[Vật lí 10] Event 20k mỗi tuần.

C

conech123

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mỗi tuần tại pic này mình sẽ đưa ra 1 câu hỏi. Ai trả lời đúng bản chất, hợp lí và đầy đủ và nhanh nhất sẽ được thưởng 1 thẻ điện thoại mệnh giá 20k.

Lưu ý: Khuyến khích lí luận cô đọng, súc tích nhưng không chấp nhận những bài viết quá sơ sài.

Hình nhức nhận thưởng:

Sau khi tìm được người xứng đáng, mình sẽ xin số điện thoại để nhắn tin số seri và mật mã thẻ. Mong các bạn nhiệt tình tham gia.



Câu hỏi 1: Vào các thế kỉ trước, có người đã đưa ra ý tưởng về việc chế tạo máy bơm vĩnh cửu để đưa nước từ thấp lên cao.Máy bơm đó có cấu tạo chính gồm 1 đường ống nhỏ nối với một bầu lớn.

picture.php


Nguyên lí hoạt động: Nước trong bầu có trọng lượng lớn hơn nước trong ống nhỏ nên sẽ chảy xuống, kéo nước từ ống nhỏ lên. Cứ như thế máy bơm có thể hoạt động mãi mãi.

Tuy nhiên thực tế, máy bơm này lại không hoạt động theo nguyên lí như vậy.

Bạn hãy giải thích vì sao máy bơm không hoạt động được và mô tả hiện tượng thực tế xảy ra nếu bố trí như sơ đồ trên?
 
Last edited by a moderator:
C

conech123

Câu hỏi 2.

Cho nước vào những cốc nhôm rồi bỏ vào tầng đông của tủ lạnh, sau khi nước hóa đá, trên mặt đá xuất hiện những vết nứt chân chim, trong lòng đá cũng có nhiều vết nứt. Tại sao như vậy?
 
T

thang271998

Câu hỏi 2.

Cho nước vào những cốc nhôm rồi bỏ vào tầng đông của tủ lạnh, sau khi nước hóa đá, trên mặt đá xuất hiện những vết nứt chân chim, trong lòng đá cũng có nhiều vết nứt. Tại sao như vậy?

Cái này chắc là do sự co lại của kim loại mạnh hơn nước ở nhiệt độ thập nên xả ra hiện tượng trên
 
T

thuong0504

Câu hỏi 2.

Cho nước vào những cốc nhôm rồi bỏ vào tầng đông của tủ lạnh, sau khi nước hóa đá, trên mặt đá xuất hiện những vết nứt chân chim, trong lòng đá cũng có nhiều vết nứt. Tại sao như vậy?

Trả lời:

Cho nước vào những cốc nhôm rồi bỏ vào tầng đông của tủ lạnh, sau khi nước hóa đá, trên mặt đá xuất hiện những vết nứt chân chim, trong lòng đá cũng có nhiều vết nứt.

Nguyên nhân dẫn ra hiện tượng này là vì:

-Trước khi đưa vào tủ lạnh, nước ở trạng thái lỏng ( thể tích V). Sau khi đưa vào tủ lạnh, nước gặp lạnh nên co lại, thể tích giảm ( thể tích v), các liên kết trong phân tử nước $H_2O$ co lại dần theo nhiều hướng nhất định, vì vậy ở một số chổ, phân tử nước tập trung nhiều, ở một số chổ, không có các phân tử nước tập trung tạo các khe rổng, đó chính là những vết nước trên bề mặt đá cũng như trong lòng đá.

P.S: em giải thích theo cách hiểu thôi! Hy vọng có 20k vào tài khoản nhắn tin cho sướng :D
 
T

thang271998

Dạ em giải thích lại do nước tồn tại ở dạng phân tử, nguyên tử nên khi nó bị đông cứng lại các nguyên tử chuyển động không đồng đều....dẫn đến các nốt chân chim
- Cái thứ hai là do khay nhôm nữa ...nhôm khi ở nhiệt độ thấp...Mà theo khái niệm thì nhôm cũng hấp thụ nhiệt lớn .......do vậy khi ở nhiệt độ thập thì nhôm hay sắt đều hấp thụ nhiệt rất tốt..................Và nó hấp thụ nhiệt của nước rất lớn, nhiệt độ lạnh
Từ hai điều kiện trên có thể kết luận là khi cho nước vào những cốc nhôm rồi bỏ vào tầng đông của tủ lạnh, sau khi nước hóa đá, trên mặt đá xuất hiện những vết nứt chân chim, trong lòng đá cũng có nhiều vết nứ
 
Last edited by a moderator:
C

conech123


Nguyên nhân dẫn ra hiện tượng này là vì:

-Trước khi đưa vào tủ lạnh, nước ở trạng thái lỏng ( thể tích V). Sau khi đưa vào tủ lạnh, nước gặp lạnh nên co lại, thể tích giảm ( thể tích v), các liên kết trong phân tử nước $H_2O$ co lại dần theo nhiều hướng nhất định, vì vậy ở một số chổ, phân tử nước tập trung nhiều, ở một số chổ, không có các phân tử nước tập trung tạo các khe rổng, đó chính là những vết nước trên bề mặt đá cũng như trong lòng đá.


Hướng suy nghĩ của em có nhiều vấn đề không ổn. Nước khi gặp lạnh thì co lại là đúng, nhưng từ 4 đến 0 độ C nước lại nở thể tích. Các phân tử nước phân bố không đồng đều cũng là không đúng đâu em. Nếu xét một cách rất vi mô thì có thể đúng, nhưng sự không đồng đều đó không đáng kể. Anh đồng ý trong nước đá có những lỗ rỗng, nhưng lỗ rỗng đó chính là các bọt khí trắng đục đục mà các em thường thấy chứ không phải vết nứt đâu. Vết nứt trong nước đá rất dài, do lực nào đó tác động sinh ra.
 
T

thang271998

Hướng suy nghĩ của em có nhiều vấn đề không ổn. Nước khi gặp lạnh thì co lại là đúng, nhưng từ 4 đến 0 độ C nước lại nở thể tích. Các phân tử nước phân bố không đồng đều cũng là không đúng đâu em. Nếu xét một cách rất vi mô thì có thể đúng, nhưng sự không đồng đều đó không đáng kể. Anh đồng ý trong nước đá có những lỗ rỗng, nhưng lỗ rỗng đó chính là các bọt khí trắng đục đục mà các em thường thấy chứ không phải vết nứt đâu. Vết nứt trong nước đá rất dài, do lực nào đó tác động sinh ra.

Anh ơi do lực co lại của nhôm anh nhỉ?...............................nhôm có tính co lại cao
 
C

conech123

Dạ em giải thích lại do nước tồn tại ở dạng phân tử, nguyên tử nên khi nó bị đông cứng lại các nguyên tử chuyển động không đồng đều....dẫn đến các nốt chân chim
- Cái thứ hai là do khay nhôm nữa ...nhôm khi ở nhiệt độ thấp...Mà theo khái niệm thì nhôm cũng hấp thụ nhiệt lớn .......do vậy khi ở nhiệt độ thập thì nhôm hay sắt đều hấp thụ nhiệt rất tốt..................Và nó hấp thụ nhiệt của nước rất lớn, nhiệt độ lạnh
Từ hai điều kiện trên có thể kết luận là khi cho nước vào những cốc nhôm rồi bỏ vào tầng đông của tủ lạnh, sau khi nước hóa đá, trên mặt đá xuất hiện những vết nứt chân chim, trong lòng đá cũng có nhiều vết nứ

Các phân tử nước có chuyển động nhưng không đáng kể đâu. Vì nước khi ta để yên thì rất tĩnh lặng mà. Khi bị đông cứng, các phân tử dao động tại chỗ. Vết nứt chân chim không phải hình thành do nguyên nhân đó đâu. Hơn nữa các khay nhựa thì thường không thấy loại vết nứt này.

Cái này thì chú nhầm giữa dẫn nhiệt tốt và hấp thụ nhiều nhiệt. Hấp thụ ít hay nhiều tùy thuộc vào c của chất thôi. c càng cao thì hấp thụ nhiệt càng nhiều. Dẫn nhiệt tốt hay không chỉ thể hiện được việc hấp thụ nhiêt nhanh hay chậm thôi.

Bản thân của cốc nhôm cũng bị mất nhiệt chứ không phải không.

Nhưng mà dù sao đi nữa, nước đá bị mất nhiệt cũng không làm cho nó nứt được đâu.


P/s: Các em vẫn còn nhiều thời gian và cơ hội, cứ suy nghĩ thật chắc vào.
 
C

conech123

Ừ, nhưng mà ý tưởng nhôm co lại nhiều hơn nén nứt đá vẫn chưa hoàn toàn hợp lí đâu. Thực tế mà nói nhôm khá dẻo. Nước đá lại chịu nén cũng tốt, lực co lại của nhôm không đủ để làm đá bị nứt đâu.

Hãy suy nghĩ theo hướng khác đi nào.
 
C

conga222222

Câu hỏi 2.

Cho nước vào những cốc nhôm rồi bỏ vào tầng đông của tủ lạnh, sau khi nước hóa đá, trên mặt đá xuất hiện những vết nứt chân chim, trong lòng đá cũng có nhiều vết nứt. Tại sao như vậy?

cái này là do sự dãn nở của nước đá -->khi nước đông thành đá thì thể tích tăng lên (cái này hơi trái với quy luật một chút thường thường khi chất lỏng đông đặc thành chất rắn thì thể tích sẽ giảm đi nhưng với nước thì lại ngược lại ) do thể tích nước đá thì tăng mà thể tích khay nhôm thì giảm --> trong lòng khối nước đá sinh ra một lực nén mà nước đá có cấu trúc tinh thể phân tử nên khi lực nén đủ lớn nó sẽ gây ra những vết nứt khá là dài :cool:
 
C

conech123

cái này là do sự dãn nở của nước đá -->khi nước đông thành đá thì thể tích tăng lên (cái này hơi trái với quy luật một chút thường thường khi chất lỏng đông đặc thành chất rắn thì thể tích sẽ giảm đi nhưng với nước thì lại ngược lại ) do thể tích nước đá thì tăng mà thể tích khay nhôm thì giảm --> trong lòng khối nước đá sinh ra một lực nén mà nước đá có cấu trúc tinh thể phân tử nên khi lực nén đủ lớn nó sẽ gây ra những vết nứt khá là dài :cool:

Theo em thì vẫn là do nhôm kiềm chế nở nên sinh ra nứt nhưng anh đã giải thích ở trên rồi. Nhôm dẻo, có thể bị đá làm cho nở ra. Lực ép của nhôm chưa chắc đủ để làm đá nứt.
 
C

conga222222

khi nước đông thành đá thì phần nước ở ngoài sẽ đông trước (do phần nước trên mặt tiếp xúc trực tiếp với không khí lạnh của tủ lạnh--> nhiệt độ ở đó giảm nhanh nhất sau đó đến phần nước tiếp xúc với khay nhôm vì nhôm truyền nhiệt tốt hơn nước ---> nhiệt độ của nước tiếp xúc với khay sẽ giảm nhanh hơn phần nước ở trong giữa )--> nước sẽ đông từ ngoài vào trong phần nước ở ngoài đông trước sẽ tạo thành một cái hộp kín đựng nước vẫn chưa đông ở bên trong --->khi phần nước ở bên trong đông thành đá thì thể tích nó tăng lên xuất hiện lực nén ở trong lòng khối nước đá khi lực nén đủ lớn nó sẽ phá vỡ khối đá, những vết nứt thường khá dài là do cấu trúc tinh thể phân tử của nước đá :)
 
C

conech123

khi nước đông thành đá thì phần nước ở ngoài sẽ đông trước (do phần nước trên mặt tiếp xúc trực tiếp với không khí lạnh của tủ lạnh--> nhiệt độ ở đó giảm nhanh nhất sau đó đến phần nước tiếp xúc với khay nhôm vì nhôm truyền nhiệt tốt hơn nước ---> nhiệt độ của nước tiếp xúc với khay sẽ giảm nhanh hơn phần nước ở trong giữa )--> nước sẽ đông từ ngoài vào trong phần nước ở ngoài đông trước sẽ tạo thành một cái hộp kín đựng nước vẫn chưa đông ở bên trong --->khi phần nước ở bên trong đông thành đá thì thể tích nó tăng lên xuất hiện lực nén ở trong lòng khối nước đá khi lực nén đủ lớn nó sẽ phá vỡ khối đá, những vết nứt thường khá dài là do cấu trúc tinh thể phân tử của nước đá :)

Giỏi! Giói! Xin chúc mừng em :))

Em gửi thông tin về mạng diện thoại (Viettel, mobile ....) qua tin nhắn riêng cho anh nhé.
 
Last edited by a moderator:
C

conech123

Mai cũng đã là thứ 7 rồi. Thôi thì đưa ra 1 câu nữa để tạo điều kiện cho các mem thoát cảnh FA. ;))

Một câu cũng liên quan tới băng tuyết.

- Khi ta chạm tay vào một viên đá lạnh mới đưa từ trong tủ ra, ta có cảm giác tay ta bị dính nhẹ vào viên đá. Nhưng để một lúc lâu sau, khi đá bắt đầu tan ta chạm vào thấy không bị dính nữa. Vì sao như vậy?

- Câu hỏi phụ: Chạm tay vào viên đá đang tan, ta có cảm giác hơi nóng. Vì sao? (Câu này không quá khó nên chỉ đưa lên để mang tính tham khảo chứ không tính thưởng nhé).

Trước có đứa lè lưỡi liếm, bị dính cả lưỡi ;))
 
Last edited by a moderator:
T

thang271998

Ý kiến này không tồi. Thế nhôm co lại và gây nứt khi nước đá vừa đông đặc xong hay khi nước đá đã hoàn toàn đông đặc và giảm nhiệt độ?

Dạ em thấy ở trường hợp nào cũng có lực nén nhưng cơ bản ở đây trường hợp hoàn toàn động đặc thì sẽ có lực nén mạnh hơn và dễ gây ra các hiện tượng trên ạ
 
C

congratulation11

Theo em thì do Al hấp thụ nhiệt tốt nên co lại và gây nứt ngay khi nước đá vừa động đặc xong.
Vì khi ấy, các phân tử nước chỉ vừa mới tạo liên kết hidro, cấu trúc chưa chắc như khi đã đông đặc hoàn toàn.
Nước đá khi đông đặc ở nhiệt độ khoảng từ 4 đến 0 có xu hướng dãn nở, tương tác với lực co lại của nhôm gây ra những vết nứt. Có đúng không ạ!
 
C

conech123

Theo em thì do Al hấp thụ nhiệt tốt nên co lại và gây nứt ngay khi nước đá vừa động đặc xong.
Vì khi ấy, các phân tử nước chỉ vừa mới tạo liên kết hidro, cấu trúc chưa chắc như khi đã đông đặc hoàn toàn.
Nước đá khi đông đặc ở nhiệt độ khoảng từ 4 đến 0 có xu hướng dãn nở, tương tác với lực co lại của nhôm gây ra những vết nứt. Có đúng không ạ!

Vấn đề này đã có bạn giải đáp được, em có thể tham khảo bên trên. Anh đặt ra câu hỏi khác rồi mà.

Phần lí giải của em cũng có một số điểm chưa hợp lí. Suốt quá trìn nước đá đông cứng, nhiệt độ luôn chỉ la 0 độ C, như thế nhôm không hề thay đổi trạng thái.

Mã:
 các phân tử nước chỉ vừa mới tạo liên kết hidro, cấu trúc chưa chắc như khi đã đông đặc hoàn toàn.
Cách suy nghĩ này của em thú vị đấy ;)) Nước chuyển thành đá, nó không có một giai đoạn quá độ như thép lỏng nguội dần thành thép đâu. Cục nước đá ở 0 độ với cục nước đá ở -5, -10 độ C có độ cứng gần như nhau. Không tin em cứ lấy 1 cục đang tan chảy và 1 cục mới đem từ tủ lạnh ra đập vào nhau xem cục nào vỡ.
 
Top Bottom