Tổng hợp các chuyên đề hóa lớp 11

H

hocviencsnd

III. VỎ NGUYÊN TỬ
1. Lớp electron
Trong nguyên tử, hạt nhân mang điện tích dương hút các electron mang điện tích trái dấu. Muốn tách
electron ra khỏi vỏ nguyên tử cần cung cấp năng lượng cho nó. Thực nghiện chứng tỏ rằng không phải mọi electron đều liên kết với hạt nhân chặt chẽ như nhau. Những electron ở gần hạt nhân nhất liên kết với nhau chặt chẽ nhất. Người ta nói: chúng ở mức năng lượng thấp nhất. Ngược lại, những electron ở xa hạt nhân nhất có mức năng lượng cao nhất ; chúng dễ bị tách ra khỏi nguyên tử hơn các electron khác. Chính những electron này quy định tính chất hoá học của các nguyên tố.
Tuỳ theo mức năng lượng cao hay thấp mà các electron được phân bố theo từng lớp electron (hay mức năng lượng). Các electron có mức năng lượng gần bằng nhau thuộc cùng một lớp.
Các lớp electron từ trong ra ngoài được đánh số n = 1, 2, 3, 4, .... hoặc kí hiệu bằng dãy chữ cái lớn:
K, L, M, N ....
2. Phân lớp electron (hay phân mức năng lượng)
Mỗi lớp electron lại phân chia thành phân lớp electron. Các electron trong mỗi phân lớp có mức năng
lượng bằng nhau.
Các phân lớp được kí hiệu bằng các chữ cái thường s, p, d, f. Số phân lớp bằng số thứ tự của lớp.
Lớp thứ 1 có 1 phân lớp, đó là phân lớp 1s.
Lớp thứ 2 có 2 phân lớp, đó là phân lớp 2s và phân lớp 2p.
Lớp thứ 3 có 3 phân lớp, đó là phân lớp 3s, 3p và phân lớp 3d, v.v....
Các electron ở phân lớp s được gọi là electron s ; ở phân lớp p, được gọi là electron p, v.v....
3. Obitan
Obitan là khu vực không gian xung quanh hạt nhân trong đó khả năng có mặt electron là lớn nhất
(khu vực có mật độ đám mây electron lớn nhất).
Số và dạng obitan phụ thuộc vào đặc điểm của mỗi phân lớp electron. Phân lớp s có 1 obitan có dạng hình cầu.
Phân lớp p có 3 obitan có dạng hình số 8 nổi.
Phân lớp d có 5 obitan và phân lớp f có 7 obitan. Obitan d và obitan f có dạng phức tạp hơn. Mỗi obitan chỉ chứa tối đa 2 electron.
Khi một obitan đã có đủ 2 electron, người ta nói rằng các electron đã ghép đôi. Các electron ghép đôi thường không tham gia vào việc tạo thành liên kết hoá học.
Khi một obitan chỉ có 1 electron, người ta gọi đó là electron độc thân. Trong đa số các trường hợp, chỉ có các electron độc thân mới tham gia vào tạo thành liên kết hoá học.
4. Số electron tối đa trong một phân lớp, một lớp
Từ số electron tối đa trong một obitan, ta có thể suy ra số electron tối đa trong mỗi phân lớp và mỗi lớp.
- Phân lớp s có 1 obitan nên có tối đa 2 electron. Phân lớp p có 3 obitan nên có tối đa 6 electron.
Phân lớp d có tối đa 10 electron và phân lớp f có 14 electron.
- Lớp thứ 1 có 1 phân lớp s nên có tối đa 2 electron.
Lớp thứ 2 có phân lớp s và phân lớp p nên có tối đa 8 electron. Lớp thứ 3 có các phân lớp s, p, d, nên có tối đa 18 electron.
Từ đó suy ra lớp thứ 4 có tối đa 32 electron v.v...
Một lớp đã chứa đủ số electron tối đa được gọi là lớp electron bão hào.

Số electron tối đa trong các lớp và các phân lớp (từ n = 1 đến n = 3)
Số thứ tự của lớp Số electron tối đa của lớp Số electron phân bố vào các phân lớp
n = 1 (lớp K) 2 1s2
n = 2 (lớp L) 8 2s2 2p6
n = 3 (lớp M) 18 3s2 3p6 3d10

5. Cấu trúc electron trong nguyên tử các nguyên tố
Nguyên lí vững bền :
Trong nguyên tử, các electron lần lượt chiếm các mức năng lượng từ thấp đến cao.
Càng xa hạt nhân, các lớp và phân lớp electron nõi chung có mức năng lượng càng cao. Cụ thể mức năng lượng của các lớp tăng theo thứ tự từ 1 đến 7 và của phân lớp tăng theo thứ tự s, p, d, f.
Sau đây là thứ tự sắp xếp các phân lớp theo chiều tăng của mức năng lượng xác định bằng thực nghiệm :
1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s v.v....
Dựa vào nguyên lí vững bền, đồng thời chú ý đến số electron tối đa trong mỗi phân lớp, ta có thể viết được sơ đồ phân bố electron trong nguyên tử của bất kì nguyên tố náo khi biêt số hiệu nguyên tử Z của nguyên tố đó.
Ví dụ:
- Nguyên tử hiđro : Z = 1, có 1 electron. Electron này chiếm phân mức năng lượng thấp nhất là 1s.
- Nguyên tử heli : Z = 2, có 2 electron. Cả 2 electron đều chiếm phân mức 1s. Như vậy, nguyên tử hiđro và nguyên tử heli chỉ có 1 lớp electron, lớp K.
- Nguyên tử liti : Z = 3, có 3 electron. Hai electron đầu chiếm phân mức 1s : vì phân mức 1s chỉ nhận tối đa 2 electron nên electron thứ 3 chiếm phân mức 2s.
Như vậy nguyên tử liti có 2 lớp electron, lớp K gồm 2 electron và lớp L, 1 electron v.v...
Cấu hình electron
Muốn biểu diễn sự phân bố electron theo các lớp và phân lớp, người ta dùng cấu hình electron ghi
theo cách sau:
- Lớp electron được ghi bằng chữ số.
- Phân lớp được ghi bằng chữ cái thường s, p, d...
- Số electron được ghi bằng số ở phía trên bên phải của chữ cái chỉ phân lớp, các phân lớp không có
electron không ghi.
Ví dụ:
Cấu hinh electron của các nguyên tử 1H, 2He, 3Li, 13Al được ghi như sau:
1H : 1s1
2He : 1s2
3Li : 1s2 2s1
13Al : 1s2 2s2 2p6 3s2 3p1
Ngoài cách viết cấu hình electron như trên, muốn biểu diễn sự phân bố electron theo cac obitan,
người ta làm như sau :
Kí hiệu mỗi obitan bằng một ô vuông, mỗi electron bằng một mũi tên, các electron ghép đôi được kí hiệu bằng hai mũi tên ngược chiều

6. Đặc điểm của lớp electron ngoài cùng
- Đối với nguyên tử của tất cả các nguyên tố, lớp ngoài cùng có tối đa là 8 electron.
- Các nguyên tử có 8 electron lớp ngoài cùng đều rất bền vững, chúng không tham gia vào các phản ứng hoá học. Đó là các nguyên tử khí hiếm.
- Các nguyên tử có 1, 2, 3 electron lớp ngoài cùng là những nguyên tử kim loại.
- Các nguyên tử có 5, 6, 7 electron lớp ngoài cùng là những nguyên tử phi kim.
Các electron lớp ngoài cùng (gọi tắt là các electron ngoài cùng) hầu như quyết định tính chất hoá học của một nguyên tố.
Biết được sự phân bố electron trong nguyên tử, nhất là biết được số electron lớp ngoài cùng, người ta có thể dự đoán được những tính chất hoá học tiêu biểu của nguyên tố đó.
 
H

hocviencsnd

Mọi người cùng khởi động lại kiến thức lớp 10 nha ! :D


Dạng 1: Lý thuyết về cấu tạo nguyên tử.

1. Biết rằng khối lượng của 1 nguyên tử oxi nặng gấp 15,842 lần và khối lượng của nguyên tử cacbon nặng gấp
11,9059 lần khối lượng của nguyên tử hiđro. Nếu chọn khối lượng của 1/12 nguyên tử đồng vị 12C làm đơn vị thì O, H có nguyên tử khối lần lượt là:
A. 15,9672 và 1,01
B. 16,01 và 1,0079
C. 15,9672 và 1,0079
D. 16 và 1,0081

2. Nguyên tử đồng có kí hiệu là 64 Cu . Số hạt nơtron trong 64 gam đồng là:
A. 29
B. 35
C. 35.6,02.1023
D. 29.6,02.1023


3. Obitan nguyên tử là:
A. Khu vực không gian xung quanh hạt nhân mà ta có thể xác định vị trí electron tại từng thời điểm.
B. Khu vực không gian xung quanh hạt nhân mà ta có thể xác định được vị trí của 2 electron cùng một lúc.
C. Khu vực không gian xung quanh hạt nhân trong đó khả năng có mặt electron là lớn nhất.
D. Khu vực không gian xung quanh hạt nhân có dạng hình cầu hoặc hình số tám nổi

4. Đồng vị là những nguyên tử của cùng một nguyên tố, có số p bằng nhau nhưng khác nhau số:
A. electron độc thân
B. nơtron
C. electron hóa trị
D. obitan
5. Số khối của nguyên tử bằng tổng:
A. số p và n
B. số p và e
C. số n, e và p
D. số điện tích hạt nhân

6 Nguyên tố hóa học là tập hợp các nguyên tử có cùng:
A. số khối
B. điện tích hạt nhân
C. số electron
D. tổng số proton và nơtron

 
Last edited by a moderator:
H

hocviencsnd

Dạng 2: Bài tập liên quan tới mối liên hệ giữa các thành phần của nguyên tử


1. Nguyên tử X có số hiệu 24, số nơtron là 28. X có:
A. số khối là 52
B. số e là 28
C. điện tích hạt nhân là 24
D. số p là 28

2. Tổng số hạt p, e, n trong nguyên tử nguyên tố X là 10. Nguyên tố X là:
A. Li
B. Be
C. N
D. Ne

3. Nguyên tử X có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 34. Biết số nơtron nhiều hơn số proton là 1. Số khối của X
là:
A. 11
B. 19
C. 21
D. 23

4. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 155. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt
không mang điện là 33. Số khối của nguyên tử là:
A. 108
B. 122
C. 66
D. 94

5. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt (p, n, e) bằng 180. Trong đó các hạt mang điện chiếm 58,89% tổng số
hạt. Nguyên tố X là:
A. Flo
B. Clo
C. Brom
D. Iot

6. Tổng số p, e, n trong hai nguyên tử A và B là 142, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 42. Số hạt mang điện của B nhiều hơn của A là 12. Số hiệu nguyên tử của A và B lần lượt là:
A. 17 và 29
B. 20 và 26
C. 43 và 49
D. 40 và 52

7. Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong hai nguyên tử của nguyên tố X và Y là 96 trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 32. Số hạt mang điện của nguyên tử Y nhiều hơn của X là 16. X và Y lần lượt là:
A. Mg và Ca
B. Be và Mg
C. Ca và Sr
D. Na và Ca

8. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt electron trong các phân lớp p là 7. Số hạt mang điện của một nguyên tử Y nhiều hơn số hạt mang điện của một nguyên tử X là 8 hạt. Các nguyên tố X và Y lần lượt là (biết số hiệu nguyên tử của nguyên tố: Na = 11; Al = 13; P = 15; Cl = 17; Fe = 26):
A. Al và P
B. Fe và Cl
C. Al và Cl
D. Na và Cl


 
H

hocviencsnd

Dạng 3: Bài tập liên quan tới đồng vị


1. Một nguyên tố R có 2 đồng vị với tỉ lệ số nguyên tử là 27/23. Hạt nhân của R có 35 hạt proton. Đồng vị thứ nhất có 44 hạt nơtron, đồng vị thứ 2 có số khối nhiều hơn đồng vị thứ nhất là 2. Nguyên tử khối trung bình của nguyên tố
R là:
A. 79,2
B. 79,8
C. 79,92
D. 80,5

