☺ Thảo luận ☺ sinh 94 ☺

Status
Không mở trả lời sau này.
V

vang_xanhlacay

a/ [TEX]%X=%G=35%[/TEX]\Rightarrow[TEX]%A=%T=15%[/TEX]

[TEX]%X1=%G2=40%[/TEX]\Rightarrow[TEX]%G1=%X2=2%X-%X1=2.35-40=30%[/TEX]

[TEX]T2=A1=20%[/TEX]\Rightarrow[TEX]%A1=%T2=2%A-%A1=2.15-20=10%[/TEX]

b/ [TEX]N=450.20=9000[/TEX], mỗi mạch có 3000 nu, có tỉ lệ % ở câu a rồi thì sẽ tính được số lượng từng loại nucleotit ở mỗi mạch và cả phân tử ADN;)

c/ [TEX]{L}_{ADN}=\frac{9000}{2}.3,4=15300 A^o[/TEX]

Gọi x là số gen trên ADN
Do các gen lần lượt dài hơn nhau 255 Å và gen ngắn nhất có chiều dài là 2550 Å

\Rightarrow [TEX]\frac{x}{2}.[2.550+(x-1).255]=15300[/TEX]

giải pt được x=5
bạn trả lời đúng rồi, mà đề có sai đâu. đây là % T và X trên mỗi mạch mà.
 
Last edited by a moderator:
V

vang_xanhlacay

Một gen chứa 900 A và 600 X
a, tính số liên kết hidro bị phá vỡ và số liên kết hidro được hình thành khi gen đó trải qua một đợt tự nhân đôi.
b, gen nói trên tự sao liên tiếp tạo ra 8 gen con. Hãy cho biết:
- Tổng số liên kết hidro bị phá vỡ
- Tổng số liên kết hidro được hình thành
- Tổng số liên kết hóa trị được hình thành.
( mình đưa lên bài này để ôn lại một số công thức thôi, không khó lắm đâu nhưng hay quên mất)
 
Last edited by a moderator:
C

canhcutndk16a.

Một gen chứa 900 A và 600 X
a, tính số liên kết hidro bị phá vỡ và số liên kết hidro được hình thành khi gen đó trải qua một đợt tự nhân đôi.
b, gen nói trên tự sao liên tiếp tạo ra 8 gen con. Hãy cho biết:
- Tổng số liên kết hidro bị phá vỡ
- Tổng số liên kết hidro được hình thành
- Tổng số liên kết hóa trị được hình thành.
( mình đưa lên bài này để ôn lại một số công thức thôi, không khó lắm đâu nhưng hay quên mất)
a/ [TEX]{H}_{ht}=2^1.(2A+3G)=7200[/TEX]

[TEX]{H}_{pv}=(2^1-1).(2A+3G)=3600[/TEX]

b/ [TEX]{\sum H}_{pv}=(2^3-1).(2A+3G)=25200[/TEX]

[TEX]{\sum H}_{ht}=2^3.(2A+3G)=28800[/TEX]

[TEX]{\sum HT}_{ht}=(N-2).(2^3-1)=2998.7=20986[/TEX]
 
T

triaiai

Câu hỏi trắc nghiệm sinh học

Bài 1: Một gen phân mảnh dài 765 nm có các đoạn êxôn và intron xen kẽ nhau và theo tỉ lệ 1:3:2:4. Đoạn êxôn thứ nhất chứa 585 lk hiđrô. . Đoạn êxôn thứ hai chứa 1080 lk hiđrô

a/ Có bao nhiêu liên kết hóa trị chứa trong các đoạn không mã hóa?
A.3150 B.3148 C.3146 D.3154

b/số nuclêôtit từng loại chứa trong các đoạn mã hóa bằng bao nhiêu?
A.A=T=90(Nu);G=X=135(Nu); B.A=T=270(Nu);G=X=180(Nu)
C.A=T=360;G=X=315(Nu) D.A=T=270(Nu);G=X=405(Nu)

Bài 2: Hai gen có chứa 225 chu kì xoắn. Khối lượng gen I = ½ so với gen II. Gen I có số lk hiđrô giữa A và T bằng số lk hiđrô giữa G và X. Gen II có 4050 lk hiđrô.

a/ Số nuclêôtit mỗi loại của gen I là:
A.A=T=450(Nu);G=X=1050(Nu); B.A=T=300(Nu);G=X=450(Nu)
C.A=T=450;G=X=300(Nu) D.A=T=900(Nu);G=X=600(Nu)

b/ Số nuclêôtit mỗi loại của gen II là:
A.A=T=300(Nu);G=X=450(Nu); B.A=T=450(Nu);G=X=300(Nu)
C.A=T=1050;G=X=450(Nu) D.A=T=450(Nu);G=X=1050(Nu)

Bài 3: Một gen có tỉ lệ giữa các loại nucleotit A+T /G+X=7/3.Khi tái bản tổng hợp được 2 mạch mới,en zim ADN pôlimêrâz đã làm đút 3450 liên kết hiđrô

a/ Có bao nhiêu nu tự do mỗi loại cần được môi trường cung cấp ?
A. A = T = 450);G = X = 1050(nu) B. A = T = 900(nu); G=X=600(nu)
C.A=T=1050(Nu); G=X=450(nu) D.A=T=12009Nu);G=X=300(nu)

b/ Nếu thời gian tái bản xảy ra trong 7,5 giây thì số nuclêôtit trung bình được bổ sung vào 2 mạch khuôn trong mỗi giây bằng bao nhiêu ?
A.400 (nu)/1 giây B.200 (nu)/1 giây C.300(nu)/1 giây D.100(nu)/1giây

c/ Thời gian nhân đôi của mõi chu kì xoắn là :
A.0.0259giây B.0.05 giây C.0,04giây D.0,02 giây

Bài 4: Hai gen A và B đều bằng nhau và có tỉ lệ từng loại nucleotit như nhau cả hai gen đều nhân đôi đã cần môi trường nôi bào cung cấp tất cả 11376 nuclêôtit tự do .Trong đó có 2208 nuclêôtit tự do loại X .Biết số nuclêôtit của mỗi gen có từ 1200 -1500 nuclêôtit

a/ Số lần nhân đôi của mỗi gen là A.1 và 3 B.1và 2 C2 và 3 D.2 và 4

b/ Chiều dài mỗi gen tính ra đơn vị micrômet là:
A.2,4174 B.1,2487 C.0,24174 D.0,12087

c/Số nuclêôtit từng loại chứa trong mỗi gen là:
A. A = T = 276);G = X = 435 (nu) B. A = T = 870nu) ;G=X=552(nu)
C. A = T = 3480(nu);G=X=2208(nu) D. A = T = 435(nu) ;G=X= 276(nu)

Bài 5: mARN sơ khai được tổng hợp từ 1 gen phân mảnh dài 326,4. Gen có hiệu số giữa X với loại nu khác bằng 10% tổng số nu. Quá trình phiên mã cần mtcc rN tự do gấp 3 lần số nu của gen

a/ Số nu từng loại của gen phân mảnh là:
A. A = T = 768; G = X = 1152; B. A = T = 384 ;G=X=576
C. A = T = 576; G=X=384 D. Không xác định được

b/Số liên kết hóa trị chứa trong các phân tử mARN sơ khai là:
A. 5760 B. 5748 C. 11508 D. 5754

c/ Có bao nhiêu liên kết H bị hủy trong quá trình phiên mã.
A. 2469 B. 7488 C. 14976 D. 5754


Dạng toán mới về PRÔTÊIN :

Gen phân mảnh dài 492,66nm chứa các exon và intron xen kẻ nhau và bắt đầu bằng đoạn exon có số nu theo tỉ lệ 2:5:3:6:7 .Gen phiên mã 5 lần , mỗi mARN đều có 7 riboxom dịch mã một lần .

1.Chiều phân tử protein thực hiện được chức năng sinh lí của nó là :
A. 144,3 nm B. 68,7 nm C.753 nm D. 750 nm

2. Số aa càn được mt cung cấp đẻ thành lập các chuỗi polipeptit ban đầu được bao nhiêu ?
A.8750(aa) B.8785 (aa) C. 8820(aa) D.8050(aa).

3.Khối lượng nước được giải phóng trong quá trình dịch mã là:

A. 4500 (đvC) B.4142(đvC) C.157500(đvC) D.144270(đvC).
 
Last edited by a moderator:
K

khackhiempk

Bài 1: Một gen phân mảnh dài 765 nm có các đoạn êxôn và intron xen kẽ nhau và theo tỉ lệ 1:3:2:4. Đoạn êxôn thứ nhất chứa 585 lk hiđrô. . Đoạn êxôn thứ hai chứa 1080 lk hiđrô

a/ Có bao nhiêu liên kết hóa trị chứa trong các đoạn không mã hóa?
A.3150 B.3148 C.3146 D.3154

b/số nuclêôtit từng loại chứa trong các đoạn mã hóa bằng bao nhiêu?
A.A=T=90(Nu);G=X=135(Nu); B.A=T=270(Nu);G=X=180(Nu)
C.A=T=360;G=X=315(Nu) D.A=T=270(Nu);G=X=405(Nu)
bài này không đúng trong thực tế, vì một gen bao giờ khởi đầu và kết thúc cũng là 2 đoạn exon
tỉ lệ ở đây là tỉ lệ về cái gì
a,nếu là số lk hóa trịchứa trong các đoạn không mã hóa thì phải là 6296, nếu là số lk hóa trị giữa các nu trong đoạn ko mã hóa thì là 3148
Bài 2: Hai gen có chứa 225 chu kì xoắn. Khối lượng gen I = ½ so với gen II. Gen I có số lk hiđrô giữa A và T bằng số lk hiđrô giữa G và X. Gen II có 4050 lk hiđrô.

a/ Số nuclêôtit mỗi loại của gen I là:
A.A=T=450(Nu);G=X=1050(Nu); B.A=T=300(Nu);G=X=450(Nu)
C.A=T=450;G=X=300(Nu) D.A=T=900(Nu);G=X=600(Nu)

b/ Số nuclêôtit mỗi loại của gen II là:
A.A=T=300(Nu);G=X=450(Nu); B.A=T=450(Nu);G=X=300(Nu)
C.A=T=1050;G=X=450(Nu) D.A=T=450(Nu);G=X=1050(Nu)
Bài 3: Một gen có tỉ lệ giữa các loại nucleotit A+T /G+X=7/3.Khi tái bản tổng hợp được 2 mạch mới,en zim ADN pôlimêrâz đã làm đút 3450 liên kết hiđrô

a/ Có bao nhiêu nu tự do mỗi loại cần được môi trường cung cấp ?
A. A = T = 450);G = X = 1050(nu) B. A = T = 900(nu); G=X=600(nu)
C.A=T=1050(Nu); G=X=450(nu) D.A=T=12009Nu);G=X=300(nu)

b/ Nếu thời gian tái bản xảy ra trong 7,5 giây thì số nuclêôtit trung bình được bổ sung vào 2 mạch khuôn trong mỗi giây bằng bao nhiêu ?
A.400 (nu)/1 giây B.200 (nu)/1 giây C.300(nu)/1 giây D.100(nu)/1giây

c/ Thời gian nhân đôi của mõi chu kì xoắn là :
A.0.0259giây B.0.05 giây C.0,04giây D.0,02 giây
câu c là 0.1s
Bài 4: Hai gen A và B đều bằng nhau và có tỉ lệ từng loại nucleotit như nhau cả hai gen đều nhân đôi đã cần môi trường nôi bào cung cấp tất cả 11376 nuclêôtit tự do .Trong đó có 2208 nuclêôtit tự do loại X .Biết số nuclêôtit của mỗi gen có từ 1200 -1500 nuclêôtit

a/ Số lần nhân đôi của mỗi gen là A.1 và 3 B.1và 2 C2 và 3 D.2 và 4

b/ Chiều dài mỗi gen tính ra đơn vị micrômet là:
A.2,4174 B.1,2487 C.0,24174 D.0,12087

c/Số nuclêôtit từng loại chứa trong mỗi gen là:
A. A = T = 276);G = X = 435 (nu) B. A = T = 870nu) ;G=X=552(nu)
C. A = T = 3480(nu);G=X=2208(nu) D. A = T = 435(nu) ;G=X= 276(nu)
Bài 5: mARN sơ khai được tổng hợp từ 1 gen phân mảnh dài 326,4. Gen có hiệu số giữa X với loại nu khác bằng 10% tổng số nu. Quá trình phiên mã cần mtcc rN tự do gấp 3 lần số nu của gen

a/ Số nu từng loại của gen phân mảnh là:
A. A = T = 768; G = X = 1152; B. A = T = 384 ;G=X=576
C. A = T = 576; G=X=384 D. Không xác định được

b/Số liên kết hóa trị chứa trong các phân tử mARN sơ khai là:
A. 5760 B. 5748 C. 11508 D. 5754

c/ Có bao nhiêu liên kết H bị hủy trong quá trình phiên mã.
A. 2469 B. 7488 C. 14976 D. 5754
đơn vị chiều dài của mARN là gì?
Gen phân mảnh dài 492,66nm chứa các exon và intron xen kẻ nhau và bắt đầu bằng đoạn exon có số nu theo tỉ lệ 2:5:3:6:7 .Gen phiên mã 5 lần , mỗi mARN đều có 7 riboxom dịch mã một lần .

1.Chiều phân tử protein thực hiện được chức năng sinh lí của nó là :
A. 144,3 nm B. 68,7 nm C.753 nm D. 750 nm đơn vị là angstrong chứ không phải là nm

2. Số aa càn được mt cung cấp đẻ thành lập các chuỗi polipeptit ban đầu được bao nhiêu ?
A.8750(aa) B.8785 (aa) C. 8820(aa) D.8050(aa).

3.Khối lượng nước được giải phóng trong quá trình dịch mã là:
A. 4500 (đvC) B.4142(đvC) C.157500(đvC) D.144270(đvC).
 
Last edited by a moderator:
D

dinhhai1308

Mấy BT này thấy cũng bt cho em hỏi hội chúng ta ôn theo chuyên đề hả .nếu ôn theo chuyên đề thì đên phần nào tùi em học đến di truyền quần thể ùi
 
T

triaiai

Mời bạn tham gia bài tập trắc nghiệm ôn thi đại học

cứ post bài tập di truyền quần thể lên diendan đi bạn, tại mình thấy phần di truyền quần thể bài tập rất dễ, không đáng lo ngại, với lại đề thi đại học của bộ Giáo dục không cho câu bài tập nào khó

THÂN MỜI BẠN THAM GIA BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM ÔN THI ĐẠI HỌC 2012 , tại đây :

http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=163972
 
Last edited by a moderator:
C

ca_noc

:d. đang có bài tập hay:
xét 1 cặp nst tương đồng, mỗi nst chứa một phân tử ADN dài 1,02mm. phân tử ADN trong nst có nguồn gốc từ bố chứa 22% adenin, phân tử ADN trong nst có nguồn gốc từ mẹ chứa 34% adenin. cho biết mỗi nucle dài 3,4 x 10^-7mm (10 mũ -7) và không có hiện tượng đột biến cấu trúc nst
a. tính số lượng từng loại nucle trong mỗi loại phân tử ADN?
b. tế bào chứa cặp nst đó giảm phân cho các loại giao tử, trong đó có một loại giao tử chứa 28% adenin, tính số lượng từng loại nucle trong các phân tử ADN của mỗi loại giao tử
 
Last edited by a moderator:
C

ca_noc

Mây bạn giúp mình chứng minh mấy CT này nhé, đang có 1 sô thăc mắc về CT :D

công thức đúng mà bạn :d. không biết bài bạn trích ở đâu :d. nhưng không nhầm thì nghĩa là thế này:

số liên kết hydro được hình thành khi gen đó trải qua 1 đợt tự nhận đôi: 2k.(2A + 3G)
số liên kết hydro bị phá vỡ khi gen đó trải qua 1 đợt tự nhận đôi: (2k - 1)(2A + 3G)
tổng số liên kết hydro bị phá vỡ : (2^k - 1) (2A + 3G)
tổng số liên kết hydro được hình thành: 2^k.(2A + 3G)
tổng liên kết hóa trị được hình thành: (N - 2)(2^k - 1)

xin lỗi mình đang học đánh công thức :p
 
C

canhcutndk16a.

Mây bạn giúp mình chứng minh mấy CT này nhé, đang có 1 sô thăc mắc về CT :D
[TEX]\sum{H}_{pv}=H.(2^x-1)=(2A+3G).(2^x-1) [/TEX]
C/m:
- Ở đợt nhân đôi đầu tiên thì số lk H bị phá vỡ là H (tức là 2A+3G), sau qt này sẽ hình thành 2 gen con
- Ở đợt nhân đôi thứ 2 thì số lk H bị phá vỡ là 2H (sau qt này sẽ hình thành 4 gen con)
- Ở đợt nhân đôi thứ 3 thì số lk H bị phá vỡ là 4H (sau qt này sẽ hình thành 8 gen con)
...
\RightarrowTổng số lk bị phá vỡ là tổng của dãy: H, 2H, 4H, 8H,...

\Rightarrow[TEX]\sum{H}_{pv}=H.(2^x-1)[/TEX]
C/m tươngt ự cho số lk H được hình thành :D

[TEX]\sum{HT}_{ht}=N-2)(2^x-1)=[/TEX]

C/m: Số lk HT nối các nu trong mỗi chuỗi mạch đơn là [TEX]\frac{N}{2}-1[/TEX]

Trong tổng số mạch đơn của các gen con còn có 2 mạch của của gen mẹ

\Rightarrow Số mạch đơn mới trong các ADN con là [TEX]2.2^x-2[/TEX]

\Rightarrow Tổng số lk H hthành:

[TEX]\sum{HT}_{ht}=N-2)(2^x-1)=[/TEX]

@ duynhan: giúp em bải giải pt đi chứ nhỉ ;))
@ ca_noc: anh ấy đâu bảo alf công thức sai, ý anh ấy hỏi là cáhc chứng minh kia :) bệnh ghề nghiệp í mà ;))
 
C

ca_noc

:d. đang có bài tập hay:
xét 1 cặp nst tương đồng, mỗi nst chứa một phân tử ADN dài 1,02mm. phân tử ADN trong nst có nguồn gốc từ bố chứa 22% adenin, phân tử ADN trong nst có nguồn gốc từ mẹ chứa 3% adenin. cho biết mỗi nucle dài 3,4 x 10^-7mm (10 mũ -7) và không có hiện tượng đột biến cấu trúc nst
a. tính số lượng từng loại nucle trong mỗi loại phân tử ADN?
b. tế bào chứa cặp nst đó giảm phân cho các loại giao tử, trong đó có một loại giao tử chứa 28% adenin, tính số lượng từng loại nucle trong các phân tử ADN của mỗi loại giao tử

bt hay mà không ai làm thế? mình nói qua bài này nhé
a. chắc mọi người làm được
b. vì xuất hiện giao tử chứa 28% A nên giữa các cặp đồng dạng nói trên phải xảy 2 khả năng sau:
- trao đổi chéo
- đột biến dạng dị bội

xin lỗi mình không hiểu ý duynhan :d
 
D

duynhan1

Chết anh thắc mắc cái tổng số liên kết Hidro hình thành ý, mà chẳng thấy em đề cập đến :D
Anh nghĩ là tổng số liên kết Hidro được hình thành trong cả quá trình nhân đôi nó lớn hơn nhiều :-S
Lần nhân đôi 1: 2^1(2A+3G)
Lần nhân đôi 2: 2^2(2A+3G)
Lần nhân đôi 2: 2^3(2A+3G)
.....
Lần nhân đôi k: 2^k(2A+3G)
Tổng số liên kết kết Hidro được hình thành :
2(2^k-1).(2A+3G)

Còn theo CT đã có thì là: 2^k. (2A+3G) tức chỉ là lần nhân đôi thứ k mà thôi :-SS
P/s: Đọc xong xóa bài ni cho gọn pic
 
Last edited by a moderator:
K

khackhiempk

bt hay mà không ai làm thế? mình nói qua bài này nhé
a. chắc mọi người làm được
b. vì xuất hiện giao tử chứa 28% A nên giữa các cặp đồng dạng nói trên phải xảy 2 khả năng sau:
- trao đổi chéo
- đột biến dạng dị bội

xin lỗi mình không hiểu ý duynhan :d

bài người ta bắt tính cụ thể chứ xét trường hợp thế thì làm gì. Câu b không cần biết thuộc trường hợp nào, theo mình, câu này thiếu dữ kiện. Mặc dù xét được trường hợp thì cũng không có đủ dữ kiện để tính
 
C

ca_noc

xin lỗi :d mình đánh sai. không phải là 3% adenin mà là 34 % :d. bt này hoàn toàn đủ đề bạn ạ. mình và N đều giải ra bài này.
lưu ý các bạn 1 yếu tố quan trọng để giải bài này
%A_nstB + %A_nstb = %A_nstB + %A_nstb
%A = (%A_nstB + %A_nstb):2

mình thử rồi mà đánh công thức nó cứ bị sao á. không ra :(
 
C

canhcutndk16a.

Mây bạn giúp mình chứng minh mấy CT này nhé, đang có 1 sô thăc mắc về CT :D
Chết anh thắc mắc cái tổng số liên kết Hidro hình thành ý, mà chẳng thấy em đề cập đến :D
:-w Anh bảo là mấy công thức đấy chứ, có bảo cụ thể là công thức nào đâu :(( bắt nạt con nít :((
Anh nghĩ là tổng số liên kết Hidro được hình thành trong cả quá trình nhân đôi nó lớn hơn nhiều :-S
Lần nhân đôi 1: 2^1(2A+3G)
Lần nhân đôi 2: 2^2(2A+3G)
Lần nhân đôi 2: 2^3(2A+3G)
.....
Lần nhân đôi k: 2^k(2A+3G)
Tổng số liên kết kết Hidro được hình thành :
2(2^k-1).(2A+3G)
Còn theo CT đã có thì là: 2^k. (2A+3G) tức chỉ là lần nhân đôi thứ k mà thôi :-SS
Số lk cứ được hình thành rồi lại bị phá vỡ, lại hình thành rồi lại phá vỡ,...( nếu nó cứ tiếp tục nhân đôi), thế thì tổng cả trong quá trình thì nó chỉ hình thành 2^k thôi chứ nhỉ ( vì nó hình thành bao nhiêu trong lần nhân đôi thứ k-2 thì bị phá vỡ bấy nhiêu khi nhân đôi thứ k-1) :D
đấy là ý kiến của em :D

@ ca_noc: 34% mà bạn viết là 3% thì không có ai dám làm à đúng rồi :D
 
Last edited by a moderator:
N

ngotheluc123

[TEX]rA = 100 \\ rU = 200 \\ rG = 300\\ rX = 400 \\ \to B[/TEX][/QUOTE]

trang 3

cho mình hỏi tại sao chọn câu B :D tại mình học hơi bị chậm nên các bác đừng trách với lại ai cho mình xin cái yahoo có gì mình hỏi với nhiều khi không biết k biết hỏi ai :D với lại cho xin ít tài liệu về nhân đôi với thấy mấy bài mà k biết cách làm :(
 
Last edited by a moderator:
K

khackhiempk

trang 3

cho mình hỏi tại sao chọn câu B :D tại mình học hơi bị chậm nên các bác đừng trách với lại ai cho mình xin cái yahoo có gì mình hỏi với nhiều khi không biết k biết hỏi ai :D với lại cho xin ít tài liệu về nhân đôi với thấy mấy bài mà k biết cách làm :(

dựa vào đề cho tỉ lệ A:U:G:X = 1:2:3:4
khi đã tính được N gen thì tính được rN -> áp dụng tính chất tỉ lệ thức suy ra số lượng từng loại ribonu:p
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom