông đã viết hơn 80 tác phẩm độc tấu, giao hưởng, opera, phần lớn do các Chính phủ ở châu Âu đặt viết, được biểu diễn nhiều nơi trên thế giới cũng như ông đã có 70 công trình nghiên cứu âm nhạc. Âm nhạc của Nguyễn Thiện Đạo ca ngợi con người chân chính, đấu tranh cho lý tưởng sống cao đẹp để hướng tới một xã hội công bằng, một cuộc sống hài hoà có ý nghĩa. Mỗi tác phẩm của ông là bức tranh tâm trạng đặc sắc được kết bởi chiều sâu tâm hồn Việt Nam.
Các tác phẩm tiêu biểu:
- Bài tập cho sóng Martenot và Piano - 1974
- Hoà tấu Bình Minh cho 6 nhạc cụ dây - 1968
- Tuyến Lửa - 1969
- Nhạc Phim Đế chế lụi tàn -1983
- Opera Mỵ Châu Trọng Thuỷ -1978
- Thanh xướng kịch (Oratorio) Hồn non nước - 1998
- Giao hưởng Phù Đổng
- Ballete Trương Chi
- Nhạc phim Chuyện của Pao
- Giao hưởng Sóng Nhất Nguyên
- Bộ 7 tác phẩm viết cho nhạc cụ dân tộc độc tấu và hoà tấu cùng dàn nhạc dân tộc mang tên: Khói sóng (cho đàn tranh), Khói Trương Chi (đàn bầu), Khói nguyệt (đàn nguyệt), Khói hát (nhị), Khói tháp (tì bà), Khói khói (sáo và tiêu).
 
T

tuyen_13

Nguyễn Thiện Tơ Nhạc sĩ Nguyễn Thiện Tơ sinh năm 1921 tại Hà Nội.
Năm 1945, ông là một trong những nhạc công đầu tiên của Dàn nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam và Dàn nhạc giao hưởng Việt Nam. Sau đó, ông chuyển về làm nhạc công cho Xưởng phim truyện Việt Nam.
Ca khúc Giáo đường im bóng là tác phẩm đầu tay ông sáng tác năm 17 tuổi (1938). Đó là bản tình ca ông viết tặng người con gái xứ đạo thành Nam - bà Hà Tiên - vợ ông sau này ông còn viết một số tác phẩm khác, chủ yếu về đề tài ca ngợi quê hương, đất nước, về tình yêu con người.
Nhạc sĩ Nguyễn Thiện Tơ là một trong những thế hệ nhạc sĩ Tân nhạc thời kỳ đầu đã có nhiều đóng góp trong việc định hướng, phát triển nền âm nhạc Việt Nam thời kỳ phôi thai.
Nay tuy tuổi đã cao nhưng ông vẫn sáng tác và dạy đàn guita. Ông là người nổi tiếng với cây đàn Guitare trong những năm đầu của thế kỷ 20.
 
T

tuyen_13

Nguyễn Trọng Tạo

Nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo còn có các bút danh: Cẩm Ly, Nguyễn Vũ Trọng Thi, Nguyễn Vũ Bảo Chi, Nguyễn Trọng, Tào Ngu Tử. Ông sinh ngày 25/8/1947 ở Diễn Châu –Nghệ An.
Nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo nhập ngũ từ năm 1969 và làm Trưởng đoàn Văn công xung kích Đoàn 22.B và Sư đoàn 341.B Quân khu IV. Sau năm 1975, ông chuyển về Hà Nội và học tại Trường Viết văn Nguyễn Du khóa I. Từ năm 1988, ông về công tác tại Hội Văn học nghệ thuật Bình Trị Thiên (nay là Hội văn nghệ Thừa Thiên Huế), là Ủy viên Ban chấp hành Hội.
Nguyễn Trọng Tạo là Nhà thơ giàu bản sắc. Ông đã có nhiều tuyển tập thơ được xuất bản và nhiều giải thưởng về thơ.
Nguyễn Trọng Tạo sáng tác ca khúc từ năm 1970 với kiến thức được học từ những lớp sáng tác âm nhạc ngắn hạn trong quân đội, và bằng việc tự học qua nghiên cứu sách. Trong kháng chiến chống Mỹ, ông có: Đất nước Bác Hồ và cuộc hành quân không nghỉ, Tình ca bên một dòng sông, Làng Quan Họ quê tôi ( thơ Phan Hách).
Ca khúc của nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo giàu chất thơ, đậm đà âm hưởng của âm nhạc dân gian Việt Nam, đặc biệt là âm điệu trong dân ca miền Trung. Nhiều tác phẩm của ông đã đoạt giải thưởng như: Làng Quan Họ quê tôi - Giải đặc biệt tỉnh Hà Bắc (cũ) năm 1981, Giải thưởng Hội Nhạc sĩ Việt Nam năm 1983 – Mặt trời trong thành phố, Giải nhì cuộc thi ca khúc năm 1984 của Bộ Văn hóa Thông tin và Hội Nhạc sĩ – Đường về Thạch Nham….
*Các ca khúc tiêu biểu:
- Làng Quan Họ quê tôi ( thơ Phan Hách)
- Đôi mắt đò ngang
- Tình khúc bốn mùa
* Đã xuất bản:
- Tuyển tập ca khúc Nguyễn Trọng Tạo
- Album Tình khúc Bốn Mùa
 
