Tổng hợp các chuyên đề hóa lớp 11

C

chontengi

Xin trích dẫn lại bài viết của thầy Nguyễn Tấn Trung

Tại pic http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=169974&page=15


Hướng dẫn giải chi tiết

phản ứng nhiệt nhôm

2Al + Fe2O3 ---> Al2O3 + 2Fe
2Al + 3CuO---> Al2O3 + 3Cu
sau khi nhiệt Al, trong hh rắn có Fe, Cu, Al dư, Al2O3, Fe2O3 và CuO chưa phản ứng
cho vào H2SO4:
2Al + 3H2SO4 ---> Al2(SO4)3 + 3H2
Fe + H2SO4 ---> FeSO4 + H2
Al2O3 + 3H2SO4 --->Al2(SO4)3 + 3H2O
Fe2O3 + 3H2SO4 --->Fe2(SO4)3 + 3H2O
CuO + H2SO4 --->CuSO4 + H2O
tác dụng với dd thuốc tím:
10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 ---> 5Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 2MnSO4 + 8H2O
phản ứng với NaOH
2Al + 2NaOH +2H2O---> 2NaAlO2 + 3H2
Al2O3 + 2NaOH ---> 2NaAlO2 + H2O

2 phần chênh lệch nhau 66,4 gam và có tổng khối lượng là 83 gam

=> phần lớn là 74,7 gam và phần nhỏ là 8,3 gam
(phần lớn bằng 9 lần phần nhỏ, phần nhỏ bằng 1/10 khối lượng hh ban đầu)
như vậy các số liệu ta thu được ở phần lớn sẽ bằng 9 lần nếu ta thực hiện ở phần nhỏ
23,3856 lít khí H2 => 1,044 mol
=> nếu thực hiện ở phần nhỏ ta sẽ thu được 0,116 mol
số mol KMnO4 là 0,0036 mol => nếu là phần nhỏ thì sẽ dùng hết 0,0036 * 10 / 9 = 0,004 mol

gọi a, b lần lượt là số mol của Al và Fe2O3 trong 1/10 hỗn hợp ban đầu (bằng với khối lượng của phần nhỏ)

=>số mol CuO là 1,5b
=> 27a + 160b + 120b = 27a + 280b = 8,3

gọi x, y lần lượt là số mol Fe2O3 và số mol CuO bị khử

2Al + Fe2O3 ---> Al2O3 + 2Fe
2x <---x mol --- --->x mol --->2x mol
2Al + 3CuO ---> Al2O3 + 3Cu
2y/3<--y mol--- --> y/3 ---->y mol
=> Al còn lại (a - 2x - 2y/3) mol
Fe2O3 còn (b - x) mol
CuO còn lại (1,5b-y) mol
Fe có 2x mol
Cu có y mol

nếu cho phần nhỏ phản ứng với H2SO4:

2Al + 3H2SO4 ---> Al2(SO4)3 + 3H2
(a-2x-2y/3) --- --- -- --- --- -- -- --- ->1,5(a-2x-2y/3)
Fe + H2SO4 ---> FeSO4 + H2
2x --- --- --- --- --- >2x --- --- >2x
=> 1,5(a -2x - 2y/3) + 2x = 1,5a -x -y = 0,116

chỉ có Fe(2+) mới tác dụng với KMnO4 trong môi trường axit để tạo thành Fe(3+)

5Fe(2+) + MnO4(-) + 8H(+) --->5Fe(3+) + Mn(2+) 4H2O
0,02<--- ---0,004 mol
=> số mol Fe(2+) là 0,02 mol
=> 2x =0,02
=> x=0,01

phản ứng với NaOH:

chất rắn thu được bao gồm: Fe, Cu, Fe2O3, CuO
=> 112 x + 64y + 160(b - x) + 80(1,5b - y) =4,736
<=> 160b + 120b - 48x - 16y = 4,736
<=> 280b = 4,736 + 48x +16y

ta có các PT:

27a + 280b = 8,3
1,5a - x - y = 0,116
x =0,01
280b = 4,736 + 48x +16y
thế biểu thức thứ 4 vào thứ nhất và thay x = 0,01 ta có hệ gồm 2PT:
1,5a - y =0,126
27a + 16y = 3,084
giải hệ trên ta được:
a = 0,1
y = 0,024
=> b = 0,02
x = 0,01
trong 1/10 hh ban đầu có:
0,1 mol Al
0,02 mol Fe2O3
0,03 mol CuO
số mol Fe2O3 bị khử là 0,01
số mol CuO bị khử là 0,024
=>50% Fe2O3 và 80% CuO đã bị khử
 
Last edited by a moderator:
G

greennumber

Có nên ôn tập chút không

Hay vào thẳng lớp 11 nhỉ ;;)

Thôi thì cứ vài BT lớp 10 khởi động nhé ;)

1. Cho 5,6(g) hỗn hợp gồm [TEX]Fe; FeO; Fe_2O_3; Fe_3O_4[/TEX] vào dung dịch [TEX]HNO_3[/TEX]. Sau p/ứng thu đc 0,672(l) khí NO (sp khử duy nhất)

a, Tính khối lượng muối tạo thành

b, Tính số mol axít [TEX]HNO_3[/TEX] đã p/ứng

2. Cho 1,35(g) kim loại M vào dung dịch axít [TEX]HNO_3[/TEX], sau p/ứng thu đc 2,24(l) hỗn hợp khí gồm [TEX]NO & NO_2[/TEX] có tỉ khối so với [TEX]H_2[/TEX] kà 21. Tìm tên kim loại và số mol [TEX]HNO_3[/TEX] phản ứng

3. Hòa tan hết m(g) hỗn hợp X gồm [TEX]Fe; FeO; Fe_2O_3; Fe_3O_4[/TEX] trong dung dịch [TEX] HNO_3 [/TEX] đặc, nóng vừa đủ thì thu đc 4,48(l) khí [TEX]NO_2[/TEX] (Sp khử duy nhất). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu đc 145,2(g) muối khan. Tính giá trị của m

4. Để khử hoàn toàn 3,4(g) hỗn hợp X gồm [TEX] FeO; Fe_2O_3; Fe_3O_4[/TEX] cần [TEX]0,05 (mol) H_2[/TEX]. Mặt khác hòa tan hoàn toàn 3,04(g) hỗn hợp X trong dung dịch [TEX]H_2SO_4_{d,ng}[/TEX] thì thu đc V (ml) [TEX]SO_2[/TEX] (Đktc). Tính V


Cho mình tham gia từ đầu nhé ^^
Bài 1:
(phương pháp quy đổi)
Quy hỗn hợp 4 chất [TEX]Fe, FeO, Fe_2O_3, Fe_3O_4[/TEX] về hỗn hợp mới chỉ gồm [TEX]Fe, Fe_2O_3[/TEX]
Khi đó, cho hỗn hợp vào [TEX]HNO_3[/TEX] chỉ có Fe là sinh ra NO
Phương trình:
[TEX]Fe + 4HNO_3 --> Fe(NO_3)_3 + NO + 2H_2O[/TEX]
Số mol Fe trong hỗn hợp mới: [TEX]n_{Fe} = n_{NO} = 0,03 mol[/TEX]
Số mol [TEX]Fe_2O_3[/TEX] trong hỗn hợp mới: [TEX]n_{Fe_2O_3} = 0,0245 mol[/TEX]
Số mol muối: [TEX]n_{Fe(NO_3)_3} = 2 . n_{Fe_2O_3} + n_{Fe} = 0,079 mol[/TEX]
Khối lượng muối: 19,118 g
Khối lượng axit (tương tự): 16,821g
 
