[Vật lí 10] Event 20k mỗi tuần.

C

conech123

Ờ, rồi, đồng ý là ma sát đóng vai trò quan trọng, nhưng nó lại không phải nguyên nhân chính khiến người ta làm nghiêng mặt đường ;)).

Ma sát chỉ phụ thuộc hệ số ma sát và áp lực nhé, chú trantien có một sự nhầm lẫn nhẹ rồi ;))
 
E

ezreal

Sau một hồi suy nghĩ thì em kết luận đây là do lực li tâm ạ
Giải thích :
Khi đi qua những chỗ cong thì mình sẽ cảm thấy mình như bị hất ra xa , mà khi ta chạy càng nhanh thì lực này lại càng mạnh vì thế nên người ta xây nghiêng để khắc phục tình trạng này
 
T

thuong0504

Trên đường lộ (1), ở những chỗ có đường cong người ta thường làm mặt đường hơi nghiêng sang một bên. Làm như vậy có tác dụng gì?

Trả lời:

Ở những đường cong người ta thường làm mặt đường hơi nghiêng sang một bên. Nói chính xác hơn nữa là thường làm nghiêng về phía tâm cong. Khi xe đi đến đoạn cong cần cua, phản lực N của mặt đường không cần bằng với trọng lực P của xe nữa. Khi đó hợp lực của hai lực này nằm ngang hướng vào tâm của quỹ đạo, làm cho xe chuyển động qua khúc cua dể dàng mà không bị bay ra khỏi đoạn cua đó.

Nói thêm một tí xíu, các tay đua giỏi thường là những tay biết tạo ra lực hướng tâm tốt đủ để cua qua đoạn công bình an vô sự, không bay ra khỏi đường đua, càng tăng độ nghiêng thì lực hướng tâm càng lớn do đó chuyển động "cua" càng dể dàng, tuy nhiên đến một độ nghiêng cực đại nào đó, chúng ta sẽ nói lời vĩnh biệt cuộc đời sau khi tiếp xúc với mặt đất =))

Em nghĩ là như thế ạ! Trước đây, khi còn nhỏ thì lại nghĩ là do người xây đường ăn bớt nguyên vật liệu nên đường kém chất lượng. Giờ nhận ra, hồi đó lở mồm...tội mấy bác mấy chú...:))
 
C

conech123

ezeal: Em nói thì đúng, nhưng lại không giải thích cụ thể vì sao nó khắc phục được "tình trạng đó".

Thuong0504: Ghi nhận câu "hợp của hai lực này hướng vào tâm quỹ đạo".

Hỏi thêm câu: Thế những tay đua giỏi mà em nói tạo ra lực hướng tâm như thế nào?

Và nếu như ở các đoạn cong, đường không nghiêng thì liệu xe có đi được không?
 
T

thuong0504

Thuong0504: Ghi nhận câu "hợp của hai lực này hướng vào tâm quỹ đạo".

Hỏi thêm câu: Thế những tay đua giỏi mà em nói tạo ra lực hướng tâm như thế nào?

Và nếu như ở các đoạn cong, đường không nghiêng thì liệu xe có đi được không?

Biết vậy không nói thêm còn hơn :((

Nếu như đường đua không nghiêng, muốn qua được đoạn cua thì những tay đua đó sẽ phải nghiêng mình, càng sát càng tốt...khi đó N và P không cân bằng nhau nên tạo ra lực hướng tâm giúp họ di chuyển qua đoạn cua dể dàng, nhưng như đã nói ở trước, khi nghiêng tới một mức đó nào đó thì tay đua đó sẽ dể dàng tiếp đất thay vì tiếp tục đua.
 
C

conech123

Biết vậy không nói thêm còn hơn :((

Nếu như đường đua không nghiêng, muốn qua được đoạn cua thì những tay đua đó sẽ phải nghiêng mình, càng sát càng tốt...khi đó N và P không cân bằng nhau nên tạo ra lực hướng tâm giúp họ di chuyển qua đoạn cua dể dàng, nhưng như đã nói ở trước, khi nghiêng tới một mức đó nào đó thì tay đua đó sẽ dể dàng tiếp đất thay vì tiếp tục đua.

Thế em biết điều kiện nào đảm bảo họ không tiếp đất không? Góc nghiêng quá lớn không phải nguyên nhân đâu ;))
 
E

ezreal

Theo em thì vẫn có thể đi được nếu không tạo góc nghiêng vì thực tế dưới bánh xe còn tồn tại 1 lực ma sát nghỉ , thì lúc đó lực này đóng vai trò là lực hướng tâm.
 
N

nednobita

em nghĩ đường ngiêng một chút ở chỗ của giúp người ta ôm cua dễ lực hướng tâm và phản lực giúp xe giữ được cân bằng khi ôm cua còn cái ma sát thỉ em thấy đường nhựa chứ có bôi dầu ăn đâu mà tăng lực ma sát
trong lí 10 có cái hình đó anh em xem đi là biết
 
C

conech123

Nói chung cơ bản câu hỏi này mọi người cũng đã hiểu hết rồi, không cần bàn thêm nữa.


Thuong0504 là người trả lời chính xác và đầy đủ trước nhất. Em là chủ nhân của 20k tuần này ;)). Như thường lệ, cho anh biết mạng điện thoại em đang dùng bằng tin nhắn cá nhân nhé.

Tối mai sẽ ra câu hỏi mới.
 
C

conech123

Câu hỏi 13.

- Ta đã biết, hai lực cùng phương, cùng chiều, cùng độ lớn tác dụng lên vật thì gọi là hai lực cân bằng. Hợp lực của chúng bằng 0. Như vậy, khi ta dùng hai ngón tay bóp một miếng bánh, hợp lực tác dụng lên miếng bánh đó bằng 0, tại sao miếng bánh lại vỡ?

- Một vật nào đó chìm xuống đại dương thì sẽ chìm tận đáy hay là chỉ chìm tới một độ sâu nhất định rồi lơ lửng?
 
C

congratulation11

Trả lời

+Miếng bánh được tạo thành do nhièu phân tử bánh liên kết với nhau. Giữa chúng có các lực tương tác để giữ cho bánh có hình dạng nhất định.

Trên thực tế, lực tương tác giữa các phân tử nay là không lớn---> Các phân tử có thể dễ dàng bị dịch ra khỏi vị trí cân bằng khi có tác nhân lực đu lớn tác dụng lên miếng bánh.

Mặt khác, hai lực cân bằng đã cho không chắc chắn là tác dụng lên 1 phân tử bánh mà tác dụng len các vùng phân tử khác nhau (nó chỉ cùng đặt lên miếng bánh)
-----> đpcm
+Việc vật chìm, hay nổi trong nước biển phụ thuộc vào: thể tích trung bình $V$, trọng lượng riêng $d_v$ so với $d_n$, và diện tích tiếp xúc $S$ của vật với nước.
VD: Một cục kim loại đặc, có kích thước không lớn lắm khi rơi xuống biển ---> Chìm ---> Lơ lửng trong nước.
 
Last edited by a moderator:
N

nganha846

Sao tất cả yên lặng hết thế? Không ai có ý kiến gì nữa à?

Bài trả lời trên đã đúng hoàn toàn đâu? ;))
 
L

levietdung1998

Câu hỏi 13. - Ta đã biết, hai lực cùng phương, cùng chiều, cùng độ lớn tác dụng lên vật thì gọi là

Câu 1 thì em lấy ví dụ trong sách giáo khoa, hai người kéo dây

Định luật III Niu -tơn

Bánh chịu tác dụng của 2 lực cân bằng nhau vectơ F và vectơ -F do đó lực ép của bánh bằng F
Như vậy miếng bánh cân bằng nhưng vẫn chịu tác dụng bởi lực nên miếng bánh phải sinh nhiệt hoặc biến dạng

Câu 2

Dưới biển có nhiều năng lượng , các dòng vật chất gây ra nhiều lực .....
Bình thường vật có khả năng đi lên cũng có khả năng đi xuống

Ví dụ cho vật lơ lửng dưới biển đó chính là túi ni lông
 
S

saodo_3

Dùng 1 búa sắt gõ vào mép tường bê tông, mép tường bong ra.

Dùng một cái búa gỗ có khối lượng lớn hơn, cũng gõ vào mép tường với một lực còn mạnh hơn, tại sao mép tường không bị bong?
 
C

congratulation11

Dùng 1 búa sắt gõ vào mép tường bê tông, mép tường bong ra.

Dùng một cái búa gỗ có khối lượng lớn hơn, cũng gõ vào mép tường với một lực còn mạnh hơn, tại sao mép tường không bị bong?

Em gõ thử và vừa bị ăn mắng :(

Búa thép, hay gỗ khi gõ vào tường đều làm tường nó sút ra cả...

Anh gõ thử đi! ;))
 
S

saodo_3

Tường bê tông bị mục rồi thì khoe làm gì :|

Gõ vào cái mép tường bê tông mới ấy. Nhưng mà thôi, cũng không khuyến khích làm. Hiện tượng nó như thế, còn nhiều hiện tượng khác nữa. VD: Đóng đinh lớn thường dùng búa sắt, đinh bé dùng búa gỗ....

Giải thích được không?
 
C

congratulation11

Tường bê tông bị mục rồi thì khoe làm gì :|

Gõ vào cái mép tường bê tông mới ấy. Nhưng mà thôi, cũng không khuyến khích làm. Hiện tượng nó như thế, còn nhiều hiện tượng khác nữa. VD: Đóng đinh lớn thường dùng búa sắt, đinh bé dùng búa gỗ....

Giải thích được không?

Ờ nhỉ cái này cũng na ná như kiểu người ta hay dùng búa gỗ để nện đất chứ không dùng búa săt :D
 
S

saodo_3

Vấn đề là vì sao lại như thế? Lực tác dụng lớn không gây vỡ mà lực nhỏ lại gây vỡ?
 
C

congratulation11

Giải thích hiện tượng:
Búa sắt và búa gỗ khác nhau ở chỗ chất liệu làm búa!
***Săt: đàn hồi kém hơn gỗ
---> Khi gõ vào tường, độ bật trở ra của gỗ lớn hơn sắt
---> Vận tốc trở ra của gỗ lớn hơn sắt
----> Bảo toàn động lượng
----> Vận tốc của phần bê tông khi bị sắt tác động lớn hơn gỗ
---> Vận tốc của nó lớn hơn nhiều lần so với vận tốc so với phần tường còn lại
---> Sút ra!!!
 
Top Bottom