T

tuyen_13

Nguyễn Tôn Nghiêm Nhạc sĩ Nguyễn Tôn Nghiêm sinh ngày 13 tháng 6 năm 1956, quê ở Bình Dương.
Từ năm 1975, ông tham gia phong trào văn nghệ thanh niên sinh viên của thành phố.
Năm 1990, làm Chủ nhiệm Câu lạc bộ sáng tác Trẻ của Hội Âm nhạc thành phố Hồ Chí Minh. Rồi về công tác tại Sở Nhà đất, Nhà Văn hoá Lao động.
Nhạc sĩ Nguyễn Tôn Nghiêm chủ yếu sáng tác các ca khúc dành cho tuổi trẻ và thanh niên. Một số ca khúc cuả ông đã được phát hành, phổ biến trên các hệ thống truyền thông và được giới trẻ yêu thích: Trăng sáng, Đường ta đi, Hoa quỳ xanh, Sài Gòn – thành phố mùa xuân…
Các tác phẩm tiêu biểu:
- Trăng sáng
- Chú ong hoá thạch
- Đường ta đi
- Hoa quỳ xanh
- Sài Gòn – thành phố mùa xuân
- Trường Sa thân yêu
- Gã si tình rong rêu (tập nhạc 24 ca khúc)
- Chỉ còn nỗi nhớ (Audio 11 tình khúc)…
Đã xuất bản:
- Tuyển tập ca khúc
- Album Audio tác giả.
 
T

tuyen_13

Nguyễn Tương Lai Nhạc sĩ Nguyễn Tương Lai sinh ngày 14/09/1938 tại Khánh Trung, Yên Khánh, Ninh Bình.
Nguyễn Tương Lai tham gia hoạt động âm nhạc từ hoà bình lập lại. Sau đó, ông theo học Trường Âm nhạc Việt Nam.
Tốt nghiệp, ông tiếp tục học lớp Nhạc trưởng Dàn nhạc Chèo do Nhà hát Chèo tổ chức.
Nhạc sĩ Nguyễn Tương Lai nguyên là Trưởng bộ môn Âm nhạc Trường Trung cấp Văn hoá – Nghệ thuật Hà Nam Ninh.
Sau đó, ông làm chuyên viên âm nhạc của Sở Văn hoá – Thông tin tỉnh Ninh Bình.
Ông sáng tác nhiều ca khúc và nhạc cho sân khấu truyền thống, trong đó có: Nàng tiên bên núi Thuý, Cô gái sông Lam …
Các sáng tác tiêu biểu:
- Ánh sáng tháng Mười (1957)
- Quỳnh Lưu vùng lên (1963)
- Ninh Bình quê em (1965)
- Lời Bác vang dậy núi sông (1966)
- Tiếng hát bên quầy hàng (1967)…
 
T

tuyen_13

Nguyễn Văn Hiên Nhạc sĩ Nguyễn Văn Hiên còn có bút danh là An Trung, sinh ngày 03 tháng 6 năm 1953, quê ở Hoài Nhơn, Bình Định.
Nguyễn Văn Hiên công tác tại Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chính Minh. Ông hoạt động trong phong trào thanh niên từ sau năm 1975.
Năm 1993, ông tốt nghiệp Đại học Sáng tác tại Nhạc viện Thành phố Hồ Chính Minh.
Các tác phẩm của nhạc sĩ Nguyễn Văn Hiên chủ yếu dành cho lớp trẻ. Ông luôn được giới trẻ của thành phố Hồ Chí Minh yêu thích. Nhiều ca khúc của ông đã được phổ biến trên làn sóng, báo chí, các xuất bản phẩm…
Các ca khúc tiêu biểu:
- Một sớm mai hồng
- Trường Sa - quần đảo thân thương
- Chúng tôi muốn hoà bình
- Những giọt sương trắng
- Hành trình nối vòng tay lớn
- Hành trình chào kỷ nguyên mới
- Tháng sáu mùa thi
- Xa vắng
- Lên đồi chiều xuân xưa (thơ Vũ Ngọc Giao - đoạt giải nhì Hội Nhạc sĩ Việt Nam, 1996).
Các ấn phẩm:
- Một thời để nhớ (NXB âm nhạc, 1990)
- Lưu bút thời áo trắng (Cassette, Phương Nam Film, 1994)
- Ca khúc Thanh niên (Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam ấn hành, 1994)
- Xa vắng (Cassette. Dihavina, 1995)
- 12 tình khúc Nguyễn Văn Hiên (NXB âm nhạc, 1995)
- Trở lại trường xưa (Cassette Phương Nam film, 1996)
- Một chút gì để nhớ (NXB âm nhạc, 1998)
- Hổng Dám đâu (Nhà Xuất Bản âm Nhạc, 1999).
 
T

tuyen_13

Nguyễn Văn Quế Nguyễn Văn Quế sinh ngày 19/8/1935 ở Quảng Ninh. Ông nguyên là hiệu trưởng Trường Nghệ thuật Quân đội, đã nghỉ hưu.
Trong kháng chiến chống Pháp, ông hoạt động ở Văn công Sư đoàn 308.
Hoà bình lập lại năm 1954, ông theo học lớp văn hoá và âm nhạc do Quân đội tổ chức.
Năm 1959 - 1966, ông tu nghiệp tại Liên Xô (cũ). Sau đó, về công tác ở Đoàn văn công Quân Đội.
Trong kháng chiến chống Mỹ, ông đã cùng các đội văn công xung kích đi biểu diễn ở tuyến lửa Khu IV, chiến trường miền Nam, Lào.
Năm 1971, ông về làm hiệu phó, rồi sau đó là hiệu trưởng Trường Nghệ thuật Quân Đội, tham gia công tác quản lý và đào tạo cán bộ nghệ thuật cho quân đội.
 
T

tuyen_13

Nguyễn Văn Hiên
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Hiên còn có bút danh là An Trung, sinh ngày 03 tháng 6 năm 1953, quê ở Hoài Nhơn, Bình Định.
Nguyễn Văn Hiên công tác tại Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chính Minh. Ông hoạt động trong phong trào thanh niên từ sau năm 1975.
Năm 1993, ông tốt nghiệp Đại học Sáng tác tại Nhạc viện Thành phố Hồ Chính Minh.
Các tác phẩm của nhạc sĩ Nguyễn Văn Hiên chủ yếu dành cho lớp trẻ. Ông luôn được giới trẻ của thành phố Hồ Chí Minh yêu thích. Nhiều ca khúc của ông đã được phổ biến trên làn sóng, báo chí, các xuất bản phẩm…
Các ca khúc tiêu biểu:
- Một sớm mai hồng
- Trường Sa - quần đảo thân thương
- Chúng tôi muốn hoà bình
- Những giọt sương trắng
- Hành trình nối vòng tay lớn
- Hành trình chào kỷ nguyên mới
- Tháng sáu mùa thi
- Xa vắng
- Lên đồi chiều xuân xưa (thơ Vũ Ngọc Giao - đoạt giải nhì Hội Nhạc sĩ Việt Nam, 1996).
Các ấn phẩm:
- Một thời để nhớ (NXB âm nhạc, 1990)
- Lưu bút thời áo trắng (Cassette, Phương Nam Film, 1994)
- Ca khúc Thanh niên (Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam ấn hành, 1994)
- Xa vắng (Cassette. Dihavina, 1995)
- 12 tình khúc Nguyễn Văn Hiên (NXB âm nhạc, 1995)
- Trở lại trường xưa (Cassette Phương Nam film, 1996)
- Một chút gì để nhớ (NXB âm nhạc, 1998)
- Hổng Dám đâu (Nhà Xuất Bản âm Nhạc, 1999).
 