2.Nguyên tố X có hai đồng vị X1 và X2. Tổng số hạt không mang điện trong X1 và X2 là 90. Nếu cho 1,2 gam Ca tác dụng với một lượng X vừa đủ thì thu được 5,994 gam hợp chất CaX2. Biết tỉ lệ số nguyên tử X1 : X2 = 9 : 11. Số khối của X1, X2 lần lượt là:
A. 81 và 79
B. 75 và 85
C. 79 và 81
D. 85 và 75

3. Nguyên tố Cu có nguyên tử khối trung bình là 63,54 với 2 đồng vị X và Y, có tổng số khối là 128. Số nguyên tử đồng vị X = 0,37 số nguyên tử đồng vị Y. Vậy số nơtron của đồng vị Y ít hơn số nơtron của đồng vị X là:
A. 2 hạt
B. 4 hạt
C. 6 hạt
D. 1 hạt
 
H

hocviencsnd

Dạng 4: Bài tập liên quan tới cấu hình electron


1, Số obitan tổng cộng trong nguyên tử có số điện tích hạt nhân 17 là:
A. 4
B. 6
C. 5
D. 9

2, Nguyên tố lưu huỳnh S nằm ở ô thứ 16 trong bảng hệ thống tuần hoàn. Biết rằng các electron của nguyên tử S
được phân bố trên 3 lớp electron (K, L, M). Số electron ở lớp L trong nguyên tử lưu huỳnh là: A. 6
B. 8
C. 10
D. 2

3, Cho các nguyên tố: 1H; 3Li; 11Na; 7N; 8O; 9F; 2He; 10Ne. Nguyên tử của nguyên tố không có electron độc thân là:
A. H, Li, Na, F
B. O
C. He, Ne
D. N


5, Nguyên tử của nguyên tố R có tổng số hạt p, n, e bằng 18 và số hạt không mang điện bằng trung bình cộng của tổng số hạt mang điện. Vậy số electron độc thân của nguyên tử R là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

6, Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử của nguyên tố P (Z =15) có số electron độc thân là:
A.0
B. 1
C. 2
D. 3

7.Một nguyên tử X có tổng số electron ở phân lớp p là 17. Nguyên tố X là :
A. brom
B. agon
C. lưu huỳnh
D. clo

9, Nguyên tử của ba nguyên tố nào sau đây đều có 8 electron ở lớp ngoài cùng:
A. Ar,Xe,Br
B. He,Ne,Ar
C. Xe,Fe,Kr
D. Kr,Ne,Ar

10, Nguyên tử có cấu hình e với phân lớn p có chứa e độc thân là nguyên tố:
A. N
B. Ne
C. Na
D. Mg

11, Trong các nguyên tố có Z = 1 đến Z = 20. Số nguyên tố mà nguyên tử có 2 eletron độc thân là: A. 3 B. 4 C. 5 D. 6

12, Tổng số hạt proton, nơtron, electron của nguyên tử nguyên tố X là 21. Tổng số obitan nguyên tử (ô lượng tử) của
nguyên tử nguyên tố đó là:
A. 5
B. 9
C. 6
D. 7


13. Một anion Rn- có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 3p6. Cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng của nguyên tử R có thể là:
A. 3p2
B. 3p3
C. 3p4 hoặc 3p5
D. A, B, C đều đúng

14. Một cation Rn+ có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 2p6. Cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng của nguyên tử R có thể là:
A. 3s2
B. 3p1
C. 3s1
D. A, B, C đều đúng
 
B

barbiesgirl

Dạng 2: Bài tập liên quan tới mối liên hệ giữa các thành phần của nguyên tử


1. Nguyên tử X có số hiệu 24, số nơtron là 28. X có:
A. số khối là 52
B. số e là 28
C. điện tích hạt nhân là 24
D. số p là 28

2. Tổng số hạt p, e, n trong nguyên tử nguyên tố X là 10. Nguyên tố X là:
A. Li
B. Be
C. N
D. Ne

3. Nguyên tử X có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 34. Biết số nơtron nhiều hơn số proton là 1. Số khối của X
là:
A. 11
B. 19
C. 21
D. 23

4. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 155. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt
không mang điện là 33. Số khối của nguyên tử là:
A. 108
B. 122
C. 66
D. 94

5. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt (p, n, e) bằng 180. Trong đó các hạt mang điện chiếm 58,89% tổng số
hạt. Nguyên tố X là:
A. Flo
B. Clo
C. Brom
D. Iot

6. Tổng số p, e, n trong hai nguyên tử A và B là 142, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 42. Số hạt mang điện của B nhiều hơn của A là 12. Số hiệu nguyên tử của A và B lần lượt là:
A. 17 và 29
B. 20 và 26
C. 43 và 49
D. 40 và 52

7. Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong hai nguyên tử của nguyên tố X và Y là 96 trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 32. Số hạt mang điện của nguyên tử Y nhiều hơn của X là 16. X và Y lần lượt là:
A. Mg và Ca
B. Be và Mg
C. Ca và Sr
D. Na và Ca

8. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt electron trong các phân lớp p là 7. Số hạt mang điện của một nguyên tử Y nhiều hơn số hạt mang điện của một nguyên tử X là 8 hạt. Các nguyên tố X và Y lần lượt là (biết số hiệu nguyên tử của nguyên tố: Na = 11; Al = 13; P = 15; Cl = 17; Fe = 26):
A. Al và P
B. Fe và Cl
C. Al và Cl
D. Na và Cl
 
S

smileandhappy1995

Dạng 3: Bài tập liên quan tới đồng vị


1. Một nguyên tố R có 2 đồng vị với tỉ lệ số nguyên tử là 27/23. Hạt nhân của R có 35 hạt proton. Đồng vị thứ nhất có 44 hạt nơtron, đồng vị thứ 2 có số khối nhiều hơn đồng vị thứ nhất là 2. Nguyên tử khối trung bình của nguyên tố
R là:
A. 79,2
B. 79,8
C. 79,92
D. 80,5

2.Nguyên tố X có hai đồng vị X1 và X2. Tổng số hạt không mang điện trong X1 và X2 là 90. Nếu cho 1,2 gam Ca tác dụng với một lượng X vừa đủ thì thu được 5,994 gam hợp chất CaX2. Biết tỉ lệ số nguyên tử X1 : X2 = 9 : 11. Số khối của X1, X2 lần lượt là:
A. 81 và 79
B. 75 và 85
C. 79 và 81
D. 85 và 75

3. Nguyên tố Cu có nguyên tử khối trung bình là 63,54 với 2 đồng vị X và Y, có tổng số khối là 128. Số nguyên tử đồng vị X = 0,37 số nguyên tử đồng vị Y. Vậy số nơtron của đồng vị Y ít hơn số nơtron của đồng vị X là:
A. 2 hạt
B. 4 hạt
C. 6 hạt
D. 1 hạt

mọi người vào giải tiếp đi :D

_________________________________________________________________
 
S

sarikaki

cho 29g hỗn hợp gồm Al, Cu, Ag tác dụng vừa đủ với 950ml dung dịch HNO3 1,5M thu được dung dịch chứa m g muối và 5,6l hỗn hợp khí X gồm NO và N2O. Tỉ khối của X so với H2 bằng 16,4. Tìm m
 
K

king_of_worlds

cho 29g hỗn hợp gồm Al, Cu, Ag tác dụng vừa đủ với 950ml dung dịch HNO3 1,5M thu được dung dịch chứa m g muối và 5,6l hỗn hợp khí X gồm NO và N2O. Tỉ khối của X so với H2 bằng 16,4. Tìm m

Ta có :
n Khí = 0.25 mol
nNO = 0.2 mol
nN2O = 0.05 mol
Giả sử HNO3 chỉ cho sản phẩm khử là NO và N2O ---> nHNO3 = 1.3 mol
Mà nHNO3 = 1.425 mol
----> Spk còn NH4NO3
Do đó : nNH4NHO3 = 0.0125 mol ----> ne(NH4+) = 0.1 mol
Vậy m = mKL + mNO3- + mNH4NO3 = 29 + 62.(1.1) + 80.0,0125 = 98.2 gam
 
