[Vật lí 10] Event 20k mỗi tuần.

C

conech123

Cách giải trên của em là đang chọn hệ quy chiếu gắn với đất đấy.

Bài này em cũng chỉ có thể chọn hệ quy chiếu gắn với đất mà thôi.
 
T

thuong0504

Đề: Một vật khối lượng M = 4 kg đặt trên một tấm ván dài có khối lượng m = 1 kg. Ván nằm trên sàn nằm ngang không ma sát. Hệ số ma sát giữa vật là ván là k = 0,2. Tác dụng vào vật một lực kéo F = 20 N theo phương ngang. Tìm gia tốc của vật và gia tốc của ván.

[Hình vẽ]

Tấm ván:

Ox: $F_{ms}=m_1.a_1$ (1)

Oy: $P_1-N_1+N_2=0$

Vật:

Ox: $F-F_{ms}=m_2.a_2$ (2)

Oy: $P_2-N_2=0$ \Leftrightarrow $P_2=N_2$ \Leftrightarrow $N_2=40$

Suy ra:

$a_2=3$

Còn tấm ván, nếu làm tiếp nữa thì ra gia tốc lớn hơn so với vật ~> sai

Anh ơi, thế trong phần đặc điểm thì em sai ở phần nào ạ? :((
 
M

mrbap_97


Chọn hệ quy chiếu gắn với đất
[TEX]Fms-F=M(a_1+a_2)[/TEX]
[TEX]\Rightarrow fms=F-M(a_1+a_2)\leq KMg=8N[/TEX]
Giả sử vật trượt trên ván thì [TEX]Fms=ma_2=>a_2=8m/s^2[/TEX]
Thay vào biểu thức 1, nếu F=20N thì 2 vật sẽ ko trượt trên nhau do fms trở thành ma sát nghỉ . Hai vật coi như một vật chuyển động cùng gia tốc.
[TEX]a=a_1=a_2=20/(1+4)=4m/s^2[/TEX]
P/s có chút nhầm lẫn :D


 
Last edited by a moderator:
C

congratulation11


Chọn hệ quy chiếu gắn với vật m:
Vật M
[TEX]N=mg[/TEX]

[TEX]-kmg-Ma_2+F=Ma_1[/TEX]

[TEX]a_1=\frac{-kmg-Ma_2+F}{M}[/TEX]

Vật m:
[TEX]fms=ma_2[/TEX]

[TEX]kmg=ma_2\Rightarrow a_2=kg=2m/s^2[/TEX]

Thay vào (1)
[TEX]a_1=\frac{-kMg-Ma_2+F}{M}=1m/s^2[/TEX]

Gia tốc của mỗi vật với mặt đất:[TEX]a=1+2=3m/s^2;a_2=2m/s^2[/TEX]
P/s 2 ct đầu bị lỗi

Bạn có thể giải thích rõ cách làm của mình không, cái này nhìn hơi khó hiểu...@-)
 
C

conech123


Chọn hệ quy chiếu gắn với đất
[TEX]Fms-F=M(a_1+a_2)[/TEX]
[TEX]\Rightarrow fms=F-M(a_1+a_2)\leq KMg=8N[/TEX]
Giả sử vật trượt trên ván thì [TEX]Fms=ma_2=>a_2=8m/s^2[/TEX]
Thay vào biểu thức 1, nếu F=20N thì 2 vật sẽ ko trượt trên nhau do fms trở thành ma sát nghỉ . Hai vật coi như một vật chuyển động cùng gia tốc.
[TEX]a=a_1=a_2=20/(1+4)=4m/s^2[/TEX]
P/s có chút nhầm lẫn :D


Anh nghĩ là anh hiểu cách suy luận của chú. Hướng làm thì cũng có thể đúng đấy, nhưng trình bày có nhiều sai sót nên mọi người không hiểu.

Chú có thể giải thích rõ hơn vì sao Fms = 8N < F = 20N mà hai vật không tách nhau không?
 
Last edited by a moderator:
M

mrbap_97

Khi vật nằm trên mp có ma sát, khi đó vật chịu tác dụng của lực ma sát nghỉ. Nếu chịu tác dụng của một lực, nếu lực không đủ lớn sẽ không làm vật trượt được, lực ma sát nghỉ tăng dần để cân bằng với lực tác dụng vào vật cho đến một giá trị xác định nào đó (ở đây là kmg) thì ma sát nghỉ sẽ trở thành ma sát trượt.
Bài này mấu chốt ở chỗ lực F tác dụng vào vật không đủ lớn để làm vật trượt được, Nếu xét trong hệ quy chiếu phi quán tính vật chịu thêm lực quán tính [TEX]F=-Ma_2[/TEX] Nếu giả sử vật trượt trên ván thì dễ dàng tính được [TEX]a_2[/TEX] là gia tốc của ván. Viết biểu thức chuyển động của vật trong hệ quy chiếu phi quán tính ( thực chất trong hqc quán tính vẫn được) để suy ra giá trị của lực ma sát theo F. Do lực ma sát nghỉ luôn nhỏ hơn kmg nên nếu giá trị của F thay vào không lớn hơn Kmg thì ma sát là ma sát nghỉ.
Khi đó vật sẽ không trượt trên ván, lực ma sát nghỉ được coi là nội lực nên không gây ra gia tốc, hai vật có thể coi là một vật có tổng khối lượng M+m chịu tác dụng của F.
Khi đó [TEX]a=\frac{F}{M+m}[/TEX] chính là gia tốc chung của hai vật.:D
 
C

conech123

;))


;))


;))


Chú trình bày lan man quá. Đọc lần 1, anh chả hiểu gì. Đọc lần 2, anh chẳng hiểu mấy, đọc lần 3 thì anh hiểu sai, đọc lần 4 mới hiểu hết ý tứ :|


" Do lực ma sát nghỉ luôn nhỏ hơn kmg nên nếu giá trị của F thay vào không lớn hơn Kmg thì ma sát là ma sát nghỉ."

Tuy bài giải của chú hơi ... nhưng với câu lí luận trên, chú là người xứng đáng nhận 20k của tuần này. Gửi tin nhắn riêng và cho anh biết chú dùng mạng điện thoại nào nhé (viettel, vina, mobile...).
 
C

conech123

Anh xin giải thích rõ hơn cái vấn đề trong bài tập này như sau:

Lực kéo 20N, lực ma sát nghỉ cực đại 8N, đa số chúng ta nghĩ rằng hai vật sẽ bị tách ra và chuyển động với các gia tốc khác nhau. Nhưng thực ra không phải như vậy.

Lực để tách hai vật ra lại là lực quán tính. Nếu lực quán tính này lớn hơn ma sát nghỉ cực đại thì hai vật mới tách nhau ra.

Thử tưởng tượng một người đứng trên cái bàn trượt không ma sát, tay cầm một vật. Ma sát nghỉ giữa người và vật là 8N.

picture.php


Nếu ta tác dụng một lực 20 N vào vật thì vật sẽ rời khỏi tay người, còn nếu tác dụng một lực 20N vào người thì vật không rời khỏi.

Với bài trên.

Lực ma sát nghỉ ở đây đóng vai trò như lưc liên kết giữa vật và ván. Giả sử F là lực kéo tối đa đặt vào vật để ván và vật còn liên kết.

Khi đó gia tốc chung của hệ là [TEX]a = \frac{F}{M+m}[/TEX]

Áp dụng định luật II cho ván: [TEX]F_{ms} = ma[/TEX]

Áp dụng định luật II cho vật: [TEX]F - F_{ms} = M.a[/TEX]

Hay [TEX]F = (m+M).a[/TEX]

Ta lại có lực ma sát nghỉ luôn bé hơn hoặc bằng ma sát nghỉ cực đại. [TEX]F_{ms} \leq F_{msmax} = M.g.k[/TEX]

Hay [TEX]ma \leq M.g.k \Rightarrow a \leq \frac{M.g.k}{m}[/TEX]

Thay a vào trên: [TEX]F \leq (M+m)\frac{M.g.k}{m} = 40N[/TEX]

Lực kéo bằng 40N mới đủ để tách hai vật này ra.

Hai vật không tách nhau nên gia tốc của chúng bằng nhau và bằng [TEX]\frac{F}{M+m}[/TEX]
 
C

conech123

Câu hỏi tuần 6: Là các câu hỏi để thử thách sự hiểu biết của mọi người về năng lượng.

1) Các nguồn năng lượng sau, nguồn năng lượng nào có nguồn gốc từ mặt trời?

- Thủy điện.
- Năng lượng gió.
- Năng lượng trong nhiên liệu hóa thạch (than đá, dầu mỏ...).

Giải thích sự lựa chọn của mình.

2) Năng lượng thường tồn tại ở hai dạng: Thế và động.

Ví dụ: với Cơ năng, dạng thế đặc trưng bởi độ cao h, dạng động đặc trưng bởi vận tốc V.

Vậy, nhiệt năng và điện năng, dạng thế và dạng động đặc trưng bởi các đại lượng nào?


Tuần này, phần thưởng sẽ trao cho người có nhiều ý trả lời chính xác nhất. ;)
 
C

congratulation11

1) Các nguồn năng lượng có nguồng gốc từ mặt trời:
- Thủy điện: vòng tuần hoàn nước bắt đầu khi năng lương mặtk trời làm bốc hơi nước từ sông suối và biển cả. Bằng cách đó, năng lượng bức xạ được chuyển thành thế năng. Thế năng của nước lại được chuyển đổi thành động năng khi mưa rơi. Con người khai thác năng lượng từ dòng nước chảy và thác nước để làm thủy điện
(Nguồn: nangluong.blogspot.com)
-Năng lượng gió: Khoảng 1% năng lượng mặt trời chiếu xuống bề mặt trái đất được chuyển thành dạng năng lượng cơ học-sự chuyển động của các phân tử khí. (Nguồn: nangluong.blogspot.com)
- Năng lượng trong nhiên liệu hóa thạch (than đá, dầu mỏ...): Than đá có nguồn gốc sinh hóa từ quá trình trầm tích thực vật, dầu và khí thiên nhiên có nguồn gốc từ các trầm tích biển giàu xác bã động thực vật cách đây khoảng 200 triệu năm, người ta có thể chiết xuất dầu từ đa số các trầm tích hạt mịn có chứa một số hợp chất hữu cơ , chúng đều được hình thành dưới sự tác động (dù ít dù nhiều) của năng lượng mặt trời.

2)***Với nhiệt năng: dạng động đặc trưng bởi nhiệt độ, còn dạng thế hình như không có trong nhiệt năng.
***Với điện năng: dạng thế đặc trưng bởi điện thế và điện tích, dạng động chắc là đặc trưng bởi cường độ dòng điện
:D :D :D :D
 
C

conech123

Trình bày bắng lời của em đi. Trình bày những gì em hiểu được sau khi tìm kiếm thông tin chứ đừng sao chép nhé.

Có vài vấn đề cần làm rõ như sau:

1) Thủy điện là khai thác động năng của hạt mưa?

2) Vì sao năng lượng mặt trời lại có thể chuyển thành động năng của khí?

3) Năng lượng mặt trời liên quan gì tới sự hình thành than đá, dầu mỏ?

Trang đó người ta viết chưa kĩ đâu, thực ra vấn đề này phải tổng hợp kiến thức từ nhiều môn học (sinh, địa, lí) mới hiểu tường tận được. Các em hãy suy nghĩ thêm nhé.
 
K

kienconktvn

Trình bày bắng lời của em đi. Trình bày những gì em hiểu được sau khi tìm kiếm thông tin chứ đừng sao chép nhé.

Có vài vấn đề cần làm rõ như sau:

1) Thủy điện là khai thác động năng của hạt mưa?

2) Vì sao năng lượng mặt trời lại có thể chuyển thành động năng của khí?

3) Năng lượng mặt trời liên quan gì tới sự hình thành than đá, dầu mỏ?

Trang đó người ta viết chưa kĩ đâu, thực ra vấn đề này phải tổng hợp kiến thức từ nhiều môn học (sinh, địa, lí) mới hiểu tường tận được. Các em hãy suy nghĩ thêm nhé.

1. - Năng lượng của thủy điện có nguồn gốc từ thế năng và động năng của nguồn nước trên cao. Nói rỏ hơn là nguồn nước ở trên cao có độ cao H nên có thế năng và khi nó di chuyển về độ cao H1<H thì thế năng chuyển dần sang động năng -> người ta sử dụng năng lượng này để tạo ra điện -> không phải năng lượng mặt trời.
- Năng lượng gió: gió là khối không khí di chuyển từ vùng có áp thấp cao đến nơi có áp thấp thấp hơn. Nó là nguồn năng lượng gián tiếp của năng lượng mặt trời, vì năng lượng mặt trời đả trực tiếp gây ra sự chênh lệch áp suất giữa các vùng. (có thể dùng để giải thích tại sao ban đêm gió thổi từ ngoài biển vào và ngược lại ở ban ngày)
- Năng lượng trong nhiên liệu hoá thạch: các nhiên liệu hoá thạch được tạo ra từ quá trình trầm tích... hay đúng hơn là các phản ứng hoá học có tham gia của năng lượng mặt trời tạo nên trải qua thời gian dài mà tạo thành như than đá, dầu mỏ...
Vậy theo mình thì năng lượng gió và năng lượng trong nhiên liệu hoá thạch cả 2 đều có nguồn gốc từ năng lượng mặt trời.
2. Thực sự thì mình không hiểu câu hỏi này. mình hiểu là bạn đang hỏi nhiệt năng và điện năng nó là động năng hay thế năng phải hông?
- nhiệt năng sinh ra do các phân tử, nguyên tử cấu tạo nên vật chuyển động hổn loạn. các phân tử, nguyên tử có khối lượng nên sinh ra động năng, và tổng các động năng này chính là nhiệt năng. vậy theo mình nhiệt năng là một dạng động năng.
- điện năng: điện năng là dạng năng lượng do dòng điện sinh ra, mặt khác điện là dòng chuyển dời có hướng của các hạt mang điện tích. vậy theo mình điện năng củng được hiểu là một dạng động năng.
PS: theo mình vì năng lượng chuyển từ dạng này sang dạng khác nên ta không nên quá cứng nhắc khi phân loại các dạng năng lượng là thế năng hay động năng.

Các vấn đề cần làm rỏ:
1. thuỷ điện không phải khai thác động năng của hạt mưa mà khai thác động năng và thế năng của các dòng nước ( sông, suối)
2 và 3 thì mình đã giải thích ở trên rồi. :D
thân,
 
C

conech123

2. Thực sự thì mình không hiểu câu hỏi này. mình hiểu là bạn đang hỏi nhiệt năng và điện năng nó là động năng hay thế năng phải hông?
Đúng là bạn đã hiểu sai câu hỏi ;))

Điện năng và nhiệt năng nó cũng có thế của nó. Mình muốn hỏi là thế và động của chúng đặc trưng bởi gì.

Phân chia dạng thế và dạng động là có lí do. Một khi hiểu được thế của nó như thế nào, bạn sẽ hiểu được quy luật chuyển đời của dòng năng lượng.

Câu 1: Ý 1 và 2 bạn phân tích khá tốt. Đúng sai chỗ nào thì không thể nói ngay ;))

Ý 3 của bạn vẫn chưa hợp lí. Trầm tích chôn sâu xuống dưới đất, ánh mặt trời không chiếu tới được thì ảnh hưởng gì đến quá trình tạo than, tạo dầu?


Tối thứ 7 sẽ là hạn chót, mọi người cố gắng nhé.
 
Last edited by a moderator:
C

conga222222

Câu hỏi tuần 6: Là các câu hỏi để thử thách sự hiểu biết của mọi người về năng lượng.

1) Các nguồn năng lượng sau, nguồn năng lượng nào có nguồn gốc từ mặt trời?

- Thủy điện.
- Năng lượng gió.
- Năng lượng trong nhiên liệu hóa thạch (than đá, dầu mỏ...).

Giải thích sự lựa chọn của mình.

2) Năng lượng thường tồn tại ở hai dạng: Thế và động.

Ví dụ: với Cơ năng, dạng thế đặc trưng bởi độ cao h, dạng động đặc trưng bởi vận tốc V.

Vậy, nhiệt năng và điện năng, dạng thế và dạng động đặc trưng bởi các đại lượng nào?


Tuần này, phần thưởng sẽ trao cho người có nhiều ý trả lời chính xác nhất. ;)
các nguồn năng lượng có nguồn gốc từ mặt trời:
thuỷ điện: nói đến thuỷ điện là nói đến việc sản xuất điện nhờ vào thế năng và động năng của những dòng nước khi chảy từ nơi cao xuống nơi thấp (thực chất thì động năng vẫn được chuyển hoá từ thế năng mà thành) nhưng nguồn cung cấp thế năng cho những dòng nước ở đây chính là mặt trời để có những dòng nước chảy từ trên cao xuống thì đầu tiên phải nhờ có nhiệt năng của mặt trời làm nước bay hơi tạo thành mây sau đó nhờ có gió thổi(gió thổi là do hiện tượng chênh lệch áp suất không khí cũng do mặt trời gây ra) những đám mây đó vào đất liền rồi sau đó mới có mưa những giọt mưa rơi xuống những nơi cao rồi những giọt nước đó chảy xuống nơi thấp hơn dần dần tạo thành các con suối rồi sông... từ đó mới tạo ra năng lượng thuỷ điện
năng lượng gió: thực sự thì e ko nắm rõ vấn đề này lắm nhưng theo những kiến thức em đá học được thì gió được hình thành do các khối khí di chuyển từ nơi có áp suất cao đến nơi có áp suất thấp hơn và mặt trời chính là nguyên nhân tạo ra sự chênh lệch áp suất trong không khí này: khi một khối khí nhận được nhiệt năng từ mặt trời thì nhiệt độ của nó tăng lên và áp suất của nó cũng sẽ tăng lên (${{PV} \over T} = const$ mà --> khi nhiệt độ tăng thì áp suất cũng sẽ tăng do thể tích không đổi)-->áp suất của nó sẽ cao hơn những nơi lân cận và không khí sẽ chuyển động tạo thành gió ngược lại những khối khí mà không nhận được nhiệt lượng từ mặt trời thì nhiệt độ của nó sẽ giảm dần(do truyền nhiệt bức xạ nhiệt ra môi trường xung quanh..)-->áp suất khí sẽ giảm và nhỏ hơn áp suất khí những nơi lân cận---> không khí từ những nơi lân cận sẽ chuyển động đến đó và tạo thành gió
--->nhiệt năng của mặt trời đã tạo ra năng luọng gió
năng lượng trong nhiên liệu hoá thạch(dầu mỏ than đá..) năng lượng của than đá dẩn mỏ ngày nay chủ yếu được sử dụng dưới dạng nhiệt năng thông qua quá trình đốt cháy và than đá và dầu mỏ được hình thành do những loài thực vật cổ đại biến đổi thành nhưng để từ những chất vô cơ không cháy được (CO2 H2O N2...) thành những chất hữu cơ cháy được (gỗ..) thì chính là nhờ năng lượng mặt trời do quá trình quang hợp của thực vật thực vật đã sử dụng năng lượng mặt trời để biến đổi CO2 và nước thành xenlulozo---> năng lượng mặt trời đã được chuyển hoá thành năng lượng hoá học trong quá trình thực vật biến đổi thành than dầu mỏ... thì nguồn năng lượng này có thay đổi(tăng lên hay giảm đi thì phải tính mới biết được :D) nhưng nó không mất đi mà vẫn tồn tại dưới dạng năng lượng hoá học và nó được chuyển hoá lại thành nhiệt năng khi ta đốt cháy con đường chuyển hoá năng lượng như sau:
nhiệt năng từ năng lượng mặt trời---> hoá năng trong thực vật--->hoá năng trong nhiên liệu hoá thạch--->nhiệt năng
câu 2:
nhiệt năng thì có thể hiểu thế năng được đặc trưng bởi nhiệt độ và động năng được đặc trưng bởi nhiệt lượng
còn điện năng thì thế năng có thể hiểu là điện thế và động năng có thể hiểu là dòng điện :)
 
C

congratulation11

các nguồn năng lượng có nguồn gốc từ mặt trời:
thuỷ điện: nói đến thuỷ điện là nói đến việc sản xuất điện nhờ vào thế năng và động năng của những dòng nước khi chảy từ nơi cao xuống nơi thấp (thực chất thì động năng vẫn được chuyển hoá từ thế năng mà thành) nhưng nguồn cung cấp thế năng cho những dòng nước ở đây chính là mặt trời để có những dòng nước chảy từ trên cao xuống thì đầu tiên phải nhờ có nhiệt năng của mặt trời làm nước bay hơi tạo thành mây sau đó nhờ có gió thổi(gió thổi là do hiện tượng chênh lệch áp suất không khí cũng do mặt trời gây ra) những đám mây đó vào đất liền rồi sau đó mới có mưa những giọt mưa rơi xuống những nơi cao rồi những giọt nước đó chảy xuống nơi thấp hơn dần dần tạo thành các con suối rồi sông... từ đó mới tạo ra năng lượng thuỷ điện
Bổ sung thêm hơi nước không chỉ bốc hơi từ biển mà còm bốc hơi từ các con suối, dòng sông trên đất liền, thậm chí là từ mặt đất. Những chỗ ấy cũng có nước, cũng được mặt trời chiếu tới, thu nhiệt và bốc hơi
 
C

congratulation11

các nguồn năng lượng có nguồn gốc từ mặt trời:

than đá và dầu mỏ được hình thành do những loài thực vật cổ đại biến đổi thành nhưng để từ những chất vô cơ không cháy được (CO2 H2O N2...) thành những chất hữu cơ cháy được (gỗ..) thì chính là nhờ năng lượng mặt trời do quá trình quang hợp của thực vật thực vật đã sử dụng năng lượng mặt trời để biến đổi CO2 và nước thành xenlulozo

Uhm,
Theo thuyết sinh vật học, dầu mỏ được tạo thành từ các vật liệu còn sót lại sau quá trình phân rã xác các động vật và tảo biển nhỏ thời tiền sử (các cây cối trên mặt đất thường có khuynh hướng hình thành than). Chứ không chi là thực vật đâu nhé!
+Động vật không ăn thịt: ăn lá cây, cành cây, quả... chứa các chất hữu cơ từ quá trình quang hợp
+Động vật ăn thịt: ăn thịt các động vật không ăn thịt
+Tảo: quang hợp tạo chất hữu cơ, lấy chất hữu cơ cua loài khác tổng hợp được từ ánh sáng mặt trời...
mặt khác,bản thân các loài này, sống dược là nhờ các tác nhân ngạoi cảnh mà nguyên nhân sâu xa là do nguồn bức xạ mặt tròi chiếu xuống trái đất: lấy Co2, lấy o2, lấy nước, điều kiện sống(sinh trưởng, sinh sản...) do nhiệt độ môi trường sống (bức xạ mặt trời)...vv
 
Last edited by a moderator:
K

kienconktvn

Đúng là bạn đã hiểu sai câu hỏi ;))

Điện năng và nhiệt năng nó cũng có thế của nó. Mình muốn hỏi là thế và động của chúng đặc trưng bởi gì.

Phân chia dạng thế và dạng động là có lí do. Một khi hiểu được thế của nó như thế nào, bạn sẽ hiểu được quy luật chuyển đời của dòng năng lượng.

Câu 1: Ý 1 và 2 bạn phân tích khá tốt. Đúng sai chỗ nào thì không thể nói ngay ;))

Ý 3 của bạn vẫn chưa hợp lí. Trầm tích chôn sâu xuống dưới đất, ánh mặt trời không chiếu tới được thì ảnh hưởng gì đến quá trình tạo than, tạo dầu?

mình đã không đọc kỹ câu hỏi, chổ mình nhầm lẫn ở đây:
1. bạn nói năng lượng có nguồn gốc từ mặt trời, mình hiểu có nguồn gốc từ năng lượng mặt trời. (2 cái này khác nhau hoàn toàn)
2. như bạn đã nói, giờ thì mình cũng hiểu "sơ sơ" câu hỏi :D
bổ sung và sửa chửa câu trả lời của mình:
câu 1:
- nếu nói là nguồn gốc từ mặt trời, thì sông suối phần lớn có nguồn gốc từ mặt trời các bạn cũng đả nói về vấn đề này (1 số thì được hình thành do các mực nước ngầm tạo thành) mà thủy điện thì được lấy bằng cách lợi dụng dòng chảy của sông suối :D vậy tổ tiên của thủy điện là mặt trời :confused: :D :eek:
- năng lượng gió: mình không bổ sung gì thêm. mình giải thích thêm chổ này cho 1 số bạn rõ là khi nhiệt độ tăng trong 1 môi trường kín thì áp suất sẽ tăng theo, tuy nhiên nếu ở môi trường không kín (ở xung quanh bạn) thì khí nhiệt độ tăng áp suất sẽ giảm đi, vì khối không khí ở khu vực này di chuyển đi làm cho mật độ không khí nơi đó giảm xuống (có thể tạm hiểu như vậy)
- năng lượng từ than đá, dầu mỏ: cái này mình chia làm 2 phần, 1 là than đá, 2 là dầu mỏ
+ than đá: là các xác thực vật, nó được giứ bởi nước và bùn nên không gây ra quá trình oxy hóa và phân hủy. như vậy thì không có sự tham gia của ánh sáng mặt trời :D nhưng nếu nói thực vật có nguồn gốc từ mặt trời nên than đá có nguồn gốc từ mặt trời thì... :confused::confused::confused: cái này thì mình chịu đó :-SS
+ dầu mỏ: mình tìm hiểu trên wiki thì dầu mỏ có tới 3 thuyết hình thành
thuyết sinh vật học thì tương tự như hình thành than đá.
thuyết vô cơ thì tranh cải zử quá mình không đề cập.
thuyết hạt nhân: theo thuyết này thì hoàn toàn không có sự tham gia của năng lượng mặt trời, nó chỉ là được tạo ra bởi các phản ứng hạt nhân trong lòng trái đất. nhưng nếu nói không có mặt trời thì không có trái đất, nên các phản ứng hạt nhân củng có nguồn gốc từ mặt trời :confused::confused::confused: :eek: :)|
PS: đùa tí cho vui thôi, chứ theo mình có mặt trời thì mới có sự sống trên trái đất và lúc đó thì mới có con người, con người mới tìm ra được các loại năng lượng và sử dụng chúng nên tất cả các loại năng lượng đều có nguồn gốc từ mặt trời :rolleyes:
mình góp ý ở đây là bạn nên đặt câu hỏi là năng lượng mặt trời thì có lẻ hay hơn! :D

câu 2:
-nhiệt năng:
thế năng của nó là: cái này hơi rắc rối sẽ nói sau b-(
động năng của nó được đặc trưng bởi nhiệt độ vì khi nhiệt độ tăng lên, vận tốc của các hạt tăng lên chuyển động hổn loạn (đó là động năng)
-điện năng:
thế năng của nó là: cái này hơi rắc rối sẽ nói sau b-(
động năng: theo mình thì nó đặc trưng bởi dòng chuyển dời có hướng của các hạt mang điện hay chính là dòng điện :D

quay trở lại với thế năng: mình phải xem lại thế năng là gì?
Trong cơ học, thế năng là trường thế vô hướng của trường véctơ lực bảo toàn. Cũng như mọi trường thế vô hướng, thế năng có giá trị tùy theo quy ước thế năng của điểm lấy mốc. Đôi khi, khái niệm hiệu thế năng thường được dùng khi so sánh thế năng giữa hai điểm, hoặc nói về thế năng của một điểm khi lấy điểm kia là mốc có thế năng bằng 0. (theo wiki)
vậy thì theo mình nhiệt năng không được đặc trưng bởi thế năng :|
còn điện năng: nó được đặc trưng bởi điện thế. có một thuật ngử gọi là thế năng tỉnh điện: nó bằng điện thế nhân với điện tích (theo wiki) để giải thích rỏ thêm thì :-SS nhiều lắm các bạn thử tìm hiểu xem, vì thật sự mình củng chưa thể hiểu 1 cách chính xác và đúng nhất (liên quan đến từ trường, điện trường) và củng không muốn phức tạp hóa vấn đề :)&gt;-
PS: hi vọng tối thứ 7 sẽ có đáp án để... mình còn bắt bẻ :rolleyes: b-(
 
M

mrbap_97

Thử tưởng tượng một vật nằm trong trọng trường, di chuyển từ độ cao H1 sang độ cao H2 theo một quỹ đạo bất kỳ. Sgk lớp 10 cũng đã chứng minh rằng, công thực hiện nó không phụ thuộc vào quỹ đạo mà chỉ phụ thuộc vào điểm đầu và điểm cuối. Và nó là :
[TEX]A=mgH_1-mgH_2[/TEX]
Công của trọng lực bằng độ giảm thế năng.
Sang 11 ta học về điện, điện trường vẫn là một trường thế. Do đó
Công của lực điện bằng độ giảm thế năng.
[TEX]A=q.(V_1-V_2)[/TEX]
Một cách tổng quát, thế năng chính là nguyên hàm của công mà lực tác dụng. Mà khi lấy nguyên hàm, luôn + một hằng số C, thế năng không phụ thuộc vào việc chọn gốc là như vậy.
Về cơ năng: Thế năng đặc trưng bởi độ cao h.
Về điện năng: Đặc trưng bởi V : điện thế
Nhiệt năng khó giải thích hơn: Nhớ lại thử NL1NĐLH : Tổng nhiệt lượng và công mà hệ nhận được trong một quá trình bằng độ tăng nội năng của hệ, độ tăng này chỉ phụ thuộc vào trạng thái đầu và cuối của quá trình.:D
[TEX]U=W_d+W_t[/TEX]
Động năng thì phụ thuộc nhiệt độ, thế năng phụ thuộc thể tích
Động năng đặc trưng của nó vẫn là v thôi nhưng mà trong nhiệt học khi nhiệt độ tăng thì v tăng nên có thể nói đặc trưng bởi nhiệt độ:-*
còn điện thì động năng là vận tốc của các hạt mang điện
Câu 1 tui k còn gì để nói @@
 
Last edited by a moderator:
C

conech123

Trước hết, mình xin có một vài nhận xét về các câu trả lời như sau:

- Chú Mrbap_97: Chú nói cao xa quá ;)). Anh thì chỉ muốn chú giải thích bằng những kiến thức cơ bản, những hiện tượng trực quan để ai cũng có thể hiểu được thôi. Chú có một chút nhầm lẫn nhẹ như sau: không phải nhiệt độ là đặc trưng cho dạng động, mà là đặc trưng cho dạng thế. Động năng của từng phân tử lớn ---> mức độ hỗn loạn của khối phân tử cao. Nhiệt độ đặc trưng cho mức độ hỗn loạn ấy.
Bản chất của sự truyền nhiệt lượng từ vật có nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp là sự truyền hỗn loạn từ những khối hỗn loạn nhiều đến những khối ít hỗn loạn. Sự truyền nhiệt chính là sự truyền hỗn loạn.
Như chú nói thì một phần nào đó cũng có thể chấp nhận được, vì bản chất thì cũng là động năng của các phân tử thôi. Nhưng nếu ta xét ở cấp độ nhỏ (vi mô) thì không thấy được cái đặc trưng của nó.
- Kienconktvn: Quan điểm của mình thì wiki chỉ để tham khảo thêm chứ nó chưa phải thước đo cho mọi tri thức. Các giả thiết người ta đưa ra, mình chỉ tin những giả thiết mình thấy có lí và được nhiều người ủng hộ thôi. Dầu mỏ là các hợp chất cao phân tử, phản ứng hạt nhân sao tạo ra được.

Bạn đã phát hiện ra cái sai của conga222 và conga222 cũng đã chỉ ra cái sai lầm của bạn.

Cái sai mà bạn đã chỉ ra:
- Quá trình mặt trời đốt nóng không khí không phải là một quá trình đẳng tích. Nhiệt dung riêng của nước lớn hơn của đất. Nhận cùng một nhiệt lượng, đất sẽ nóng hơn. Áp suất không khí tỉ lệ thuận với trọng lượng riêng của nó. Ở các khu vực hoang mạc, sa mạc, đồi trọc,....không khí bị nung nóng, dãn nở, trọng lượng riêng giảm hình thành khu áp thấp. Ở các vùng rừng rậm, nhiều sông suối, mặt biển, vùng cực....không khí mát hơn, ít giãn nở hơn nên có trọng lượng riêng lớn, hình thành khu áp cao. Không khí di chuyển từ khu áp cao sang khu áp thấp tạo ra gió.
Và sự nhầm lẫn mà bạn đã vướng phải:
- Năng lượng có trong dầu mỏ, than đá, khí đốt....là năng lượng được cây xanh tổng hợp trên mặt đất thông qua quá trình quang hợp chứ không phải chôn vùi xuống rồi mới hình thành. Nó giống như chôn một viên pin, sau vài triệu năm đào lên dùng.
Tại sao lại không dám nói than có nguồn gốc từ mặt trời nhỉ? Giữa một cái là vật thể và một cái là năng lượng thì bạn ngại sao? Viên pin là một vật thể, nhưng ta không quan tâm tới phần "vật thể" của nó. Ta chỉ quan tâm tới năng lượng bên trong nó từ đâu ra mà thôi.

Vấn đề thủy điện thì có thể tóm tắt thế này: Thủy điện dùng thế nước. Mặt trời đốt nóng hơi nước, mang nó lên cao rơi xuống đồi núi và tích lại thành dòng chảy, một phần ngấm xuống thành nước ngầm. Rõ ràng năng lượng mặt trời tạo nên thế nước. Không có năng lượng mặt trời, cái gì đã mang được nước lên cao? ;))

- Conga22222: Anh có đọc bài em hôm trước, tuy vẫn có sai sót, nhưng dù sao em cũng gây cho anh một sự ngạc nhiên không hề nhẹ. Nhất là nhận định về than dá, dầu mỏ. 20k tuần này sẽ thuộc về em.

Cảm ơn sự nhiệt tình của các bạn.

p/s: Dạng động của nhiệt hình như người ta không quan tâm hoặc là một khái niệm nào đó vượt ngoài chương trình học của chúng ta thì phải.
 
Top Bottom