[Vật lí 10] Event 20k mỗi tuần.

C

conech123

bởi vì khi mới mua về thì áp suất khí quyển chưa cân bằng với áp suất của nước trong bình ngay (xét ở vị trí cái vòi lấy nước ra) khi người ta đóng nước vào bình thì đầu tiên người ta đổ nước vào bình sau đó mới đóng nắp-->áp suất tại vị trí cái vòi nước =áp suất khí quyển +áp suất của cột nước > áp suất khí quyển ---> khi mở vòi thì nước sẽ chảy ra (sau khi lấy được khoảng vài cốc nước thì áp suất của không khí ở trong bình+áp suất của cột nước mới cân bằng với áp suất khí quyển --> khi đó thì nước sẽ không chảy ra nữa :)

Anh hiểu ý em. Tuy nhiên.....

Em rót nước vào 4/5 cốc, sau đó lấy tấm bìa đậy lại, lật úp cốc, tấm bìa không rơi ra. ;))

Thậm chí khi em bỏ thêm vài hòn sỏi nhỏ vào cốc, nó vẫn lì lơm không chịu rơi.
 
Last edited by a moderator:
C

conga222222

Anh hiểu ý em. Tuy nhiên.....

Em rót nước vào 4/5 cốc, sau đó lấy tấm bìa đậy lại, lật úp cốc, tấm bìa không rơi ra. ;))

Thậm chí khi em bỏ thêm vài hòn sỏi nhỏ vào cốc, nó vẫn lì lơm không chịu rơi.

ah nghĩ lại thì còn 1 lý do nữa đó là sự biến dạng của bình nước (bình nước này làm bằng nhựa mà :D) khi đổ đầy nước vào trong bình thì áp suất của nước tác dụng lên thành bình làm cho bình dãn ra (nhưng cái này ko phải nguyên nhân chính) nguyên nhân chính là bình bì bẹp do tác dụng của áp suất khí quyển: khi lấy nước ra thì áp suất trong bình (phần ở trên cái vòi) sẽ nhỏ hơn áp suất khí quyển -->áp suất khí quyển sẽ làm thành bình bị bẹp đi một chút --> áp suất trong bình lại tăng lên ---> nước tiếp tục chảy ra :D
 
C

conech123

Đúng, là do áp suất khí quyển làm bình bị biến dạng nên tăng áp suất bên trong. 20k tiếp tục thuộc về em, chúc mừng em ;))
 
Last edited by a moderator:
Z

zezo_flyer

Câu hỏi 1: Vào các thế kỉ trước, có người đã đưa ra ý tưởng về việc chế tạo máy bơm vĩnh cửu để đưa nước từ thấp lên cao.Máy bơm đó có cấu tạo chính gồm 1 đường ống nhỏ nối với một bầu lớn.

picture.php


Nguyên lí hoạt động: Nước trong bầu có trọng lượng lớn hơn nước trong ống nhỏ nên sẽ chảy xuống, kéo nước từ ống nhỏ lên. Cứ như thế máy bơm có thể hoạt động mãi mãi.

Tuy nhiên thực tế, máy bơm này lại không hoạt động theo nguyên lí như vậy.

Bạn hãy giải thích vì sao máy bơm không hoạt động được và mô tả hiện tượng thực tế xảy ra nếu bố trí như sơ đồ trên?

ai giải thích giùm mình với ^^
============================================
 
D

dragonsquaddd

Không biết nhà các em có dùng bình nước lọc không nhỉ?

Câu hỏi tuần 4:

Bên trên các bình nước lọc có cái lỗ nhỏ được đậy kín bởi một nút màu trắng hoặc một miếng băng dính, mục đích là để cân bằng áp suất khí quyển. Vì áp suất khí quyển tương đương với 10m nước, cột nước trong bình chưa tới 1m. Khi ta chưa mở nút, áp suất khí quyển lớn hơn rất nhiều so với áp suất nước bên trong bình.


picture.php


Nhưng tại sao khi ta mới mua bình về, chưa mở cái nút ấy mà ta vẫn có thể rót nước ra khỏi bình được?


hình như còn ý này nữa

Vì trong bình khi người ta đổ nước vào rồi mới đóng lại vẫn còn một lượng khí trong bình lưu thông cho nên chúng ta khi mở ra thì vẫn có thể rót nước ra khỏi bình
 
C

conech123


ai giải thích giùm mình với ^^
============================================
Chất lỏng, (khí) chỉ chảy theo chênh lệch áp suất chứ không chảy theo chênh lệch trọng lượng. Nước trong đường ống tuy có trọng lượng nhỏ nhưng áp suất lớn hơn nước trong bầu.

@dragonsquaddd: Ý kiến của em, anh không phản đối, nhưng thực tế đã phản đối. Anh đã trình bày ở trên rồi, là ý này:

"Rót nước vào 4/5 cốc, sau đó lấy tấm bìa đậy lại, lật úp cốc, tấm bìa không rơi ra."
 
Last edited by a moderator:
C

conech123

Câu hỏi tuần 5. Là một bài tập khá hay.

Đề: Một vật khối lượng M = 4 kg đặt trên một tấm ván dài có khối lượng m = 1 kg. Ván nằm trên sàn nằm ngang không ma sát. Hệ số ma sát giữa vật là ván là k = 0,2. Tác dụng vào vật một lực kéo F = 20 N theo phương ngang. Tìm gia tốc của vật và gia tốc của ván.

Mọi người tham gia thì không cần trình bày bài giải quá cầu kì, chi tiết, nhưng phải lập luận logic nhé.
 
T

thuong0504

Hơi mơ hồ nhưng em muốn làm cho biết :)

Đề: Một vật khối lượng M = 4 kg đặt trên một tấm ván dài có khối lượng m = 1 kg. Ván nằm trên sàn nằm ngang không ma sát. Hệ số ma sát giữa vật là ván là k = 0,2. Tác dụng vào vật một lực kéo F = 20 N theo phương ngang. Tìm gia tốc của vật và gia tốc của ván.

[hình vẽ]

Vật:

Ox: $F-F_{ms}=m_1.a_1$

Oy: $N_1-P_1=0$

Suy ra: $a_1=\frac{F-F_{ms}}{m_1}$

\Leftrightarrow$a_1=\frac{20-0,2.4.10}{4}$

\Leftrightarrow$a_1=...$

Tấm ván:

Ox: $F_{ms}=m_2a_2$

Oy:$N_2-P_2=0$

Suy ra: $a_2=\frac{F_{ms}}{m_2}$

\Leftrightarrow$a_2=\frac{0,2.4.10}{1}$

\Leftrightarrow$a_2=...$

Em nghĩ là bài sai...

Nên chờ lời giải từ anh và các bạn...Hy vọng sớm sớm, bài này hay thật...:))
 
T

thuong0504

Ôi bài làm em buồn cười quá ạ, thôi xóa giúp em với ạ! :))

Để tu thêm, làm thế này............=))
 
T

thuong0504

Em nghĩ sai đoạn tấm ván ạ!

Tấm ván và vật có ma sát, khi tác dụng lực vào vật làm vật chuyển động tới trước thì gây ra ma sát hướng về phía sau

Nhưng nếu tác dụng vào vật lực giữa vật và tấm ván có ma sát thì khi vật có gia tốc $a_1$ thì tấm ván cũng sẽ có gia tốc $a_2$

Nhưng mà cách tính $a_2$ của em sai hoàn toàn...=))

Anh chỉ thêm cái sai của em đi!

Học từ cái sai hay hơn học từ cái đúng! :))
 
C

congratulation11

Bài làm.

Hệ quy chiếu của vật so với tấm ván:
Khi đó: [TEX]-F_{ms}+F_k=m_{1}.a[/TEX] ([TEX]a[/TEX] là gia tốc của vật so với tấm ván, [TEX]F_{ms}[/TEX] là lực ma sát giữa mp tiếp xúc của vật và ván)
Vì lực kéo theo phương ngang nên[TEX] N=P=4.10=40(N)[/TEX]
[TEX]\Rightarrow -N.k +F_k=m_{1}a[/TEX]
[TEX]\Leftrightarrow-40.0,2+20=4a[/TEX]
[TEX]\Leftrightarrow a=3(m/s^2)[/TEX]

Trong trường hợp này, em nghĩ phần lực mà lực kéo tối thiểu bỏ ra để thắng ma sát ( làm cho vật chuyên động trên tấm ván) làm cho ván chuyển động theo vật.(chuyên động cùng chiều). Lực này có độ lớn bằng độ lớn của lực ma sát ở trên, có hướng trùng với hướng chuyển động của hệ vật.