T

tuyen_13

Nguyễn Văn Sanh Nhạc sĩ Nguyễn Văn Sanh sinh ngày 20 tháng 10 năm 1948, quê ở Nghĩa Bình.
Ông tham gia sáng tác ca khúc ngay từ phong trào “hát cho đồng bào tôi nghe” là Uỷ viên văn nghệ nhóm “Lửa Hồng” (của Thành Đoàn Sài Gòn - Gia Định).
Sau đó, là Trưởng đoàn Văn nghệ Tổng hội Sinh viên Sài Gòn, rồi phụ trách Đoàn Văn nghệ Sinh viên Vạn Hạnh.
Nguyễn Văn Sanh vừa hoạt động xã hội vừa tham gia sáng tác để cổ vũ cho phong trào, một số ca khúc của ông đã để lại dấu ấn trong thời kỳ đó: Trong lòng đồng bào, Non nước tôi, Phía Đông đã dậy nắng hồng, Tình nghĩa Bắc – Nam, Quy Nhơn ngời ngời biển lửa…
Năm 1973, ông vào chiến khu công tác. Sau đó, theo học Sáng tác tại Nhạc viện thành phố Hồ Chí Minh,
Năm 1985, ông về Sở Văn hoá - Thông tin thành phố.
Ngoài sáng tác ca khúc, ông còn viết một số tác phẩm khí nhạc như: Biến tấu cho piano, Khúc giao duyên, sonatecho violon và piano Dòng đời.
Các ca khúc tiêu biểu:
- Chiến đấu cho ai?
- Hát mừng thống nhất trọn niềm ước mơ
- Biên giới trong trái tim ta
- Con chim biết nói
- Con vẫn nghe tiếng Bác
- Khúc tình ca trên sông Sài Gòn…
 
T

tuyen_13

Nguyễn Văn Thương
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương sinh ngày 22 tháng 5 năm 1919 tại tỉnh Thừa Thiên- Huế. Là một trong những nhạc sĩ thế hệ đầu tiên của nền Tân nhạc Việt Nam. 9 tuổi, ông học đàn nguyệt và tự học ký xướng âm qua sách học âm nhạc của Pháp. Năm 1936, tốt nghiệp trường Quốc học Huế, ông cho ra đời tác phẩm Trên sông Hương, là một trong những tác phẩm Tân nhạc đầu tiên ở Huế. Năm 1939 khi ra Hà Nội học, ông viết tác phẩm Đêm đông, khi đó ông tròn 20 tuổi. Năm 1939, Người Pháp muốn mở rộng chính sách mị dân bằng cách tuyển nhiều trí thức Việt Nam vào các ngạch cao cấp. Nguyễn Văn Thương đỗ đầu toàn Đông Dương, rồi làm Giám đốc Bưu điện trung tâm Sài Gòn trong thời gian 5 năm, chính trong thời gian ở Sài gòn, năm 1942 tác phẩm Bướm hoa ra đời. Tiếp đó là hàng loạt những ca khúc nổi tiếng được ông sáng tác trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Ca khúc của nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương cho dù viết ở đề tài gì cũng đều có giai điệu chau chuốt, trữ tình và mang đậm âm hưởng dân gian Việt Nam. Ông viết đa dạng ở mọi thể loại, đề tài. Đặc biệt sau thời gian tu nghiệp ở Cộng hòa dân chủ Đức trở về, ông sáng tác nhiều hơn, nhất là các tác phẩm khí nhạc.
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương nguyên là Giám đốc đoàn ca múc nhạc Việt Nam, nguyên Giám đốc Nhạc viện Hà Nội. Với những đóng góp của ông cho sự nghiệp âm nhạc nước nhà, ông đã được Nhà nước phong tặng Nghệ sĩ nhân dân, Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
*Các tác phẩm tiêu biểu
- Trên sông Hương
- Bướm hoa
- Đêm đông
- Bình Trị Thiên khói lửa
- Bài ca trên núi
- Thu Hà Nội, mùa thu tuyệt vời
- Lý hoài nam (độc tấu sáo trúc)
- Buôn làng vào hội
- Quê hương
- Ngày hội non sông (độc tấu sáo trúc và bộ gõ)
- Rhapsodie số 2 cho đàn T`rưng và dàn nhạc giao hưởng
- Trở về đất mẹ cho violoncelle và piano
- Thơ giao hưởng Đồng khởi.
 
T

tuyen_13

Nguyễn Viêm Nhạc sĩ Nguyễn Viêm sinh ngày 01 tháng 4 năm 1929, quê ở xã Triệu Hải, Triệu Phong, Quảng Trị. Đã mất.
Sau khi tập kết ra Bắc, Nguyễn Viêm dự lớp bổ túc sáng tác tại Trường Âm nhạc Việt Nam.
Sau đó, ông tham gia nhóm nghiên cứu dân ca quan họ, rồi sang làm chuyên gia âm nhạc ở Lào.
Về nước, ông công tác tại Phòng Văn nghệ Quân đội, phụ trách mục “Bộ đội ta ca hát”.
Năm 1958, Nguyễn Viêm chuyển sang công tác nghiên cứu âm nhạc ở Bộ Văn hoá và là Trưởng ban Nghiên cứu âm nhạc thuộc Viện Âm nhạc và Múa.
Tu nghiệp tại Nhạc viện Thượng Hải (Trung Quốc) và Nhạc viện Sofia (Bulgarie).
Nguyễn Viêm là một nhà nghiên cứu âm nhạc, đồng thời ông cũng là một nhạc sĩ sáng tác, ông đã sáng tác nhiều ca khúc và một số tác phẩm khí nhạc.
Các ca khúc tiêu biểu:
- Rừng xanh bừng sáng
- Vì hoà bình thống nhất Tổ quốc ta
- Việt Nam - Hồ Chí Minh
- Bốn mùa
- Em chào chị Hằng, chị Hằng chào em
- Đàn t’rưng (trích thơ Huy Cận)
Tác phẩm khí nhạc:
- Giao hưởng Giải phóng, sonate viết cho piano Niềm tin son sắt
Công trình nghiên cứu:
- Quan họ Bắc Ninh (cùng viết với Lưu Hữu Phước, Tú Ngọc, Nguyễn Văn Phú; Nhà xuất bản Văn hoá, 1965)
Đã xuất bản:
- Tuyển chọn ca khúc Nguyễn Viêm
- Album Nguyễn Viêm.
 
T

tuyen_13

Nguyễn Văn Tý
Âm nhạc của Nguyễn Văn Tý thường có giai điệu nhẹ nhàng, trữ tình, mang đậm âm hưởng dân ca. Với những đóng góp cho sự nghiệp cách mạng và âm nhạc, ông đã nhận được Huân chương kháng chiến chống Pháp hạng 3, Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng nhất, huận chương lao động hạng nhì, Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
*Các tác phẩm tiêu biểu:
- Dư âm -1951
- Mẹ yêu con 1956
- Bài ca năm tấn 1973
- Tấm áo chiến sĩ Mẹ vá năm xưa 1973
- Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh 1974
- Người đi xây hồ kẻ gỗ 1976
- Dáng đứng Bến Tre (sáng tác năm 1980)
*Các tác phẩm đã xuất bản và đoạt giải
- Tuyển chọn ca khúc Nguyễn Văn Tý 1995
- Album Vượt trùng dương 1995
- Video Những dư âm còn lại 1993
- Bức chân dung tác giả - Đài TH Thành phố HCM
- Vượt trùng dương – Giải nhì Tổng kết 9 năm văn nghệ toàn quốc
- Tiễn anh lên đường – Giải nhất cuộc sáng tác về đề tài phụ nữ
- Bài ca năm tấn – Giải nhất về đề tài nông nghiệp
- Em đi làm tín dụng – Giải nhất sáng tác cho ngành Ngân hàng
nguyenvanty1.jpg
 
T

tuyen_13

Nguyễn Vĩnh Tiến Nguyễn Vĩnh Tiến sinh năm 1974, tại Phú Thọ.
Anh là một kiến trúc sư của Bộ Xây dựng. Ngoài ra, anh còn được biết đến là một nhà thơ với bút danh là Tiểu Tuyền Thư.
Anh đã đoạt nhiều giải thưởng văn học của báo Tiền Phong, Văn nghệ trẻ, Hoa học trò, Văn nghệ TP Hồ Chí Minh và đã xuất bản 1 tập truyện ngắn và 1 tập thơ. Anh cũng đã từng tham gia viết phần lời cho nhiều ca khúc của nhạc sĩ trẻ Giáng Son trước khi chuyển qua tự viết ca khúc.
Năm 2005, Nguyễn Vĩnh Tiến đã nhận giải thưởng Bài hát Việt 2005 với ca khúc “Giọt sương bay lên” và ca khúc “Bà tôi” của anh cũng đã đem lại hai giải, một cho nhạc sĩ phối khí xuất sắc nhất của năm (Phan Cường), một cho ca sĩ được khán giả yêu thích nhất (Ngọc Khuê).
Nhạc sĩ Nguyễn Vĩnh Tiến viết chủ yếu là ca khúc, hầu hết các tác phẩm anh đều đưa âm hưởng dân gian, kết hợp với âm nhạc hiện đại, tạo nên nét độc đáo trong âm nhạc của anh. Hiện tại, số lượng bài hát của Nguyễn Vĩnh Tiến đã lên đến sấp sỉ 100 tác phẩm.
Các ca khúc tiêu biểu:
- Bà tôi
- Giọt sương bay lên
- Bóng Anh Hùng
- Giấc Mơ Dai Dẳng
- Ơi con chim chào mào…
 
T

tuyen_13

Nguyễn Viết Nhạc sĩ Nguyễn Viết tên khai sinh là Nguyễn Bá Viết, sinh năm 1932, quê ở Nam Thanh, Hải Hưng.
Năm 1947, ông vào bộ đội phụ trách văn nghệ Tỉnh đội Hải Dương, làm công tác địch vận.
Năm 1956, theo học Trung cấp Khoa Nhạc cụ cổ truyền dân tộc, sau đó được đi học Đại học Sáng tác tại Nhạc viện Hà Nội.
Tốt nghiệp, ông về Nhà hát Tuồng Trung ương vừa chỉ huy, dàn dựng, vừa sáng tác âm nhạc cho trên 60 vở tuồng, cải lương của nhà hát và các đoàn khác trong cả nước.
Ngoài ra, ông còn tham gia giảng dạy chuyên mục “Âm nhạc Tuồng” cho Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh. Ông đã được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú.
Các tác phẩm nhạc tuồng tiêu biểu:
- Sao Khuê trời Việt
- Hoàng hôn đen
- Đề Thám
- Rạng đông
- Lý Phượng Đình…
 
T

tuyen_13

Nguyễn Vũ Nguyễn Vũ sinh năm 1933, quê ở Hữu Thạch, Đức Hoà, Long An.
Nguyễn Vũ tham gia hoạt động âm nhạc từ Nam Bộ kháng chiến.
Sau Hiệp định Genève, ông ở lại miền Nam công tác và bám sát phong trào đấu tranh suốt những năm tháng Kháng chiến chống Mỹ.
Ông nguyên là Hội viên Hội Văn nghệ Giải phóng. Sau thống nhất đất nước, ông về công tác ở Long An, rồi làm Chủ tịch Hội Văn nghệ Long An.
Ông bắt đầu sáng tác âm nhạc từ năm 1963 và đã có nhiều ca khúc được nhiều người biết đến, đặc biệt bài “Người nữ giao liên” được coi là một trong những bài hát hay nhất ở miền Nam trong những năm kháng chiến.
Các ca khúc tiêu biểu:
- Người nữ giao liên
- Tiếng hát trên công trường (1963)
- Chiếc khăn hồng (1965)
- Quân ta no, giặc Mỹ thua to (1968)…
 
Top Bottom