☺ Thảo luận ☺ sinh 94 ☺

Status
Không mở trả lời sau này.
L

linhcutchuat

Bài 1: Người ta tiến hành 3 phép lai giữa cá cá thể cùng loài thu được kết quả :
PL1: lông đỏ x lông đỏ -> F1: 3 đỏ : 1 trắng
PL2: vàng x đỏ -> F1: 1 đỏ: 1 vàng: 1 khoang(đỏ và vàng ) : 1 trắng
PL3: vàng x vàng -> F1: 1 trắng :3 vàng
Hãy xác định quy luật di truyền của tính trạng màu lông ở động vật này.
 
L

linhcutchuat

Bài 1: Người ta tiến hành 3 phép lai giữa cá cá thể cùng loài thu được kết quả :
PL1: lông đỏ x lông đỏ -> F1: 3 đỏ : 1 trắng
PL2: vàng x đỏ -> F1: 1 đỏ: 1 vàng: 1 khoang(đỏ và vàng ) : 1 trắng
PL3: vàng x vàng -> F1: 1 trắng :3 vàng
Hãy xác định quy luật di truyền của tính trạng màu lông ở động vật này.

Bài 2: Ở 1 lòai thực vật, A cao trội hoàn toàn so với a thấp, B quy định quả ngọt so với b quy định quả chua, D quy định quả đỏ so với d quả xanh.
Ba gen A,B,D nằm trên 3 cặp NST khác nhau.
Ban đầu có 100% cá thể mang kiểu gen AaBbDd, cho tự thụ phấn liên tục và ở mỗi thế hệ chỉ chọn lấy cá thể có kiểu hình thân thấp, quả ngọt, màu xanh thì đến thế hệ F5 thì có bao nhiêu % cá thể không thuần chủng.

Bài 3: ở ruồi giấm, gen D nằm trên NSt X quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với d mắt trắng,, gen E nằm trên NST thượng quy định thân xám trội hoàn toàn so với e quy định than đen. Ban đầu người ta đưa 3 con có kg X^DX^d Ee và 2 con có kg X^DYee vào trong 1 căn phòng kín có đủ đk dinh dưỡng. Đến đời F3, chọn 3 cá thể ruồi cái, xác suất để chỉ có 2 con thuần chủng về cả 2 tính trạng nói trên.

Bài 4: ở 1 loàii thực vật, A: quả to , a: quả nhỏ. B : hạt xanh, b: hạt vàng. Hai cặp gen cùng nằm trên 1 cặp NST ở khoảng cách 20cM. Ban đầu có 2 dòng thuần chủng, một dòng mang KH to,vàng và 1 dòng quả nhỏ, xanh.
Cho 2 dòng giao phấn với nhau thu được F1, cho F1 tự thụ phấn được F2 ,Cho F2 tự thụ phấn được F3. Lấy 2 cá thể có quả to, xanh ở F3, xác suất cả 2 cá thể có kg thuần chủng là bao nhiêu.
Bài 5Kiểu gen của cá chép không vảy là Aa vá chép vảy là aa.Kiểu gen AA làm trứng không nở.Một cặp cá chép không vảy lai với nhau được 2 dạng cá, cá chép không vảy:cá vảy với tỉ lệ 2:1.Cá chép vảy đẻ 10000 trứng,tỉ lệ sống là 100%.Cá con có tốc độ sống như nhau,không tử vong.Số cá thu được là?A 6666 B2500 C 5000 D7500
Bài 6Bệnh bạch tạng và bệnh galatozo do gen lặn quy định. Hai vợ chồng bình thường sinh 1 người con. Tính xác suất để người con đó không mắc cả hai bệnh trên. Biết người vợ có anh trai bi galatozo, ông nội và bà ngoại bị bạch tạng. người chồng có em gái bị galatozo và bố bị bạch tạng. Tất cả những người còn lại không mắc hai bệnh trên
Bài 7Ở ruồi giấm, tính trạng mắt tròn do alen lặn nằm trên NST X quy định. Tổng quần thể có 200 con mắt tròn. cá thể cái bằng 2/3 cá thể đực.
a) Alen mắt trắng ?
b) Số ruồi mắt đỏ trong quần thể 500 con cái. Mắt đỏ đều thuần chủng 120 con đực mắt đỏ. Cấu trúc di truyền của quần thể ?
bài8:"Đem lai ngựa lông xám với ngựa lông xám có kiểu gen giống nhau thu được đời con có tỉ lệ
9 lông xám : 2 lông đen: 1 lông hung
Hãy xác định quy luật di truyền chi phối phép lai và kiểu gen của của các con ngựa "
Câu 1: Bệnh mù màu đỏ và lục ở người do gen đột biến lặn nằm trên nhiễm sắc thể X không có alen tương ứng trên Y. Bệnh bạch tạng lại do một gen lặn khác nằm trên nhiễm sắc thể thường qui định.Một cặp vợ chồng đều không mắc cả 2 bệnh trên .Người chồng có bố và mẹ đều bình thường nhưng em họ có một người con trai bị mù màu và người con gái bị bạch tạng. Người vợ có bố và mẹ bình thường nhưng em trai họ thì bị bệnh bạch tạng.Xác suất để cặp vợ chồng này sinh con trai mắc đồng thời cả 2 bệnh trên :
A. 1/12 B. 1/36 C. 1/26 D. 1/8
Câu 2: Bệnh mù màu đỏ - lục ở người do đột biến gen lặn liên kết với nhiễm sắc thể giới tính X. Biết rằng quần thể người có tần số nam giới bị bệnh là 0,08. Theo lý thuyết, ở một địa phương có 10000 người, số người phụ nữ bình thường mang gen bệnh và số người phụ nữ biểu hiện bệnh lần lượt là:
A. 1742 và 84 B. 8464 và 64 C. 1472 và 64 D. 6484 và 84
Câu 3: Phát biểu nào sau đây về mã di truyền là không đúng?
A. Mã di truyền chỉ được đọc theo một chiều nhất định trên phân tử ARN thông tin.
B. Tính thoái hóa của mã di truyền làm giảm thiểu hậu quả của đột biến thay thế cặp nu đặc biệt là cặp nu thứ 3 trong 1 codon.
C. Mã di truyền là trình tự nu trên gen quy định trình tự axit amin trên chuỗi polypeptit.
D. Tính đặc hiệu của mã di truyền giúp cho việc truyền đạt thông tin di truyền được chính xác từ ADN đến polypeptit.
câu 4: Cho bộ NST 2n = 4 ký hiệu AaBb (A, B là NST của bố; a, b là NST của mẹ). Có 200 tế bào sinh tinh đi vào giảm phân bình thường hình thành giao tử, trong đó:
- 20% tế bào sinh tinh có xảy ra hiện tượng bắt chéo tại 1 điểm ở cặp nhiễm sắc thể Aa, còn cặp Bb thì không bắt chéo.
- 30% tế bào sinh tinh có xảy ra hiện tượng bắt chéo tại 1 điểm ở cặp nhiễm sắc thể Bb, còn cặp Aa thì không bắt chéo.
- Các tế bào còn lại đều có hiện tượng bắt chéo tại 1 điểm ở cả 2 cặp nhiễm sắc thể Aa và Bb
Số tế bào tinh trùng chứa hoàn toàn NST của mẹ không mang gen trao đổi chéo của bố là:
A. 50 B. 75 C. 100 D. 200
câu 5: Ở người có sự chuyễn đoạn tương hỗ xẩy ra giữa NST số 13 và NST số 18. Tế bào giảm phân sinh giao tử sẽ có tối đa bao nhiêu loại giao tử khác nhau về nguồn gốc bố mẹ của 2 cặp NST này.
A. 8 B. 16 C. 20 D. 24
câu 6: Trong quá trình dịch mã tổng hợp chuỗi polypeptit, axit amin thứ (p+1) được liên kết với axit amin thứ p của chuỗi polypeptit đang được tổng hợp để hình thành liên kết peptit mới bằng cách:
A. Gốc COOH của axit amin thứ p+1 kết hợp với nhóm NH2 của axit amin thứ p.
B. Gốc COOH của axit amin thứ p kết hợp với nhóm NH2 của axit amin thứ p+1.
C. Gốc NH2 của axit amin thứ p+1 kết hợp với nhóm COOH của axit amin thứ p.
D. Gốc NH2 của axit amin thứ p kết hợp với nhóm COOH của axit amin thứ p+1.
câu 7: Tất cả các loại ARNt đều có một đầu để gắn axit amin khi vận chuyển tạo thành aminoacyl-tARN. Đầu để gắn axit amin của các ARNt đều có 3 ribônuclêôtit lần lượt:
A. .....XXA-3’OH B. ….AXX-3’OH C. .....XXA-5’P D. .....AXX-5’P
câu 8: Cho biết chiều cao cây do 5 cặp gen PLĐL tác động cộng gộp. Nếu P thuần chủng khác nhau n cặp gen tương ứng, đời F2 có số cá thểcó kiểu hình chiều cao trung bình chiếm tỉ lệ là:
A. ¼ B. 1/8 C. số khác D. ½

Nguyên văn bởi thuytinh_hx
1/ở một vùng sinh trưởng của một tinh hoàn có 2560 tế bào sinh tinh mang cập NST giới tính XY đều qua giảm phân tạo các tinh trùng.Ở vùng sinh trưởng của một buồng trứng ,các tế bào sinh trứng mang cặp NST XX đều qua giảm phân tạo thành trứng trong quá trình thụ tinh giửa trứng với tinh trùng nói trên nói trên người ta thấy ,trong số các tinh trùng X hình thành chỉ có 50% là kết hợp được với trứng ,còn trong số các tinh trùng Y hình thành chỉ có 40% là kết hợp được với trứng .trong khi ti lệ thụ tinh của trứng đạt 100%
a/tính số hợp tử XX và hợp tử XY thu được?
b/tính số tế bào sinh trứng ở vùng sinh trưởng của buồng trứng ?
1. Biết mỗi loại tính trạng sau đây là do 1 loại gen quy định. Khi cho cây đậu Hà lan giao phấn với nhau thì thu F1 toàn hạt vàng ,trơn. Đem gieo riêng các hạt F1 để sau này cho từng cây F1 giao phối với cây mọc từ hạt xanh nhăn thì được KQ sau:
*1/4 số cây F1 đều cho 2 thứ hạt theo tỉ lệ 50% vàng ,trơn ,50% xanh, nhăn
*1/4 số cây F1 đều cho 2 thứ hạt theo tỉ lệ 50% vàng ,trơn ,50% vàng, nhăn
* 1/4 số cây F1 đều cho 1 thứ hạt vàng ,trơn
*1/4 số cây F1 đều cho 4 thứ hạt theo tỉ lệ 25% vàng ,trơn ,25% xanh, trơn, 25% vàng nhăn, 25% xanh ,nhăn
Hỏi: kiểu gen có thể có của thế hệ xuất phát (P) ? viết sơ đồ lai của mỗi thí nghiệm