Last edited by a moderator:
S

smileandhappy1995

nhóm chúng ta cùng hoạt động lại nào ^^

chúng ta chuyển sang phần so sánh bán kính nguyên tử nha :)
lý thuyết
để so sánh bán kính nguyên tử ,ion người ta dựa vào :
- Số lớp (e) ( số lớp e lớn => bán kính lớn )
VD: $_{11}Na ,_{9}F => r_{Na}>r_{F}$
-Khi cùng số lớp e thì dựa vào điện tích hạt nhân ( điện tích hạt nhân lớn => bk bé) Vd: $_{11}Na>_{12}Mg>_{13}Al
- khi có cùng số lớp e ,cùng điện tích hạt nhân thì dựa vào số e lớp ngoài cung ( phần này thi đh ko có nên ta chỉ dùng 2 cái trên thui :D)
Vd:$ F>F^-$

Bài tập ví dụ
1: sắp xếp các bk nguyên tưt và ion sau đây theo thứ tự bk nguyên tưt tăng dần từ trái qua phải:
a) Na,$Na^+$,F,Al,$Al^{3+}$,S,Ca,$Ca^{2+}$,$Cl^-$
b) $M^+,R^{2+},X{2-},Y^-$
biếtM(z=11),X (z=8),Y(z=9),R(z=12)
c)K(z=19),Cl(z=17),Mg(z=12),Si(z=14),O(z=8),N(z=7)
p/s: ai có bt thì post lên nhé
 
Last edited by a moderator:
H

hoi_a5_1995

Dạng 4: Bài tập liên quan tới cấu hình electron


Số obitan tổng cộng trong nguyên tử có số điện tích hạt nhân 17 là:
A. 4
B. 6
C. 5
D. 9


2, Nguyên tố lưu huỳnh S nằm ở ô thứ 16 trong bảng hệ thống tuần hoàn. Biết rằng các electron của nguyên tử S
được phân bố trên 3 lớp electron (K, L, M). Số electron ở lớp L trong nguyên tử lưu huỳnh là: A. 6
B. 8
C. 10
D. 2

3, Cho các nguyên tố: 1H; 3Li; 11Na; 7N; 8O; 9F; 2He; 10Ne. Nguyên tử của nguyên tố không có electron độc thân là:
A. H, Li, Na, F
B. O
C. He, Ne
D. N


5, Nguyên tử của nguyên tố R có tổng số hạt p, n, e bằng 18 và số hạt không mang điện bằng trung bình cộng của tổng số hạt mang điện. Vậy số electron độc thân của nguyên tử R là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

3p = 18 => p = 6 => C => 1s^22s^22p^2

6, Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử của nguyên tố P (Z =15) có số electron độc thân là:
A.0
B. 1
C. 2
D. 3


15 - 10( Ne) - 2( 3 s^2) = 3

7.Một nguyên tử X có tổng số electron ở phân lớp p là 17. Nguyên tố X là :
A. brom
B. agon
C. lưu huỳnh
D. clo

9, Nguyên tử của ba nguyên tố nào sau đây đều có 8 electron ở lớp ngoài cùng:
A. Ar,Xe,Br
B. He,Ne,Ar
C. Xe,Fe,Kr
D. Kr,Ne,Ar

10, Nguyên tử có cấu hình e với phân lớn p có chứa e độc thân là nguyên tố:
A. N
B. Ne
C. Na
D. Mg

11, Trong các nguyên tố có Z = 1 đến Z = 20. Số nguyên tố mà nguyên tử có 2 eletron độc thân là: A. 3 B. 4 C. 5 D. 6

12, Tổng số hạt proton, nơtron, electron của nguyên tử nguyên tố X là 21. Tổng số obitan nguyên tử (ô lượng tử) của
nguyên tử nguyên tố đó là:
A. 5
B. 9
C. 6
D. 7


13. Một anion Rn- có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 3p6. Cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng của nguyên tử R có thể là:
A. 3p2
B. 3p3
C. 3p4 hoặc 3p5
D. A, B, C đều đúng

14. Một cation Rn+ có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 2p6. Cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng của nguyên tử R có thể là:
A. 3s2
B. 3p1
C. 3s1
D. A, B, C đều đúng
 
P

pp1994

Chào các bạn!
Để giúp các bạn có thể chuẩn bị tốt nhất kiến thức môn hóa để chuẩn bị cho kì thi đại học sắp tới cũng như các bài kiểm tra tại lớp, trường, mình sẽ lập ra các topic theo các chuyên đề bám theo chương trình và tại đây mình sẽ đưa ra những bài tập theo từng dạng trong chuyên đề, chúng ta sẽ cùng nhau thảo luận và đưa ra các lời giải, những kinh nghiệm, phương pháp làm, giải các bài theo yêu cầu, sau khi các bạn đưa ra lời giải thì mình sẽ tổng hợp lại các lời giải và đưa ra đáp án.... chúng ta sẽ bắt đầu từ chuyên đề sự điện li
Mong rằng các topic này có thể giúp đỡ các bạn phần nào trong quá trình học tập!
Các bạn không spam các vấn đề ngoài nội dung, bài các bạn gửi lên cùng nội dung sẽ được hướng dẫn trong vòng 24h nhưng nếu không đúng nội dung sẽ bị xoá..
Thân ái!
 
Last edited by a moderator:
P

pp1994

Câu 1: theo Bronsted thì các ion: [TEX]{{NH}_{4}^{+}[/TEX] (1),${Zn}^{2+}$ (2), ${{HCO}_{3}}^{-}$ (3), ${{PO}_{4}}^{3-}$ (4), ${Na}^{+}$ (5), ${{HSO}_{4}}^{-}$ (6):
A. 1, 2, 3, 6 là acid
B. 3, 4, 5 là base
C. 2, 5 là trung tính
D. 3, 6 là lưỡng tính
Câu 2: khi hòa tan trong nước , chất nào sau đây cho môi trường có pH>7?
A. [TEX]{Na}_{2}{CO}_{3}[/TEX]
B. ${FeCl}_{3}$
C. ${P}_{2}{O}_{5}$
D. ${CuCl}_{2}$
Câu 3: Hòa tan 5 muối NaCl, [TEX]{NH}_{4}Cl[/TEX], ${AlCl}_{3}$,[TEX]{Na}_{2}S[/TEX], [TEX]{C}_{6}{H}_{5}ONa[/TEX] vào nước thành 5 dung dịch, sau đó cho vào mỗi dung dịch 1 ít quỳ tìm. Số dung dịch quỳ tím hóa xanh, đỏ, không đổi màu lần lượt là
A. 2, 2, 1
B. 2,1,2
C. 1,2,2
D. đáp án khác
 
Last edited by a moderator:
P

pp1994

bạn thử kiểm tra lại đáp án của mình
ion Fe3+ khi thủy phân trong nước sẽ tạo ra H+
[TEX]{Fe}^{3+}[/TEX] + [TEX]{H}_{2}O[/TEX] -> [TEX]{Fe(OH)}^{2+}[/TEX] + [TEX]{H}^{+}[/TEX]
nên sẽ ra môi trường acid dẫn tới pH không thể lớn hơn 7
cũng như vậy với câu 3 thì bạn nên xem ion khi vào nước phân li ra ion gì
 
S

superlight

bạn thử kiểm tra lại đáp án của mình
ion Fe3+ khi thủy phân trong nước sẽ tạo ra H+
[TEX]{Fe}^{3+}[/TEX] + [TEX]{H}_{2}O[/TEX] -> [TEX]{Fe(OH)}^{2+}[/TEX] + [TEX]{H}^{+}[/TEX]
nên sẽ ra môi trường acid dẫn tới pH không thể lớn hơn 7
cũng như vậy với câu 3 thì bạn nên xem ion khi vào nước phân li ra ion gì

mình ko hiểu tại sao lại ra [TEX]{Fe(OH)}^{2+}[/TEX]...................................................
 
V

vitomsau

Mấy bài này dễ quá bạn ợ,bài 2 ý A,bài 3 ý A :D..............
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom