[Vật lí 10] Event 20k mỗi tuần.

C

conga222222

Mai cũng đã là thứ 7 rồi. Thôi thì đưa ra 1 câu nữa để tạo điều kiện cho các mem thoát cảnh FA. ;))

Một câu cũng liên quan tới băng tuyết.

- Khi ta chạm tay vào một viên đá lạnh mới đưa từ trong tủ ra, ta có cảm giác tay ta bị dính nhẹ vào viên đá. Nhưng để một lúc lâu sau, khi đá bắt đầu tan ta chạm vào thấy không bị dính nữa. Vì sao như vậy?

- Câu hỏi phụ: Chạm tay vào viên đá đang tan, ta có cảm giác hơi nóng. Vì sao? (Câu này không quá khó nên chỉ đưa lên để mang tính tham khảo chứ không tính thưởng nhé).

Trước có đứa lè lưỡi liếm, bị dính cả lưỡi ;))

câu 1: vì khi chạm vào viên đá mới lấy từ trong tủ lạnh ra thì nhiệt độ của viên đá khá là thấp làm cho nước ở trên da tay(mồ hôi) bị đông lại liên kết trực tiếp với khối đá lấy từ trong tủ lạnh ra nên tay bị dính vào khối đá đó còn câu 2 thì chịu @-)
 
C

conech123

câu 1: vì khi chạm vào viên đá mới lấy từ trong tủ lạnh ra thì nhiệt độ của viên đá khá là thấp làm cho nước ở trên da tay(mồ hôi) bị đông lại liên kết trực tiếp với khối đá lấy từ trong tủ lạnh ra nên tay bị dính vào khối đá đó còn câu 2 thì chịu @-)

Ôi, rách túi anh như chơi :-s

Em có duyên với băng tuyết nhỉ, anh hỏi thêm 1 ý nữa là: khi nào em chạm tay vào viên đá mà thấy tay không bị dính?
 
C

conga222222

Ôi, rách túi anh như chơi :-s

Em có duyên với băng tuyết nhỉ, anh hỏi thêm 1 ý nữa là: khi nào em chạm tay vào viên đá mà thấy tay không bị dính?

không bị dính khi lau kho tay trước khi chạm vào đá(khi mua tủ lạnh người ta có hướng dẫn cái này :D) hoặc viên đá đã bắt đầu tan
mà cái câu 2 kia có phải vì quá trình đá tan thành nước là một quá trình toả nhiệt ko a :D
 
C

conech123

Câu hỏi tuần thứ 3.

Khi ta giẫm lên một lon coca rỗng đặt thẳng đứng, lon coca bị bẹp. Nhưng cụng lon coca đó, khi ta rót đầy nước vào rồi giẫm thì nó không bị bẹp nữa.

Giải thích? Nêu vai trò của nước trong hiện tượng trên?
 
C

conga222222


ui thế thì đơn giản rồi vì lon kín nên khí và nước không thể thoát ra ngoài được nhưng mà không khí thì có thể nén được khi ta đứng trên cái lon đó thì ta đã tác dụng lên lon coca một áp suất (P=F/S ) khá lớn nên lon coca sẽ bị bẹp, lon sẽ ngừng biến dạng khi áp suất của khối khí bên trong lon coca cân bằng với áp suất do người đó tác dụng lên lon coca (ở đây lực cần để làm biến dạng vỏ lon coca khá nhỏ --> bỏ qua)
ta có:
$\eqalign{
& {P_1}{V_1} = {P_2}{V_2}\;\left( \matrix{
{P_1},{V_1}\;lan\;luot\;la\;ap\;suat\;va\;the\;tich\;cua\;khong\;khi\;trong\;lon\;khi\;chua\;bep \cr
{P_2},{V_2}\;lan\;luot\;la\;ap\;suat\;va\;the\;tich\;cua\;khong\;khi\;trong\;lon\;khi\;bi\;bep \cr} \right) \cr
& \to {V_2} = {{{P_1}{V_1}} \over {{P_2}}} = {{{P_1}{V_1}} \over P} < {V_1}\;\left( {do\;{P_1} < P} \right) \cr} $
--->lon coca bị bẹp
nhưng khi cho nước vào trong lon coca đó thì lon coca không bị bẹp vì nước là chất lỏng -->không thể nén được (vì quá trình nén chất lỏng thì áp suất tăng rất nhanh trong khi thể tích thì hầu như không thay đổi)--> áp suất trong khối nước lỏng nhanh chóng cân bằng với áp suất do người gây ra trong khi thể tích của khối nước thì hầu như không thay đổi nên lon coca không bị bẹp
nước ở đây có tác dụng làm tăng áp suất trong lon coca trong khi thể tích thay đổi rất nhỏ để cho lon coca không bi bẹp
 
Last edited by a moderator:
C

conech123

nhưng khi cho nước vào trong lon coca đó thì lon coca không bị bẹp vì nước là chất lỏng -->không thể nén được (vì quá trình nén chất lỏng thì áp suất tăng rất nhanh trong khi thể tích thì hầu như không thay đổi)--> áp suất trong khối nước lỏng nhanh chóng cân bằng với áp suất do người gây ra trong khi thể tích của khối nước thì hầu như không thay đổi nên lon coca không bị bẹp
nước ở đây có tác dụng làm tăng áp suất trong lon coca trong khi thể tích thay đổi rất nhỏ để cho lon coca không bi bẹp
Đó là cách suy nghĩ của em. Nhưng em nhận định sai nguyên nhân lon coca bị bẹp rồi.
Nước không đóng vai trò chịu lực đâu.

Em thử rót cát vào khoảng 5/6 thể tích lon coca (vẫn còn chừa chỗ cho không khí nhé) rồi đứng lên xem nó có bẹp không? ;))

Nói ngoài lề một tí: Áp suất bên trong nước bằng áp suất bên ngoài, thể tích nước không đổi - đây chưa phải là hai điều kiện đủ để lon không biến dạng đâu em ạ. Nếu mà áp suất nước bên trong quá lớn, nó sẽ có xu hướng biến lon thành dạng hình cầu. Tất nhiên ở trường hợp này chưa tới mức đó.
 
C

conga222222

Đó là cách suy nghĩ của em. Nhưng em nhận định sai nguyên nhân lon coca bị bẹp rồi.
Nước không đóng vai trò chịu lực đâu.

Em thử rót cát vào khoảng 5/6 thể tích lon coca (vẫn còn chừa chỗ cho không khí nhé) rồi đứng lên xem nó có bẹp không? ;))

Nói ngoài lề một tí: Áp suất bên trong nước bằng áp suất bên ngoài, thể tích nước không đổi - đây chưa phải là hai điều kiện đủ để lon không biến dạng đâu em ạ. Nếu mà áp suất nước bên trong quá lớn, nó sẽ có xu hướng biến lon thành dạng hình cầu. Tất nhiên ở trường hợp này chưa tới mức đó.

eo không phải lý do này à vay thì khó nhằn rồi đây #-o co mà lon coca thì chắc là không biến được thành hình cầu đâu (nó chỉ có rách vỏ thôi :D) e đoán thế :D cơ mà cho 5/6 cát vào nó cũng không bẹp à :(
 
C

conech123

eo không phải lý do này à vay thì khó nhằn rồi đây #-o co mà lon coca thì chắc là không biến được thành hình cầu đâu (nó chỉ có rách vỏ thôi :D) e đoán thế :D cơ mà cho 5/6 cát vào nó cũng không bẹp à :(

Thì em cứ lấy hai lon coca hay bia gì đó làm thử đi. Từ từ đứng hẳn lên nó xem nó có bẹp không.
 
C

congratulation11

Bình thường, khi ta giẫm lên lon, lon chịu tác dụng của phản lực tác dụn lên đáy, lực cua chân tác dụng lên nắp(trọng lực lúc này không đặt vào phần thành bình nên không bàn). Hai lực này tương tác , gây tác dụng làm thành lon phần thân, nhất là phần ở giữa bị biến dạng, nên lon bị bẹp.
Khi trong lon có chứa nước, nước tác dụng lên phần thành lon này một lực,lưạc này giữ cho thành lon cân bằng dưới tác động của hai lực kia, hoặc hạn chế ảnh hưởng của hai lực ấy, làm thành (phần thân) không bị biến dạng, vậy lon không bị bẹp.
 
C

conech123

Bình thường, khi ta giẫm lên lon, lon chịu tác dụng của phản lực tác dụn lên đáy, lực cua chân tác dụng lên nắp(trọng lực lúc này không đặt vào phần thành bình nên không bàn). Hai lực này tương tác , gây tác dụng làm thành lon phần thân, nhất là phần ở giữa bị biến dạng, nên lon bị bẹp.
Khi trong lon có chứa nước, nước tác dụng lên phần thành lon này một lực,lưạc này giữ cho thành lon cân bằng dưới tác động của hai lực kia, hoặc hạn chế ảnh hưởng của hai lực ấy, làm thành (phần thân) không bị biến dạng, vậy lon không bị bẹp.
Giải thích rất sát đấy. Anh nghĩ là em đã hiểu bản chất vấn đề.

Em có thể trả lời thêm 1 câu để làm sáng tỏ lơn lí luận của mình không?

- Xu hướng mốp vào và xu hướng phình ra, xu hướng nào làm lon chịu nén dễ bẹp hơn?
 
C

congratulation11

...

Theo em thì xu hướng móp vào làm lon dễ bị bẹp hơn! Em thấy người ta mua lon toàn giẫm lên cho nó bẹp, lon toàn bị móp vào trong thôi... ;)
 
Last edited by a moderator:
C

conech123

Anh giải thích sơ lược lại thế này:

Khi đạp lên lon tức tác dụng lực nén lên nó.Tiết diện thành lon sẽ chịu được lực nén này.

Nếu xem chiều dày thành lon cỡ 0,1 mm, bán kính lon khoảng 32 mm và hợp kim nhôm có sức chịu tải khoảng 300 MPa thì lực nén phải tương đương với 6000 N mới làm lon bẹp được. Một con số không nhỏ.

Sở dĩ ta chỉ tác dụng có vài trăm N mà lon đã bẹp là vì: lực tác dụng của chúng ta không thẳng đứng. và lại không đều, sẽ làm cho thành lon có những dao động nhất định. Khi thành lon bị mốp vào một ít, nó sẽ như một thanh chịu nén hai đầu.

picture.php


Nói chung vai trò của nước ở đây là giữ ổn định.
 
C

conech123

Không biết nhà các em có dùng bình nước lọc không nhỉ?

Câu hỏi tuần 4:

Bên trên các bình nước lọc có cái lỗ nhỏ được đậy kín bởi một nút màu trắng hoặc một miếng băng dính, mục đích là để cân bằng áp suất khí quyển. Vì áp suất khí quyển tương đương với 10m nước, cột nước trong bình chưa tới 1m. Khi ta chưa mở nút, áp suất khí quyển lớn hơn rất nhiều so với áp suất nước bên trong bình.


picture.php


Nhưng tại sao khi ta mới mua bình về, chưa mở cái nút ấy mà ta vẫn có thể rót nước ra khỏi bình được?
 
C

conga222222

bởi vì khi mới mua về thì áp suất khí quyển chưa cân bằng với áp suất của nước trong bình ngay (xét ở vị trí cái vòi lấy nước ra) khi người ta đóng nước vào bình thì đầu tiên người ta đổ nước vào bình sau đó mới đóng nắp-->áp suất tại vị trí cái vòi nước =áp suất khí quyển +áp suất của cột nước > áp suất khí quyển ---> khi mở vòi thì nước sẽ chảy ra (sau khi lấy được khoảng vài cốc nước thì áp suất của không khí ở trong bình+áp suất của cột nước mới cân bằng với áp suất khí quyển --> khi đó thì nước sẽ không chảy ra nữa :)
 
Top Bottom