2.Cho thứ đậu hà Lan thân cao, hoa trắng ,hạt vàng giao phấn vối cây thân thấp, hoa đỏ, hạt xanh cho F1 là thân cao, hoa đỏ hạt vàng. Cho F1 giao phối với cây chưa biết kiểu gen. Ở F2 thu được tỉ lệ phân li kiểu hình : 3:3:3:3:1:1:1:1. Cho biết mỗi cặp gen qui định 1 tính trạng riêng rẽ nằm trên cặp NST tương đồng khac nhau
a) Giải thích kết quả và viết sơ đồ lai từ P-> F2
b)nếu muốn ngay từ F1 thu được 75% thân cao,hoa đỏ ,hạt xanh :25% thân cao,hoa trắng hạt xanh thì phải chon các cây bố mẹ như thế nào?
2. Câu 1: Hai người phụ nữ đều có mẹ bệnh bạch tạng (do gen lặn trên nhiễm sắc thể thường), bố không mang gen gây bệnh, họ đều lấy chồng bình thường. Người phụ nữ thứ 1 sinh 1 con gái bình thường, người phụ nữ 2 sinh 1 con trai bình thường. Tính xác suất để con của 2 người phụ nữ này lấy nhau sinh ra 1 đứa con bệnh bạch tạng.
A. 1/4 B. 26/128 C. 1/16 D. 49/144
Câu 2: Ở người khả năng uốn cong lưỡi do 1 gen trội nằm trên nhiễm sắc thể thường A quy định. Trong một quần thể đạt cân bằng di truyền có 64% người có khả năng trên. Một thanh niên có khả năng uốn cong lưỡi lấy vợ không có khả năng đó. Xác suất sinh con không uốn cong lưỡi là:
A. 0.1728. B. 1/4 C. 0.375 D. 0.24
Câu 3: Kiểu gen của cá thể đực là aaBbDdXY thì số cách sắp xếp nhiễm sắc thể kép ở mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc vào kỳ giữa giảm phân I là:
A. 8 B. 16 C. 6 D. 4
Câu 4: Ở một loài thực vật, cho giao phấn giữa cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng được F1 toàn hoa đỏ. Cho F1 lai với cá thể đồng hợp lặn được thế hệ con có tỷ lệ 3 cây hoa trắng: 1 cây hoa đỏ. Cho F1 tự thụ, xác suất để F2 có 4 cây hoa đỏ trong 5 cây con là:
A. 0,1. B. 0,4292. C. 0,219. D. 0,625.
Câu 5: Ở người, nhóm máu MN được quy định bởi cặp alen đồng trội LM = LN, kiểu gen LMLM : nhóm máu M, LNLN: nhóm máu N.Trong một gia đình có bố mẹ đều có nhóm máu MN. Xác suất để họ sinh 3 con nhóm máu M, 2 con nhóm máu MN, 1 con có nhóm máu N là:
A. 15/256 B. 6/128 C. 1/1024 D. 3/64
Câu 6: Quần thể bướm Bạch Dương ban đầu có p(B) = 0,01, q(b) = 0,99 với B:alen quy định cánh đen, b: cánh trắng. Do ô nhiễm bụi than nên kiểu hình đen chiếm ưu thế hơn kiểu hình trắng, nếu tỷ lệ sống sót đến khi sinh sản của bướm đen là 20%, bướm trắng là 10% thì tần số alen đời sau là:
A. p(B) = 0,01; q(b) = 0,99 B. p(B) = 0,02; q(b) = 0,98
C. p(B) = 0,04, q(b) = 0,96 D. p(B) = 0,004, q(b) = 0,996
Câu 7: Bệnh phenylketonuria ở người là do gen lặn trên nhiễm sắc thể thường. Trong quần thể người có tần số người bị bệnh này là 1/10000, quần thể cân bằng di truyền. Xác suất để một cặp vợ chồng đều bình thường sinh đứa con trai đầu lòng bị bệnh là:
A. 0,00495 B. 0,002475. C. 1/8 D. 0,0049.10-2

Câu 8: Ở người, gen lặn gây bệnh bạch tạng nằm trên nhiễm sắc thể thường, alen trội tương ứng quy định da bình thường. Trong quần thể người cứ 200 người có một người mang gen bạch tạng. Một cặp vợ chồng có da bình thường, xác suất sinh 1 đứa con bình thường là:
__________________
 
G

girlbuon10594

Bạn vào đây tham khảo nhé, trên diễn đàn đã từng thảo luận các bài này rồi, bạn nên sử dụng thanh công cụ sear phía trên ấy

Click ~~> TẠI ĐÂY

Chúc học tốt.
 
