Vật lí [Lý thuyết] Topic ôn tập tuyển sinh vào 10 chuyên

Status
Không mở trả lời sau này.

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

JFBQ00154070129BHello everybody!JFBQ00169070306A Chúc mọi người có 1 buổi tối vui vẻ trên diễn đàn Hocmai- HMF nhé!

Không biết mọi người còn nhớ mình không nữa bởi lí do mình mới đổi tên nick trên diễn đàn hihi :D Tên nick cũ của mình là @thuyhuongyc nhé!:eek: Hôm nay là 1 ngày khá đặc biệt đó mọi người... Phải chăng là ý trời hí hí :p... Có lẽ mọi người đã quên r... :rolleyes::v vào ngày này năm trước mình đã lập 1 topic mang tên: Topic luyện thi vào 10 chuyên lí ....;)

Thấm thoát năm học nữa lại sắp trôi qua, sau 1 năm "tu luyện" :cool: hôm nay mình đã trở lại đây và giới thiệu đến các thành viên HMF thân yêu nói chung và các bạn 2k3 nói riêng:

JFBQ00137070104BTOPIC LÝ THUYẾT ÔN TẬP TUYỂN SINH VÀO 10 CHUYÊN LÝJFBQ00137070104B Mùa 2

Mình mới nghe ngóngJFBQ00134070103A được là đề thi vào chuyên lý năm nay hơi hướng về phía áp dụng thực tế nhiều hơnYociexp57 và các dạng toán cũng ko hẳn là tính toán nhiều mà cần suy luận để áp dụng.JFBQ00183070330A (Chắc hẳn điều này làm các bạn lo lắng đây JFBQ001660702027A) Nhưng đừng loYociexp106, đó sẽ không còn là điều khó khi tham gia topic ôn thi của mình với:

r65*Quá trình ôn luyện: Lý thuyết--->hiểu bản chất---> hướng dẫn chi tiết hướng làm bài tập từ đơn giản đến nâng cao ---> Các phương pháp tối ưu, tính nhanh các bài tập---> Áp dụng vào làm các bài tập thực nghiệm---> Luyện đề---> Đỗ chuyên Yociexp111

Yociexp117*Nội dung topic:
  • Là nơi đăng lý thuyết ôn tập tuyển sinh vào 10 và hướng dẫn làm các bài tập thuộc nội dung chuyên đề đó.
  • Các nội dung được đăng theo từng chuyên đề, mỗi chuyên đề kéo dài 5 ngày.
Yociexp117*Cấu trúc đề thi chuyên gồm các phần tương ứng với các chuyên đề:
  • Cơ học
  • Nhiệt học
  • Điện học
  • Quang học
  • Thực nghiệm
Yociexp117*Đi kèm với topic lý thuyết có 2 topic là:
Phần giới thiệu topic đã xong :)... Mình sẽ bắt đầu đăng bài từ ngày mai nhé! Rất mong được mọi người ủng hộ để box Lý có thêm động lực phát triển nhé! :D
JFBQ00182070329ACảm ơn mọi người đã đọc! JFBQ00182070329A
 

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
CHUYÊN ĐỀ 1: CƠ HỌC
Phần 1: Chuyển động cơ học
A, Chuyển động thẳng đều- vận tốc (part 1)
I, Lý thuyết cần nhớ cơ bản.
1, Chuyển động đều và đứng yên :
  • Chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí của một vật so với vật khác được chọn làm mốc.
  • Nếu một vật không thay đổi vị trí của nó so với vật khác thì gọi là đứng yên so với vật ấy.
  • Chuyển động và đứng yên có tính tương đối. (Tuỳ thuộc vào vật chọn làm mốc)
2, Chuyển động thẳng đều :
  • Chuyển động thảng đều là chuyển động của một vật đi được những quãng đường bằng nhau trong những khỏang thời gian bằng nhau bất kỳ.
  • Vật chuyển động đều trên đường thẳng gọi là chuyển động thẳng đều.
3, Vận tốc của chuyển động :
  • Là đại lượng cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động đó
  • Trong chuyển động thẳng đều vận tốc luôn có giá trị không đổi ( $v = const$ )
  • Vận tốc cũng có tính tương đối. Bởi vì : Cùng một vật có thể chuyển động nhanh đối với vật này nhưng có thể chuyển động chậm đối với vật khác ( cần nói rõ vật làm mốc )
  • CT tính: [tex]v=\frac{S}{t}[/tex]
4, Vận tốc tương đối.
* Vật A chuyển động, vật B cũng chuyển động. Tìm vận tốc của vật A so với vật B ( vận tốc tương đối ) - hai vật không gặp nhau.​
  • Khi hai vật chuyển động cùng chiều:
    • Vật A lại gần vật B: [tex]v=v_A-v_B[/tex]
    • Vật B đi xa hơn vật A: [tex]v=v_B-v_A[/tex]
  • Khi hai vật chuyển động ngược chiều: [tex]v=v_A+v_B[/tex]
5, Đồ thị tọa độ- thời gian.
*Đồ thị toạ độ theo thời gian là một nửa đường thẳng, có độ dốc (hệ số gốc) là $v$, được giới hạn bởi điểm có toạ độ $(t_0;x_0)$
h8.jpg
*Đồ thị vận tốc theo thời gian là một nửa đường thẳng song song với trục thời gian $t$ và cắt trục $v$ tại điểm $v=const$

h9.jpg
II, Các dạng bài tập
1, Bài tập ở mức độ dễ.

a, So sánh chuyển động của hai vật: Thường là bài tập chỉ cần áp dụng công thức:
  • Căn cứ vào vận tốc : Nếu vật nào có vận tốc lớn hơn thì chuyển động nhanh hơn. Vật nào có vận tốc nhỏ hơn thì chuyển động chậm hơn.
  • Nếu đề hỏi vận tốc lớn gấp mấy lần thì ta lập tỉ số giữa 2 vận tốc.
b, Bài tập tính quãng đường, vận tốc, thời gian chuyển động.
Đơn giản ta lắp vào CT tính: [tex]S=vt; t=\frac{S}{v}; v=\frac{S}{t}[/tex]
2, Bài tập ở mức độ trung bình: Bài tập 2 vật chuyển động gặp nhau:
a, Chuyển động cùng chiều gặp nhau:
Ảnh chụp màn hình (523).png
* Khi gặp nhau , hiệu quãng đường các vật đã đi bằng khoảng cách ban đầu giữa 2 vật hay [tex]S=|S_A-S_B|[/tex]
*Chú ý:
  • Nếu 2 vật xuất phát cùng lúc thì thời gian chuyển động của 2 vật cho đến khi gặp nhau thì bằng nhau hay [tex]t=t_1=t_2[/tex]
  • Nếu không chuyển động cùng lúc thì ta tìm $t_1, t_2$ dựa vào thời điểm xuất phát và lúc gặp nhau.
b, Chuyển động ngược chiều gặp nhau:
Ảnh chụp màn hình (522).png
*Khi gặp nhau, tổng quãng đường các đã đi bằng khoảng cách ban đầu của 2 vật hay [tex]S=S_A+S_B[/tex]
*Chú ý:
  • Nếu 2 vật xuất phát cùng lúc thì thời gian chuyển động của 2 vật cho đến khi gặp nhau thì bằng nhau hay [tex]t=t_1=t_2[/tex]
  • Nếu không chuyển động cùng lúc thì ta tìm $t_1, t_2$ dựa vào thời điểm xuất phát và lúc gặp nhau.
c, Giải bài tập theo đồ thị, vẽ đồ thị
*Dựa vào lý thuyết biết được đặc điểm của từng đồ thị từ đó ta suy ra các giá trị $S,v,t$ thông qua nhau... từ đó tính đc yêu cầu đề cho cũng như biết được đặc điểm của vật chuyển động. Hoặc từ dữ kiện đề cho vẽ đồ thị rồi tính :D
(Còn nữa....)​
[tex]\bigstar \bigstar \bigstar[/tex] Các VD minh họa kiến thức trên:
VD1: Trong 1 khoảng thời gian $15p$ bạn A đi được quãng đường 10 km còn bạn B trong 1 tiếng đi được 35 km. Hỏi nếu 2 bạn cùng đi trên một quãng đường $S$ xác định thì bạn nào về trước? Vận tốc bạn A gấp bao nhiêu lần bạn B? (mk tự nghĩ đề ý :D)
*Hướng dẫn: Bạn nào có vận tốc lớn hơn thì tất nhiên sẽ về trước. Có: [tex]\left\{\begin{matrix} v_A=\frac{10}{\frac{15}{60}}=40(km/h)\\ v_B=\frac{35}{1}=35(km/h) \end{matrix}\right.[/tex]. Vận tốc bạn A lớn hơn vậy bạn A đi hết quãng đường nhanh hơn bạn B. Để biết vận tốc bạn A gấp bao nhiêu lần vận tốc bạn B ta lập tỷ số: [tex]\frac{v_A}{v_B}=\frac{40}{35}\approx 1,14[/tex] (lần)

VD2: Hai người xuất phát cùng một lúc từ 2 điểm A và B cách nhau 60km. Người thứ nhất đi xe máy từ A đến B với vận tốc v1 = 30km/h. Người thứ hai đi xe đạp từ B ngược về A với vận tốc v2 = 10km/h. Hỏi sau bao lâu hai người gặp nhau ? Xác định chổ gặp đó ? ( Coi chuyển động của hai xe là đều ).
*Hướng dẫn:
+ Gọi:

  • S1, v1, t1 là quãng đường, vận tốc , thời gian xe máy đi từ A đến B .
  • S2, v2, t2 là quãng đường, vận tốc , thời gian xe đạp đi từ B về A
  • S là khoảng cách ban đầu của 2 xe.
+ Do xuất phát cùng lúc nên khi gặp nhau thì thời gian chuyển động $t=t_1=t_2$
+ Do hai xe chuyển động ngược chiều nên khi gặp [tex]S=S_1+S_2\Leftrightarrow 60=30t+10t\Rightarrow t=1,5(h)[/tex]
+ Chỗ hai xe gặp nhau cách A 1 khoảng bằng: [tex]S_1=30t=45(km)[/tex]

VD3: Hai vật xuất phát từ A và B cách nhau 400m chuyển động cùng chiều theo hướng từ A đến B. Vật thứ nhất chuyển động đều từ A với vận tốc 36km/h. Vật thứ hai chuyển động đều từ B với vận tốc 18km/h. Sau bao lâu hai vật gặp nhau ? Gặp nhau chổ nào ?
*Hướng dẫn:
+ Gọi:
  • S1, v1, t1 là quãng đường, vận tốc , thời gian vật đi từ A .
  • S2, v2, t2 là quãng đường, vận tốc , thời gian vật đi từ B
  • S là khoảng cách ban đầu của hai vật.
+ Bài này còn có một lưu ý là các bạn nhớ đổi đơn vị nhé! :D [tex]\left\{\begin{matrix} v_1=36km/h=10m/s\\ v_2=18km/s=5m/s \end{matrix}\right.[/tex]
+ Do xuất phát cùng lúc nên khi gặp nhau thì thời gian chuyển động $t=t_1=t_2$
+ Do chuyển động cùng chiều nên khi gặp: [tex]S=S_1-S_2=\Leftrightarrow 400=10t-5t\Rightarrow t=80(s)[/tex]
+ Xác định chỗ gặp tương tự trên.

VD4: Một người đi xe máy trên đoạn đường dài 60 km. Lúc đầu người này dự định đi với vận tốc 30 km/h . Nhưng sau [tex]\frac{1}{4}[/tex] quãng đường đi, người này muốn đến nơi sớm hơn 30 phút nên đã tăng tốc. Hỏi quãng đường sau người này phải đi với vận tốc bao nhiêu?
*Hướng dẫn: Giải bằng phương pháp đồ thị:
  • Đồ thị dự định đi được vẽ bằng đường chấm chấm
  • Đồ thị thực tế đi được biểu diễn bằng nét liền
Ảnh chụp màn hình (524).png
*Căn cứ đồ thị ta suy ra: [tex]v=\frac{60-15}{1,5-0,5}=45(km/h)[/tex]

VD5: Một thuyền đánh cá chuyển động ngược dòng nước làm rơi một các phao. Do không phát hiện kịp, thuyền tiếp tục chuyển động thêm 30 phút nữa thì mới quay lại và gặp phao tại nơi cách chỗ làm rơi 5 km. Tìm vận tốc dòng nước, biết vận tốc của thuyền đối với nước là không đổi.
*Cách làm thông thường:
Ảnh chụp màn hình (525).png
*Phương pháp tối ưu:
  • Vận tốc của phao cũng chính là vận tốc của dòng nước. Mà vận tốc của thuyền đối với nước (khi xuôi hoặc ngược dòng) không đổi thì tức là đối với phao cũng không đổi.
  • Chọn mốc chuyển động là phao (lúc này coi như phao đứng yên tại A). Khi đó vận tốc của thuyền khi xuôi dòng hay ngược dòng đối với phao đều là $v_1 - v_2 + v_2 = v_1$. Vậy thuyền đi 30' thì khi quay lại sẽ tốn 30', tổng thời gian chuyển động là 1h.
  • Trong khoảng thời gian đó, đối với mặt đất, phao trôi được 5 km nên vận tốc của phao (cũng là của nước) là 5 km/h =) Theo kiểu tư duy như vậy thì có lẽ đơn giản hơn rất nhiều phải không? :D
p/s: Mọi người áp dụng kiến thức trao đổi, làm bài tập ở [Vật lý] Topic ôn thi tuyển sinh vào 10 chuyên lý. nhé! <3
 

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
CHUYÊN ĐỀ 1: CƠ HỌC
Phần 1: Chuyển động cơ học
A, Chuyển động thẳng đều- vận tốc (part 2)
* Lý thuyết cần nhớ nâng cao + VD minh họa vận dụng
1, Hệ vật gồm các vật chuyển động với vận tốc cùng phương:
*Phương pháp:

sử dụng tính tương đối của chuyển động và công thức cộng vận tốc. trong trường hợp các vật chuyển động cùng chiều so với vật mốc thì nên chọn vật có vận tốc nhỏ hơn làm mốc mới để xét các chuyển động.
VD1: Trên một đường đua thẳng, hai bên lề đường có hai hàng dọc các vận động viên chuyển động theo cùng một hướng: một hàng là các vận động viên chạy việt dã và hàng kia là các vận động viên đua xe đạp. Biết rằng các vận động viên việt dã chạy đều với vận tốc $v_1 = 20km/h$ và khoảng cách đều giữa hai người liền kề nhau trong hàng là $l_1 = 20m$; những con số tương ứng đối với hàng các vận động viên đua xe đạp là $v_2 = 40km/h$ và $l_2 = 30m$. Hỏi một người quan sát cần phải chuyển động trên đường với vận tốc v3 bằng bao nhiêu để mỗi lần khi một vận động viên đua xe đạp đuổi kịp anh ta thì chính lúc đó anh ta lại đuổi kịp một vận động viên chạy việt dã tiếp theo?
*Hướng dẫn:
Coi vận động viên việt dã là đứng yên so với người quan sát và vận động viên đua xe đạp.
Vận tốc của vận động viên xe đạp so với vận động viên việt dã là: $V_x = v_2 – v_1 = 20 km/h$.
Vận tốc của người quan sát so với vận động viên việt dã là: $V_n = v_3 – v_1 = v_3 – 20$
Giả sử tại thời điểm tính mốc thời gian thì họ ngang nhau.
Thời gian cần thiết để người quan sát đuổi kịp vận động viên việt dã tiếp theo là: [tex]t_1=\frac{l_1}{V_n}[/tex]
Thời gian cần thiết để vận động viên xe đạp phía sau đuổi kịp vận động viên việt dã nói trên là: [tex]t_2=\frac{l_1+l_2}{V_x}[/tex]
Để họ lại ngang hàng thì $t_1=t_2$. Thay số tìm được: $v_3 = 28 km/h$
2, Hệ vật gồm các vật chuyển động với vận tốc khác phương
*Phương pháp:
Sử dụng công thức cộng vận tốc và tính tương đối của chuyển động:
VD2: Trong hệ tọa độ xoy ( hình 1), có hai vật nhỏ A và B chuyển động thẳng đều. Lúc bắt đầu chuyển động, vật A cách vật B một đoạn $l = 100m$. Biết vận tốc của vật A là $v_A = 10m/s$ theo hướng ox, vận tốc của vật B là $v_B = 15m/s$ theo hướng oy. Sau thời gian bao lâu kể từ khi bắt đầu chuyển động, hai vật A và B lại cách nhau 100m.
Ảnh chụp màn hình (526).png

*Hướng dẫn:
+Quãng đường lần lượt mà vật A,B đi được trong $t(s)$ là:
[tex]\left\{\begin{matrix} AA_1=v_At\\ BB_1=v_Bt \end{matrix}\right.[/tex]
+ Khoảng cách giữa A và B sau t/g $t$ là: [tex]A_1B_1= AA_1^2+BB_1^2\Leftrightarrow (v_A^2+v_B^2).t^2-2lv_Bt+l^2\Rightarrow t=9,23s[/tex]
3, Chuyển động lặp:
*Phương pháp:
Có thể sử dụng một trong hai phương pháp sau:
  • Nếu vật chuyển động lặp không thay đổi vận tốc trên cả quá trình chuyển động thì sử dụng tính tương đối của chuyển động
  • Nếu vật tham gia chuyển động lặp có vận tốc thay đổi trên các quãng đường thì sử dụng phương pháp tỷ số quãng đường hoặc tính tương đối của chuyển động.
VD3: Một cậu bé lên đỉnh núi với vận tốc 1m/s, khi còn cách đỉnh núi 100m cậu thả 1 con dog và nó bắt đầu chạy đi chạy lại giữa cậu và đỉnh núi. Vận tốc của nó khi chạy lên là 3m/s và chạy xuống là 5m/s. Hỏi khi cậu bé lên tới đỉnh núi thì con dog đã chạy được quãng đường bao nhiêu?
*Hướng dẫn phương pháp thông thường:
Ảnh chụp màn hình (527).png Ảnh chụp màn hình (528).png

* Hướng dẫn phương pháp tối ưu:
+ Gọi tổng quãng đường con dog lên dốc là $x (m)$
=> Tổng thời gian con dog xuống dốc là $x-100 (m)$
+ Theo bài ra ta có PT:
[tex]\frac{100}{1}=\frac{x}{3}+\frac{x-100}{5}\Rightarrow x=225 (m)[/tex]
[tex]\Rightarrow ...=350(m)[/tex]
Vậy khi cậu bé lên tới đỉnh núi thì con dog đã chạy được quãng đường bằng $350m$
(Còn nữa...)​
p/s: Mọi người áp dụng kiến thức trao đổi, làm bài tập ở [Vật lý] Topic ôn thi tuyển sinh vào 10 chuyên lý. nhé! <3


 

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
CHUYÊN ĐỀ 1: CƠ HỌC
Phần 1: Chuyển động cơ học
A, Chuyển động thẳng đều- vận tốc (part 3)
* Lý thuyết cần nhớ nâng cao + VD minh họa vận dụng
4, Chuyển động có vận tốc thay đổi theo quy luật:
*Phương pháp:

  • Xác định quy luật của chuyển động
  • Tính tổng quãng đường chuyển động. Tổng này thường là tổng của một dãy số.
  • Giải phương trình nhận được với số lần thay đổi vận tốc là số nguyên.
VD4: Một vật chuyển động xuống dốc nhanh dần. Quãng đường vật đi được trong giây thứ k là $S = 4k - 2 (m)$. Trong đó S tính bằng mét, còn k = 1,2, … tính bằng giây.
a/ Hãy tính quãng đường đi được sau n giây đầu tiên.
b/ Vẽ đồ thị sự phụ thuộc của quãng đường đi được vào thời gian.

*Hướng dẫn:
+Quãng đường đi được trong n giây đầu tiên là:
$S_n = (4.1 – 2) + (4.2 – 2) + (4.3 – 2) +…….+ (4.n -2)$
$S_n= 4(1 + 2 + 3 + …… + n) – 2n$
$S_n = 2n(n + 1) – 2n = 2n^2$
+ Từ đây các bạn dễ dàng vẽ đồ thị rồi :D
5, Các bài toán về vận tốc trung bình của vật chuyển động.
*Phương pháp:
Trên quãng đường S được chia thành các quãng đường nhỏ $S_1 S_2; …; S_n$ và thời gian vật chuyển động trên các quãng đường ấy tương ứng là $t_1; t_2; ….; t_n$. thì vận tốc trung bình trên cả quãng đường được tính theo công thức: [tex]v_{tb}=\frac{S_1+S_2+...+S_n}{t_1+t_2+...+t_n}[/tex]
VD5: Xét bài tập tổng quát: Một người đi trên quãng đường S chia thành n chặng không đều nhau, chiều dài các chặng đó lần lượt là $S_1, S_2, S_3,......S_n$.Thời gian người đó đi trên các chặng đường tương ứng là $t_1, t_2, t_3....t_n$ . Tính vận tốc trung bình của người đó trên toàn bộ quảng đường S. Chứng minh rằng:vận trung bình đó lớn hơn vận tốc bé nhất và nhỏ hơn vận tốc lớn nhất.
*Hướng dẫn:
Ảnh chụp màn hình (529).png
6, Các bài toán về chuyển động tròn đều.
*Phương pháp:

  • Ứng dụng tính tương đối của chuyển động.
  • Số lần gặp nhau giữa các vật được tính theo số vòng chuyển động của vật được coi là vật chuyển động.
VD6: Chiều dài của một đường đua hình tròn là 300m. hai xe đạp chạy trên đường này hướng tới gặp nhau với vận tốc $v_1 = 9m/s$ và $v_2= 15m/s$. Hãy xác định khoảng thời gian nhỏ nhất tính từ thời điểm họ gặp nhau tại một nơi nào đó trên đường đua đến thời điểm họ lại gặp nhau tại chính nơi đó.
*Hướng dẫn:
+ Thời gian lần lượt để mỗi xe chạy được 1 vòng là: [tex]\left\{\begin{matrix} t_1=\frac{300}{9}=\frac{100}{3}(s)\\ t_2=\frac{300}{15}=20(s) \end{matrix}\right.[/tex]
+ Giả sử điểm gặp nhau là M. Để gặp tại M lần tiếp theo thì xe 1 đã chạy được x vòng và xe 2 chạy được y vòng. Vì chúng gặp nhau tại M nên: $xt_1 = yt_2$ nên: [tex]\frac{x}{y}=\frac{3}{5}[/tex]

+ mà x,y là số nguyên dương nhỏ nhất [tex]\Rightarrow x=3,y=5\Rightarrow t=xt_1=100s[/tex]
7, Các bài toán về đồ thị chuyển động:
*Phương pháp:
  • Cần đọc đồ thị và liên hệ giữa các đại lượng được biểu thị trên đồ thị. Tìm ra được bản chất của mối liên hệ và ý nghĩa các đoạn, các điểm được biểu diễn trên đồ thị.
  • Có 3 dạng cơ bản là dựng đồ thị, giải đồ thị bằng đường biểu diễn và giải đồ thị bằng diện tích các hình biểu diễn trên đồ thị:
VD7: Trên đoạn đường thẳng dài, các ô tô đều chuyển động với vận tốc không đổi $v_1$(m/s) trên cầu chúng phải chạy với vận tốc không đổi $v_2$(m/s). Đồ thị bên biểu diễn sự phụ thuộc khoảng cách L giữa hai ô tô chạy kế tiếp nhau trong thời gian t. tìm các vận tốc $v_1,v_2$ và chiều dài của cầu.
Ảnh chụp màn hình (530).png
*Hướng dẫn:
Từ đồ thị ta thấy: trên đường, hai xe cách nhau 400m
Trên cầu chúng cách nhau 200 m

Thời gian xe thứ nhất chạy trên cầu là $T_1= 50 (s)$
Bắt đầu từ giây thứ 10, xe thứ nhất lên cầu và đến giây thứ 30 thì xe thứ 2 lên cầu.
Vậy hai xe xuất phát cách nhau 20 (s)
Vậy: $V_1T_1 = 400$ ~~> $V_1 = 20 (m/s)$
$V_2T_2 = 200 $ ~~> $V_2 = 10 (m/s)$
Chiều dài của cầu là $l = V_2T_1 = 500 (m)$

(Còn nữa...)
p/s: Mọi người áp dụng kiến thức trao đổi, làm bài tập ở [Vật lý] Topic ôn thi tuyển sinh vào 10 chuyên lý. nhé! <3
 

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
CHUYÊN ĐỀ 1: CƠ HỌC
Phần 2: Áp suất - áp suất chất lỏng và chất khí
I, Lý thuyết cần nhớ:
1, Áp suất:
  • Áp lực: là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
  • Áp suất: là độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép
  • CT tính: [tex]p=\frac{F}{S} [/tex]
  • Đơn vị: [tex]1N/m^2=1 pa[/tex]
2, Định luận Paxcan
  • Áp suất tác dụng lên không khí, chất lỏng đựng trong bình kín được chất lỏng hay khí truyền nguyên vẹn theo mọi hướng.
3, Máy thủy lực
  • Hoạt động trên nguyên tắc: [tex]\frac{F}{f}=\frac{S}{s}[/tex]
4, Áp suất chất lỏng.
  • Áp suất do chất lỏng gây ra tại 1 điểm trong chất lỏng.
  • CT tính: [tex]p=d.h[/tex]
  • Những điểm thuộc cùng 1 mặt phẳng ngang, trong cùng 1 chất lỏng có áp suất như nhau.
5, Độ chênh lệch áp suất.
  • Độ chệnh lệch áp suất giữa 2 điểm trong lòng chất lỏng và chất khí đứng yên đc tính theo CT: [tex]\Delta p=d_{l(kk)}.h[/tex]
  • Trong đó: $h$ là khoảng cách giữa hai điểm tính theo phương vuông góc.
6, Bình thông nhau.
  • Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, mực chất lỏng ở hai nhánh luôn luôn bằng nhau.
  • Trong bình thông nhau chứa nhiều chất lỏng khác nhau đứng yên, mực chất lỏng ở mặt thoáng không bằng nhau nhưng các điểm trên cùng 1 mặt phẳng ngang trong cùng 1 chất lỏng có áp suất bằng nhau
7, Lực đẩy acsimet
  • CT tính: [tex]F_a=d.v[/tex]
*Sự nổi của vật: Một vật nhúng vào chất lỏng chịu tác dụng của 2 lực: trong lực và lực đẩy acsimet
  • Nếu [tex]P>F_a[/tex] ($d>d_l$) => Vật chìm xuống đáy
  • Nếu [tex]P=F_a[/tex]($d=d_l$) => Vật lơ lửng
  • Nếu $P<F_a$($d<d_l$) => Vật nổi dần lên. Khi vật ló dần ra không khí thì $F_a$ giảm cho đến khi $P=F _a$ thì vật nổi cân bằng trên mặt chất lỏng.
II, Các dạng bài tập.
1, Bài tập định tính.
2, Bài tập định lượng:

  • Bài tập định lượng cơ bản: Các bài tập cơ bản chủ yếu là các bài tập đã có trong sách giáo khoa và sách bài tập, thường sử dụng các công thức đã học để giải, không yêu cầu người giải phải suy nghĩ và tư duy ở mức cao gồm các phần kiến thức nhỏ:
    • Áp suất
    • Áp suất chất lỏng- bình thông nhau
    • Áp suất khí quyển
    • Lực đẩy acsimet
    • Sự nổi
  • Bài tập định lượng nâng cao: yêu cầu người giải phải tư duy và vận dụng linh hoạt, nâng cao hơn các phần kiến thức nhỏ phía trên.
III, Các VD minh họa:
VD1: Tại sao 1 chiếc lá thiếc mỏng, vo tròn lại rồi thả xuống nước thì lại chìm còn gấp thành thuyền thả xuống nước thì lại nổi.

Trả lời:
  • Lá thiết mỏng được vo tròn lại, thả xuống nước thì chìm, vì trọng lượng riêng của lá thiếc lúc đó lớn hơn trọng lượng riêng của nước $d_t>d_n$
  • Lá thiếc lúc đó được gấp thành thuyền, thả xuống nước lại nổi, vì trọng lượng riêng trung bình của thuyền nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước (thể tích của thuyền lớn hơn rất nhiều lần thể tích của lá thiếc vo tròn nên $d_t<d_n$
VD2: Một chai thủy tinh có thể tích 1,5lit và khối lượng 250g. Phải đổi vào chai ít nhất bao nhiêu nước để nó chìm trong nước? Trọng lượng riêng của nước là $10 000N/m^3$.
Trả lời:
Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên chai: [tex]F_a=d_n.V=15N[/tex]
Trọng lượng của chai: $P = 10m = 2,5N$
Để chai chìm trong nước cần đổ vào chai một lượng nước có trọng lượng tối thiểu là: $P’ = F_a – P = 12,5N$
Thể tích nước cần đổ vào chai là: [tex]V=\frac{P'}{d_n}=1,25l[/tex]
VD3: Hai nhánh của một bình thông nhau chứa chất lỏng có tiết diện S. Trên một nhánh có một pitton có khối lượng không đáng kể. Người ta đặt một quả cân có trọng lượng P lên trên pitton ( Giả sử không làm chất lỏng tràn ra ngoài). Tính độ chênh lệch mực chất lỏng giữa hai nhánh khi hệ đạt tới trạng thái cân bằng cơ học?
Trả lời:
*Gọi khối lượng riêng của chất lỏng là D
*Gọi $h_1$ là chiều cao cột chất lỏng ở nhánh không có pitton, $h_2$ là chiều cao cột chất lỏng ở nhánh có pitton. Dễ thấy $h_1>h_2$.
Áp suất tác dụng lên 1 điểm trong chất lỏng ở đáy chung 2 nhánh gồm:
  • Áp suất gây ra do nhánh không có pitton: [tex]p_1=10Dh_1[/tex]
  • Áp suất gây ra do nhánh có pitton: [tex]p_2=10Dh_2+\frac{P}{S}[/tex]
Khi chất lỏng cân bằng thì [tex]p_1=p_2\Leftrightarrow 10Dh_1=10Dh_2+\frac{P}{S}\rightarrow h_1-h_2=\frac{P}{10DS}[/tex]
(Còn nữa....)
p/s: Mọi người áp dụng kiến thức trao đổi, làm bài tập ở [Vật lý] Topic ôn thi tuyển sinh vào 10 chuyên lý. nhé! <3


 

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
CHUYÊN ĐỀ 1: CƠ HỌC
Phần 3: Máy cơ đơn giản.
A, Lý thuyết cần nhớ:
I, Ròng rọc.
1, Ròng rọc cố định
  • KN: là ròng rọc chỉ quay quanh 1 trục cố định
  • Tác dụng: làm đổi hướng của lực, không làm thay đổi cường độ của lực.
2, Ròng rọc động
  • KN: là ròng rọc di chuyển cùng với vật
  • Tác dụng: Lợi 2 lần về lực thì thiệt 2 lần về đường đi.
3, Pa-lăng
  • KN: là thiết bị gồm cả ròng rọc động và ròng rọc cố định.
  • Tác dụng: Vừa có tác dụng làm giảm cường độ của lực, vừa có tác dụng làm đổi hướng của lực.
II, Đòn bẩy
  • KN: là 1 vật rắn có thể quanh quanh 1 điểm tựa cố định.
  • Đòn bẩy ở trạng thái cân bằng khi các lực tác dụng lên nó tỷ lệ nghịch với các cánh tay đòn.
  • *Cánh tay đòn của lực: là khoảng cách từ điểm tựa O đến giá của lực.
III, Mặt phẳng nghiêng
  • Khi dùng 1 lực $F$ để kéo 1 vật có trọng lượng $P$ lên độ cao $h$ theo mặt phẳng nghiêng có chiều dài $l$ thì ta có: [tex]\frac{F}{P}=\frac{h}{l}[/tex]
VI, Hiệu suất:
[tex]H=\frac{A}{A'}=\frac{P.h}{A+A_{hp}}=\frac{P.h}{F.S}[/tex]
V, Định luật về công.
  • Khi sử dụng những máy cơ đơn giản, nếu được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại. Do đó, công sinh ra bằng công nhận.
B, Một số mẹo giải nhanh.
Vì phần này bài tập thường ở dạng tương đối đơn giản nên mk chỉ đưa ra 1 số mẹo giải nhanh mà mk biết cho m.n tham khảo thôi nhé!;)
*Xem hình minh họa bên dưới để hiểu hơn nha :D
abc.png
[tex]\bigstar[/tex] Ghi nhớ 1: (hình 1)
  • Đối với hệ thống Pa-lăng được cấu tạo như hình vẽ thì: [tex]F=\frac{P}{2^n}[/tex] với n là số ròng rọc động.
[tex]\bigstar[/tex] Ghi nhớ 2: (hình 2)
  • Đối với hệ thống Pa-lăng được cấu tạo như hình vẽ thì: [tex]F=\frac{P}{2n}[/tex] với n là số ròng rọc động.
Vậy là chúng ta đã cùng nhau trải qua hết 1 chuyên đề r... Ngày mai mk sẽ cho ra lý thuyết chuyên đề mới nhé! :D
p/s: Mọi người áp dụng kiến thức trao đổi, làm bài tập ở [Vật lý] Topic ôn thi tuyển sinh vào 10 chuyên lý. nha! <3
 

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
CHUYÊN ĐỀ 2: NHIỆT HỌC
I, Lý thuyết cần nhớ
1, Thuyết cấu tạo phân tử của các chất.
  • Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử.
  • Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.
  • Các nguyên tử, phân tử luôn chuyển động hỗn độn không ngừng.
  • Nhiệt độ càng cao thì chứng tỏ các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.
2, Nhiệt năng.
  • ĐN: Nhiệt năng của vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
  • Nhiệt năng có thể thay đổi bằng 2 cách: thực hiện công và truyền nhiệt.
3, Sự truyền nhiệt.
  • Nhiệt năng có thể truyền từ phần này sang phần khác của vật, từ vật này sang vật khác bằng cách truyền nhiệt
  • Có 3 hình thức truyền nhiệt:
    • Dẫn nhiệt
    • Đối lưu
    • Bức xạ nhiệt.
4, Nhiệt dung riêng, năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu- nhiệt lượng.
a, Nhiệt lượng
  • ĐN: Là phần nhiệt năng mà vật liệu nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.
  • Kí hiệu là $Q$ và đơn vị là $J$
b, Nhiệt dung riêng
  • ĐN: Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần truyền cho 1 kg chất đó tăng lên $1^0C$
  • Kí hiệu là $C$ và đơn vị là $J/kgK$
c, Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu
  • ĐN: Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu cho biết nhiệt lượng của ra khi 1kg nhiên liệu bị đốt nóng hoàn toàn.
  • Kí hiệu $q$ và đơn vị $J/kg$
5, Công thức tính nhiệt lượng:
  • Do vật thu vào hoặc tỏa ra: [tex]Q=mc\Delta t[/tex]
  • Do nhiên liệu bị đốt nóng tỏa ra: $Q=mq$
6, Phương trình cân bằng nhiệt:
*Nguyên lí truyền nhiệt: Nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn, sự truyền nhiệt xảy ra cho tới khi nhiệt độ của 2 vật bằng nhau thì dừng lại. Nhiệt lượng vật này tỏa ra bằng nhiệt lượng vật kia thu vào.
  • PTCB nhiệt: [tex]Q_{thu}=Q_{toa}[/tex]
  • Đối với hệ $n$ vật trao đổi: [tex]m_1c_1(t_1-t)+m_2c_2(t_2-t)+...+m_nc_n(t_n-t)=0[/tex]
7, Động cơ nhiệt.
  • ĐN: Là động cơ trong đó 1 phần năng lượng của nhiên liệu đốt cháy được chuyển hóa thành cơ năng,
  • Hiệu suất của động cơ nhiệt: [tex]H=\frac{A}{Q}[/tex]
8, Nhiệt nóng chảy, nhiệt hóa hơi.
  • Nhiệt nóng chảy của 1 chất cho biết nhiệt lượng cần cung cấp cho 1kg chất đó nóng chảy hoàn toàn ở nhiệt độ nóng chảy. Kí hiệu [tex]\lambda[/tex]
  • Nhiệt hóa hơi của 1 chất cho biết nhiệt lượng cần cung cấp cho 1kg chất đó hóa hơi hoàn toàn ở nhiệt độ sôi.Kí hiệu: $L$
II, Các dạng bài tập part 1
Dạng 1: Bài toán có sự chuyển thể các chất.

*Xét dạng tổng quát: Một hỗn hợp gồm $n$ chất có khối lượng $m_1,m_2...m_n$, nhiệt dung riêng $c_1,c_2,...,c_n$ và nhiệt độ của chúng lần lượt là $t_1,t_2,...,t_n$ thì nhiệt độ của hỗn hợp khi cân bằng nhiệt là: [tex]t=\frac{m_1c_1t_1+m_2c_2t_2+...+m_nc_nt_n}{m_1c_1+m_2c_2+...+m_nt_n}[/tex]
Dạng 2: Biện luận các chất có tan hết hay không trong đó có nước đá:
*Xét TH nước trao đổi nhiệt với nước đã thì tùy tỷ lệ nước và nước đá ta có 3 trạng thái:
+Trạng thái 1: Hoàn toàn là nước:
  • Nước giảm xuống $0^0C$, nước đá tăng lên $0^0C$ và nóng chảy hoàn toàn.
  • Nước giảm xuống $t$, nước đá tăng lên $0^0C$ và nóng chảy tối đa đến $t$
+Trạng thái 2: Hoàn toàn là nước đá.
  • Nước giảm xuống $0^0C$, đông đặc hoàn toàn, nước đá tăng lên $0^0C$
  • Nước giảm đến $0^0C$, đông đặc hoàn toàn, giảm xuống $t$ và nước đá tăng lên $t$
+Trạng thái 3: Hỗn hợp nước đá và nước
  • Nước giảm xuống $0^0C$, nước đá tăng lên $0^0C$
  • Nước giảm xuống $0^0C$ đông đặc 1 phần, nước đá tăng lên $0^0C$
  • Nước đá tăng lên $0^0C$ tan chảy 1 phần, nước giảm xuống $0^0C$
Dạng 3: Sự trao đổi nhiệt có 1 phần nhiệt lượng tỏa ra môi trường. Tính hiệu suất.
  • Tùy cơ ứng biến... Nhiệt lượng tỏa ra $Q=Q_1-Q_2$
Dạng 4: Bài tập liên quan đến năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu.
Dạng 5: Bài tập về đồ thị biểu diễn sự tương quan giữa các đại lượng đặc trưng.

(Còn nữa...)

p/s: Mọi người áp dụng kiến thức trao đổi, làm bài tập ở [Vật lý] Topic ôn thi tuyển sinh vào 10 chuyên lý. nhé! <3
 

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
CHUYÊN ĐỀ 3: ĐIỆN HỌC
A, Lý thuyết cần nhớ.
Chuyên đề này gồm có phần sau:
  • Mạch điện tương đương và các quy tắc chuyển mạch.
  • Bài toán chia dòng.
  • Bài toán chia thế.
  • Vai trò của ampe kế, vô kế trong sơ đồ mạch điện . (Cái này không cần thiết lắm, chỉ hiểu ở mức kiến thức sgk là Ok)
  • Mạch cầu.
I, Mạch điện tương đương và các quy tắc chuyển mạch.
Tất cả lý thuyết phần này mk đã giải thích cũng như đưa ra VD minh họa ở đây: [Vật lý] Hướng dẫn kĩ năng dò mạch điện
M.n vào xem nhé!
II, Bài tập chia dòng.
*Phương pháp giải là vận dụng:
  • Định luật ôm cho các điện trở mắc song song
  • Các CT dẫn suất tương đương
  • Định lí nút: Tổng đại số các dòng điện đi đến nút bằng tổng các dòng điện đi khỏi nút.
#Chú ý: Đối với 2 điện trở mắc song song:
  • [tex]I_1=\frac{R_2}{R_1+R_2}.I_m[/tex]
  • [tex]I_2=\frac{R_1}{R_1+R_2}.I_m[/tex]
III, Bài toán chia thế.
*Phương pháp giải là vận dụng:​
    • Định luật ôm cho mạch điện nối tiếp
    • Công thức cộng thế: Với 3 điểm A,B,C bất kì trong mạch điện, ta luôn có: [tex]U_{AB}=U_{AC}+U_{CB}[/tex]

IV, Mạch cầu.
*Mạch cầu có dạng như hình dưới:
h33_1.jpg
  • Các điện trở $R_1, R_2, R_3,R_4$ được coi là các cạnh của mạch cầu.
  • Mạch cầu gồm 2 loại: Mạch cầu cân bằng và mạch cầu không cân bằng
*Mạch cầu cân bằng khi có các tính chất sau:
  • Cường độ dòng điện: [tex]I_1=I_2;I_3=I_4;\frac{I_1}{I_3}=\frac{R_3}{R_1};\frac{I_2}{I_4}=\frac{R_4}{R_2}[/tex]
  • Hiệu điện thế: [tex]U_1=U_3;U_2=U_4;\frac{U_1}{U_2}=\frac{R_1}{R_2};\frac{U_3}{U_4}=\frac{R_3}{R_4}[/tex]
  • Điện trở: [tex]\frac{R_1}{R_2}=\frac{R_3}{R_4}[/tex]
B, Các dạng BT
Bài tập nâng cao phần này yêu cầu tư duy cao nhé m.n ko thể cứ áp công thức là xog ngay được, còn phải tư duy dài dài.. Tùy vào từng bài tập cụ thể mk sẽ hướng dẫn các bạn trong topic thảo luận: [Vật lý] Topic ôn thi tuyển sinh vào 10 chuyên lý.
(Còn nữa...)​
 

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
CHUYÊN ĐỀ 4: QUANG HỌC
Lý thuyết thì tài liệu của mk đã nói rất nhiều r... Đánh đi đánh lại thành ra rất nhàm chán... Nếu ai chưa đọc có thể tìm đọc các chủ đề, bài viết của mk để biết rõ hơn. Mục đích của mk trong topic này là khái quát, tổng thể lại kiến thức cho m.n
A, Lý thuyết cần nhớ.
* Gồm các phần kiến thức lớn:
  • Các định luật quang hình:
    • Truyền thẳng ánh sáng
    • Phản xạ ánh sáng
    • Khúc xạ ánh sáng
  • Gương:
    • Gương phẳng
    • Gương cầu lồi
    • Gương cầu lõm
  • Thấu kính:
    • Thấu kính hội tụ
    • Thấu kính phân kì
  • Quang hệ:
    • Quang hệ gương và thấu kính
    • Quang hệ 2 thấu kính
B, Các dạng bài tập:
*Gồm các dạng lớn:
  • Vẽ ảnh tạo bởi vật qua gương , thấu kính, hệ gương- thấu kính
    • Phương pháp:
      • Đối với gương phẳng: Sử dụng tính chất của ảnh qua gương hoặc định luật phản xạ ánh sáng
      • Đối với thấu kính: sử dụng các tia sáng đặc biệt, tính chất của ảnh qua từng loại thấu kính hội tụ hay phân kì
  • Chứng minh:
    • Phương pháp: sử dụng các tính chất ảnh của 1 vật qua gương, thấu kính kết hợp phương pháp hình học để c/m:
  • Tính toán: Từ các dữ kiện đã cho tìm ra mối quan hệ giữa chúng với điều cần tìm suy ra ...@@
*Các kiểu bài tập hay gặp trong đề thi phân loại từ cơ bản (thông hiểu) -> khó
#Gương phẳng

  • Tìm vị trí đặt gương để thỏa mãn các điều kiện cho trước
  • Vẽ đường đi của 1 tia sáng xuất phát từ 1 điểm cho trước qua gương, hệ gương rồi đi qua 1 điểm cho trước.
  • Bài tập về cách xác định vùng nhìn thấy ảnh của 1 điểm sáng, vật sáng qua gương phẳng.
  • Bài tập về quỹ tích của ảnh của 1 điểm sáng khi cho gương quay
#Thấu kính
  • Chứng minh CT thấu kính
  • Xác định vị trí ảnh và vật hoặc tiêu cự của thấu kính
  • Di chuyển vật, thấu kính hoặc màn
  • Ảnh của 2 vật đối với 1 thấu kính hoặc ảnh của 1 vật đặt giữa 2 thấu kính
  • Vận tốc di chuyển của ảnh của vật khi di chuyển vật.
*Một số CT thấu kính:
[tex]K=\frac{d}{d'}; h'=|K|.h;L=|d+d'|[/tex]
  • Thấu kính hội tụ:
    • TH ảnh thật: [tex]\frac{1}{f}=\frac{1}{d}+\frac{1}{d'}[/tex]
    • TH ảnh ảo: [tex]\frac{1}{f}=\frac{1}{d}-\frac{1}{d'}[/tex]
  • Thấu kính phân kì: [tex]\frac{1}{f}=\frac{1}{d'}-\frac{1}{d}[/tex]
p/s: Mọi người áp dụng kiến thức trao đổi, làm bài tập ở [Vật lý] Topic ôn thi tuyển sinh vào 10 chuyên lý. nhé! <3
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom