Bài tập ôn tuần 4
Thời gian: 23-10 ---> 27-10
Nội Dung: .... + Axit cacboxylic
Câu 1: Xét các chất: 1.axit axetic, 2.Phenol, 3.H2CO3, 4.HCl, 5.H-COOH. Tính axit tăng dần theo thứ tự là?
Câu 2: Hỗn hợp M gồm axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở A và ancol no, đơn chức mạch hở B. Hai chất A và B có cùng số nguyên tử Cacbon. Lấy 25,8 g M đem chia làm 2 phần đều nhau. Cho phần (1) tác dụng hết với natri thu được 2,8 lít H2. Đễ đốt cháy hoàn toàn phần (2) cần dùng vừa hết 14,56 lít O2. Các thể tích tính ở đktc. Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo, tên và phần trăm về khối lượng của từng chất trong hỗn hợp M.
Câu 3: Chất hữu cơ D chứa các nhóm chức có nguyên tử H linh động. D bị oxi hoá bởi CuO/[TEX]t^o[/TEX] tạo andehit. Lây13,5 gam D phản ứng vừa đủ với NaOH được 16,8 gam muối khan. Tên gọi của D là?
A. Axit 3-hidroxylpropanoic
B. Axit 2-hidroxylpropanoic
C. Axit 2,3-đihidroxylpropanoic
D. Axit malonic
Câu 4: Để điều chế 45 gam axit lactic từ tinh bột qua con đường lên men lactic, hiệu suất thuỷ phân tinh bột và lên men lactic tương ứng là 90% và 80%. Khối lượng tinh bột cần dùng là?
Câu 5: 0,1 mol axit A, tác dụng đủ với 0,2 mol NaHCO3. Đốt 0,1 mol A thì khối lượng H2O tạo thành vượt quá 3,6 gam. CTCT của A là?
A. CH3-CH2-COOH
B. HOOC-CH2-CH2-COOH
C. HOOC-CH=CH-COOH
D. HOOC-COOH
Câu 6: Để phân biệt 4 lọ hoá chất mất nhãn: axit axetic, andehit axetic, glixerol, rượu etylic, ta có thể dùng 1 hoá chất:
````A. AgNO3/NH3````````B. Cu(OH)2/OH-,[TEX]t^o[/TEX]````````C. Na````````D.Na2CO3
Câu 7: Hỗn hợp M chứa 3 axit cacboxylic đơn chức mạch hở, trong đó hai chất là axit no kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng và một chất là axit không no có một liên kết đôi ở gốc hidrocacbon.
Cho 29,6 g M tác dụng với dd NaoH rồi cô cạn, thu được 40,6 g hh muối khan. Đốt cháy hoàn toàn 8,88g M thu được 6,72 lit CO2 (đkc).
Xác định CTPT, CTCT, tên gọi và phần trăm khối lượng từng chất trong hh M.
Câu 8: hoà tan 13,4 g hh hai axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở vào nước được 50g dung dịch A. Chia A làm 2 phần bằng nhau. Cho phần thứ nhất phản ứng hoàn toàn với lượng dư bạc nitrat trong dd amoniac, thu được 10,8 g bạc. Phần thứ hai được trung hoà bằng dung dịch NaOH 1M thì hết 100ml.
Xác định CTCT của 2 axit, tính phần trăm khối lượng của mỗi axit trong hỗn hợp. Tính nồng độ phần trăm của mỗi axit trong dd A.
Câu 9: Hỗn hợp M chứa ba chất hữu cơ X, Y và Z. Hai chất X và Y kê tiếp nhau trong một dãy đồng đẳng (My > Mx). Chất Z là đồng phân của chất Y. Nếu làm bay hơi 3,2g M thì thể tích hơi thu được đúng bằng thể tích của 1,68 g khí nito ở cùng điều kiện.
Để đốt cháy hoàn toàn 16g M cần dùng vừa hết 23,52 lít O2 (đkc). Sản phẩm cháy chỉ có CO2 và H2O với số mol bằng nhau.
Nếu cho 48g M tác dụng với Na (lấy dư), thu được 1,68 lít H2 (đkc).
Hẫy xac định CTPT, CTCT, tên và % về khối lượng của từng chất trong hh M.
Câu 10*: Axit cacboxylic A với mạch cacbon không phân nhánh, có công thức đơn giản nhất là CHO. Cứ 1 mol A tác dụng hết với NaHCO3 giải phóng 2 mol CO2. Dùng P2O5 để tách loại H2O khỏi A ta thu được chất B có cấu tạo mạch vòng.
a) Viết CTCT và gọi tên A
b) Khi cho chất A tác dụng với dung dịch KMnO4 ở điều kiện thường thu được D có CTPT là C4H4O6. Oxi hoá hơi benzen bằng oxi (xúc tác V2O5) thu được chất B, CO2, H2O. Viết các pt hoá học.
Thời gian post đáp án (dự tính): 25 - 10 - 2010