KHi ấy, tính tương tự như tính gia tốc của vật so với tấm ván:
[TEX]F_{ms}=m_{2}.a_{2}[/TEX] ([TEX]a_2[/TEX] là gia tốc của ván so với hệ quy chiếu đối với mật đất)
[TEX]\Leftrightarrow 8=1.a_{2}[/TEX]
[TEX]\Leftrightarrow a_{2}=8[/TEX]
KHông biết có đúng không ạ! :D
 
Last edited by a moderator:
C

conech123

Trong trường hợp này, em nghĩ phần lực mà lực kéo tối thiểu bỏ ra để thắng ma sát ( làm cho vật chuyên động trên tấm ván) làm cho ván chuyển động theo vật
Em bị hiểu sai chỗ này. Lực làm tấm ván chuyển động chính là ma sát chứ không phải là lực nào khác. Tại một vị trí tiếp xúc, ma sát luôn có hai chiều. Với vật, nó có tác dụng cản trở chuyển động, với ván thì nó lại có xu hướng kéo ván chuyển động theo vật ----> đó chính là "ngăn cản chuyển động tương đối giữa các vật".


Cái cách giải của các em thì là hoàn toàn hợp SGK thôi. Nhưng thấy kết quả có gì vô lí không? Anh hi vọng các em có có cách để giải quyết điều vô lí ấy.
 
T

thuong0504

Về kết quả thì chắc hẳn $a_1$ sẽ lớn hơn $a_2$ vì $a_1$ là do lực chủ động tác dụng còn $a_2$ chỉ do lực ma sát

Em nghĩ là vậy, còn cách giải, vật em nghĩ là được còn về tấm ván ?

Tấm ván chịu $P_2$ và $N_2$, ngoài ra có phải nó còn chịu $F_ms$ hướng tới? và hệ số ma sát chính là hệ số ma sát giữa vật và tấm ván

Nếu như vậy thì,...tối em gửi lời giải lên, các anh chị, các bạn góp ý

P.s: đang học tin, không giải bài được :))
 
C

congratulation11

Tấm ván con chịu thêm trọng lực của Vật đặt trên tấm ván. Nhưng điều nay cũng không làm thay đổi kết quả tính được ở trên. Vả lại khi gia tốc của vật so với tấm ván có nho hơn gia tốc của tấm ván so với mặt đất thì cũng không có gì vô lí bởi hệ quy chiếu được chọn của chúng khác nhau!
 
C

congratulation11

Còn về cái lực làm ván chuyển động, lúc đầu em nghi chỉ có lực ma sát thôi nhưng vì không có hiểu biết về việc lực ma sát có hai chiều, chỉ biết nó có chiều ngược với chiều chuyển động của vật nên đánh liều về cái lực kéo tối thiểu làm thắng ma sát( nghe cũng hơi hợp lý :) )
Em từng được làm một cái bài tập kiểu thế nhưng lực kéo lại đặt vào tấm ván cơ...( Cụ thể, bài ấy đơn thuần là tìm và phân tích các lực tác dụng lên các vật thuộc hệ...)
 
Last edited by a moderator:
C

conech123

Tấm ván con chịu thêm trọng lực của Vật đặt trên tấm ván. Nhưng điều nay cũng không làm thay đổi kết quả tính được ở trên. Vả lại khi gia tốc của vật so với tấm ván có nho hơn gia tốc của tấm ván so với mặt đất thì cũng không có gì vô lí bởi hệ quy chiếu được chọn của chúng khác nhau!

Sao lại không vô lí chứ. Thử nghĩ xem, nếu em kéo vât nặng nào đó trên cái sàn nhẵn thì em sẽ chết ngay.

Bởi lẽ, hạt bụi, hạt cát bị kẹp giữa vật với sàn sẽ có gia tốc như môt viên đạn (theo cách tính trên).
 
Last edited by a moderator:
C

congratulation11

Lộn, là áp lực chứ không phải trọng lực của vật. Ơ em vần chẳng thấy nó có ảnh hưởng gì đến lực ma sát giữa vật và tấm ván. Em nghĩ tong trường hợp vật nặng đến mấy nhưng không có ma sát giữa vật và mp chuyển động thì vẫn kéo được như thường.
 
C

conech123

Lộn, là áp lực chứ không phải trọng lực của vật. Ơ em vần chẳng thấy nó có ảnh hưởng gì đến lực ma sát giữa vật và tấm ván. Em nghĩ tong trường hợp vật nặng đến mấy nhưng không có ma sát giữa vật và mp chuyển động thì vẫn kéo được như thường.

Chắc em chưa hiểu vấn đề anh đặt ra rồi.

Đặt lực kéo vào vật trên, nhưng em tính ra vật dưới lại có gia tốc lớn hơn vật trên. Thực tế điều này không thể xảy ra.
 
Top Bottom