- 27 Tháng mười 2017
- 4,573
- 7,825
- 774
- 21
- Hà Nội
- Trường Đời
BT áp dụng cho:
CHUYÊN ĐỀ 2: NHIỆT HỌCBài 1: Một nhiệt lượng kế có khối lượng $m_1=120g$ chứa 1 lượng nước có khối lượng $m_2=600g$ ở cùng một nhiệt độ $t_1=20^0C$. Người ta thả vào đó hỗn hợp gang và thiếc có khối lượng tổng hợp $m=180g$ đã được nung nóng đến $100^0C$. Khi có cân bằng nhiệt thì nhiệt độ chung là $t=24^0C$. Tính khối lượng $m_3, m_4$ của nhôm và thiếc.
Biết: [tex]c_1=460J/kg; c_2=4200J/kg;c_3=900J/kg;c_4=230J/kg[/tex]
Bài 2: Một khối sắt có khối lượng $m$, ở nhiệt độ $150^0C$ khi thả vào bình nước thì nhiệt độ của nước tăng từ $20^0C$ đến $60^0C$, thả tiếp vào nước khối sắt thứ hai có khối lượng $0,5m$ ở $100^0C$ thì nhiệt độ sau cùng của nước là bao nhiêu? Coi như chỉ có sự trao đổi giữa sắt và nước.
Bài 3: Trong 1 bình chứa $m_1=2kg$ nước ở $t_1=25^0C$, người ta thả vào bình 1 lượng nước đá $m_2$ ở $t_2=-20^0C$. Hãy tính nhiệt độ chung, khối lượng nước và nước đá trong bình khi có cân bằng nhiệt trong các TH:
Biết [tex]c_n=4200J/kg; c_{da}=2100J/kg;\lambda _{da}=3,4.10^5J/kg[/tex]
- $m_2=1kg$
- $m_2=0,2kg$
- $m_2=6kg$
p/s: Xem lý thuyết tại: [Vật lý] {Lý thuyết} Topic ôn tập tuyển sinh vào 10 chuyên
Làm tạm bài 1 tồn trước:
Vì hỗn hợp của gang và thiếc có khối lượng $m=180g$ nên :
=> [tex]m_3 + m_4 = 0,18[/tex] (1)
Nhiệt lượng thu vào của nhiệt lượng kế
[tex]Q_thu = m_1.c_1.∆t[/tex] =...=220,8 J
Nhiệt lượng thu vào của nước
[tex]Q_thu = m_2.c_2.∆t[/tex] =....=10080 J
Theo phương trình cân bằng nhiệt . Ta có :
∑[tex]Q_tỏa[/tex] = ∑[tex]Q_thu[/tex]
=> [tex]m_1.c_1.∆t[/tex] + [tex]m_2.c_2.∆t[/tex] = [tex]m_3.c_3.∆t[/tex] + [tex]m_4.c_4.∆t[/tex]
<=> 10300,8 = [tex](900.m_3 + 230.m_4).∆t[/tex]
<=> 10300,8 = [tex](900.m_3 + 230.m_4).76[/tex]
<=> 10300,8 = [tex]68400.m_3 + 17480m_4[/tex] (2)
từ (1) và (2)
=> [tex]m_3 ≈ 0,1405[/tex]
[tex]m_4 ≈ 0,0395[/tex]