[Vật lí 10] Event 20k mỗi tuần.

C

conech123

Câu hỏi tuần 8: Gồm hai câu hỏi nhỏ.

1) Tại sao giọt nước rơi vào chảo dầu nóng thì phát nổ và dầu bị bắn ra?

2) Lửa là gì? Khói là gì? Sau khi cháy xong, ngọn lửa biến đi đâu?
 
P

pesaubuon98

Câu hỏi tuần 8: Gồm hai câu hỏi nhỏ.

1) Tại sao giọt nước rơi vào chảo dầu nóng thì phát nổ và dầu bị bắn ra?

2) Lửa là gì? Khói là gì? Sau khi cháy xong, ngọn lửa biến đi đâu?

câu 1: em xin trả lời mà hông biết có đúng hông nữa ạ...thưa a giọt nước rơi vào chảo dầu nóng thì phát nổ và dầu bị bắn ra bởi vì do:
Nước có khối lượng nặng hơn dầu nên khi tiếp xúc với dầu, nước luôn chìm xuống phía dưới. Trong chảo dầu sôi, khi có vài giọt nước rơi vào thì sẽ dẫn đến hiện tượng dầu bị nổ. Điều này là do các phân tử nước ở dưới đáy giọt nước, khi tiếp xúc với bếp dầu nóng sẽ ngay lập tức bị bốc hơi và khi nước nóng đến 100oC sẽ chuyển từ thể lỏng sang thể hơi, đó là sự sôi. Khi ấy chẳng những thể tích của nước xảy ra sự biến đổi lớn, mà còn biến đổi trong khoảng thời gian tương đối ngắn,khi nhiệt độ của dầu mỡ ở khoảng 160 ~ 200oC. Lúc ấy nếu có một chút nước lọt vào chảo dầu mỡ, nước sẽ sinh ra khí hóa ngay, vọt ra khỏi lớp dầu và xảy ra sự bốc hơi với tiếng nổ lép bép. Đó chính là nguyên nhân làm cho giọt nước rơi vào trong dầu nóng phải bắn lên.
 
C

congratulation11

2) -Ngọn lửa là hình ảnh mà ta quan sát được của phản ứng cháy. Phản ứng này toả ra nhiều nhiết, nhiệt đó kích thích các phân tử khí xung quanh làm chúng nóng lên và phát sáng, tạo ra màu sắc, hình ảnh của ngọn lửa mà ta quan sát được. Chính vì vậy, sau khi cháy xong phần không khí xung quanh chất đốt không được bổ sung thêm nhiệt nữa, nhiệt độ giảm dần và không phát sáng nữa --> ngọ lửa biến mất.
-Khói là kết quả sự cháy không hoàn toàn của một loạt chất đốt nào đó. Điều này có nghĩa là nếu chất đốt hoàn toàn cháy hết thì không có khói. (Cái này có đứa trong lớp đã từng hỏi thầy, thấy bảo như vậy và em tin là thầy đúng :) )
1) Về tính chất vật lý: khối lượng riêng của dầu < klr của nước
--> Dầu luôn có xu hướng nổi trên mặt nước ở đk thường( huống chi là khi nóng ở nhiệt độ cao klr của dầu còn giảm đi so với lúc bình thường thì dầu tất nhiên vẩn "tranh" lên trên với nước)
--> Giọt nước rơi vào chảo dầu nóng thì cúng bị đẩy xuống dưới đáy chảo (nhiều trường hợp giọt nước này chưa cần tiếp xúc với đáy chảo), nhận nhiệt từ môi trường xung quanh đang nóng, hoá hơi--> hơi nước nở ra, ngoài ra còn có xu hướng chòi lên và đẩy dầu bắn tung toé
Đúng không ạ
 
Last edited by a moderator:
C

conech123

1) Thế tại sao giọt nước rơi vào một nồi nước đang sôi lại không phát nổ nhỉ?

2) Như em nói thì em có biết tại sao ngọn lửa lại bập bùng? Tại sao phía trên đầu ngọn lửa lại có màu đỏ còn phía dưới lại có màu vàng trắng? Em có thể giải thích luôn không? ;))
 
C

congratulation11

1) Thế tại sao giọt nước rơi vào một nồi nước đang sôi lại không phát nổ nhỉ?

2) Như em nói thì em có biết tại sao ngọn lửa lại bập bùng? Tại sao phía trên đầu ngọn lửa lại có màu đỏ còn phía dưới lại có màu vàng trắng? Em có thể giải thích luôn không? ;))

1) ***T/h 1: Giọt nước ở 100 độ C. Tất nhiên, nó sẽ chẳng có hiện tượng gì khác biệt với các "bạn" trong nồi cả. các dòng nước đối lưu trong nồi vận động lên xuống, cùng lắm là giọt nước kia chỉ nóng lên, bay hơi và tháot ra khỏi nồi một cách dễ dàng vì xung quanh nó chỉ toàn là nước, không phải dầu nên các phân tử H-O-H có thể len, xen qua nhau mà thoát ra chứ không như nước với dầu (dầu vốn không tan trong nước)-xảy ra tương tác
Hơi nước nở ra, một mực thoát ra ngoài trong khi đó dầu không chịu cho nước đi ra--> nổ, dầu bắn tung toé.
Vậy nên không xảy ra hiện tượng phát nổ.
***T/h 2: Giọt nước ở nhiệt độ <100 độ C
Nước lạnh có D > nước sôi, chìm xuống, nhận nhiệt, có thể bốc hơi rồi di chuyển lên trên. Néu là hơi, hơi nước thoát ra ngoài, cũng dễ dàng (CMT)--> không phát nổ
2) -Ngọn lửa bập bùng chính là do phần khí phát sáng kia di chuyển trong không gian, vùng khí này bị đẩy ra xa vẫn tiếp tục phát sáng trong một thời gian ngắn rồi tắt cho đến khi nguồn nhiệt nhận được không đủ. Khi nó bị đẩy ra, vùng khí khác lại thay chỗ cũ của nó, nhận nhiệt và đến một nhiệt độ nào đó, nó sẽ phát sáng. Cứ như vậy, cứ như vậy cho đến khi không còn nhiệt toả ra từ chất đốt nữa. :rolleyes:
-Màu sắc của ngọn lửa lại phụ thuộc vào nhiệt độ của vùng không khí phát sáng tạo ra từng màu sắc tương ứng ấy. Phần không khí càng gần chất đốt thì nhận được càng nhiều nhiệt, nhiệt độ càng cao.
+Phía trên đầu ngọn lửa có màu đỏ, bởi nhiệt độ ở đây thấp nhất, nó ở xa nguồn nhiệt (nhưng vần đủ nhiệt để phát sáng)
+Phía dưới ngọn lửa có màu vàng trắng vì nhiệt độ ở đây cao hơn, nó gần vời nguồn nhiệt hơn.
Có thể tham khảo một số tư liệu mà em tìm được trên Wiki:
Đỏ
Vẫn có thể nhìn thấy: 525 °C (980 °F)
Tối: 700 °C (1,300 °F)
Đỏ tối: 800 °C (1,500 °F)
Đỏ vừa: 900 °C (1,700 °F)
Đỏ sáng: 1,000 °C (1,800 °F)
Cam
Sậm: 1,100 °C (2,000 °F)
Sáng: 1,200 °C (2,200 °F)
Trắng
Hơi trắng: 1,300 °C (2,400 °F)
Sáng: 1,400 °C (2,600 °F)
Sáng lóa: 1,500 °C (2,700 °F)


picture.php
 
C

conech123

1) Xem ra em cũng hiểu bản chất đấy. Tuy nhiên cách nghĩ của em về hiện tượng "phát nổ" còn khá là hồn nhiên ;)) Em giải thích thì nó còn thiên về sự hòa trộn và không hòa trộn hơn là đúng bản chất của một vụ nổ.

2) Anh ghi nhận cách giải thích màu sắc ngọn lửa.

Nhưng anh còn một thắc mắc. Theo như cách giải thích của em, gần chất đốt thì nhiệt độ cao, màu sắc càng sáng. Vậy lẽ ra ngọn nến nó phải có dạng hình cầu chứ sao nó lại thon dài thế? ;))

Với lại gần chất đốt, không khí nóng, dãn nở thì phải đẩy không khí ra xung quanh chứ sao lại có khí khác chui vào?
 
Last edited by a moderator:
C

congratulation11

Tạm thời em trả lời câu 2 đã

-Thông thường, khí nóng luôn có xu hướng bốc lên cao (nhẹ mà), điều này làm cho ngọn nến có dạng thon dài chứ không phải dạng hình cầu. Nhưng ngọn nến chỉ có một chiều dài nhất định, bởi khi bốc lên, khí nóng cùng nhận một lượng nhiệt dần ít đi, sau cùng lượng nhiệt không đủ để làm nó phát sáng.
Không khí lạnh hơn xung quanh tràn vào vùng khí nóng vừa bốc lên, lại nhận nhiệt và phát sáng tiếp.
-Trên đây cũng là một trong những nguyên nhân để giai thích ý 2 của anh conech123.
Còn một nguyên nhân khác là: không khí xung quanh chúng ta luôn luôn di động mà không đứng yên một chỗ, vì vậy phần khí nóng kia (ở cũng giãn và đẩy các vùng khí xung quanh ấy chứ) cũng không ngừng dịch chuyển, di chuyển ra chỗ khác. Phần khí lạnh hơn không bị nó đẩy ra bây giờ chen vào chỗ trống mà khí nóng mới rời đi. Phần khí nóng vừa rồi không phải cứ luôn phát sáng ở bất cứ vị trí nao bởi không phải bao giờ nó cũng nhận đủ nhiệt để phát sáng. Mặt khác, khí lạnh hơn cạnh nó khi đã chen vào chỗ trống bây giờ nhận nhiệt để phát sáng.

P/s: Dại quá, tự nhiên đăng cái hình :p
 
K

kienconktvn

^^ hèn chi conech lại nói nhân tài box lý đã lác đác xuất hiện, 1event rất hay :D hi vọng sẽ phát triển nhiều hơn nữa :D
 
C

conga222222

có nản đâu vẫn đang suy nghĩ đấy chứ tại câu hỏi đó hơi khó thôi vẫn chưa nghĩ ra được nguyên nhân của nó :D
 
Last edited by a moderator:
N

nednobita

câu 1 là do khối lượng riêng của dầu nhỏ hơn nước nên dầu nổi lên trên(dầu bao quanh các phân tử nước ) và nước ở nhiêt độ bình thường khi vào dầu sôi sẽ dãn nở đột ngột làm đến một áp suất nhất định sẽ bắn bay ra(hiện tượng này giống bom nổ ) khi nước bay ra sẽ văng về mọi phía như bom nổ kèm theo là một ít dầu em nghĩ là như vậy (do em chiên cá hộ mẹ nhiều) ho ho
câu 2 hình ảnh ngọn lửa là do khi đốt chấy các phân tử khí xung quanh nóng lên đến một thời điểm nhất định sẽ tạo ra các bức xạ rồi tùy theo độ nóng mà chúng sẽ sáng với màu khác nhau
khói là do các khí trong không khí phản ứng hóa học với nhau và với các chất trong vật đốt (cái nầy là chủ yếu)
khi đã đốt xong nguồn nhiệt cung cấp cho không khí cạn dần rồi hết các phân tử khí không còn năng lượng để phát ra photon nên ánh sáng yếu dần rồi tắt hẳn
(phân tử khí khi bị kích thích ở nhiệt độ cao sẽ thành ion bức xạ photon để về trạng thái không kích thích , các ion như vậy rất dễ phẩn ứng hóa học để tạo khói)
cái này là do nhà em bị cúp điện nên thắp đèn cầy mãi .
 
C

congratulation11

câu 1 là do khối lượng riêng của dầu nhỏ hơn nước nên dầu nổi lên trên(dầu bao quanh các phân tử nước ) và nước ở nhiêt độ bình thường khi vào dầu sôi sẽ dãn nở đột ngột làm đến một áp suất nhất định sẽ bắn bay ra(hiện tượng này giống bom nổ ) khi nước bay ra sẽ văng về mọi phía như bom nổ kèm theo là một ít dầu em nghĩ là như vậy (do em chiên cá hộ mẹ nhiều) ho ho

Cái "đột ngột" nghe rất có lý.
Nhưng nước bt vào dầu nóng nhận nhiệt "đột ngột" rồi bốc hơi "đột ngột" --> phần thể tích trong dầu tăng "đột ngột" --> áp suất tăng "đột ngột"---> nổ---dầu bắn ra...nghe có lí hơn chứ nhỉ :D

P/s: À, mà nhiệt độ càng cao thì động năng càng lớn ( he, động năng cũng tăng "đột ngột" :D ), đây có phải là một trong những nguyên nhân phát nổ không ạ :D
 
Last edited by a moderator:
C

conga222222

Cái "đột ngột" nghe rất có lý.
Nhưng nước bt vào dầu nóng nhận nhiệt "đột ngột" rồi bốc hơi "đột ngột" --> phần thể tích trong dầu tăng "đột ngột" --> áp suất tăng "đột ngột"---> nổ---dầu bắn ra...nghe có lí hơn chứ nhỉ :D

P/s: À, mà nhiệt độ càng cao thì động năng càng lớn ( he, động năng cũng tăng "đột ngột" :D ), đây có phải là một trong những nguyên nhân phát nổ không ạ :D

ta nghĩ đây ko phải nguyên nhân của nó
37.gif
(đấy là ý kiến cá nhân thôi nhé đừng có quăng gạch)
 
N

nednobita

ta nghĩ đây ko phải nguyên nhân của nó
37.gif
(đấy là ý kiến cá nhân thôi nhé đừng có quăng gạch)
mình nghĩ như thế là đúng cũng như bạn ở trên đã giải thích kĩ hơn rồi đó . áp suất thể tích động năng tăng lên rất đột ngột là các phân tử bị kích thích thôi. bắn ra ngoài là do bên trong như trên kết hợp với dầu bao quanh gây ra những tiếng nổ (giống như nguyên lí hoạt động của bom)
 
C

conga222222

mình nghĩ như thế là đúng cũng như bạn ở trên đã giải thích kĩ hơn rồi đó . áp suất thể tích động năng tăng lên rất đột ngột là các phân tử bị kích thích thôi. bắn ra ngoài là do bên trong như trên kết hợp với dầu bao quanh gây ra những tiếng nổ (giống như nguyên lí hoạt động của bom)
ta vua nghi ra dap an (tu tin 90% la dung) theo nhung jz ta nghi ra thi y cua chu la dung nhung ma chua hieu ban chat neu cham diem thi moi dc 4/10 diem thoi nghj them chut nua cho tron ven de ma jat jai thuong :)
 
Top Bottom