N

ngobaochauvodich

câu hỏi Trắc nghiệm

Câu 1. Một gen có 2 alen,ở thế hệ xuất phát,tần số alen A = 0,2 ; a = 0,8. Sau 5 thế hệ chọn lọc loại bỏ hoàn toàn kiểu hình lặn ra khỏi quần thể thì tần số alen a trong quần thể là
A. 0,146. B. 0,284. C. 0,186. D..0,160.
Câu 2. Cho P. AB/ab. x AB/ab, nếu hoán vị gen xảy ra ở một giới thì số loại kiểu gen có thể có ở F1 là
A. 5. B. 9. C.. 7. D. 3.
Câu 3: Một quần thể có tần số alen p(A) = 0,3 và q(a) = 0,7. Khi kích thước quần thể bị giảm chỉ còn 50 cá thể thì xác suất để alen trội A bị biến mất hoàn toàn khỏi QT sẽ bằng bao nhiêu?


 
L

lethivan1993

ở người bộ NST 2n bằng 46 .Số nhóm gen liên kết trong hệ gen nhân ở ngườ nam là bao nhiêu .các bạn giúp mình với
 
L

lananh_vy_vp

Tiếp tục làm bài tập he:D

Câu 1:Một phụ nữ lớn tuổi nên đã xảy ra sự không phân tách ở cặp NST giới tính trong giảm phân I. Đời con của họ có thể có bao nhiêu % sống sót bị đột biến ở thể ba nhiễm (2n+1)?

Câu 2:Cho rằng NST vẫn phân li trong giảm phân, thể ba nhiễm AAaBb cho các loại giao tử AB và ab tương ứng là?

Câu 3:Có tất cả bao nhiêu bộ mã có chứa nu loại A?

Câu 4:ADN nhân thực có chiều dài 0,051mm, có 15 đơn vị nhân đôi. Mỗi đoạn okazaki có 1.000 nu. Cho rằng chiều dài các đơn vị nhân đôi là bằng nhau, số ARN mồi cần cho quá trình tái bản?

Câu 5:Gen B dài 5.100A0 trong đó nu loại A bằng 2/3 nu loại khác. Hai đột biến điểm xảy ra đồng thời làm gen B trở thành gen b, số liên kết hiđrô của gen b là 3.902. Khi gen bị đột biến này tái bản liên tiếp 3 lần thì môi trường nội bào cần cung cấp số nu loại Timin là?

Câu 6:Hai người bị điếc kết hôn sinh được 3 người con, tất cả đều nghe được bình thường.Nếu 2 trong số con họ kết hôn thì tỉ lệ bị điếc ở đời cháu là bao nhiêu?
 
N

nhymkonbmt

bai` 1 nha: ^^
ở mẹ tạo 2 loại giao tử XX, O bố tạo 2 loại X, Y tổng cộng có 4 tổ Hợp giao tử XXX, XXY, XO ,OY. Do OY bị chết trong giao đoạn hợp tử nên có 3 KG sống sót XXX,XXY,XO.
Thì trong đó thể 2n+1 là XXX vaXXY nên tỷ lệ là 2/3.=66,6%
 
B

becon_matech997

Câu 5:Gen B dài 5.100A0 trong đó nu loại A bằng 2/3 nu loại khác. Hai đột biến điểm xảy ra đồng thời làm gen B trở thành gen b, số liên kết hiđrô của gen b là 3.902. Khi gen bị đột biến này tái bản liên tiếp 3 lần thì môi trường nội bào cần cung cấp số nu loại Timin là?
em tính đk tổng số Nu gen B = 3000 Nu
và từng loại Nu A=T=600
G=X= 900
Mà số lk H2 gen B < số lk H2 gen b 2 lk H2 suy ra là đột biến thêm 1 cặp Nu
Tới đây bí roài:D:D:D
Anh chị nào sửa giúp em với:(:(:(:(
 
C

canhcutndk16a.

Câu 5:Gen B dài 5.100A0 trong đó nu loại A bằng 2/3 nu loại khác. Hai đột biến điểm xảy ra đồng thời làm gen B trở thành gen b, số liên kết hiđrô của gen b là 3.902. Khi gen bị đột biến này tái bản liên tiếp 3 lần thì môi trường nội bào cần cung cấp số nu loại Timin là?
em tính đk tổng số Nu gen B = 3000 Nu
và từng loại Nu A=T=600
G=X= 900
Mà số lk H2 gen B < số lk H2 gen b 2 lk H2 suy ra là đột biến thêm 1 cặp Nu
Tới đây bí roài:D:D:D
Anh chị nào sửa giúp em với:(:(:(:(
Em làm...chưa đúng :)

[TEX]\left\{\begin{matrix} & N=3000 & \\ &\frac{A}{G}=\frac{2}{3} & \end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} & A=T=600 & \\ & G=X=900& \end{matrix}\right.[/TEX]

