Toán 11 [Math 98 Club] Lượng Giác

B

buivanbao123

Em vẫn bình thường mà =))

Tiếp này:

a) $A+B+C=\pi$. Tìm $GTLN$ của $A = \cos A + \cos B +\cos C$.

b) $\Delta ABC$ nhọn. Chứng minh $(\dfrac{1}{\cos A}+1)(\dfrac{1}{\cos B}+1)(\dfrac{1}{\cos c}+1) \ge 27$.

Mới giải xong lúc 4: 03 pm =))

Câu a này khó đấy hình như là $A = \cos A + \cos B +\cos C$ \leq $\dfrac{3}{2}$
 
Last edited by a moderator:
R

riverflowsinyou1

Tính tổng $S_n(x)=\sum \limits_{i=0}^n \frac{tan(2^ix)}{cos(2^{i+1}x)}$ với giả thiết các biểu thức đều có nghĩa.
 
Last edited by a moderator:
Z

zezo_flyer

sao không thêm phần hình giải tích,... vào nữa nhỉ.
math 98 mà chỉ có mỗi lượng thôi à.
_______________________
kí hiệu bài trên em river tớ không hiểu gì :\
 
H

huynhbachkhoa23

sao không thêm phần hình giải tích,... vào nữa nhỉ.
math 98 mà chỉ có mỗi lượng thôi à.
_______________________
kí hiệu bài trên em river tớ không hiểu gì :\

Thì lượng giác không thôi mà =))

Hình giải tích chắc chờ giữa hè để qua tổ hợp với dãy số đã =))
 
D

demon311

Câu a này khó đấy hình như là $A = \cos A + \cos B +\cos C$ \leq $\dfrac{3}{2}$

Thế này này:

$\cos (A+B)=\cos (\pi-C) =-\cos C \\
\cos C =\sin A \sin B-\cos A \cos B \\
\sum \cos A = \sum \sin A \sin B-\sum \cos A \cos B \le \sum \sin^2A-\sum \cos A \cos B \\
\sum \cos A \ge 3-\sum \cos^2 A -\sum \cos A \cos B = 3-\dfrac{ 1}{2}\sum (\cos^2 A+\cos^2 B)^2$

Đặt $x=\cos A + \cos B \\
y= \cos B +\cos C \\
z= \cos C + \cos A \;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\; 1>x,y,z \ge 0$

Thì:

$\dfrac{ 1}{2}(x+y+z) \le 3-\dfrac{ 1}{2}(x^2+y^2+z^2) \le 3-\dfrac{ 1}{6}(x+y+z)^2 \\
(x+y+z)^2+3(x+y+z)-18 \ge 0 \\
\left[ \begin{array}{ll}
x+y+z \ge 3 \\
x+y+z \le -6 \;\;\;\;\; \fbox{(loại)}
\end{array} \right. \\
2(\cos A + \cos B +\ cos C) \le 3 \\
\cos A + \cos B +\ cos C \le \dfrac{ 3}{2}$
 
H

huynhbachkhoa23

Câu b để em:

$\prod (1+\dfrac{1}{a}) \ge (1+\dfrac{3}{\sum a})^3$

$a=\cos A; b=\cos B; c=\cos C$ với $\sum a \le \dfrac{3}{2}$

$\prod (1+\dfrac{1}{a}) \ge 27$
 
D

demon311

Em vẫn bình thường mà =))

Tiếp này:

a) $A+B+C=\pi$. Tìm $GTLN$ của $A = \cos A + \cos B +\cos C$.

b) $\Delta ABC$ nhọn. Chứng minh $(\dfrac{1}{\cos A}+1)(\dfrac{1}{\cos B}+1)(\dfrac{1}{\cos c}+1) \ge 27$.

Mới giải xong lúc 4: 03 pm =))


b) $\Delta ABC$ nhọn. Chứng minh $(\dfrac{1}{\cos A}+1)(\dfrac{1}{\cos B}+1)(\dfrac{1}{\cos c}+1) \ge 27$.

Dựa theo câu a:

$\prod (\dfrac{ 1}{\cos A}+1) =\prod (\dfrac{ 1}{2\cos A}+\dfrac{ 1}{2\cos A}+1) \\
\ge \prod 3.\sqrt[3]{\dfrac{ 1}{4\cos^2 A}} = 27.\sqrt[3]{\dfrac{ 1}{64.\cos^2A.\cos^2B\cos^2C}}$

Mà:

$\sqrt[3]{\cos A \cos B \cos C} \le \dfrac{ \cos A + \cos B +\cos C }{3} \le \dfrac{ 1}{2} \\
\sqrt[3]{64\cos^2A.\cos^2B\cos^2C} \le 1 \\
VT \ge 27.\sqrt[3]{\dfrac{ 1}{1}} =27$
 
Last edited by a moderator:
M

mua_sao_bang_98

Các thím ơi! Giải pt lượng giác trong các đề thi đại học đi! chứ mấy phần kia e chả đọc bao giờ cả? :p :v!

$5sinx-2=3(1-sinx)tan^2x$
 
T

thang271998

chứng minh: $cosA+cosB+cosC$\leq$\frac{3}{2}$
LG
Xét hàm số:
f(x)=cosx
với x thuộc $(0; \frac{\pi}{2})$, ta có
$f'(x)=-sinx, f''(x)=-cosx<0$ với mọi x thuộc $(0;\frac{\pi}{2})$
\Leftrightarrow hàm số lồi trên (0;\frac{\pi}{2})
nhầm k mất tình tổng quát, tớ đặt này nhé à góc C là góc nhỏ nhất trong tam giác ABC , suy ra 0<C<\frac{\pi}{3}, khi đó
$cosA+cosB+cosC=2cos\frac{A+B}{2}.cos\frac{A-B}{2}+cosC$
\leq$2cos\frac{A+B}{2}+cosC=cos\frac{A+B}{2}+ cos\frac{A+B}{2}+ cosC$
\leq $3.cos\frac{\frac{A+B}{2}+\frac{A+B}{2}+C}{3}=3cos\frac{\pi}{3}$(bất đẳng thức hàm lồi)
\Leftrightarrow $cosA+cosB+cosC$\leq$\frac{3}{2}$
bất đẳng thức xảy ra khi A=B=C
p/s: Bài này còn cách nữa, nói chung là bài này khá nhiều cách:D, lâu lâu k gõ late quên hết công thức rồi các bác thông cảm
 
D

demon311

Các thím ơi! Giải pt lượng giác trong các đề thi đại học đi! chứ mấy phần kia e chả đọc bao giờ cả? :p :v!

$5sinx-2=3(1-sinx)tan^2x$

ĐK: $x \ne \dfrac{ \pi}{2}+k\pi$

Xét $\sin x = 1$ không phải nghiệm:

$5\sin x-2=3(1-\sin x)\tan^2 x \\
5\sin x-2=3(1-\sin x)(\dfrac{ 1}{\sin^2 x}-1)=3(1-\sin x).\dfrac{\sin^2 x}{1-\sin^2 x} \\
(5\sin x-2)(1-\sin^2 x)=3(1-\sin x)\sin^2 x \\
5\sin x-2+2\sin^2 x-5 \sin^3 x=3\sin^2 x-3\sin^3 x \\
2\sin^3 x +\sin^2 x -5 \sin x+2=0$

Đến đây khó quá....................




Đùa đấy......................
 
Last edited by a moderator:
R

riverflowsinyou1

Cho ΔABC có a,b,c là độ dài các cạnh và S là diện tích của tam giác ΔABC .Chứng minh rằng:
$a^2+2bc \ge 4S\sqrt{3}$
 
D

demon311

Choức: ΔABC có a,b,c là độ dài các cạnh và S là diện tích của tam giác ΔABC .Chứng minh rằng:
$a^2+2bc \ge 4S\sqrt{3}$

Em kiếm đâu ra mấy bài khó thế riverflowsinyou?
Bài này cần phải biết định lý cos trước

$a^2=b^2+c^2-2bc .\cos A \\
a^2+2bc=b^2+c^2-2bc. \cos A+2bc=(b+c)^2-2bc\cos A \\
S=\dfrac{ 1}{2} bc\sin A \;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\leftarrow \text{mấy đứa chắc biết cái này rồi} \\
4S\sqrt{ 3}=2bc.\sin A.\sqrt{ 3} \\
\rightarrow VT-VP=(b+c)^2 -2bc\cos A-2bc \sin A \sqrt{ 3}= (b+c)^2 -4bc(\dfrac{ 1}{2}\cos A+\dfrac{ \sqrt{ 3}}{2}\sin A)\\ =(b+c)^2-4bc.\sin (\dfrac{ \pi}{6}+A) \ge 4bc-4bc=0 \\
VT \ge VP \;\;\;\;\;\rightarrow dpcm$
 
Last edited by a moderator:
T

thang271998

Kết thúc mầy phần chứng minh ở đây thôi.
giải phương trình lượng giác
1.$3sin3x-\sqrt{3}cos9x=1+4sin^33x$
2.
Tìm các nghiệm x thuộc $(\frac{2\pi}{5};\frac{6\pi}{7})$ của phwong trình $cos7x-\sqrt{3}sin7x=-\sqrt{2}$
p/s: mình nghĩ lên lập topic nữa về giải tích sẽ đi từ ptđt-->đường tròn-->elip-->hyperbol--->parbol--> k gian. mọi người thấy sao.
 
H

huynhbachkhoa23

Kết thúc mầy phần chứng minh ở đây thôi.
giải phương trình lượng giác
1.$3sin3x-\sqrt{3}cos9x=1+4sin^33x$
2.
Tìm các nghiệm x thuộc $(\frac{2\pi}{5};\frac{6\pi}{7})$ của phwong trình $cos7x-\sqrt{3}sin7x=-\sqrt{2}$
p/s: mình nghĩ lên lập topic nữa về giải tích sẽ đi từ ptđt-->đường tròn-->elip-->hyperbol--->parbol--> k gian. mọi người thấy sao.

Được đấy, đúng tủ =))........................................................
 
H

huynhbachkhoa23

Kết thúc mầy phần chứng minh ở đây thôi.
giải phương trình lượng giác
1.$3sin3x-\sqrt{3}cos9x=1+4sin^33x$
2.
Tìm các nghiệm x thuộc $(\frac{2\pi}{5};\frac{6\pi}{7})$ của phwong trình $cos7x-\sqrt{3}sin7x=-\sqrt{2}$
p/s: mình nghĩ lên lập topic nữa về giải tích sẽ đi từ ptđt-->đường tròn-->elip-->hyperbol--->parbol--> k gian. mọi người thấy sao.

Bài 1:
Nhìn là thấy ngay công thức nhân $\sin3x$ =))
$PT \leftrightarrow \sin 9x -\sqrt{3}\cos9x = 1$

OK. đến đây áp đụng lý thuyết $a\sin x + b\cos x = c$
 
B

buivanbao123

Kết thúc mầy phần chứng minh ở đây thôi.
giải phương trình lượng giác
1.$3sin3x-\sqrt{3}cos9x=1+4sin^33x$
2.
Tìm các nghiệm x thuộc $(\frac{2\pi}{5};\frac{6\pi}{7})$ của phwong trình $cos7x-\sqrt{3}sin7x=-\sqrt{2}$
p/s: mình nghĩ lên lập topic nữa về giải tích sẽ đi từ ptđt-->đường tròn-->elip-->hyperbol--->parbol--> k gian. mọi người thấy sao.

2)Ta có:$cos7x-\sqrt{3}sin7x=-\sqrt{2}$
\Leftrightarrow $-\sqrt{3}sin7x+cos7x=-\sqrt{2}$
Ta chia cả 2 vế cho $\sqrt{3+1}$
rồi nhóm lại thành công thức cộng cung hoặc trừ cung
Đây chính là phuơng trình asinx+bcosx=c
 
Top Bottom