luyenthi.nhom.hoa

M

minhhung180193

7) Lấy 1 gam sắt nung trong không khí, giả sử phản ứng xảy ra hoàn toàn và chỉ thu được một oxit sắt duy nhất có khối lượng vượt quá 1,41 gam. Xác định công thức của oxit sắt.

8) Hoà tan hoàn toàn 49 gam tinh thể muối ngậm nước M2(SO4)n.mH2O vào nước thì thu được dd A. Chia A thành 2 phần bằng nhau.
_ Rót dd NaOH dư vào phần 1 thì thu được 10,7 gam kết tủa.
_ Rót dd Ba(NO3)2 dư vào phần 2 thì thu được 34,95 gam kết tủa.
Xác định công thức của tinh thể.

Hiz ! sửa lại câu 7 và 8 nhé :D

Câu 7: m O > 0,41 = 1,41 -1 => mO / mFe > 0,41 => nO / nFe > 1,425 => Fe2O3

Câu 8: Làm lại từ từ :eek:
- Từ cái phản ứng thứ 2 tạo kết tủa là BaSO4 => n SO4 trong BaSO4 = 34,95 : 233 = 0,15 => nSO4 trong tinh thể là 0,3
- Từ cái phản ứng đầu tiên suy ra kết tủa đặt là M(OH)x dễ thấy số mol SO4 của pu 2 bằng 1/2 số mol OH trong M(OH)x suy ra số mol OH là 0,15 . 2 = 0,3 =>
M + 0,3.17 = 10,7 => m M = 5,6g
ta có : (0,3 : n). M = 5,6g với n = 3 suy ra M là Fe
ta có: n Fe = 0,3 : 3 = 0,1 suy ra n Fe trong tinh thể là 0,2
CT tinh thể là : Fe2(SO4)3.mH2O
n tinh thể = n Fe : 2 = 0,1 suy ra M tinh thể là 490 = 56.2 + 96.3 + mH2O => mH2O = 90 => m = 5
vậy CT của tinh thể : Fe2(SO4)3.5H2O :)>-
 
Last edited by a moderator:
M

minhhung180193

Bài 10: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp Ba - Na - Ca vào nước thu được dd A và 6,72 lít H2 (đkc). Số ml dung dịch HCl 1M để trung hoà hoàn toàn 1/10 dung dịch A là bao nhiêu?

Số mol H2 = 1/2 số mol OH- => n OH- = 0,6 mol => 1/10 dd A chứa 0,06 mol OH-
=> nHCl cần = 0,06 mol => Vdd HCl = 0,06 x 1000 = 60ml

Bài 11: Trong công nghiệp, người ta sản xuất xút từ muối ăn. Để sản xuất 15 tấn NaOH (hiệu suất 80%), khối lượng NaCl cần dùng là bao nhiêu?

2NaCl + H2O --> 2NaOH + Cl2 + H2
NaCl ----> NaOH
58,5 ------- 40
21,9375 ---- 15
vậy khối lượng NaCl trên thực tế cần là : 21,9375 : 0,8 = 27,42 tấn

Bầi 12: Cho một luồng khí CO đi qua ống sứ đựng 0,04 mol hỗn hợp A gồm FeO và Fe2O3 đốt nóng. Sau khi kết thúc thí nghiệm thu được hỗn hợp B gồm 4 chất nặng 4,784g. Khí đi ra khỏi ống sứ cho hấp thụ vào dd Ba(OH)2 dư tạo thành 9,062g kết tủa. Thành phần phần trăm khối lượng của FeO và Fe2O3 lần lượt là bao nhiêu?

từ mg kết tủa BaCO3 => nBaCO3 = 0,046 mol = nCO2 = nO trong hh A đã pứ
=> m hhA = 0,046.16 + 4,784 = 5,52g. Gọi x là số mol FeO, y là số mol Fe2O3. Giải hệ :
x + y = 0,04 ; 72x + 160y =5,52
=> x = 0,01 ; y = 0,03
%FeO = 72.0,01 : ( 72.0,01 + 160.0,03) = 13,04% => %Fe2O3 = 86,96%

Bài 13: Có 1 gam hợp kim đồng - nhôm được xử lý bằng lượng dư dung dịch NaOH thu được dd A và chất rắn B, Lấy B hoà tan hoàn toàn vào dung dịch HNO3 thu được dd C, sau đó làm bay hơi dung dịch C rồi nung nóng, khối lượng chất rắn thu được sau khi nung là 0,4 gam. % khối lượng của các kim loại trong hợp kim là bao nhiêu?

0,4g là CuO => m Cu = 0,32 => %Cu = 32% => %Al = 68%

Bài 14: Cho dung dịch NH3 vào 20 ml dung dịch Al2(SO4)3 đến dư, kết tủa thu được đem hoà tan bằng dung dịch NaOH dư được dung dịch A. Sục khí CO2 dư vào dung dịch A, kết tủa thu được đem nung nóng đến khối lượng không đổi được 2,04 gam chất rắn. Nồng độ mol của dung dịch Al2(SO4)3 là bao nhiêu?

2,04g chất rắn là Al2O3 => nAl2O3 = 0,02 = nAl2(SO4)3 => Cmol dd Al2(SO4)3 = 0,02 : 0,02 = 1M

Bài 15: Nung nóng m gam hỗn hợp gồm Al và Fe2O3 trong điều kiện không có không khí. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X tác dụng với dd NaOH dư thu được dung dịch Y, chất rắn Z và 3,36 lít khí H2 (đktc). Sục khí CO2 dư vào dung dịch Y, thu được 39 gam kết tủa. Giá trị của m là bao nhiêu?

m hh ban đầu = m hh sau khi nung
Từ giả thiết sinh ra 3,36l khí H2 suy ra Al còn dư. vậy hh sau pứ bao gồm : Al dư ; Al2O3 ; Fe
- từ số lít khí bay lên suy ra n Al dư = 0,1 mol
- từ số gam kết tủa => nAl2O3 = 0,2 mol
- ptpu : 2Al + Fe2O3 ---> Al2O3 + 2Fe
------------------------ 0,2 ---- 0,4 mol
vậy khối lượng m ban đầu = mAl dư + m Fe + mAl2O3 = 0,1.27 + 0,4.56 + 102.0,2 = 45,5g
:)>-
 
Last edited by a moderator:
L

langthieu71

Bài 15:
Al dư pư với nước >> Al(OH)3 >> NaOH dư >> tan hết.
39g kết tủa là Al(OH)3 >>> nAl(OH)3=0.5 >>> nAl=0.5 >> nAl pư = 0.5-0.1=0.4
2Al + Fe2O3 ---> Al2O3 + 2Fe
0.4 0.2
>>>> m= 0.5x27 + 0.2x160 = 45.5g
 
S

sieuchuoi10

Bài tập ôn tuần 11
Thời gian: 11/12 --> 15/12
Nội dung: Các định luật bảo toàn


Đinh luật 3: Bảo toàn khối lượng​

_Tổng khối lượng của các chất đem tham gia phản ứng bằng tổng khối lượng của các chất tạo thành sau phản ứng.

_Ứng dụng: Dùng ĐL BTKL để tính khối lượng của một hợp chất hoặc là một hỗn hợp mà trong quá trình giải toán ta thấy:
+ Nguyên tố được cho ở dạng ẩn.
+ Nhiều chất cùng phản ứng một lúc và không có thứ tự ưu tiên. (loại phản ứng mà không thể tính được cụ thể số mol của từng chất cần tính).

_Giải thích: Thông thường ta tìm khối lượng bằng công thức m = M.n Nếu muốn có được m thì cần có đồng thời M và n, việc thiếu một trong hai thứ đó đều dẫn đến ko dùng được công thức trên. Ta nghĩ ngay đến ĐL BTKL.

Ví dụ 1: Hoà tan hoàn toàn 35g một hỗn hợp gồm MgO, Fe2O3, CuO, ZnO vào 2,5 lít dd HCl 0,6 M vừa đủ. Cô cạn dd sau phản ứng thì thu được m(g) muối khan. Tính m.
Giải
Nhận xét: Ta có tổng cộng 4 oxit thì sẽ có 4 muối sau phản ứng. Việc tìm được số mol của mỗi muối là điều ko thể làm được. Ta dùng ĐL BTKL.
theo BTNT ta có: nH2O = 1/2 * nHCl = 1/2 * 1,5 = 0,75 mol
áp dụng ĐL BTKL ==> 35 + 1,5x36,5 = m + 0,75x18 ==> m = 76,25 gam.


Ví dụ 2: Số miligam KOH cần để trung hoà lượng axit béo tự do có trong 1 gam chất béo đgl chỉ số axit của chất béo. Để xà phòng hoá 100 kg triolein có chỉ số axit bằng 7 cần 14,1 Kg Natri hidroxit. Giải sử phản ứng xảy ra hoàn toàn, tính khối lượng xà phòng thu được.
Giải
phản ứng trung hoà axit tự do:
R-COOH + NaOH ---> RCOONa + H2O (1)

phản ưng xà phòng hoá:
(C17H33COO)3C3H5 + 3NaOH ---> 3C17H33COONa + C3H5(OH)3 (2)

Nhận xét: Khối lượng xà phòng chính là khối lượng muối natri ở cả (1) và (2). Dựa vào dữ kiện đề cho, cao tay lắm ta chỉ giải được hết số mol của mỗi chất ở 2 pt trên mà thôi. vì axit tự do có trong chất béo là không thể xác định được nên ko thể nào dùng m = M.n,
Ta dùng ĐL BTKL như sau:

nOH- để trung hoà axit béo tự do là: 12,5 mol (ứng với 700g KOH) --> NaOH cần 500g cho pt (1).
==>nH2O sinh ra: 12,5 x 18 = 225 gam
==>mNaOH còn lại ở pt (2) 14100 - 500 = 13 600 ==> nNaOH (2) = 340 mol
==> giải được mol glixerol = 340/3 = 113,33 mol ==> mGlixerol = 10 426,36 g
Áp dụng ĐL BTKL
100 000 + 14 100 = m + 225 + 10 426,36
==> m = 103 448,64 gam

Các vi dụ khác

3) Lấy m(g) hh X gồm FeO và Fe2O3 có tổng mol là 0,04 mol. Nung trong một ống sứ chịu nhiệt (không chứa khống khí) rồi cho luồng khí CO đi qua thi thu được 4,784 (g) chất rắn Y gồm 4 chất. Dẫn khí thoát ra qua bình đựng dd Ba(OH)2 dư thì thu được 9,062 (g) kết tủa. Tính m và % khối lượng các chất trong X.

4) Hoà tan hoàn toàn hh X gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 vào dd HNO3 dư thì thu được dd Y và 8,96 (lit) khi NO (đkc) bay ra. Cô cạn hoàn toàn Y thu được 121 gam muối khan. Tính m.

5) Lấy 69,6 g một oxit của kim loại M nung trong một ống sứ chịu nhiệt (ko chứ không khí) rồi cho luồng khí CO đi qua để khử toàn bộ oxit thành a(g) kim loại M. Dẫn khí thoát ra qua bình đựng dd Ca(OH)2 dư thì thu được 120 gam kết tủa. Hoà tan hoàn toàn a (g) kim loại M trên vào dd HCl. Cô cạn dd sau phản ứng thu được 114,3 g muối khan.
_ Tính a
_ Xác định CT oxit ban đầu.

6) Hoà tan hoàn toàn m(g) hh X gồm Fe(OH)3, Cu(OH)2 và Zn(OH)2 vào 1,5 lít dd H2SO4 0,8 M vừa đủ. Thì thu được dd Y. Cô cạn hoàn toàn Y thì thu được 168,8 (g) muối khan. Tính m.

7) Hoà tan hoàn toàn 36(g) một hh X gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 vào dd H2SO4 đặc nóng dư thì thấy bay ra 4,48 lít SO2 (đkc). Cô cạn dd sau phản ứng thì thu được m (g) muối khan. Tính m.

8) Hoà tan hoàn toàn 35 gam một hh A gồm 2 muối cacbonat của 2 Kloai X và Y vào dd HCl vừa đủ thì thấy bay ra 6,72 lít khí (đkc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m(g) muối khan. Tính m.

---Hết---​
 
Last edited by a moderator:
M

minhhung180193

3) Lấy m(g) hh X gồm FeO và Fe2O3 có tổng mol là 0,04 mol. Nung trong một ống sứ chịu nhiệt (không chứa khống khí) rồi cho luồng khí CO đi qua thi thu được 4,784 (g) chất rắn Y gồm 4 chất. Dẫn khí thoát ra qua bình đựng dd Ba(OH)2 dư thì thu được 9,062 (g) kết tủa. Tính m và % khối lượng các chất trong X.

[FONT=&quot]-từ 9,062g kết tủa BaCO3 => nO pu = 0,046 => mhh =4,784 + 0,046.16= 5,52g
gọi x là số mol FeO, y là số mol Fe2O3 giải hệ : 72x + 160y = 5,52; x+y = 0,04
ra được : nFeO = 0,01 ; nFe2O3 = 0,03
ĐS: %FeO = 13,04% ; %Fe2O3 = 86,96%[/FONT]
[FONT=&quot]

[/FONT]
 
M

minhhung180193



4) Hoà tan hoàn toàn hh X gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 vào dd HNO3 dư thì thu được dd Y và 8,96 (lit) khi NO (đkc) bay ra. Cô cạn hoàn toàn Y thu được 121 gam muối khan. Tính m.


Ta có : m hh + mHNO3 = m muối + m khí + m H2O
Số mol HNO3 = n muối + n khí = (121 : 242) x 3 + 0,4 = 1,9 => m HNO3 = 119,7
Số mol H2O = n HNO3 : 2 = 0,95 => m H2O = 17,1
m khí = 12g
vậy m hh = muối + m khí + m H2O – mHNO3 = 121 + 12 + 17,1 – 119,7= 30,4g
ĐS : 30,4g
 
M

minhhung180193



5) Lấy 69,6 g một oxit của kim loại M nung trong một ống sứ chịu nhiệt (ko chứ không khí) rồi cho luồng khí CO đi qua để khử toàn bộ oxit thành a(g) kim loại M. Dẫn khí thoát ra qua bình đựng dd Ca(OH)2 dư thì thu được 120 gam kết tủa. Hoà tan hoàn toàn a (g) kim loại M trên vào dd HCl. Cô cạn dd sau phản ứng thu được 114,3 g muối khan.
_ Tính a
_ Xác định CT oxit ban đầu.




Kết tủa CaCO3 = 120g => nO pu = 1,2 mol => mO pu = 19,2g => m M = 50,4g
M ----> MCln => nCl trong muối là: (114,3 - 50,4): 35,5 = 1,8 mol
Ta có : M.1,8/n = 50,4 => M= 28.n => M là Fe
ĐS : a = 50,4g ; Fe3O4
[FONT=&quot]

[/FONT]
 
Last edited by a moderator:
M

minhhung180193


6) Hoà tan hoàn toàn m(g) hh X gồm Fe(OH)3, Cu(OH)2 và Zn(OH)2 vào 1,5 lít dd H2SO4 0,8 M vừa đủ. Thì thu được dd Y. Cô cạn hoàn toàn Y thì thu được 168,8 (g) muối khan. Tính m.



mX + mddH2SO4 = m muối + m H2O
m muối = m KL(trong X) + m SO4
m H2O = m OH-( trong X) + m H2( trong H2SO4)
ta có : n H2SO4 = 1,2 mol
m SO4 = 1,2 . 96 = 115,2g => m KL = 53,6g
n OH- = n H+( trong H2SO4) = n H2O = 2,4 => m OH- = 2,4 . 17 = 40,8g
m X = mKL + m OH- = 94,4g
ĐS: 94,4g
 
M

minhhung180193


7) Hoà tan hoàn toàn 36(g) một hh X gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 vào dd H2SO4 đặc nóng dư thì thấy bay ra 4,48 lít SO2 (đkc). Cô cạn dd sau phản ứng thì thu được m (g) muối khan. Tính m.



m hhX + m H2SO4 = m muối + m SO2 + m H2O
gọi m là khối lượng muối khan => m H2SO4 = ((m: 400)x3 + 0,2).98
m SO2 = 0,2. 64 = 12,8g
m H2O = ((m: 400)x3 + 0,2).18
giải hệ : 36 + ((m: 400)x3 + 0,2).98 = m + 12,8 + ((m: 400)x3 + 0,2).18.
ĐS : m = 98g
 
M

minhhung180193

8) Hoà tan hoàn toàn 35 gam một hh A gồm 2 muối cacbonat của 2 Kloai X và Y vào dd HCl vừa đủ thì thấy bay ra 6,72 lít khí (đkc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m(g) muối khan. Tính m.




m A + mHCl => m muối + m CO2 + m H2O
ta có : n HCl = n CO2 x 2 = 0,3. 2 = 0,6 => m HCl = 0,6 . 36,5 = 21,9g
n H2O = n CO2 = 0,3 => m H2O = 0,3 . 18 = 5,4g
m CO2= 13,2g
m muối = m A + m HCl – m CO2 – m H2O = 35 + 21,9 – 13,2 – 5,4 = 38,3g
ĐS : 38,3g
 
L

langthieu71

đính chính lại her ;) là Fe2O3
a=50,4g >>>>nFe=0.9
Fe2On + nCO --> 2Fe + nCO2
0,45 0,9
mFe2On=69,6--> M=154,7 >> Fe2O3
 
S

sieuchuoi10

Đáp án tuần 11:
Định luật 3: Bảo toàn khối lượng


Câu 3: m = 5,52 gam
``````%FeO = 13% ; %Fe2O3 = 87%

Câu 4:
m = 30,4 gam

Câu 5: a = 50,4 gam
``````CT oxit : Fe3O4

Câu 6: m = 94,4 gam

Câu 7: m = 98 gam

Câu 8: m = 38,3 gam

---Hết---
 
S

sieuchuoi10

Bài tập ôn tuần ôn tuần 12
Thời gian: 16/12 ---> 22/12
Nội dung: Các định luật bảo toàn trong hoá học


Định luật 4: Bảo toàn Electron​

_ Trong suốt quá trình phản ứng oxi hoá khử thì tổng số electron của tất cả các nguyên tố khử cho sẽ bằng tổng số electron của tất cả các nguyen tố oxi hoá nhận.

_Ứng dụng: Dùng ĐL BT e- để giải bài toán về oxi hoá khử mà đề yêu cầu tính có liên quan đến số mol nguyên tố thay đổi số oxi hoá và đề cho trước số mol nguyên tố khác cùng thay đổi số oxi hoá theo.

bte1.jpg


bte2.jpg

bte3.jpg


---Hết---​
 
L

langthieu71

p/s : sr minhhung180193 bạn làm đúng rùi
Bài 2 :
2N+5 + 3e ----> 2N+1(N2O) N+5 + 1e ----> N+4(NO)
0,8 0,1 0,2 0,2
------> số mol e nhận= 1 mol
Cu – 2e ----> Cu2+ Fe – 3e ----> Fe3+ Zn – 2e ----> Zn2+
x 2x y 3y z 2z
ta có 2x + 3y + 2z =1 (1)
mhhX = 24,1 : 64x + 56y + 65z =24,1 (2)
Cho NaOH dư vào >>>> Fe(OH)3,Cu(OH)2 {Zn(OH)2 tan hết}
Đem nung >>> CuO và Fe2O3
>>> 80x + 160y/2 =24 (3)
Giải hpt : x=0,1 ; y=0,2 ; z=0,1
 
L

langthieu71

Bài 3:
Mg - 2e --> Mg2+ Al - 3e --> Al3+ Zn - 2e --> Zn2+
0,4 0,8 0,6 1,8 0,1 0,2
Số mol e nhường =2,8 mol
O2 + 4e --> 2O-2 Cl2 + 2e --> 2Cl-
X 4x y 2y
>>>>> 4x+2y=2,8 (1)
BTKL : m hh rắn =mKL + m khí = 9,6+16,2+6,5+32x+71y=65,7
>>>>> 32x+71y=33,4 (2)
Giải hpt >>>>> x=0,6 ; y=0,2
>>> V=0,8x22,4=17,92 lít
 
Last edited by a moderator:
L

langthieu71

Tình hình là rất tình hình

Pic đã lặn thật sâu trong diễn đàn :-o
Bài : Cho 11.6g hỗn hợp Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4 vào HNO3 loãng dư. Sau phản ứng thu đc 0.06 mol NO duy nhất và dung dịch Y. Đem cô cạn Y. Hỏi đc bao nhiêu gam muối khan.

p/s : kéo pic lên này , ai làm thì làm nhá :-\"
 
Top Bottom