Last edited by a moderator:
C

chemistry1713

1) Hỗn hợp X gồm MgO và CaO; hỗn hợp Y gồm MgO và Al2O3.Khối lượng X bằng khối lượng Y bằng 9,5 gam. Số gam MgO trong X gấp 1,125 lần số gam MgO trong Y. Cho X; Y tác dụng với 100 ml HCl 19,87% D =1,047 g/ml thì thu được dung dịch X' và Y'. Khi cho X' tác dụng hết Na2CO3 thu được 1,904 lít CO2.
a) Tìm % khối lượng X và nồng độ phần trăm dung dịch X'
b) Hỏi Y có tan hết không? Nếu cho 340 ml dung dịch KOH 2M vào Y' thì tách ra bao nhiêu gam kết tủa

2) Hỗn hợp X gồm Cu; Fe; Al nặng 10,15 gam được hòa tan hoàn toàn bằng HNO3đặc thấy thoát ra 2,24 lít NO2. Nếu hòa tan hỗn hợp bằng dung dịch HCl dư thì thoát ra 3,92 lít H2. Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loai trong hỗn hợp


mình biết cách làm nhưng ra số âm! hix ai giải dùm với
 
Y

your_ever

2) Hỗn hợp X gồm Cu; Fe; Al nặng 10,15 gam được hòa tan hoàn toàn bằng HNO3đặc thấy thoát ra 2,24 lít NO2. Nếu hòa tan hỗn hợp bằng dung dịch HCl dư thì thoát ra 3,92 lít H2. Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loai trong hỗn hợp


mình biết cách làm nhưng ra số âm! hix ai giải dùm với[/QUOTE]

mình ra hệ:
2a + 3b + 3c = 0,1
64a + 56b + 27c = 10,15
2b + 3c = 0,35

mọi người chỉ dùm mình xem sai ở đâu vậy? thanks

 
V

vuloi107

thu giai bai nay xem
BAI1
Một hỗn hợp X gồm 2 kim loại A, B đều có hóa trị 2 và có khối lượng nguyên tử MA < MB. Nếu cho 10,4g hỗn hợp X (có số mol bằng nhau) với HNO3 đặc, dư thu được 12 lít NO2. Nếu cho 12,8g hỗn hợp X (có khối lượng bằng nhau) tác dụng với HNO3 đặc, dư thu được 11,648 lít NO2 (đktc). Tìm hai kim loại A và B
 
A

ahcanh95

thu giai bai nay xem
BAI1
Một hỗn hợp X gồm 2 kim loại A, B đều có hóa trị 2 và có khối lượng nguyên tử MA < MB. Nếu cho 10,4g hỗn hợp X (có số mol bằng nhau) với HNO3 đặc, dư thu được 12 lít NO2. Nếu cho 12,8g hỗn hợp X (có khối lượng bằng nhau) tác dụng với HNO3 đặc, dư thu được 11,648 lít NO2 (đktc). Tìm hai kim loại A và B

đây là lời giải cho bài toán này.

Số mol hh = 0,26 (theo bảo toàn mol e tính được).
Mtb = 12,8/0,26 = 45,38 , vậy A < 45,38.
Biện luận A = 40 (Ca) thì tìm được B = 64 (Cu), tính được vì khối lượng các chất A và B đều bằng 6,4 gam.

Với A là Mg loại, ko thỏa mãn.

Trích: hocmai.phamngocson

Tiếp theo mình xin post 1 bài mới

Trầm, ko thể trầm hơn.

Trong 1 bình dung tích 1 lít chứa N2 ở 27,3đọ c và 0,5 atm/ thêm vào bình 9,4 gam 1 muối kim loại X. nhiệt phân hết muối và đưa về 136,5độ C. áp suất trong bình là P. Chất rắn nặng 4 gam.

a ) x/đ công thức muối nitrat

b) Tính P, cho thể tích chất rắn ko đáng kể.
 
H

heartrock_159

sao topic hay như thế này chả hoạt động nhỉ
mong mọi người tham gia tích cực để topic hoạt động trở lại!
 
V

vuanaroc

Câu 1: Hòa tan 1.7g hỗng hợp gồm kim loại A có hóa trị II và Zn vào đ HCl nồng độ 10%, thu được 0.671 lít khí(đktc) và dd B. Mặt khác, để hòa tyan 1.9 gam kim loại A thi cần không hết 200 ml dd HCl 0.5M. Hãy tìm tên kim loại A. Tính nồng đô % của các muối trong dd B
Câu 2: Hòa tan 115.3 gam hỗn hợp gom MgCO_3 và 2 RCO_3 bằng 500 ml dd H_2SO_4 loãng thu được dd A, caht61 răn B và 4.48 lít khí CO_2 o đktc. Cô cạn dd A thu được 12 gam muối khan. Mặt khác nung chất rắn B tới khối lượng không đổi thu được 11.2 lít khí CO_2 (đktc) và chất rắn C
a) thính C_M của H_2SO_4 và khối lượng chất rắn B và c
b) Xác địng nguyên tố R. Biết tỉ lệ n_RCO_3 = 2.5 n_MgCO_3
 
K

kunngocdangyeu

Hiện tại đã bước vào học kì II, mình nghĩ nên dừng phần hoá cô cơ tại đây và tích cực học về phần hoá hữu cơ. Mình sẽ post 1 số bài hữu cơ trước
Bài 1:
CHo 2 hiđrocacbon A và B là đồng đẳng của nhau, phân tử khối của A lớn gấp đôi phân tử khối của B
a) Xác định công thức tổng quát của 2 hiđrocacbon.
b) Xác định công thức phân tử của A và B, biết rằng:
- Tỉ khối hơi của B so với không khí bằng 0,966
- Tỉ khối của hỗn hợp đồng thể tích A và B so với khí [tex]{C}_{2}{H}_{6}=21[/tex]
Bài 2:
Đốt cháy hoàn toàn 2,8g chất hữu cơ A bằng 6,72(l) [tex]{O}_{2}[/tex] (đktc) chỉ tạo thành khí [tex]C{O}_{2}[/tex] và hơi nước có thể tích bằng nhau trong cùng điều kiện
a) Xác định công thức chung của dãy đồng đẳng của A
b) Nếu cho 2,8g A nói trên vào dd [tex]{Br}_{2}[/tex] dư thì được 9,2g sản phẩm cộng. Tìm CTPT
Bài 3:
Một hỗn hợp gồm 2 chất đồng đẳng ankan kế tiếp có khối lượng 24,8g. Thể tích tương ứng là 11,2(lít) (đktc)
a) Hãy xác định CTPT của ankan
b) Tính % theo thể tích của 2 ankan

Tạm thế này nha, mình sẽ post tiếp:):) Mong mọi người tham gia làm bài tập nhiều hơn
 
H

heartrock_159

Hiện tại đã bước vào học kì II, mình nghĩ nên dừng phần hoá cô cơ tại đây và tích cực học về phần hoá hữu cơ. Mình sẽ post 1 số bài hữu cơ trước
Bài 1:
CHo 2 hiđrocacbon A và B là đồng đẳng của nhau, phân tử khối của A lớn gấp đôi phân tử khối của B
a) Xác định công thức tổng quát của 2 hiđrocacbon.
b) Xác định công thức phân tử của A và B, biết rằng:
- Tỉ khối hơi của B so với không khí bằng 0,966
- Tỉ khối của hỗn hợp đồng thể tích A và B so với khí [tex]{C}_{2}{H}_{6}=21[/tex]
Bài 2:
Đốt cháy hoàn toàn 2,8g chất hữu cơ A bằng 6,72(l) [tex]{O}_{2}[/tex] (đktc) chỉ tạo thành khí [tex]C{O}_{2}[/tex] và hơi nước có thể tích bằng nhau trong cùng điều kiện
a) Xác định công thức chung của dãy đồng đẳng của A
b) Nếu cho 2,8g A nói trên vào dd [tex]{Br}_{2}[/tex] dư thì được 9,2g sản phẩm cộng. Tìm CTPT
Bài 3:
Một hỗn hợp gồm 2 chất đồng đẳng ankan kế tiếp có khối lượng 24,8g. Thể tích tương ứng là 11,2(lít) (đktc)
a) Hãy xác định CTPT của ankan
b) Tính % theo thể tích của 2 ankan

Tạm thế này nha, mình sẽ post tiếp:):) Mong mọi người tham gia làm bài tập nhiều hơn

Cảm ơn bạn đã post bài nhưng đây là pic Kim loại mà @-)@-)@-)
Hữu cơ ở pic kia cơ
 
K

khonnan9x

hòa tan 31,25g hh Mg,Al,Zn trong dd HNO3,sau phản ứng hoàn toàn thu đc dd Y và hh gồm 0,1 mol N2O và 0,1 mol NO.Cô cạn dd sau pư đc 157,07g hh muối.Số mol HNO3 đã bị khử trong pư trên là :
A.0,45 B.0,5 C.0,3 D.0,4
 
A

anhtraj_no1

bảo toàn nguyên tố

nNO3 - = [TEX]n_{N_{(N2O)}} + n_{{N}_{(NO)}}[/TEX]
.............= 0,1 . 2 + 0,1
= 0,3 => đáp án C
 
L

lovechemical

chi hothithuyduong oi cho e hoi
o bai 2. Cho 1,35(g) kim loại M vào dung dịch axít
latex.php
, sau p/ứng thu đc 2,24(l) hỗn hợp khí gồm
latex.php
có tỉ khối so với
latex.php
kà 21. Tìm tên kim loại và số mol
latex.php
phản ứng


cai buoc chi giai o chỗ dh^2/H_2 = 21 => 3x - y = 0(2)
cái => 3x - y = 0 e ko hỉu
chị có thể gt hộ e dc ko
 
S

smileandhappy1995

[hóa 11]۩๑♥๑۩--Nhóm SUCCESS --۩๑♥๑۩

:khi (4)::khi (4)::khi (4):
THEO nguyện vọng của các thành viên trong nhóm tớ lập píc này để mọi mem trong nhóm cùng nhau thảo luận và post những bài mà các bạn chưa hiểu để mọi người cùng giải đáp
:D
- Nội quy topic:
_Chỉ mem SUCCESS được comment
_Tuân thủ nghiêm tú
c:Quy định Diendan.hocmai.vn
_Tuân thủ nghiêm túc :Nội quy box Hoá.
_Nghiêm cấm spam

%%- Chúc nhóm học tốt :)>- %%-

Các thành viên trong nhóm :
hocviencsnd
tieuvan95
Smileandhappy1995
trongnga
lemanhtuan12a
lonesomestarwine
kieuoanh_1510
hoathuytinh16021995
jelouis
barbiesgirl
hoi_a5_1995
 
Last edited by a moderator:
H

hocviencsnd

Cấu tạo nguyên tử

I. THÀNH PHẦN CẤU TẠO NGUYÊN TỬ
1. Lớp vỏ
Gồm các hạt mang điện âm gọi là electron (hay điện tử). Khối lượng của các electron đều bằng nhau và xấp xỉ bằng 1/1840 khối lượng của nguyên tử hiđro là nguyên tử nhẹ nhất, tức là bằng: me = 9,1095.10-
31 kg hay bằng 0,00055 đơn vị Cacbon (đv.C).
Điện tích của các electron đều bằng nhau và bằng -1,6.10-19 Culông.
Đó là điện tích nhỏ nhất, vì vậy được gọi là điện tích nguyên tố.
2. Hạt nhân
Hạt nhân nguyên tử gồm các hạt proton và nơtron.
Proton. Proton có điện tích đúng bằng điện tích của electron nhưng ngược dấu tức là bằng +1,6.10-19
Culông.
Như vậy proton và electron cùng mang một điện tích nguyên tố, có dấu ngược nhau. Để thuận tiện, người ta quy ước lấy điện tích nguyên tố làm đơn vị, coi điện tích của electron là 1- và điện tích cảu proton là 1+.
Nơtron. Hạt nơtron không mang điện, có khối lượng xấp xỉ bằng khối lượng của proton và bằng:
mp = mn = 1,67.10-27 kg
hay xấp xỉ bằng 1 đv.C.
3. Kích thước, khối lượng của nguyên tử
Kích thước: Nếu hình dung nguyên tử như một khối cầu thì nó có đường kính khoảng 10-10 m. Để biểu thị kích thước nguyên tử, người ta dùng một đơn vị là Angxtrom và kí hiệu là Å
1Å = 10-10 m hay 1Å = 10-8 cm
Nguyên tử nhỏ nhất là hiđro có bán kính khoảng 0,53 Å.
Đường kính của hạt nhân nguyên tử còn nhỏ hơn, vào khoảng 10-4 Å, như vậy đường kính của nguyên tử lớn hơn đường kính của hạt nhân khoảng 10.000 lần.
Ta tưởng tượng nếu phóng đại một nguyên tử vàng lên 109 lần (một tỉ lấn !) thì nó có đường kính là
30 cm nghĩa là nguyên tử vừa bằng quả bóng rổ. Trong khi đó thì hạt nhân nguyên tử vàng có một đường kính nhỏ hơn 0,003 cm nghĩa là có kích thước của một hạt cát nhỏ.
Bảng - Khối lượng và điện tích của các hạt cấu tạo nên nguyên tử
Tên Kí hiệu Khối lượng Điện tích Electron e me = 9,1095 ´ 10-31 kg me » 0,549 ´ 10-3 đv.C -1,602.10-19 C Proton p mp = 1,6726 ´ 10-27 kg mp » 1đv.C +1,602.10-19 C Nơtron n mn = 1,6750 ´ 10-27 kg mn » 1đv.C 0
Đường kính của electron và proton lại còn nhỏ hơn nhiều : khoảng 10-7 Å. Electron chuyển động xung quanh hạt nhân. Giữa electron và hạt nhân là chân không : từ đó ta thấy nguyên tử có cấu tạo rỗng !
Khối lượng : Khối lượng của một nguyên tử vào khoảng 10-26 kg. Nguyên tử nhẹ nhất là hiđro có khối lượng là 1,67.10-27 kg. Khối lượng của nguyên tử cacbon là 1,99.10-26 kg.
Một lượng chất rất nhỏ cũng chứa một số nguyên tử lớn tới mức ta khó mà hình dung được.
Ví dụ : Trong 2 gam cacbon có1023 nguyên tử cacbon. Một lít nước cũng chứa tới khoảng 9.1025
nguyên tử hiđro và oxi.
II. HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ- NGUYÊN TỐ HÓA HỌC- ĐỒNG VỊ
1. Hạt nhân nguyên tử
a, Điện tích hạt nhân
Vì điện tích của mỗi proton bằng một đơn vị điện tích dương (1+) nên trong hạt nhân nếu có Z proton, thì điện tích của hạt nhân sẽ là Z+. Thực nghiệm cho biết nguyên tử trung hoà điện nên số proton trong hạt nhân bằng số electron chuyển động quanh hạt nhân. Như vật, trong nguyên tử:
Điện tích hạt nhân = Số proton = Số electron
Ví dụ: Điện tích hạt nhân nguyên tử oxi là 8+, như vậy nguyên tử oxi có 8 proton và có 8 electron. Biết được điện tích hạt nhân nguyên tử (cũng như biết được số proton và số electron) tức là nắm được chìa khóa để nhận biết nguyên tử.
b, Số khối
Tổng số hạt proton (kí hiệu là Z) và tổng số hạt hạt nơtron (kí hiệu là N) trong hạt nhân gọi là số khối
của hạt nhân đó (kí hiệu là A).
A = Z + N
Ví dụ: Trong hạt nhân nguyên tử clo có 17 proton và 18 nơtron, vậy số khối của hạt nhân nguyên tử
clo là: 17 + 18 = 35.
c, Khối lượng nguyên tử
Khối lượng của nguyên tử bằng tổng khối lượng của proton, nơtron và electron có trong nguyên tử. Nhưng vì khối lượng của electron rất nhỏ so với khối lượng của proton và nơtron nên khối lượng của nguyên tử coi như bằng khối lượng của các proton và nơtron trong hạt nhân nguyên tử.
Vídụ: Hạt nhân của nguyên tử nhôm có 13 proton và 14 nơtron, xung quanh hạt nhân có 13 electron. Xác định khối lượng nguyên tử nhôm.
Khối lượng của nguyên tử nhôm coi như bằng khối lượng của 13 proton và 14 nơtron. Khối lượng của mỗi proton và mỗi nơtron xấp xỉ bằng 1 đv.C. Vậy khối lượng nguyên tử nhôm bằng 27 đv.C.
Như vậy, hạt nhân tuy rất nhỏ so với cả nguyên tử nhưng lại tập trung ở đó hầu như toàn bộ khối lượng của nguyên tử.
2. Nguyên tố hoá học
a, Định nghĩa
Tất cả các nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân đều thuộc cùng một nguyên tố hoá học.
Như vậy, các nguyên tử của cùng một nguyên tố hoá học có cùng số proton và cùng số electron.
Ví dụ : Tất cả các nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân là 17+ đều thuộc nguyên tố clo. Các nguyên tử của nguyên tố clo đều có 17 proton và 17 electron.
Cho đến nay, người ta đã biết 92 nguyên tố tự nhiên và khoảng 17 nguyên tố nhân tạo (tổng số khoảng 109 nguyên tố). Các nguyên tố nhân tạo chưa được phát hiện thấy trên Trái Đất hay bất kì nơi nào khác trong vũ trụ mà được điều chế trong phòng thí nghiệm.
Tính chất của một nguyên tố hoá học là tính chất của tất cả các nguyên tử của nguyên tố đó. b, Số hiệu nguyên tử
Điện tích hạt nhân nguyên tử của một nguyên tố được gọi là số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó. Số hiệu nguyên tử đặc trưng cho một nguyên tố hoá học và thường được kí hiệu là Z.
Ví dụ : Số hiệu nguyên tử của nguyên tố urani là 92. Vậy : điện tích hạt nhân nguyên tử urani là 92+ ;
có 92 proton trong hạt nhân và 92 electron ngoài lớp vỏ. c, Kí hiệu các nguyên tử
Để đặc trưng đầy đủ cho một nguyên tố hoá học, bên cạnh kí hiệu thường dùng, người ta còn ghi các
chỉ dẫn sau: A X
X : kí hiệu của nguyên tố
Z : số hiệu nguyên tử
A : số khối A = Z + N

Từ kí hiệu trên ta có thể biết được :
- Số hiệu nguyên tử của nguyên tố clo là 17 ; điện tích hạt nhân nguyên tử là 17+ ; trong hạt nhân có
17 proton và (35 - 17) = 18 nơtron.
- Nguyên tử clo có 17 electron chuyên động quanh nhân.
- Khối lượng nguyên tử của clo là 35 đv.C.
3. Đồng vị
Khi nghiên cứu các nguyên tử của cùng một nguyên tố hoá học, người ta thấy rằng trong hạt nhân của
những nguyên tử đó, số proton đều như nhau nhưng số khối có thể khác nhau do số nơtron khác nhau.

Người ra gọi những nguyên tử có cùng số proton nhưng khác nhau về số nơtron là những đồng vị.
Hầu hết các nguyên tố hoá học là hỗn hợp của nhiều đồng vị, chỉ có vài nguyên tố có một đồng vị. Ngoài những đồng vị tồn tại trong tự nhiên (khoảng 300), người ta còn điều chế được các đồng vị nhân tạo (khoảng 1000).
Các đồng vị của cùng một nguyên tố có tính chất hoá học giống nhau.
Khối lượng nguyên tử trung bình của các nguyên tố hoá học.
Vì hầu hết các nguyên tố hoá học là hỗn hợp của nhiều đồng vị nên khối lượng nguyên tử của các nguyên tố đó là khối lượng nguyên tử trung bình của hỗn hợp các đồng vị có kể đến tỉ lệ phần trăm của mỗi đồng vị.
 
Top Bottom