2 ĐB điểm (xảy ra đồng thời) ko làm thay đổi số nu hoặc mất 1 cặp nu hạơc mất 2 cặp nu

+TH1: số nu ko đổi\Rightarrow số nu của gen đb

[TEX]\left\{\begin{matrix} & 2A+2G=3000 & \\ & 2A+3G=3902 & \end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} & A=T=598 & \\ & G=X=902& \end{matrix}\right.[/TEX]

\Rightarrow ĐB: thay thế 2 cặp A-T bằng 2 cặp G-X

+TH2: mất 1 cặp nu\Rightarrow số nu của gen đb

[TEX]\left\{\begin{matrix} & 2A+2G=2998 & \\ & 2A+3G=3902 & \end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} & A=T=595 & \\ & G=X=904& \end{matrix}\right.[/TEX]

\RightarrowMất 1 cặp G-X và thay 4 cặp A-T bằng 4 cặpG-X \Rightarrow ko t/m đề \Rightarrowloại

+TH3: mất 2 cặp nu\Rightarrow số nu của gen đb

[TEX]\left\{\begin{matrix} & 2A+2G=2996 & \\ & 2A+3G=3902 & \end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} & A=T=592 & \\ & G=X=906& \end{matrix}\right.[/TEX]

Cái này lại càng ko t/m ;))

KL: loại ĐB này là ĐB: thay thế 2 cặp A-T bằng 2 cặp G-X

Khi gen bị đột biến này tái bản liên tiếp 3 lần thì môi trường nội bào cần cung cấp số nu loại Timin là [TEX]598.(2^3-1)=...[/TEX](ngại bấm mt;)))
 
H

hardyboywwe

Mình cho các bạn 1 bài tập nè:

Cho tự thụ phấn F1 nhận được F2 phân li kiểu hình theo tỉ lệ

38,25% quả dẹt,vị ngọt.
18% quả dẹt,vị chua
30,75% quả tròn,vị ngọt
6,75% quả tròn vị chua
6% quả dài vị ngọt
0,25% quả dài vị chua

Biết vị quả do 1 cặp gen quy định
1.Biện luận quy luật di truyền các tính trạng
2.Không cần lập bảng hãy viết kiểu gen và tỉ lệ giao tử của F1
 
N

ngobaochauvodich

câu hỏi Trắc nghiệm

Nếu tần số đột biến là [tex]10^-^5[/tex] thì để giảm tần số alen ban đầu từ 0,6 xuống 0,3 tính theo lí thuyết cần bao nhiêu thế hệ
A.69314 B.69000 C.67000 D.70000
 
L

lananh_vy_vp

Nếu tần số đột biến là [tex]10^-^5[/tex] thì để giảm tần số alen ban đầu từ 0,6 xuống 0,3 tính theo lí thuyết cần bao nhiêu thế hệ
A.69314 B.69000 C.67000 D.70000

Ta có [TEX]P_n=p_oe^{-un}[/TEX]

Với u là tần số đột biến, n là số thế hê.

Giảm tần số alen từ 0,6-->0,3 tức giảm [TEX]P_o [/TEX] đi [TEX]\frac{1}{2}[/TEX]

-->Cần số thế hệ là:

[TEX]\frac{1}{2} p_o =p_oe^{-un}[/TEX]

[TEX] \rightarrow \ \frac{1}{2} = \frac{1}{e^{un}[/TEX]

[TEX] \rightarrow \ n \approx \ 69000[/TEX] thế hệ .

@hardy và ngobaochau: bài tập tớ đưa chưa làm hết mà, sao nhảy sang bài mới nhanh thế:D
Mà sao chuyên đề linh tinh thế này ta@@
 
C

canhcutndk16a.

Nếu tần số đột biến là [tex]10^-^5[/tex] thì để giảm tần số alen ban đầu từ 0,6 xuống 0,3 tính theo lí thuyết cần bao nhiêu thế hệ
A.69314 B.69000 C.67000 D.70000


[TEX]P_n=Po.(1-u)^n\Leftrightarrow 0,3=0,6.(1-10^{-5})^n\Rightarrow0,99999^n=0,5[/TEX]



\Rightarrow[TEX]n \approx 69314,37148[/TEX], có nghĩa là lấy n= 69314 :D


Ta có [TEX]P_n=p_oe^{-un}[/TEX] Với u là tần số đột biến, n là số thế hê.

Giảm tần số alen từ 0,6-->0,3 tức giảm [TEX]P_o [/TEX] đi [TEX]\frac{1}{2}[/TEX]-->Cần số thế hệ là:

[TEX]\frac{1}{2} p_o =p_oe^{-un}[/TEX][TEX] \rightarrow \ \frac{1}{2} = \frac{1}{e^{un}[/TEX]

[TEX] \rightarrow \ n \approx \ 69000[/TEX] thế hệ .

@hardy và ngobaochau: bài tập tớ đưa chưa làm hết mà, sao nhảy sang bài mới nhanh thế:D
Mà sao chuyên đề linh tinh thế này ta@@
chuyển chủ đề cho nó sôi động ạ :D
 
L

lananh_vy_vp

Chuyên đề X: Di truyền học quần thể và tiến hóa

1.Quần thể
Sự quần tụ số đông cá thể của một loài chiếm một không gian nhất định và tồn tại qua một thời gian tương đối dài có đặc trưng về sinh thái và di truyền . Một quần tụ cá thể như thế được gọi là quần thể
Quần thể không phải là một tập hợp cá thể ngẫu nhiên , nhất thời.
Mỗi quần thể là một cộng đồng lịch sử phát triển chung,có thành phần kiểu gen đặc trưng và tương đối ổn định.

2.Tần số alen và thành phần kiểu gen
Mỗi quần thể đặc trưng bằng một vốn gen nhất định.Vốn gen là toàn bộ thông tin di truyền ,nghĩa là bao gồm các alen của tất cả các gen hình thành trong quá trình tiến hóa mà quần thể có tại một thời điểm xác định.
Vốn gen bao gồm những kiểu gen riêng biệt, được biểu hiện thành những kiểu hình nhất định.

3.Quá trình di truyền trong quần thể nội phối
- Tự phối hay giao phối gần (gọi chung là nội phối) làm cho quần thể dần dần bị phân thành những dòng thuần có kiểu gen khác nhau. Trải qua nhiều thế hệ nội phối, các gen ở trạng thái dị hợp chuyển sang trạng thái đồng hợp. Số thể dị hợp giảm dần, số đồng hợp tăng dần.
-Trong quần thể ban đầu có 100%Aa, sau n thế hệ tự phối:
+Tần số của thể dị hợp (Aa) [TEX]=(\frac{1}{2})^n[/TEX]
+Tần số của mỗi thể đồng hợp AA=aa [TEX]=\frac{1-(\frac{1}{2})^n}{2}[/TEX]
-Trường hợp quá trình nội phối diễn ra yếu hơn thì việc xác định thành phần kiểu gen của quần thể được xác định:
[TEX]F=\frac{2pq-H_1}{2}[/TEX] hay có thể tính bằng:1-(f dị hợp tử thực tế/f dị hợp tử lý thuyết)
Trong đó:
F:hệ số nội phối
[TEX]H_1[/TEX]:tần số thể dị hợp Aa bị giảm đi do nội phối qua 1 thế hệ
p:tần số alen A
q:tần số alen a
Từ đó suy ra:
Tần số của Aa: [TEX]H_1=2pq(1-F)=2pq-2pqF[/TEX]
Tần số của AA: [TEX]p^2 + pqF[/TEX]
Tần số của aa: [TEX]q^2 + pqF[/TEX]

4.Quá trình di truyền trong quần thể ngẫu phối
a,Quần thể thỏa mãn điều kiện của định luật Hardy-Weinberg
-Quần thể tuân theo định luật Hardy-Weinberg sẽ thỏa mãn biểu thức:
[TEX]p^2AA+2pqAa+q^2aa=1[/TEX]
-Theo lý thuyết, một quần thể không ở trạng thái cân bằng sẽ thiết lập trạng thái cân bằng ngay sau 1 thế hệ ngẫu phối .
-Nếu 1 gen có 2 alen sinh ra 3 KH khác biệt thì tần số alen có thể tính bằng cách lấy tần số đồng hợp tử +1/2 tần số dị hợp tự
-Nếu 1 quần thể ở trạng thái cân bằng Hardy-Weinberg thì tần số alen lặn (q) được tính bằng căn bậc hai của tần số KH lặn
-Với một gen có 3 alen thì quần thể ở trạng thái cân bằng có thành phần KG là:
[TEX]p^2A_1A_1 + 2pqA_1A_2 + 2prA_1A_3 + 2qrA_2A_3 + q^2A_2A_2 + r^2A_3A_3[/TEX]
-Khi có sự khác nhau về tần số gen ở các cơ thể đực và cái, cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ sau có thể nhận được:
[TEX](p_1A + q_1a)(p_2A + q_2a)=p_1p_2AA + (p_1q_2 + p_2q_1)Aa + q_1q_2aa=1[/TEX]
Với:
[TEX]p_1, q_1:[/TEX] tần số alen A và a của các cá thể đực ở thế hệ đầu
[TEX]p_2, q_2:[/TEX] tần số alen A và a của các cá thể cái ở thế hệ đầu
b,Khi xảy ra đột biến
-Khi xảy ra đột biến thuận A-->a:
Tần số alen A sau n thế hệ xảy ra đột biến:
[TEX]p_n=p_o(1-u)^n[/TEX]
Với:
[TEX]p_n:[/TEX]tần số alen A sau n thế hệ
[TEX]p_o:[/TEX]tần số alen A ở thế hệ ban đầu
u:tần số đột biến
Do đại lượng u rất nhỏ so với 1, nên biểu thức [TEX](1-u)^n[/TEX] có thể thay thế bằng đại lượng [TEX]e^{-un}[/TEX], ta có: [TEX]p_n=p_oe^{-un}[/TEX]
Đối với đột biến nghịch:tương tự nhưng ngược lại
-Khi xảy ra đột biến theo 2 chiều thuận và nghịch:
[TEX] \triangle \ p = vq-up[/TEX]
Với v là tốc độ (tần số) đột biến nghịch a-->A
Tần số tương đối p và q đạt thế cân bằng khi số lượng đột biến thuận và nghịch bù trừ cho nhau, ta có:
[TEX]p=\frac{v}{v+u}[/TEX] tương tự, [TEX]q=\frac{u}{u+v}[/TEX]
c,Khi xảy ra xuất nhập cư
-Lượng biến thiên tần số tương đối của alen A sau 1 thế hệ có sự di nhập gen:
[TEX] \triangle \ p = M(P-p)[/TEX]
Với:
M:tốc độ di-nhập cư, cũng được tính bằng số giao tử mang gen di nhập so với số giao tử của mỗi thế hệ trong quần thể
P:tần số alen A ở quần thể cho
p:tần số alen A ở quần thể nhận
d,Khi xảy ra chọn lọc
-Chọn lọc giao tử:
Nếu giá trị thích nghi(w) của giao tử A lớn nhất (w=1), còn của giao tử a kém (w<1), nghĩa là 1-S (S:hệ số chọn lọc) thì lượng biến thiên tần số q của a sau 1 thế hệ chọn lọc:
[TEX] \triangle \ q = \frac{-Sq(1-q)}{1-Sq}[/TEX]
-Chọn lọc pha lưỡng bội
+Khi giá trị thích nghi của KG AA và Aa=1, còn aa-1-S, lượng biến thiên tần số alen a bằng:
[TEX] \triangle \ q = \frac{-Sq^2(1-q)}{1-Sq^2}[/TEX]
+Trường hợp giá trị thích nghi của aa=0, tức S=1, tần số alen a sau n thế hệ chọn lọc bằng:
[TEX]q_n=\frac{q_o}{1+nq_o}[/TEX]

5.Lý thuyết tiến hóa
Xem tại đây: (Bỏ dấu gạch rồi dán lên thanh địa chỉ để xem)
Phân dạng và phương pháp giải bài tập tiến hóa:

 

Attachments

  • bai tap di truyen quan the.doc
    538.5 KB · Đọc: 0
Last edited by a moderator:
H

hardyboywwe

Ở phần trên bạn lananh_vy_vp đã đưa ra các công thức về chuyên đề di truyền quần thể

Dưới đây mình sẽ đưa ra các dạng bài tập áp dụng

Bắt đầu từ 1 bài tập dễ!


Một quần thể thực vật có tỉ lệ các kiểu gen ở thế hệ xuất phát P là 0,25 AA: 0,4 aa.Tính theo lí thuyế tỉ lệ các kiểu gen của quần thể này sau ba thế hệ tự phối F3 là:
A.0,425 AA : 0,05 Aa : 0,525 aa
B.0,25 AA : 0,4 Aa : 0,35 aa
C.0,375 AA : 0,1 Aa : 0,525 aa
D.0,35AA : 0,2 Aa : 0,45 aa
 
T

truongtantai_1994

anh em đưa pp giải bài tập di truyền người và bài tập đó lên làm nào
 
L

lananh_vy_vp

Phần di truyền người cũng có nhiều bài tập liên quan đến phần quần thể, ta cứ ôn phần này cho chắc chắn đã:D
Thêm 1 số bt cho các bạn^^

Bài 1: Một quần thể tự phối, ban đầu có 50% số cá thể đồng hợp. Sau 5 thế hệ tỉ lệ dị hợp sẽ là?

Bài 2: Một gen có 2 alen,ở thế hệ xuất phát,tần số alen A = 0,2 ; a = 0,8. Sau 5 thế hệ chọn lọc loại bỏ hoàn toàn kiểu hình lặn ra khỏi quần thể thì tần số alen a trong quần thể là:
A. 0,186 B. 0,146 C. 0,160 D. 0,284

Bài 3: Một quần thể giao phối ở trạng thái cân bằng di truyền, xét một gen có hai alen (A và a), người ta thấy số cá thể đồng hợp trội nhiều gấp 9 lần số cá thể đồng hợp lặn. Tỉ lệ phần trăm số cá thể dị hợp trong quần thể này là
A. 18,75%. B. 56,25%. C. 37,5%. D. 3,75%.

Bài 4: Trong một điều tra trên một quần thể thực vật, người ta ghi nhận sự có mặt của 80 cây có kiểu gen là AA, 20 cây có kiều gen aa và 100 cây có kiểu gen Aa trên tổng số 200 cây. Biết rằng cây có kiểu gen khác nhau có sức sống và khả năng sinh sản như nhau, quần thể cách ly với các quần thể lân cận và tần số đột biến coi như không đáng kể. Hãy cho biết tần số kiểu gen Aa sau một thế hệ ngẫu phối là bao nhiêu?

A. 55,66% B. 45,5% C. 25,76% D. 66,25%

Bài 5: Cho cấu trúc di truyền quần thể như sau: 0,2AABb : 0,2 AaBb : 0,3aaBB : 0,3aabb. Nếu quần thể trên giao phối tự do thì tỷ lệ cơ thể mang 2 cặp gen đồng hợp lặn sau 1 thế hệ là
A. 12,25%. B. 30%. C. 35%. D. 5,25%.

Bài 6:Một quần thể có tần số alen pA = 0,3 và qa = 0,7. Khi kích thước quần thể bị giảm chỉ còn 50 cá thể thì xác suất để alen trội A bị biến mất hoàn toàn khỏi quần thể sẽ bằng bao nhiêu?

[TEX]A. 0,7^{100}[/TEX] [TEX]B. 0,3^{50} [/TEX] [TEX]C. 0,7^{50} [/TEX] [TEX]D. 1- 0,7^{50}[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
B

boyptlangthangtimbenthanhcong

Phần di truyền người cũng có nhiều bài tập liên quan đến phần quần thể, ta cứ ôn phần này cho chắc chắn đã:D
Thêm 1 số bt cho các bạn^^

Bài 1: Một quần thể tự phối, ban đầu có 50% số cá thể đồng hợp. Sau 5 thế hệ tỉ lệ dị hợp sẽ là?

Bài 2: Một gen có 2 alen,ở thế hệ xuất phát,tần số alen A = 0,2 ; a = 0,8. Sau 5 thế hệ chọn lọc loại bỏ hoàn toàn kiểu hình lặn ra khỏi quần thể thì tần số alen a trong quần thể là:
A. 0,186 B. 0,146 C. 0,160 D. 0,284

Bài 3: Một quần thể giao phối ở trạng thái cân bằng di truyền, xét một gen có hai alen (A và a), người ta thấy số cá thể đồng hợp trội nhiều gấp 9 lần số cá thể đồng hợp lặn. Tỉ lệ phần trăm số cá thể dị hợp trong quần thể này là
A. 18,75%. B. 56,25%. C. 37,5%. D. 3,75%.

Bài 4: Trong một điều tra trên một quần thể thực vật, người ta ghi nhận sự có mặt của 80 cây có kiểu gen là AA, 20 cây có kiều gen aa và 100 cây có kiểu gen Aa trên tổng số 200 cây. Biết rằng cây có kiểu gen khác nhau có sức sống và khả năng sinh sản như nhau, quần thể cách ly với các quần thể lân cận và tần số đột biến coi như không đáng kể. Hãy cho biết tần số kiểu gen Aa sau một thế hệ ngẫu phối là bao nhiêu?

A. 55,66% B. 45,5% C. 25,76% D. 66,25%

Bài 5: Cho cấu trúc di truyền quần thể như sau: 0,2AABb : 0,2 AaBb : 0,3aaBB : 0,3aabb. Nếu quần thể trên giao phối tự do thì tỷ lệ cơ thể mang 2 cặp gen đồng hợp lặn sau 1 thế hệ là
A. 12,25%. B. 30%. C. 35%. D. 5,25%.

Bài 6:Một quần thể có tần số alen pA = 0,3 và qa = 0,7. Khi kích thước quần thể bị giảm chỉ còn 50 cá thể thì xác suất để alen trội A bị biến mất hoàn toàn khỏi quần thể sẽ bằng bao nhiêu?

[TEX]A. 0,7^{100}[/TEX] [TEX]B. 0,3^{50} [/TEX] [TEX]C. 0,7^{50} [/TEX] [TEX]D. 1- 0,7^{50}[/TEX]

Bài 1:Do thể đồng hợp = 50%( 0,5)\Rightarrow thể dị hợp = 0,5. Sau 5 thế hệ \Rightarrow Áp dụng CT: [TEX](1/2)^5.0,5 = 1/64[/TEX]
Bài 2:
Ap dung cong thuc [TEX]q(n)=q/(q.n + 1)[/TEX] ( CT này có thể CM được, các bạn làm ntn -> Tỷ lệ A:a = (p+q):q

Biện luận tương tự: tỷ lệ kiểu gen ở F2: [TEX]((p+q)^2)AA : 2q(p+q)Aa hay (p+q)AA : 2qAa[/TEX]
-> Tỷ lệ A:a = (p + 2q):q

Và tương tự như trên, ta sẽ có tần số các alen tương ứng ở thế hệ thứ 5 là: A:a = (p+5q)q )
trong do : q(n): Tần số alen sau n thế hệ chọn lọc
q: tần số alen ban dau
n: số thế hệ chọn lọc
Sau 5 the he chon loc la [TEX]0,8/(0,8.5 + 1) = 0,16[/TEX]

Bài 3. ( Nhớ không nhầm câu này là trong đề thi ĐH khối B năm 2010)
Goi p là tần số AA, q là tan số của aa
Ta có p+q=1 (1)
Do quần thể giao phối nên chúng cân bằng về di truyền,
[TEX]p2AA+ 2pqAa +q2aa=1[/TEX]
Số cá thể đồng hợp tử trội là p2, số cá thể đồng hợp tử lặn là q2
[TEX]p2=9.q2 (2 [/TEX]Từ (1) và (2) Suy ra[TEX] p=0.75[/TEX]
q=0.25
Số cá thể dị hợp là: [TEX]2pq=2.0,25.0,75=37.5%[/TEX]
Bài 4: Tương tự.
Ta có: [TEX]AA =0,4 : Aa = 0,5 : aa = 0,1[/TEX]

tần số [TEX]A= 0,65[/TEX] ;[TEX] a = 0,3[/TEX]→ tần số[TEX] Aa = 2pq = 45,5%[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom