luyenthi.nhom.hoa

S

sieuchuoi10

BÀI TẬP ÔN TUẦN 8
Thời gian: 22-11 --> 24-11
Nội dung: ...+ Amin + Amino Axit


A. Phần tự luận

Câu 1: Khi đốt cháy các đồng đẳng của metylamin, tỉ lệ số mol a = nCO2 : nH2O biến đổi như thế nào?
A. 0,4 < a < 1,2```````````````````B. 0,8 < a < 2,5
C. 0,4 < a < 1 ````````````````````D. 0,75 < a < 1

Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn m gam một amin A bằng lượng không khí vừa đủ, thu được 17,6 g CO2, 12,6 g hơi nước và 69,44 lít khí nitơ. Giả thiết không khí chỉ gồm nitơ và oxi trong đó nitơ chiếm 80% thể tích. Các thể tích khí đo ở đktc. Xác định m và tên gọi của amin.

Câu 3: Cho a gam hỗn hợp hai amino axit no chứa một chúc axit, một chức amino tác dụng với 40,15 g dung dịch HCl 20% được dung dịch A. Để tác dụng hết với các chất trong dung dịch A cần 140ml dung dịch KOH 3M.
Mặt khác, đốt cháy a gam hỗn hợp hai amino axit trên và cho sản phẩm cháy qua dung dịch NaOH dư thì khối lượng bình này tăng thêm 32,8 g. Biết rằng khi đốt cháy thu được khí nito ở dạng đơn chất.
Xác định CTPT của hai amino axit, cho biết tỉ lệ phân tử khối của chúng là 1,37.

Câu 4: A là một amino axit trong phân tử ngoài các nhóm cacboxyl và amino không có nhóm chức nào khác. 0,1 mol A phản ứng vừa hết với 100ml dung dịch HCl 1M tạo ra 18,35 g muối Mặt khác, khi cho 22,05 g A tác dụng với một lượng NaOH dư tạo ra 28,65 g muối khan.
a) Xác định CTPT của A.
b) Viết CTCT của A. Biết A có mạch không phân nhánh và nhóm amino ở vị trí anpha.

B. Phần trắc nghiệm.

h1-1.gif

h2-1.gif

h3-1.gif

h4-1.gif

h5-1.gif

h6.gif

h7.gif

h8.gif

h9-1.gif
 
Last edited by a moderator:
M

minhhung180193

Mở hàng trắc nghiệm nhé
câu 1. B: C6H5- là nhóm hút e -CH3 là nhóm đẩy e
câu 2. A: anilin là bazơ yếu nên không làm quỳ tím đổi màu,câu D không biết phản ứng xảy ra thế nào nhỉ ???
câu 3. A
câu 4. D chất là R-NH2,sử dụng công thức 14 : ( R + 16) = 0,2373
câu 5. ...
câu 6. C
câu 7. B
câu 8: C
câu 9: B
câu 10: B
câu 11: C
câu 12: B
câu 13: C
câu 14: C: Từ số mol khí N2 tính được %N = 13,08%, từ số mol CO2:H2O tính được C:H
câu 15: B
câu 16: D
câu 17: D
câu 18: A
câu 19: A
câu 20:...
câu 21: B là H2NCH2COOH và H2NCH2COOCH3
câu 22:C
câu 23:C
câu 24:B
câu 25:A : tính số mol hỗn hợp, tính số mol dd HCl ra được mol NaOH
câu 26:C: giả thiết suy ra phân tử có 3 C và 1 N không cho biết H nên mình đoán chắc có nối đôi mò ra đc 3 cái
câu 27:A
câu 28:C : tác dụng với NaOH nóng thoát khí có mùi khai nên là muối amoni loại được A B, tác dụng NaOH được 2 chất hữu cơ loại D
câu 29: D
câu 30: B sau phản ứng NaOH còn dư, muối tạo thành có ptk là 94 trừ đi Na là 71 vậy là câu B
câu 31: D
câu 32: B
câu 33:
câu 34:
câu 35: B
câu 36: B
câu 37: D: có ai có công thức tính nhanh không mình phải đếm T.T
câu 38: B
câu 39: C
câu 40: B
câu 41: C
câu 42: B
câu 43: C
 
Last edited by a moderator:
B

bacho.1

Cả nhà ơi bao giờ sang đến chuyên đề về PHẢN ỨNG HIDRO HOÁ ANKIN ANKEN và ôn lại phần kiến thức lớp 10 như bảng tuần hoàn hoá học nhóm hologen vậy cứ học mãi lớp 12 thế này ah
 
S

sieuchuoi10

Cả nhà ơi bao giờ sang đến chuyên đề về PHẢN ỨNG HIDRO HOÁ ANKIN ANKEN và ôn lại phần kiến thức lớp 10 như bảng tuần hoàn hoá học nhóm hologen vậy cứ học mãi lớp 12 thế này ah
Đa số các bạn trong nhóm chỉ mới vừa học qua bài đại cương kim loại thôi. Học kĩ lớp 12 rất là quan trọng. Nó liên quan rất nhiều đến các kiến thức ở lớp 10 và 11.
Sau khi học xong phần polime thì xem như ta đã hoàn thành hoá hữu cơ, các bạn có thể post mọi bài tập vê hoá hữu cơ lên pic cũng như các đề ôn tổng quát để cùng tham khảo.
Nhưng ta vẫn phải đi tiếp chương trình lớp 12, giải bt về đại cương kim loại cũng giúp ôn các bài về KL + O2, + HCl, +S, Oxit Kloại bị khử bởi H2, CO, hoà tan KL vào HNO3 Tất cả cái mớ trên đều có liên quan đến lớp dưới. Bài toán nhôm thì tựa như bài toán CO2, tính chất lưỡng tính của nhôm,kẽm hidroxit, giải toán Sắt và Đồng, Kloai kiềm v.v.. sử dụng các ĐL trong hoá học rất nhiều, nắm vững phần này thì các bài toán về O2, CL2, C, N xem như gần xong.
Tuy nhiên, 1 số chuyên đề như câu tạo nguyên tử, điện ly trong dung dịch, v.v... thì sẽ có nói riêng.
Nếu bạn nào nôn nóng thì có thể tự nghiên cứu phần đó ở sách sgk lớp 10, sách tham khảo v.v... Có gì thắc mắc cứ post lên pic, nếu có ai đó bik thì sẽ comment.
Vì bài tập rất là đa dạng, nên hy vọng các bạn tích cực chia sẽ những bài tập hay lên pic để mọi người tham khảo.
 
S

sieuchuoi10

Bài tập ôn tuần 9
Thời gian: 28 - 11 ---> 1 - 12
Nội dung: Các định luật bảo toàn trong phản ứng hoá học.


Định luật 1: BẢO TOÀN NGUYÊN TỐ.
_ Trong suốt quá trình phản ứng, tổng số mol nguyên tử của một nguyên tố luôn được bảo toàn.

Các bài tập ví dụ:

Bài 1: Dung dịch X chứa đồng thời NaHSO4 0,01M và H2SO4 0,01M. Cho từ từ hỗn hợp bột kim loại gồm Mg, Al vào 1,0 lít dung dịch X đến khi ngừng thoát khí, thu được V lít H2 ở đkc. Giá trị của V là?

Bài 2: Cho 3 gam hh Al, Zn, Fe vào dung dịch H2SO4 loãng dư, thu được 0,56 lít khí H2 (đkc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m (g) muối khan. Giá trj của m là?

Bài 3: Lấy m (g) Fe nung trong không khí thì thu được hh chất rắn X. Hoà tan hoàn toàn X trong dd HNO3 dư thì thu được dd Y và hh Khí gồm NO và NO2. Rót dd NaOH dư vào Y, lọc lấy kết tủa rồi nung đến khối lượng không đổi thì thu được 64g chất rắn. Tính m.

Bầi 4: Lấy 29,6 g một hh X gồm Fe và Cu, hoà tan hoàn toàn X trong dung dịch HNO3 dư thì thu được dd Y. Rót dd NaOH dư vào Y, lọc lấy kết tủa rồi nung đến khối lượng không đổi thì thu được 40g hỗn hợp chất rắn gồm Fe2O3 và CuO. Tính % khối lượng mỗi kim loại trong X.

Bài 5: Quặng pirit chứa 80% FeS2. Còn lại là tạp chất trơ. Cần dùng bao nhiêu tấn quặng trên để sản xuất được 120 tấn dd H2SO4 49%. Biết hiệu suất cả quá trình đạt 75%.

Bài 6: Để oxi hoá hoàn toàn m gam hỗn hợp (CH4, C2H4, C3H6) thành CO2 và H2O, cần tối thiểu 1,12 lít O2 (đkc). Nếu oxi hoá hoàn toàn cũng m (g) hh trên bằng O3 thì thể tích O3 tối thiểu cần dùng ở đkc là bao nhiêu?

Bài 7: Đưa V lít butan (đo ở đkc) lên nhiệt độ cao, có xúc tác thích hợp, thu được hỗn hợp khí X gồm ankan, anken, ankadien và hidro. Dẫn toàn bộ hỗn hợp X qua bình đựng dung dich Br2 dư trong dung môi CCl4, thấy khối lượng bình này tăng 46,8g. Khí thoát ra khỏi bình brom đem đốt cháy hoàn toàn, được 0,6 mol CO2 và 2 mol H2O. Giá trị của V là bao nhiêu?

Bài 8: Đốt cháy hết 15 gam hỗn hợp khí A gồm (CO, CH4, C2H4, C2H2), thu được 41,58 gam CO2 và 18,54 gam H2O. Phần trăm khối lượng của CO trong hỗn hợp A là bao nhiêu?

Bài 9: hoà tan hoàn toàn 1 hỗn hợp X gồm FeS2 a mol và Cu2S 0,3 mol vào dd HNO3 vừa đủ thì thu được dd Y chỉ chứa muối Sunfat và khí NO duy nhất bay ra. Tính a.

Bài 10: Hỗn hợp A gồm muối sunfit, hidrosunfit và sunfat của cùng một kim loại kiềm M. Cho 17,775 gam hỗn hợp A vào dung dịch Ba(OH)2 dư, thấy tạo thành 24,5725 gam hỗn hợp kết tủa. Lọc kết tủa, rửa sạch, cho tác dụng với dung dịch HCl dư, thấy còn lại 2,33 gam chất rắn không tan. Xác định kim loại kiềm M.

Thời gian post đáp án: 30-11
 
Last edited by a moderator:
B

bugha

Típ nhé cả nhà :p

Bài 11: đốt cháy hoàn toàn 125,6g hh gồm FeS2 và ZnS, thu dc 102.4g SO2. Khối lượng các chất lần lượt trong hh đầu là?

Bài 12: hòa tan hoàn toàn 24.4g hh gồm FeCl2 và NaCl ( tỉ lệ mol tương ứng là 1:2 ) vào lượng nước dư, thu dc dd X. Cho dd AgNO3 dư vào dd X, sau khi fu xảy ra hoàn toàn thu dc m gam chất rắn, giá trị m là ?

Bài 13: Nhiệt phân 19,8 gam propan C3H8 thì thu được hỗn hợp khí X gồm C3H8 ( dư ) ; C3H6; C2H4 ; CH4; H2. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X thì phải dùng V lít O2 ( đktc) và thu được m ( gam ) CO2 . Xác định V và m.

*Bài 14: Hỗn hợp X gồm Cu và Fe có tỉ lệ số mol tương ứng là 7:3. Lấy m(g) X phản ứng hoàn toàn với dung dịch chứa 0,7 mol HNO3. Sau phản ứng còn 0,75m(g) chất rắn và 0,25 mol khí Y (gồm NO và N2O). Tính giá trị của m=?
 
Last edited by a moderator:
S

sieuchuoi10

Đáp án bài tập ôn tuần 9.
Nội dung: định luật bảo toàn nguyên tố.


Câu 1: V = 0,336 lít

Câu 2: m = 5,4 gam

Câu 3: m = 44,8 gam

Câu 4: %Fe = 56,75%
``````%Cu = 43,25%

Câu 5: khối lượng quặng = 60 tấn

Câu 6: V = 0,746 lít

Câu 7: V = 22,4 lit

Câu 8: %CO = 18,67%

Câu 9: a = 0,6 mol

Câu 10: Kali

Câu 11: mFeS2 = 48 gam
```````mZnS = 77,6 gam

Câu 12: mAgCl = 57,4 gam

Câu 13: m = 59,4 gam
```````V = 50,4 lít

Câu 14: m = 56 gam.
 
B

bugha

Bài 12: hòa tan hoàn toàn 24.4g hh gồm FeCl2 và NaCl ( tỉ lệ mol tương ứng là 1:2 ) vào lượng nước dư, thu dc dd X. Cho dd AgNO3 dư vào dd X, sau khi fu xảy ra hoàn toàn thu dc m gam chất rắn, giá trị m là ?
tính dc mol của FeCl2 và NaCl là 0.1 và 0.2 mol
nAgCl= tổng nCl- =0.4 => =mAgCl=57.4g
vì AgNO3 còn dư (gt) => Fe2+ + Ag+ ---> Ag + Fe3+
=> nAg=0.1 => mÁg=10.8g
Vậy tổng m rắn là 68.2g ^^
 
M

minhhung180193

*Bài 14: Hỗn hợp X gồm Cu và Fe có tỉ lệ số mol tương ứng là 7:3. Lấy m(g) X phản ứng hoàn toàn với dung dịch chứa 0,7 mol HNO3. Sau phản ứng còn 0,75m(g) chất rắn và 0,25 mol khí Y (gồm NO và N2O). Tính giá trị của m=?

Bài 14 em giải như sau :
gọi x = n NO , y = N2O, ta có hệ:
x + y = 0,25
4x + 2y = 0,7
giải ra được : n NO=0,1 ; N2O= 0,15
ne nhận = 0,1.3 + 0,15 = 0,45
ta nhận thấy tỉ lệ số mol là 7:3 suy ra tỉ lệ khối lượng là 8:3 vậy Fe chiếm khoảng 0,28m sau phản ứng còn 0,75m vậy Fe còn dư nên muối là muối của Fe2+
ta có : Fe - 2e ---> Fe2+
0,225
vậy khối lượng Fe là : 0,225.56= 12,6
giải hệ : 0,25m = 12,6, tìm ra m = 50,4g
:D đúng ko anh yêu
 
Last edited by a moderator:
S

sieuchuoi10

Bài 14 em giải như sau :
gọi x = n NO , y = N2O, ta có hệ:
x + y = 0,25
4x + 2y = 0,7
giải ra được : n NO=0,1 ; N2O= 0,15
ne nhận = 0,1.3 + 0,15 = 0,45
ta nhận thấy tỉ lệ số mol là 7:3 suy ra tỉ lệ khối lượng là 8:3 vậy Fe chiếm khoảng 0,28m sau phản ứng còn 0,75m vậy Fe còn dư nên muối là muối của Fe2+
ta có : Fe - 2e ---> Fe2+
0,225
vậy khối lượng Fe là : 0,225.56= 12,6
giải hệ : 0,25m = 12,6, tìm ra m = 50,4g
:D đúng ko anh yêu

Huong giai đúng đấy. Nhưng pt về mol HNO3 bị sai rồi em. Tổng số e nhận cũng sai lun.
Hình như bài này em giải theo ĐL bảo toàn e là chính.
chỉnh lại pt tổng mol HNO3 và tổng mol e nhận đi, rồi làm lại xem ra đúng đáp án ko.
 
M

minhhung180193

Huong giai đúng đấy. Nhưng pt về mol HNO3 bị sai rồi em. Tổng số e nhận cũng sai lun.
Hình như bài này em giải theo ĐL bảo toàn e là chính.
chỉnh lại pt tổng mol HNO3 và tổng mol e nhận đi, rồi làm lại xem ra đúng đáp án ko.

hiz ! Đúng là sai rồi anh nhưng mà sau khi sửa lại giải sao không được anh ơi !

pt về mol HNO3 : 4x + 10y = 0,7 => không giải được hệ ...:confused:
 
S

sieuchuoi10

hiz ! Đúng là sai rồi anh nhưng mà sau khi sửa lại giải sao không được anh ơi !

pt về mol HNO3 : 4x + 10y = 0,7 => không giải được hệ ...:confused:
Uk, bài này có lẽ đề sai ở đâu đó, hướng làm như vậy tương đối là đúng rồi đó. Nhưng em chú ý là nếu đề cho oxit có hoá trị duy nhất và các kim loại bỏ vào HNO3 thì cái công thức tính mol HNO3 của em sai ngay đó nha. cẩn thận. Nên tìm hĩu kĩ bản chất của công thức đó ở đâu mà ra, rồi xài trong từng trường hợp cho nó chính xác.
Mà cũng không cần nhớ nó làm gì, ít bữa ta học tới mấy định luật sau là biết đc tại sao hết, suy luận mà ra ngay thôi.
 
S

sieuchuoi10

Bài tập ôn tuần 10
Thời gian: 4-12 ---> 8-12
Nội dung: Các định luật bảo toàn trong phản ứng hoá học.


Định luật 2: Hợp phần khối lượng​

_ Khối lượng của hợp chất bằng tổng khối lượng của tất cả các nguyên tố góp phần hình thành lên hợp chất.

_ Ứng dụng: Dựa vào ĐL hợp phần khối lượng để tính số mol nguyên tử của một nguyên tố bất kì thông qua khối lượng tăng lên hay giảm xuống của hợp chất so với ban đầu.

Vd1: Lấy 16,2 gam Kim loại M có hoá trị III, nung trong không khí đến khối lượng không đổi thì thu được 30,6 g chất rắn. Xác định M.

Giải
M --> M2O3
Nhận xét: Khối lượng của oxit là do khối lượng của M + khối lượng của Oxi (trong không khí) mà có.
==> ra ngay mOxi (trong oxit) = mOxit - mM = 30,6 - 16,2 = 14,4 gam.
==> nO trong oxit = 0,9 mol
Áp dụng ĐL BTNT.
nên mol oxit = 0,9/3 = 0,3 mol. Từ đó giải đc mol M = 0,6 mol và xác định đc M là Al.

Các ví dụ khác:

2) Hoà tan hoàn toàn 9,6 gam kim loại M có hoá trị II vào dd HCl. Cô cạn dd sau phản ứng thu được 38 gam muối khan. Xác định M.

3) Hoà tan hoàn toàn 2,6 gam Kim loại M vào dd HCl. Cô cạn dd sau phản ứng thi thu được 5,44 g muối khan. Xác định M.

4) Lấy 13,44 gam bột một kim loại M chia thành 2 phần bằng nhau:
_ Hoà tan hoàn toàn phần 1 trong dd HCl. Cô cạn dd sau phản ứng thì thu được 15,24 gam muối khan.
_ Lấy phần 2 nung trong không khí, phản ứng xảy ra hoàn toàn, thì thu được 9,28 gam một oxit duy nhất.
Hãy xác định công thức của Oxit.

5) Hoà tan hoàn toàn 36 gam một oxit Sắt vào dd H2SO4 đặc nóng dư. Cô cạn dd Sau phản ứng thì thu được 100 gam muối khan. Xác định công thức của oxit.

6) Hoà tan hoàn toàn 8 gam một oxit sắt vào dd HNO3 dư. Cô cạn dd sau phản ứng thì thu được 24,2 gam muối khan. Xác định công thức của oxit sắt.

7) Lấy 1 gam sắt nung trong không khí, giả sử phản ứng xảy ra hoàn toàn và chỉ thu được một oxit sắt duy nhất có khối lượng vượt quá 1,41 gam. Xác định công thức của oxit sắt.

8) Hoà tan hoàn toàn 49 gam tinh thể muối ngậm nước M2(SO4)n.mH2O vào nước thì thu được dd A. Chia A thành 2 phần bằng nhau.
_ Rót dd NaOH dư vào phần 1 thì thu được 10,7 gam kết tủa.
_ Rót dd Ba(NO3)2 dư vào phần 2 thì thu được 34,95 gam kết tủa.
Xác định công thức của tinh thể.

9) Lấy 40 gam một oxit của kim loại M nung trong một ống sứ chịu nhiệt ( không chứa không khí) rồi cho luồng khí H2 đi qua để khử toàn bộ oxit thành a (g) kim loại M và có 13,5 g nước tạo thành. Hoà tan hoàn toàn a(g) kim loại M trên vào dd H2SO4 đặc nóng dư, cô cạn dd sau phản ứng thì thu được 100g muối khan.
Xác định công thức oxit ban đầu.
---Hết---​
Thời gian post đáp án: 7 - 12
 
D

duonga4k88

8 bài này thì mình mới chỉ làm đc 5 bài nhưng vẫn post kết quả vì tối thứ 4 tới mình ko on đc
bài 2 [TEX]Mg[/TEX]
bài 3 [TEX]Zn[/TEX]
bài 4 [TEX]Fe_30_4[/TEX]
bài 5 [TEX]FeO[/TEX]
bài 6 [TEX]Fe_2O_3[/TEX]
bài 7 thì Siêu chuối coi lại đề cái nha vì hình như ko có kết quả phù hợp do [TEX]m_O>m_{Fe}[/TEX]
 
S

sieuchuoi10

8 bài này thì mình mới chỉ làm đc 5 bài nhưng vẫn post kết quả vì tối thứ 4 tới mình ko on đc
bài 2 [TEX]Mg[/TEX]
bài 3 [TEX]Zn[/TEX]
bài 4 [TEX]Fe_30_4[/TEX]
bài 5 [TEX]FeO[/TEX]
bài 6 [TEX]Fe_2O_3[/TEX]
bài 7 thì Siêu chuối coi lại đề cái nha vì hình như ko có kết quả phù hợp do [TEX]m_O>m_{Fe}[/TEX]
2 --> 6 bạn làm đúng rồi.
Câu 7 đề đúng rồi bạn. mO > mFe là sao mình vẫn chưa hiểu ý bạn.
 
M

minhhung180193



2) Hoà tan hoàn toàn 9,6 gam kim loại M có hoá trị II vào dd HCl. Cô cạn dd sau phản ứng thu được 38 gam muối khan. Xác định M.

3) Hoà tan hoàn toàn 2,6 gam Kim loại M vào dd HCl. Cô cạn dd sau phản ứng thi thu được 5,44 g muối khan. Xác định M.

4) Lấy 13,44 gam bột một kim loại M chia thành 2 phần bằng nhau:
_ Hoà tan hoàn toàn phần 1 trong dd HCl. Cô cạn dd sau phản ứng thì thu được 15,24 gam muối khan.
_ Lấy phần 2 nung trong không khí, phản ứng xảy ra hoàn toàn, thì thu được 9,28 gam một oxit duy nhất.
Hãy xác định công thức của Oxit.

5) Hoà tan hoàn toàn 36 gam một oxit Sắt vào dd H2SO4 đặc nóng dư. Cô cạn dd Sau phản ứng thì thu được 100 gam muối khan. Xác định công thức của oxit.

6) Hoà tan hoàn toàn 8 gam một oxit sắt vào dd HNO3 dư. Cô cạn dd sau phản ứng thì thu được 24,2 gam muối khan. Xác định công thức của oxit sắt.

7) Lấy 1 gam sắt nung trong không khí, giả sử phản ứng xảy ra hoàn toàn và chỉ thu được một oxit sắt duy nhất có khối lượng vượt quá 1,41 gam. Xác định công thức của oxit sắt.

8) Hoà tan hoàn toàn 49 gam tinh thể muối ngậm nước M2(SO4)n.mH2O vào nước thì thu được dd A. Chia A thành 2 phần bằng nhau.
_ Rót dd NaOH dư vào phần 1 thì thu được 10,7 gam kết tủa.
_ Rót dd Ba(NO3)2 dư vào phần 2 thì thu được 34,95 gam kết tủa.
Xác định công thức của tinh thể.

9) Lấy 40 gam một oxit của kim loại M nung trong một ống sứ chịu nhiệt ( không chứa không khí) rồi cho luồng khí H2 đi qua để khử toàn bộ oxit thành a (g) kim loại M và có 13,5 g nước tạo thành. Hoà tan hoàn toàn a(g) kim loại M trên vào dd H2SO4 đặc nóng dư, cô cạn dd sau phản ứng thì thu được 100g muối khan.
Xác định công thức oxit ban đầu.
---Hết---​

Bài 2: Mg
Bài 3: Zn
Bài 4: Fe3O4
Bài 5: FeO
Bài 6: Fe2O3
Bài 7: Đề đúng rùi đâu có sai :D ĐS: Fe2O3
Bài 8: Fe2(SO4)3.16H2O
Bài 9: Fe2O3 . Bài này em giải như sau:
từ 13,5 g H2O => nO trong H2O = nO trong oxit = 0,75 mol
khối lượng của M trong oxit là : 40 - 16.0,75 = 28g
2xM ---> xM2(SO4)n
từ khối lượng muối là 100g suy ra khối lượng SO4 trong muối là 72g => nSO4 là 0,75 mol
vậy ta có : ( 0,75 : n ) . 2 . M = 28g
vậy M = (28 : 1,5) . n
với n = 3 suy ra M = 56 => KL M là Fe
ta có số mol Fe là 28 : 56 = 0,5 mol
nFe : nO = 0,5 : 0,75 = 2:3 vậy oxit là Fe2O3 :)&gt;-
 
Last edited by a moderator:
S

sieuchuoi10

Bài 2: Mg
Bài 3: Zn
Bài 4: Fe3O4
Bài 5: FeO
Bài 6: Fe2O3
Bài 7: Đề đúng rùi đâu có sai :D ĐS: Fe3O4
Bài 8: Fe2(SO4)3.16H2O
Bài 9: Fe2O3 . Bài này em giải như sau:
từ 13,5 g H2O => nO trong H2O = nO trong oxit = 0,75 mol
khối lượng của M trong oxit là : 40 - 16.0,75 = 28g
2xM ---> xM2(SO4)n
từ khối lượng muối là 100g suy ra khối lượng SO4 trong muối là 72g => nSO4 là 0,75 mol
vậy ta có : ( 0,75 : n ) . 2 . M = 28g
vậy M = (28 : 1,5) . n
với n = 3 suy ra M = 56 => KL M là Fe
ta có số mol Fe là 28 : 56 = 0,5 mol
nFe : nO = 0,5 : 0,75 = 2:3 vậy oxit là Fe2O3 :)>-

Uk, câu 9 làm thế là chính xác rồi, nhưng câu 7 vs câu 8 e ra đáp số chưa đúng. Kiểm tra kĩ lại nhé.
 
S

sieuchuoi10

Một số bài tập bổ sung cho tuần 10
Nội dung: BTNT + HPKL


Bài 10: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp Ba - Na - Ca vào nước thu được dd A và 6,72 lít H2 (đkc). Số ml dung dịch HCl 1M để trung hoà hoàn toàn 1/10 dung dịch A là bao nhiêu?

Bài 11: Trong công nghiệp, người ta sản xuất xút từ muối ăn. Để sản xuất 15 tấn NaOH (hiệu suất 80%), khối lượng NaCl cần dùng là bao nhiêu?

Bầi 12: Cho một luồng khí CO đi qua ống sứ đựng 0,04 mol hỗn hợp A gồm FeO và Fe2O3 đốt nóng. Sau khi kết thúc thí nghiệm thu được hỗn hợp B gồm 4 chất nặng 4,784g. Khí đi ra khỏi ống sứ cho hấp thụ vào dd Ba(OH)2 dư tạo thành 9,062g kết tủa. Thành phần phần trăm khối lượng của FeO và Fe2O3 lần lượt là bao nhiêu?

Bài 13: Có 1 gam hợp kim đồng - nhôm được xử lý bằng lượng dư dung dịch NaOH thu được dd A và chất rắn B, Lấy B hoà tan hoàn toàn vào dung dịch HNO3 thu được dd C, sau đó làm bay hơi dung dịch C rồi nung nóng, khối lượng chất rắn thu được sau khi nung là 0,4 gam. % khối lượng của các kim loại trong hợp kim là bao nhiêu?

Bài 14: Cho dung dịch NH3 vào 20 ml dung dịch Al2(SO4)3 đến dư, kết tủa thu được đem hoà tan bằng dung dịch NaOH dư được dung dịch A. Sục khí CO2 dư vào dung dịch A, kết tủa thu được đem nung nóng đến khối lượng không đổi được 2,04 gam chất rắn. Nồng độ mol của dung dịch Al2(SO4)3 là bao nhiêu?

Bài 15: Nung nóng m gam hỗn hợp gồm Al và Fe2O3 trong điều kiện không có không khí. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X tác dụng với dd NaOH dư thu được dung dịch Y, chất rắn Z và 3,36 lít khí H2 (đktc). Sục khí CO2 dư vào dung dịch Y, thu được 39 gam kết tủa. Giá trị của m là bao nhiêu?

--- Hết ---​
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom