[Vật lí 10] Event 20k mỗi tuần.

M

mrbap_97

Vẫn thấy lời giải thích của anh về dạng thế và dạng động của nhiệt lượng không phù hợp cho lắm.
Em nghĩ cái dạng thế của nhiệt anh định nói là entropi đặc trưng bởi nhiệt độ.
Nhưng nếu anh nói thế năng phụ thuộc vào nhiệt độ thì động năng phụ thuộc gì ?
 
C

conech123

Vẫn thấy lời giải thích của anh về dạng thế và dạng động của nhiệt lượng không phù hợp cho lắm.
Em nghĩ cái dạng thế của nhiệt anh định nói là entropi đặc trưng bởi nhiệt độ.
Nhưng nếu anh nói thế năng phụ thuộc vào nhiệt độ thì động năng phụ thuộc gì ?

Dạng thế thì anh cho rằng suy nghĩ của anh hợp lí. Vì nó phù hợp với quy luật chuyển hóa năng lượng. Còn dạng động thì nói chung như cái phần "p/s" đó. Trước đây anh cũng nghĩ nó là nhiệt lượng mất đi hay nhận vào, nhưng mà vẫn còn nhiều cái boăn khoăn. Nếu chú có hướng nghĩ nào hay thì cứ nói ra đi.
 
M

mrbap_97

Người ta định nghĩa nội năng của hệ bao gồm tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên hệ. Nên chắc chắn có động năng của hệ rồi. Đọc trong một số tài liệu thì [TEX]p=2/3 nv[/TEX]
v là vận tốc trung bình của phân tử khí
Nếu vật A nóng hơn vật B (có nhiệt độ Ta<Tb) thì động năng trung bình của chuyển động nhiệt A sẽ truyền sang B. Kết quả vật giảm nhiệt độ ( động năng) còn vật B tăng nhiệt độ ( động năng)
Theo quan điểm vật lý phân tử thì nhiệt lượng là phần năng lượng được truyền đi dưới dạng động năng chuyển động nhiệt của phân tử
P/s: em nghĩ nên dừng đề tài tại đây =))
 
Last edited by a moderator:
C

conech123

Người ta định nghĩa nội năng của hệ bao gồm tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên hệ. Nên chắc chắn có động năng của hệ rồi. Đọc trong một số tài liệu thì [TEX]p=2/3 nv[/TEX]
v là vận tốc trung bình của phân tử khí
Nếu vật A nóng hơn vật B (có nhiệt độ Ta<Tb) thì động năng trung bình của chuyển động nhiệt A sẽ truyền sang B. Kết quả vật giảm nhiệt độ ( động năng) còn vật B tăng nhiệt độ ( động năng)
Theo quan điểm vật lý phân tử thì nhiệt lượng là phần năng lượng được truyền đi dưới dạng động năng chuyển động nhiệt của phân tử
P/s: em nghĩ nên dừng đề tài tại đây =))

Chú đã muốn dừng thì thôi, anh chỉ bàn thêm một vài dòng nữa thôi nhé.

Cái chú nói là người ta quan tâm tới cấp phân tử rồi. Anh thì anh chỉ định nói tới một dạng năng lượng khái quát và quy luật chuyển hóa thôi. Nói chung tất cả đều là quan điểm. Mỗi quan điểm khác nhau lại có những định nghĩa khác nhau. Dạng nào đi nữa, cấp phân tử vẫn như nhau cả. Người ta chia ra các dạng để dễ nghiên cứu về nó hơn thôi.

Người ta chia nhỏ thành nội năng gồm thế là lực tương tác, dạng động là động năng, ấy là xem nội năng là một dạng năng lượng riêng. Như thế người ta chỉ quan tâm tới ảnh hưởng lẫn nhau của của các phân tử trong 1 khối đó: lực tương tác chuyển thành động năng và động năng tăng lực tương tác....Còn ở đây, anh muốn nói tới quan hệ của khối này với khối khác nên dùng định nghĩa nhiệt lượng rộng hơn.
 
K

kienconktvn

:D hôm qua đi nhậu về đuối quá, hi vọng a conech có nhiều envent cùng các câu hỏi hay để anh em cùng thảo luận!
chúc box vật lý phát triển rôm rả ^.^
 
C

conech123

Tối qua mỉnh vừa uống bia vừa post câu trả lời đó ;)) Lúc đầu còn tỉnh, càng về sau càng nói lung tung lên cả.


Câu hỏi tuần 7: Khi hai người cùng khênh một vật đi lên lên cầu thang, người ở phía dưới luôn cảm thấy nặng hơn, người ở trên lại cảm thấy nhẹ hơn, trong khi khoảng cách từ người đến trọng tâm vật hầu như không thay đổi. Vì sao như vậy?

 
V

vtc.com

ta phân tích lực tác dụng lên vật như phân tích một vật chuyển động trên mp nghiên . Khi đó trọng lực P của vật được phân tích thành 2 lực . Một lực cân bằng vs lực nâng của 2 người tạo ra, lực nâng của 2 người = nhau. Lực kia hướng về phía người ở dưới.người ở dưới chịu tác dụng của 2 lực. còn người ở trên chỉ chịu tác dụng của 1 lực nâng.nên người ở dưới luôn cảm thấy nặng hơn
 
V

vtc.com

khi đi ở mặt bằng thì mỗi người chịu 1/2 trọng lực P của vật. còn khi ở trên cầu thang thì lực để nâng vật lên giảm đi còn Px Cos(a) vs (a) là góc nghiên của vật vs mp nằm ngang.khi đó người ở trên chỉ cần nâng vs 1 lực là PxCos(a)/2 , mà P/2>PxCos(a)/2 nên người ở trên cảm thấy nhẹn hơn so với lúc đi trên mặt bằng.
 
C

congratulation11

6y2h.png

+Khi hai người nâng vật lên cầu thang, vật chịu tác dụng của trong lực [TEX]\vec P[/TEX], lực nâng [TEX]\vec N_1[/TEX] và [TEX]\vec N_2[/TEX] (như hình vẽ)
+Trong qua trình tác dụng lực, gần như vật ở trạng thái cân bằng.
Khi đó:[TEX] \vec P + \vec N_1 + \vec N_2 = \vec 0[/TEX]
+Mà khi vật được khiêng lên cầu thang, [TEX]\alpha < 90^o[/TEX] và [TEX]\beta > 90^o [/TEX](do phương của trọng lực luôn hừng theo phương thẳng đứng)
→ [TEX]\alpha < \beta [/TEX]
→ [TEX]AC < AB[/TEX]
→ [TEX]\hat {ABC} < \hat {ACB}[/TEX]
Bằng phương pháp toán học, dễ dàng chứng minh được
[TEX]\hat {ABC} = x, \hat {ACB} = y[/TEX].
→ x < y
→ [TEX]|\vec N_1|<|\vec N_2|[/TEX]
→[TEX]\vec N_1 < \vec N_2[/TEX]
→ (đpcm)
 
Last edited by a moderator:
C

conech123

khi đi ở mặt bằng thì mỗi người chịu 1/2 trọng lực P của vật. còn khi ở trên cầu thang thì lực để nâng vật lên giảm đi còn Px Cos(a) vs (a) là góc nghiên của vật vs mp nằm ngang.khi đó người ở trên chỉ cần nâng vs 1 lực là PxCos(a)/2 , mà P/2>PxCos(a)/2 nên người ở trên cảm thấy nhẹn hơn so với lúc đi trên mặt bằng.

Lí luận của bạn nghe cũng hợp lí đấy. Nhưng mình vẫn còn một thắc mắc là tại sao thành phần trượt xuống đó, người trên không chịu mà bắt người dưới chịu?

Thời gian còn dài nên chúng ta cứ bàn thêm cho vui nhỉ.

Giả sử hai người cùng khiêng một thanh gỗ lên cầu thang, bạn có biện pháp nào để dàn đều lực cho hai người không? ;))

@congratulation11: Chú học cách chèn hình đê :|
 
C

congratulation11

huhu, em là con gái mà...
Mà cái hình ấy anh không xem được hay sao, đây nè...

pmgh.jpg
 
Last edited by a moderator:
V

vtc.com

Lí luận của bạn nghe cũng hợp lí đấy. Nhưng mình vẫn còn một thắc mắc là tại sao thành phần trượt xuống đó, người trên không chịu mà bắt người dưới chịu?

Thời gian còn dài nên chúng ta cứ bàn thêm cho vui nhỉ.

Giả sử hai người cùng khiêng một thanh gỗ lên cầu thang, bạn có biện pháp nào để dàn đều lực cho hai người không? ;))

@congratulation11: Chú học cách chèn hình đê :|

thì khi phân tích trọng lực P của vật theo quy tắc hình bình hành lực đó luôn luôn hướng xuống dưới nên người ở dưới sẽ chịu . Cũng như một quả cầu đặt trên mp nghiên thì luôn chạy xuống dưới thấp.
còn việc khiêng thanh gỗ lên cầu thang thì chỉ cần pt P/2=P.cos (a)/2
=>cos(a)=1 =>a =0 độ
nên chỉ cần đặt thanh gỗ nằm ngang // vs mặt đất là dc

hình của bạn congratulation11 nhìn mà hk hỉu
 
C

conech123

Bài của cỏngatulation11:

Hay! =D&gt;

Thế chú có thể giải thích N1, N2 là tổng của những lực gì, vì sao lại có hướng như vậy không?

P/s: Chuyển giới đi.
 
Last edited by a moderator:
C

congratulation11

Nè, lịch sự chút coi... X(

Bài của cỏngatulation11:

Hay! =D&gt;

Thế chú có thể giải thích N1, N2 là tổng của những lực gì, vì sao lại có hướng như vậy không?

P/s: Chuyển giới đi.

cứ hình dung N1, N2 là lực nâng của người 1 và người 2.
Hướng của hai lực này như vậy vì:
*Dù gì thì để vật cân bằng hợp ba lực phải bằng 0. Vậy coi hợp của N1 và N2 cân bằng với P
+Th1: Giá của hai lực này vuông góc với mặt đáy của vật
Không xảy a vì khi đó hợp của chúng không còn cân bằng với P nữa
+Th2: Giá của N2 hướng ra ngoài phần không gian chứa vật
Lúc này người ở dưới vùa kéo vật về phía mình(ngược hướng chuyển động) lại vừa đi lên (theo hướng chuyển động (người này co snguy cơ ngã ngửa :D)
+Th3: Như trong hình vẽ
Lúc này giá của N2 hướng vào trong phần không gian chứa vật, để hợp của N1 và N2 cân bằng với P thì N1 cũng phai hướng vào trong phần không gian chứa vật.
Khi đó người ở dưới vừa nâng vừa đẩy vật về phía trước (đây là trường hợp hợp lí nhất).
 
Last edited by a moderator:
C

conech123

Đùa tí thôi :D

@Congratulation: Em tác dụng lực kiểu N1 thì thằng dưới nó đánh chết. Kéo đã không kéo lại còn đẩy.

N1, N2 ở đây phải là vecto tổng hợp của các lực: kéo, phản lực, ma sát tại các vị trí đó.

Trường hợp của vtc.com cũng không phải là không đúng.

Bởi lẽ là thế này:

- vtc.com phân tích theo kiểu người trên chỉ gác lên vai, còn người dưới gùng hai tay giữ chặt vật. Như vậy, vật có thể trượt nhẹ trên vai người trên. Ưu điểm của cách khiêng này là trong quá trình di chuyển, không xảy ra xung đột (hai người bước không đều sẽ dẫn tới chuyện người này đẩy người kia). Mô hình này được ứng dụng trong việc lắp đặt các dầm cầu.

- congratulation11 lại phân tích theo kiểu hai người cùng giữ chặt vật. Vật không thể dịch chuyển giữa hai người. Như vậy sẽ xuất hiện những "lực thừa" (lực nén dọc trục vật), hay xảy ra xung đột trong quá trình khiêng (khi hai người bước không đều). Nhưng ưu điểm là lực dàn đều cho hai người hơn so với mô hình trên.


Ai cũng đúng, vậy chia đôi giải thưởng hay sao đây ta 8-|
 
C

conech123

Nói thế thôi chứ tuần này ngoại lệ, vì ai cũng trả lời đúng nên mỗi bạn sẽ nhận được 20k. Nhắn cho mình thông tin mạng điện thoại vào tin nhắn riêng nhé.
 
V

vtc.com

mình có 1 câu hỏi để mấy bạn giải tri để chờ câu hỏi mới thui
làm 1 thí nghệm ta đặt 1 tấm gỗ dc kê bở 2 viên gạch. nếu ta lấy tay chặt thật mạnh vào tấm gỗ thì có 2 TH
TH1 tấm gỗ gãy thì tay ta ít đau
TH2 tấm gỗ hk gãy tay ta rất đau hoặt gãy
tại sao lại như vậy? đây chỉ là vd hk nên làm thật
trả lời đúng hk có 20k đâu ak đây chỉ là giải trí thui
 
C

conech123

mình có 1 câu hỏi để mấy bạn giải tri để chờ câu hỏi mới thui
làm 1 thí nghệm ta đặt 1 tấm gỗ dc kê bở 2 viên gạch. nếu ta lấy tay chặt thật mạnh vào tấm gỗ thì có 2 TH
TH1 tấm gỗ gãy thì tay ta ít đau
TH2 tấm gỗ hk gãy tay ta rất đau hoặt gãy

Có phải là 2 trường hợp này? ;))

picture.php


Mép ngoài của miếng gỗ sẽ bị vênh khi tác dụng lực, chỉ có mép trong của 2 viên gạch tiếp xúc được với gỗ thôi.

Tấm gỗ bị gãy là do momen uốn. Khi ta tác dụng một lực P vào giữa tấm gỗ, tại các vị trí tiếp xúc sẽ xuất hiện phản lực [TEX]P/2[/TEX] nếu đúng tâm, hoặc xấp xỉ P/2 nếu hơi lệch một chút. Phản lực này gây ra momen tại giữa tấm gỗ [TEX]M = \frac{PL}{4}[/TEX].

Cùng một lực tác dụng, nếu L (là khoảng cách giữa hai mép trong viên gạch) lớn, thì momen sẽ lớn, tấm gỗ bị biến dạng mạnh chính vì biến dạng lớn nên tấm gỗ dễ gãy. Ngược lại, nếu L bé thì momen nhỏ, tấm gỗ ít bị biến dạng, khó gãy.

Cũng chính vì tấm gỗ biến dạng lớn nên tay ta va chạm với nó tương đối em dịu (xung lực nhỏ). Ngược lại, tấm gỗ bị kê gần, biến dạng ít, khi ta chặt mạnh vào nó, xung lực lớn gây cho ta cảm giác đau đớn.

Thực tình mà nói thì tấm gỗ dù biến dạng nhiều cũng không dễ bị gãy đâu, vì nó khá dẻo. Trước có lần định chặt gãy tấm gỗ và đã bị sưng tay.
 
Top Bottom