[Hoá 9] Thảo luận đề thi

Status
Không mở trả lời sau này.
T

thaicuc95

ah cái này tính số liên kết pi
k= (2x+2-y)/2
nếu k= 0 => chỉ có liên kết đơn
k = 1 => có ....................
k = 2 => co liên kết 3
1 liên kết 3 = 2 liên ket pi
Bổ sung cái này
Tên gọi chính xác : Độ bất bão hòa là tổng liên kết pi + vòng ( ko phải chỉ có pi đâu )
Công thức chuẫn của Đô bất bão hòa
[TEX] \sum_{} \frac{t-x}{2} [/TEX]( trong đó t là hóa trị của A , x là chỉ số )
P/S : Thanks o0honeybaby0o ( khi nào có kết quả thi báo mình luôn nhá )
 
Last edited by a moderator:
N

nqtrang_ok

[Hoá 9] Bài tập hóa vô cơ

Câu I : 2đ
1 nung hh gồm BaSO4, Na2CO3và FeCO3 trong kk(chỉ chứa O2 và N2) đến khối lượng không đổi được chất rắn A và hh khí B.Hoà tan A vào nước dư thu đc dd C và chất rắn ko tan D. nhỏ rất từ từ dd HCl vào C thu được dd E và khí F. dd E vừa t/d với NaOH vừa t/d với H2SO4. Viết PTHH xảy ra và xác định A, B, C, D, E, F
2 trình bày phương pháp hoá học để tách Fe2O3 ra khỏi hh gồm Fe2O3, SiO2 và Al2O3
Câu II: 2đ
1 cho X , Y là 2 chất hữu cơ khác nhau. Viết PTHH(ghi rõ ĐKPƯ nếu có)
C6H12O6>X>CH3COOH>Y>X
2. mô tả hiên tượng và viết PTPƯ để giải thích
a) đưa ống nghiệm đựng đầy khí clo và metan trộn theo tỉ lệ thể tích là 1: 5 ra ngoài ánh sáng. sau 1 thời gian úp ngược ống nghiệm trong chậu nước có hào tan quỳ tím
b)sục hh khí etylen và axetilenvaof nước brôm dư


Câu III:3 đ
1 có m gam dd CuSO4 bão hoà ở 25*C áp suất 1atm. đun nóng dd này rồi thêm vào đó a g CuSO4 rồi đưa về t* và áp suất ban đầu thấy tách ra b g CuSO4.5H2O. tính độ tan của CuSO4 ở t* và áp suất ban đầu( H2o bay hơi ko đáng kể khi đun nóng dd)
2 1 hh X gồm 3 kim loại Fe, Al và Cu. chia m g hh X thành 2 phần bằng nhau :
_p1 : hoà tan hết trong dd NaOH dư thu đc 3,36 l khí (đktc)
_p2cho vào lượng dư dd H2SO4 loãng , sau PU thấy khối lượng đ tăng 10,5 g so với dd ban đầu. phần chất rắn không tan cho t/d hết với H2SO4 đặc nóng , dư lại thu được 4,48 l khí nữa
tính % khối lượng các chất trong X
Câu IV: 3 đ
1 hh M gồm 1 hidrocacbon A và 1hidrocacbon B có công thức CnH2n-2(số mol A gấp 2 số mol B ). tỉ khối của hh M so với H2 là 25,33. đốt cháy hoàn toàn 3,36 l hh Mrồi cho toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng dd Ca(OH)2 dư thấy có 55 g kết tủa xuất hiện. Tìm CTPTcủa A và B, biết chúng hơn kém nhau 1 nguyên tử cacbon
2 chất béo A có CT (CnH2n+1COO)3C3H5. đun nóng 13,35 g A với 20 g dd NaOH10% tới khi PU xà phòng hoá xảy ra hoàn toàn thu đc dd B. Cô cạn dd B còn lại 13,97 gam chất rắn khan. Xác định công thức phân tử của axit tạo thành chất béo A biết NaOH lấy dư so với lượng cần thiết.
 
Last edited by a moderator:
K

ken73n

Câu I : 2đ
1 nung hh gồm BaSO4, Na2CO3và FeCO3 trong kk(chỉ chứa O2 và N2) đến khối lượng không đổi được chất rắn A và hh khí B.Hoà tan A vào nước dư thu đc dd C và chất rắn ko tan D. nhỏ rất từ từ dd HCl vào C thu được dd E và khí F. dd E vừa t/d với NaOH vừa t/d với H2SO4. Viết PTHH xảy ra và xác định A, B, C, D, E, F
2 trình bày phương pháp hoá học để tách Fe2O3 ra khỏi hh gồm Fe2O3, SiO2 và Al2O3
1.A gồm : BaSO4,Fe2O3 ,Na2CO3
hh khí B: N2, O2 , CO2
dd C : dd Na2CO3 .
rắn ko tan D : BaSO4,Fe2O3
dd E : Na2CO3 dư (có thể )
khí F : CO2
2.-Cho hh vào dd HCl dư --->lọc SiO2 thu đc dd FeCl3 ,AlCl3, HCl dư
-cô cạn dd để làm bay hơi HCl
-Chi chất sau cô cạn vào NaOH dư --->lọc kết tủa sau cùng Fe(OH)3 ---nung-->Fe2O3
 
R

razon.luv

VD như quy tắc Maccópnhicóp hoặc là quy tắc Zaixép chẳng hạn!
những quy tắc này lần đầu tiên mình nghe thấy đó là quy tắc gì thế
 
N

nhoklemlinh

ai gjai cụ thể mjnh b1,b3 đi
b4 í mjnh chj tjm ra C2H4O2 (CH3COOH)
với C3H8O (CH3-CH2-CH2-OH;CH3-CH2-O-CH3)
mjnh tjm đc có 3 chất.nản ghê
mjnh thank nhju nha,mấy hum nay ôn thj ,ko có tgjan làm hóa,ngơ lém
pa kon gjup zới
 
Last edited by a moderator:
M

merimi

Bài 1

[TEX]a)[/TEX]
[TEX]Ca + 2H_2O ---> Ca(OH)_2 + H_2[/TEX]

[TEX]Ca(OH)_2 + FeCl_2 ---> CaCl_2 + Fe(OH)_2[/TEX]

[TEX]Ca(OH)_2 + CO_2 ---> CaCO_3 + H_2O[/TEX]

[TEX]Fe(OH)_2 + O_2 + 2H_2O ---> 4Fe(OH)_3[/TEX]


[TEX]b)[/TEX]
[TEX]Cu + 2H_2SO_4 (d/n) ---> CuSO_4 + 2H_2O + SO_2[/TEX]

[TEX]SO_2 + Ca(OH)_2 ---> CaSO_3 + H_2O[/TEX]

[TEX]CaSO_3 + SO_2 + H_2O ---> Ca(HSO_3)_2[/TEX]
 
M

merimi

Bài 2:

[TEX]a) CuCl_2[/TEX]

[TEX]2Cu + O_2 --t^o--> 2CuO[/TEX]

[TEX]CuO + 2HCl ---> CuCl_2 + H_2O[/TEX]

[TEX]b) * Ca(OH)_2[/TEX]

[TEX]CaCO_3 --t^o--> CaO + CO_2[/TEX]

[TEX]CaO + H_2O ---> Ca(OH)_2[/TEX]

[TEX]* C_2H_2[/TEX]

[TEX]CaCO_3 --t^o--> CaO + CO_2[/TEX]

[TEX]CaO + 3C ---> CaC_2 + CO[/TEX]

[TEX]CaC_2 + 2H_2O ---> C_2H_2 + Ca(OH)_2[/TEX]


Bài 4:

[TEX]a)[/TEX]
[TEX]2Al + 3Cl_2 ---> 2AlCl_3[/TEX]

[TEX]AlCl_3 + 3NaOH ---> Al)OH(_3 + 3NaCl[/TEX]

[TEX]2Al(OH)_3 --t^o--> Al_2O_3 + 3H_2O[/TEX]

[TEX]2Al_2O_3 --dpnc-xt criolit--> 4Al + 3O_2[/TEX]

[TEX]b)[/TEX]
[TEX]S + Zn --t^o--> ZnS[/TEX]

[TEX]ZnS + H_2SO_4 ---> H_2S + ZnSO_4[/TEX]

[TEX]2H_2S + 3O_2 ---> 2SO_2 + 2H_2O[/TEX]

[TEX]SO_2 + 2KOH ---> K_2SO_3 + H_2O[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
O

o0honeybaby0o

@ Razon: hai quy tắc ấy đều là hai quy tắc rất quan trọng trong hóa học hữu cơ

Quy tắc Mac-cop-nhi-cóp là quy tắc nói về việc công HX vào anken bất đối xứng:
"Khi cộng một HX vào một anken bất đối xứng phần dương H+ được cộng vào C mang nối đôi có nhiều H hơn, phần âm X- công vào C mang nối đôi có ít H hơn"
Quy tắc Zaixép là quy tắc tách nước của ancol:
" Khi một ancol tách nứơc, nhóm OH- ra đi cùng với H của C kế cận có bậc cao hơn" *

*Cacbon nào nối với nhiều cacbon hơn tỏng một hợp chất hữu cơ thì cacbon đó có bậc cao hơn.

@ merimi: Nhớ bạn iu quá! ;))
latex.php

Khác cậu tí là PƯ này tớ cho công H2SO4 đặc :D
 
Last edited by a moderator:
M

merimi

Gọi công thức phân tử chất hữu cơ [TEX]X [/TEX]là [TEX]C_xH_yO_z[/TEX], ta có PTPƯ:

[TEX]C_xH_yO_z + O_2 --t^o--> xCO_2 + \frac{y}{2}H_2O[/TEX]

Theo bài ra: [TEX]nH_2O = nCO_2 \Rightarrow x = \frac{y}{2} \Rightarrow y = 2x[/TEX]

[TEX]\Rightarrow CTPT X: C_xH_{2x}O_z[/TEX]

[TEX]\Rightarrow M_{C_xH_{2x}O_z} = 14x + 16z = 86(g)[/TEX]

[TEX]\Rightarrow z \leq \frac{86 - (12 + 2)}{16} = 4[/TEX]

Lần lượt xét các trường hợp [TEX]z = 0, 1, 2, 3, 4[/TEX] ta được [TEX]z = 1[/TEX] thì [TEX]x = 5[/TEX] thoả mãn (các TH còn lại đều cho x là số thập phân)

Vậy [TEX]CTPT X: C_5H_{10}O[/TEX]

X có khả năng cho phản ứng tráng gương nên [TEX]CTCT X[/TEX] có chứa [TEX] - CHO [/TEX] (anđehit) (X có 4 CTCT)

(cấy ni tự viết hấy)

[TEX]X[/TEX] có [TEX]C[/TEX] phi đối xứng nên [TEX]CTCT[/TEX] chính xác của [TEX]X [/TEX]có 4 nhóm thế khác nhau gồm: [TEX] - H [/TEX] ; [TEX] - CHO [/TEX] ; [TEX] - CH_3 [/TEX] ; [TEX] - CH_2 - CH_3 [/TEX]

(tự vik tiếp hấy:D) ./.
 
Last edited by a moderator:
A

albee_yu

3. Đốt 2,500g uranium (U) trong không khí thu được 2,494g 1 oxit của uranium. hãy x/đ công thức hóa học của oxit này

tính n U = 2,5 / 238 = 0,0105

n O = 0,030875

tỉ lệ này <=> UO3 ( U hoá trị 6)

Công nhận mấy bài nài khoai thiệt!!!

Mấy bài vô cơ với viết PT cũng bt! Nhưng còn hữu cơ thì phải học lên cao 1 chút mới biết được!!!
 
M

merimi

Bài 8:

Gọi [TEX]nCH_3OH = x; nC_3H_5(OH)_3 = y; nH_2O = z.[/TEX]

Cho hh X tác dụng với Na thu được hh chất rắn Y

[TEX]CH_3OH + Na ---> CH_3ONa + \frac{1}{2} H_2[/TEX]
___[TEX]x[/TEX]______[TEX]x[/TEX]_______[TEX]x[/TEX]_______[TEX]\frac{1}{2}x[/TEX]

[TEX]C_3H_5(OH)_3 + 3Na ---> C_3H_5(ONa)_3 + \frac{3}{2} H_2[/TEX]
___[TEX]y[/TEX]___________[TEX]3y[/TEX]_________[TEX]y[/TEX]__________[TEX]\frac{3}{2}y[/TEX]

[TEX]H_2O + Na ---> NaOH + \frac{1}{2} H_2[/TEX]
_[TEX]z[/TEX]_____[TEX]z[/TEX]________[TEX]z[/TEX]_____[TEX]\frac{1}{2}z [/TEX]


Cho hh Y phản ứng với ddHCl

[TEX]CH_3ONa + HCl ---> CH_3OH + NaCl[/TEX]
___[TEX]x[/TEX]_______[TEX]x[/TEX]

[TEX]C_3H_5(ONA)_3 + 3HCl ---> C_3H_5(OH)_3 + 3Nacl[/TEX]
___[TEX]y[/TEX]___________[TEX]3y[/TEX]

[TEX]NaOH + HCl ---> NaCl + H_2O[/TEX]
_[TEX]z[/TEX]_______[TEX]z[/TEX]

[TEX]nHCl = \frac{250.1,098.0,2}{36,5} = 1,5 = x + 3y + z[/TEX]

[TEX]a) nH_2 = \frac{x}{2} + \frac{3y}{2} + \frac{z}{2} = \frac{1}{2}.(x + 3y + z) = \frac{1,5}{2} = 0,75(mol)[/TEX]

[TEX]\Rightarrow V_{H_2} = 0,75 . 22,4 = 16,8(l)[/TEX]

[TEX]b) nNa = x + 3y + z = 1,5 \Rightarrow mNa = 1,5 . 23 = 34,5(g)[/TEX]

[TEX]c)[/TEX] Theo định luật bảo toàn khối lượng:
[TEX]mX + mNa = mY + mH_2[/TEX]
[TEX]\Rightarrow mY = 45 + 34,5 - 0,75.2 = 78(g)[/TEX]

[TEX]d) [/TEX]Đốt cháy [TEX]18(g)hhX[/TEX] tạo ta [TEX]\frac{15,12}{18}=0,84(mol) H_2O[/TEX]

Đốt cháy [TEX]45(g)hhX[/TEX] tạo ra [TEX]\frac{45.0,84}{18}=2,1(mol) H_2O[/TEX]

[TEX]CH_3OH + O_2 --t^o--> 2H_2O + CO_2[/TEX]
__[TEX]x[/TEX]_________________[TEX]2x[/TEX]

[TEX]C_3H_5(OH)_3 + O_2 --t^o--> 4H_2O + 3CO_2[/TEX]
__[TEX]y[/TEX]_______________________[TEX]4[/TEX]y

[TEX]H_2O ---> H_2O[/TEX]
_[TEX]z[/TEX]_______[TEX]z[/TEX]

[TEX]\Rightarrow[/TEX] [TEX]\left\{ \begin{array}{l} x + 3y + z = 1,5 \\ 32x + 92y + 18z = 45 \\ 2x + 4y + z = 2,1 \end{array} \right.[/TEX]

[TEX]\Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} x = 0,2 \\ y = 0,4 \\ z = 0,1 \end{array} \right.[/TEX]

[TEX]\Rightarrow %CH_3OH = 14,22%[/TEX]
[TEX] %C_3H_5(OH)_3 = 81,77%[/TEX]
[TEX]%H_2O = 4,01%[/TEX]
 
O

o0honeybaby0o

Mấy bài vô cơ với viết PT cũng bt! Nhưng còn hữu cơ thì phải học lên cao 1 chút mới biết được!!!

Chính xác ^^
Bạn phải có kiến thức hữu cơ cấp 3 một tí thì mới có đủ khả năng viết đc mấy cái pt của PTNK vì nó cho lên cấp 3 nhiều lắm. Mấy cái bài về hữu cơ của lớp 9 không đủ đâu! Vì thầy mình nói là đề PTNK là thầy cô dạy ĐH cho ko àh! =.='

Kiểu chi thì cụng ra pư cả

Ok lah! :D
 
T

tiendatcj

Công nhận bạn honey mới lớp 9 mà hiểu đc cái qui tắc + máccopnhicop thì quả là giỏi^:)^^:)^, cái đó lớp 11 mới học lận, mình cũng có xem qua và.. ko hiểu gì hết:|:|
 
B

bolide_boy

mình nhớ mang máng hôm đó mình làm là
3c: (6.4 - 100a/b) : 0,36
b: Nfe: 0,15 nAl 0,1 nCu 0,2
câu 4: C4h8, C3H4
 
O

o0honeybaby0o

Gì? =.='
Trong sách viết hơi khó hiểu tí, nhưng chịu khó xem VD là hiểu ý mà :D Mà bạn xem thử cái quy tắc mình ghi lại xem, đâu có khó hiuể đâu, thì chỉ coi cái nào là C mang nối đôi nhiều H hơn thì công phần dương H+ vào C mang nối đôi ít H hơn thì cộng phần âm X- vào. Với lại nếu là ankađien thì xem xem PT kêu cộng theo tỉ lệ bao nhiêu là đc àh mà! =.='
 
H

huysky

Câu III:3 đ
1 có m gam dd CuSO4 bão hoà ở 25*C áp suất 1atm. đun nóng dd này rồi thêm vào đó a g CuSO4 rồi đưa về t* và áp suất ban đầu thấy tách ra b g CuSO4.5H2O. tính độ tan của CuSO4 ở t* và áp suất ban đầu( H2o bay hơi ko đáng kể khi đun nóng dd)
2 1 hh X gồm 3 kim loại Fe, Al và Cu. chia m g hh X thành 2 phần bằng nhau :
_p1 : hoà tan hết trong dd NaOH dư thu đc 3,36 l khí (đktc)
_p2cho vào lượng dư dd H2SO4 loãng , sau PU thấy khối lượng đ tăng 10,5 g so với dd ban đầu. phần chất rắn không tan cho t/d hết với H2SO4 đặc nóng , dư lại thu được 4,48 l khí nữa
tính % khối lượng các chất trong X
Câu IV: 3 đ
1 hh M gồm 1 hidrocacbon A và 1hidrocacbon B có công thức CnH2n-2(số mol A gấp 2 số mol B ). tỉ khối của hh M so với H2 là 25,33. đốt cháy hoàn toàn 3,36 l hh Mrồi cho toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng dd Ca(OH)2 dư thấy có 55 g kết tủa xuất hiện. Tìm CTPTcủa A và B, biết chúng hơn kém nhau 1 nguyên tử cacbon
2 chất béo A có CT (CnH2n+1COO)3C3H5. đun nóng 13,35 g A với 20 g dd NaOH10% tới khi PU xà phòng hoá xảy ra hoàn toàn thu đc dd B. Cô cạn dd B còn lại 13,97 gam chất rắn khan. Xác định công thức phân tử của axit tạo thành chất béo A biết NaOH lấy dư so với lượng cần thiết.

câu 4.1 có cho thừa đề ko nhỉ
tui chỉ cần 1 dữ kiện ban đầu cũng làm ra được là C4H8 và C3H4
(nếu ko dùng đủ dữ kiện có bị sao không nhỉ)
 
B

bolide_boy


bạn sai rồi đó mình nghĩ phải là HCOO-CH2-CH2-OOCCH3
mới đúng đó;)
C2H4 là gốc rượu chứ không phải là gốc hidrocacbon của gốc acid
theo kết quả của bạn thì khi phản ứng với NaOH dư chỉ có 2 sản phẩm thôi là CH3Oh và muối Na của cái acid 2 chức kia
 
Last edited by a moderator:
H

huysky

thách bạn làm dc! Tui cho 2 thank đừng có làm sai là phải cho tui 2 thank đó!

ái.Không chắc nha
có gì chỉ bảo(ngại trình bày quá)
Gọi CT của A là [TEX]CnH2n+2-2k[/TEX]vs k =0,1,2
tỉ khối của M so vs H2 = 25,33
\RightarrowM M =50,66
GS nA=2(mol) nB=1(mol)
ta có
2*(14n+2-2k) + 14m-2=7152
\Rightarrow14(2n+m)-4k=150
xét k=0,1,2 rồi : 14
chỉ có k=1 là thỏa mãn
\Rightarrow2n+m=11
xét tiếp (biết chúng hơn kém nhau 1 nguyên tử cacbon)
\Rightarrown=m+1 hoặc m+n+1
\Rightarrow...............
\RightarrowCt là C4H8 và C3H4
 
K

khongcanhoi

xực câu 2 bài 1 trc

dùng quỳ nhận biết đc Ba(OH)2 và NaOH => làm quỳ ngả xanh

ko làm quỳ ngả màu === > KCl

làm quỳ ngả đỏ ===> Na2SO4


cho Na2SO4 vào 2 bazo thì

lọ nào xuất hiện kết tủa là lọ đó chứa Ba(OH)2

còn lại là NaOH . Xong !

========> cái Na2SO4 ngả đỏ chính tận tay làm thí nghiệm òi :))

rất khó để đêy là muối trung hòa cân đong đếm chi li lắm mới đc :))

có sai sót chi cứ nói !
sai ui` kja` bạn,
Na2S04 đâu có làm quì tím hóa đỏ
 
T

thaicuc95

Có đề rùi đây.
Câu 1:(2 điểm)
1. Trình bày cách làm sạch [TEX]SO_2[/TEX] có lẫn [TEX]O_2[/TEX], [TEX]H_2[/TEX], [TEX]CH_4[/TEX].
2. Có 4 lọ mất nhãn, mỗi lọ đựng một dung dịch sau: [TEX]KCl[/TEX], [TEX]Ba(OH)_2[/TEX], [TEX]NaOH[/TEX] và [TEX]Na_2SO_4[/TEX]. Chỉ dùng quỳ tím hãy trình bày cách nhận bik dung dịch đựng trong mỗi lọ, viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Câu 2: (2 điểm)
1. Cho dung dịch N[TEX]aHCO3[/TEX] lần lượt vào các dung dịch: [TEX]H_2SO_4[/TEX](loãng), [TEX]KOH[/TEX], [TEX]Ba(OH)_2[/TEX] (dư). Viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra.
2. Cho ba chất hữu cơ có cùng công thức phân tử [TEX]C_2H_4O_2[/TEX] được kí hiệu ngẫu nhiên A, B, C. Biết rằng:
- A tác dụng với NaOH không tác dụng iới Na.
- B vừa tác dụng với NaOH vừa tác dụng với Na.
- C không tác dụng với NaOH nhưng tác dụng với Na.
Xác định công thức cấu tạo A, B, C. Viết các phương trình phản ứng minh họa.
Câu 3:(2 điểm)
1. Hoàn thành các sơ đồ phản ứng sau:
[TEX]C_2H_4[/TEX] -------------> [TEX](X)[/TEX] ----------------> [TEX](Y)[/TEX] --------------> [TEX](Z) [/TEX]---------------> [TEX](T)[/TEX] (T là hợp chất hữu cơ)
2. A và B là hai hợp chất khí đều có tỷ khối đối với H2 là 14. Đốt cháy A thu được sản phẩm chỉ có CO2. Đốt cháy 4.2 gam B thu được sản phẩm gồm 13.2 gam [TEX]CO_2[/TEX] và 5.4 gam [TEX]H_2O[/TEX]. Xác định công thức phân tử của A, B. Hãy cho biết A, B là hợp chất vô cơ hay hữu cơ. (các phản ứng xảy ra hoàn toàn)
Câu 4: (2điểm)
1. Có 80 lít rượu 90 độ, phải đổ bao nhiêu lít nước vào đó để được rượu 40 độ. Giả sử khi đổ nước vào rượu thể tích hỗn hợp không đổi.
2. Hỗn hợp A gồm 0.1 mol rượu etylic và a mol rượu X có công thức [TEX]C_nH_2n(OH)_2[/TEX]. Chia A thành 2 phần bằng nhau:
Phần 1: Cho tác dụng hết với natri thấy bay ra 2.8 lít [TEX]H_2[/TEX] (đktc)
Phần 2: đem đốt cháy hoàn toàn thu được 8.96 lít [TEX]CO_2[/TEX] (đktc) và b gam nước.
a) Tính các giá trị a, b
b) Xác định CT phân tử, viết công thức cấu tạo của X biết rằng mỗi nguyên tử cacbon chỉ liên kết được với 1 nhóm OH.
Câu 5: (2điểm)
Một hỗn hợp X gồm hai kim loại Ca và Al. Cho m gam X tác dụng với nước dư thu được 1.344 lít khí, dung dịch Y và phần không tan Z. Cho 2m gam X tác dụng với dung dịch [TEX]Ca(OH)_2[/TEX] dư thu được 20.832 lít khí. (Các phản ứng xảy ra hoàn toàn, các khí đo ở đktc).
1. Tính khối lượng Z.
2. Cho 50ml dung dịch HCl vào dung dịch Y. Sau khi phản ứng xong thu được 0.78 gam kết tủa. Xác định nồng độ mol/lit của dung dịch HCl.

Cùng làm rùi post lên nha. Mấy bài về hữu cơ thì phải nhờ mấy anh chj thui
Đề Nguyễn Du cách đây 2 khóa he he . Không biết năm nay thế nào đây
Mấy bài này tình toán ko khó lắm
Hi vọng năm này mình đậu Nguyễn Du
Híc híc
Chém 1 bài không lại Spam
C2H4 - > C - >Y -> Z - > T
C2H4 -> CH3CHO - > C2H5OH - > CH3COOH -> CH3COONa
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom