☺ Thảo luận ☺ sinh 94 ☺

Status
Không mở trả lời sau này.
L

lananh_vy_vp

ca nha giai ho mjnh cau cuoi mon sjnh ma de162,de thj tuyen sinh dai hoc cao dang 2011 nha
ghi đề ra đi bạn, chứ biết đâu mà lần đề=.=
P/s:tiếng Việt có dấu nhé
Một gen ở sinh vật nhân thực có 6 đoạn exon, nếu ADN này làm nhiệm vụ phiên mã và m ARN trưởng thành được tạo từ gen này có đủ 6 đoạn exon và không có đột biến xảy ra thì số loại m ARN trưởng thành tối đa được tạo ra là:
A 24 B1 C6 D120

(6-2)!=24-->A
do trừ đi đoạn EX đầu gắn mũ 7mG và đoạn EX cuối gắn đuôi poli A nên ko thể hoán vị.
 
N

nhaque_buidoi

Lan anh giải thử cho mình vế 2 của bài này
Mọi người thử cho mình biết xem cái vế 2 của mỗi TH với : Nếu...... ấy
Câu 10. Xét 2 cặp NST, Cặp NST tương đồng thứ nhất NST có nguồn gốc từ bố chứa các gen ABCD: NST thứ 2 có nguồn gốc từ mẹ chứa các gen abcd. Cặp NST tương đồng thứ 2, NST có nguồn gốc từ bố chứa các gen EFGHI, NST có nguồn gốc từ mẹ chứa các gen efghi. Sự giảm phân tế bào sinh dục chứa 2 cặp NST nói trên xảy ra các trường hợp sau:

Trường hợp 1. Thấy xuất hiện 1 loại tinh trùng có ký hiệu thành phần gen trên NST ACBD, EFGHI. Hiện tượng gì đã xảy ra? Nếu trật tự gen trên các NST khác không đổi thì khả năng còn tạo ra những loại gen giao tử nào?

Trường hợp 2: Thấy xuất hiện 1 loại tinh trùng có kí hiệu thành phần gen trên NST: BCD, efghi. Hiện tượng gì đã xảy ra? Nếu trật tự gen trên các NST khác không đổi, tìm các loại giao tử còn lại?

Trường hợp 3: Thấy xuất hiện 1 loại tinh trùng có kí hiệu thành phần gen trên NST: abcdcd. EFGHI. Hiện tượng gì đã xảy ra? Nếu trật tự gen trên các NST khác không đổi: tìm các loại giao tử còn lại?

Trường hợp 4: Thấy xuất hiện 1 loại giao tử có kí hiệu thành phần gen trên NST: EFCD, ABGHI. Hiện tượng gì đã xảy ra? Nếu trật tự gen trên các NST khác không đổi, tìm các loại giao tử còn lại?

Nếu trật tự gen trên các NST khác không đổi, tìm các loại giao tử còn lại? trong 4 TH
 
C

canhcutndk16a.

Ở ruồi giấm, gen A quy định tính trạng mắt đỏ, gen a đột biến quy định mắt trắng. Khi 2 gen nói trên tự tái bản 4 lần thì số nu trong các gen mắt đỏ ít hơn các gen mắt trắng là 32 nu tự do và gen mắt trắng tăng lên 3 liên kết H. Hãy xđ kiểu biến đổi:
AMất 1 cặp G-X
BThay 3 cặp A-T bằng 3 cặp G-X
CThêm 1 cặp G-X
D Thay 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X

Khi 2 gen nói trên tự tái bản 4 lần thì số nu trong các gen mắt đỏ ít hơn các gen mắt trắng là 32 nu tự do
\Rightarrow khi chưa tái bản, gen mắt đỏ ít hơn gen mắt trắng là [TEX]\frac{32}{2^4}=2[/TEX] nu = 1 cặp nu, mà gen mắt trắng tăng lên 3 liên kết H \Rightarrowmất 1 cặp G-X
 
E

echcon_lonton_dihoc

cho lai 2 cây đậu thuần chủng khác nhau 2 cặp tính trạng tương phản
f1 thu được toàn cây thân cao hoa đỏ
cho f1 tạp giao f2
thu được 16 nghìn cây trong đó có 9 nghìn cây thân cao hoa đỏ
2 cặp tính trạng trên được chi phối bởi quy luật di truyền nào? vẽ sơ đồ lai?
 
N

nhaque_buidoi

ớ còn câu hỏi của mềnh thì seo? ai giúp với .
Mọi người thử cho mình biết xem cái vế 2 của mỗi TH với : Nếu...... ấy
Câu 10. Xét 2 cặp NST, Cặp NST tương đồng thứ nhất NST có nguồn gốc từ bố chứa các gen ABCD: NST thứ 2 có nguồn gốc từ mẹ chứa các gen abcd. Cặp NST tương đồng thứ 2, NST có nguồn gốc từ bố chứa các gen EFGHI, NST có nguồn gốc từ mẹ chứa các gen efghi. Sự giảm phân tế bào sinh dục chứa 2 cặp NST nói trên xảy ra các trường hợp sau:

Trường hợp 1. Thấy xuất hiện 1 loại tinh trùng có ký hiệu thành phần gen trên NST ACBD, EFGHI. Hiện tượng gì đã xảy ra? Nếu trật tự gen trên các NST khác không đổi thì khả năng còn tạo ra những loại gen giao tử nào?

Trường hợp 2: Thấy xuất hiện 1 loại tinh trùng có kí hiệu thành phần gen trên NST: BCD, efghi. Hiện tượng gì đã xảy ra? Nếu trật tự gen trên các NST khác không đổi, tìm các loại giao tử còn lại?

Trường hợp 3: Thấy xuất hiện 1 loại tinh trùng có kí hiệu thành phần gen trên NST: abcdcd. EFGHI. Hiện tượng gì đã xảy ra? Nếu trật tự gen trên các NST khác không đổi: tìm các loại giao tử còn lại?

Trường hợp 4: Thấy xuất hiện 1 loại giao tử có kí hiệu thành phần gen trên NST: EFCD, ABGHI. Hiện tượng gì đã xảy ra? Nếu trật tự gen trên các NST khác không đổi, tìm các loại giao tử còn lại?

Nếu trật tự gen trên các NST khác không đổi, tìm các loại giao tử còn lại? trong 4 TH
 
T

triaiai

Bài tập

Một tế bào chứa 2 gen A và B. Khi các gen này tái bản một số lần liên tiếp như nhau đòi hỏi mt nội bào cung cấp 67500 nu tự do. Tổng số lượng nu trong 2 gen đó trong tất cả các tế bào là 72000. Trong tất cả các gen con A có 57600 liên kết hidro, các gen con B có 33600 liên kết hidro. Khi gen A tái bản 1 lần đòi hỏi mt nội bào cung cấp nu tự do bằng 2/3 số nu tự do cần cho gen B tái bản 2 lần
a. Xđ số lần nguyên phân của tế bào đó
b. Xác định chiều dài của gen A và gen B
c. Sau số lần tái bản trên mt nội bào cung cấp từng loại Nu tự do cho mỗi gen tái bản là bao nhiêu
Đề thi tuyển sinh Đại học Y HÀ NỘI 1999​
 
C

canhcutndk16a.

Một tế bào chứa 2 gen A và B. Khi các gen này tái bản một số lần liên tiếp như nhau đòi hỏi mt nội bào cung cấp 67500 nu tự do. Tổng số lượng nu trong 2 gen đó trong tất cả các tế bào là 72000. Trong tất cả các gen con A có 57600 liên kết hidro, các gen con B có 33600 liên kết hidro. Khi gen A tái bản 1 lần đòi hỏi mt nội bào cung cấp nu tự do bằng 2/3 số nu tự do cần cho gen B tái bản 2 lần
a. Xđ số lần nguyên phân của tế bào đó
b. Xác định chiều dài của gen A và gen B
c. Sau số lần tái bản trên mt nội bào cung cấp từng loại Nu tự do cho mỗi gen tái bản là bao nhiêu

Đề thi tuyển sinh Đại học Y HÀ NỘI 1999​
Gọi x là số lần phân bào của TB A và B

Khi các gen này tái bản một số lần liên tiếp như nhau đòi hỏi mt nội bào cung cấp 67500 nu tự do \Rightarrow[TEX]({N}_{A} + {N}_{B}).(2^x-1)=67500[/TEX](1)

Tổng số lượng nu trong 2 gen đó trong tất cả các tế bào là 72000 \Rightarrow[TEX]({N}_{A} + {N}_{B}).2^x=72000[/TEX](2)

Lấy pt (2)-(1) được [TEX] {N}_{A} + {N}_{B}=4500[/TEX]

a/ Từ (2) \Rightarrow[TEX]2^x=\frac{7200}{4500}=16 [/TEX][TEX]x=4[/TEX]

b/Khi gen A tái bản 1 lần đòi hỏi mt nội bào cung cấp nu tự do bằng 2/3 số nu tự do cần cho gen B tái bản 2 lần ]
\Rightarrow[TEX]{N}_{A} =\frac{2}{3}. {N}_{B}.(2^2-1)=2.{N}_{B}[/TEX]

\Rightarrow[TEX]\left\{\begin{matrix} & {N}_{A} =2.{N}_{B} & \\ & {N}_{A} + {N}_{B}=4500& \end{matrix}\right.[/TEX]

\Leftrightarrow[TEX]\left\{\begin{matrix} & {N}_{A} =3000& \\ & {N}_{B}=1500 & \end{matrix}\right.[/TEX]

\Rightarrow[TEX] {L}_{A}=5100 A^o [/TEX];[TEX]{L}_{B}=2550[/TEX]

c/ Tìm số nu từng loại của gen A và B ( vì đã biết được số nu và số lk hiđro nên sẽ lập được hệ pt ---> giải ra---> tìm được ), từ đó tính được số nu từng loại mà mt cung cấp cho QT tái bản cảu mỗi gen;)
 
C

canhcutndk16a.

Tiếp nhé cả nhà ( hắt xì)
Một chuỗi polipeptit sau khi tách aa mở đầu còn 498 aa gồm 6 loại aa với số lượng bằng nhau.
a/ Mỗi aa đã xuất hiện bao nhiêu lần trong QT tổng hợp chuỗi polipeptit trên?
b/ Xác định số lượt phân tử tARN tham gia tổng hợp polipeptit
 
M

mnss2co

Bài 5 : Một gen có L = 5100 A^0, tổng số % của A và T ở mạch 1 chiếm 60% số nu của mạch, hiệu số % ở mạch 2 của X và G là 10% số nu của mạch và tỉ lệ % của A gấp 2 lần tỉ lệ % của G
1. Xác định tỉ lệ % từng loại nu của gen
2. Số lk hiđro giữa 2 mạch đơn là bao nhiêu

Bài 6 : số lk hidro của 1 phân tử ADN là 8*10^5. Phân tử này có số cặp nu loại G-X nhiều gấp 2 lần loại A-T
1. Xác định
a, Số lượng từng loại nu trên phân tử ADN
b, M, L, số vòng xoắn của phân tử, biết phân tử có cấu trúc dạng B
2. Gen B là 1 đoạn của phân tử ADN, số nu loại T và X đều bằng 1/200 của số nu 2 loại tương ứng trên ADN. Xđ số nu từng loại của gen B
3. Gen B bị đột biến thành b, nhưng số lượng 2 gen vẫn bằng nhau. Gen b có A/G = 50.15%, Xđ kiểu đột biến
 
C

canhcutndk16a.

Bài 5 : Một gen có L = 5100 A^0, tổng số % của A và T ở mạch 1 chiếm 60% số nu của mạch, hiệu số % ở mạch 2 của X và G là 10% số nu của mạch và tỉ lệ % của A gấp 2 lần tỉ lệ % của G
1. Xác định tỉ lệ % từng loại nu của gen
2. Số lk hiđro giữa 2 mạch đơn là bao nhiêu
1/ [TEX]%A1+%T1=%T2+%A2=60%[/TEX]\Rightarrow[TEX]%A=%T=\frac{60%}{2}=30%[/TEX]\Rightarrow[TEX]%G=%X=50%-30%=20%[/TEX]

2/ [TEX]N=3000[/TEX]
\Rightarrow[TEX]\left\{\begin{matrix} & \frac{A}{G}=\frac{3}{2} & \\ & 2A+2G=3000 & \end{matrix}\right.[/TEX]\Leftrightarrow[TEX]\left\{\begin{matrix} & A=T=900& \\ & G=X=600 & \end{matrix}\right.[/TEX]

\RightarrowSố lk H=[TEX]2A+3G=3600[/TEX]
( hình như đang còn câu hỏi phải ko, ;)) vì còn một vài dữ kiện chưa dùng đến :) )
 
C

canhcutndk16a.

Tiếp :)
Bài 6 : số lk hidro của 1 phân tử ADN là 8*10^5. Phân tử này có số cặp nu loại G-X nhiều gấp 2 lần loại A-T
1. Xác định
a, Số lượng từng loại nu trên phân tử ADN
b, M, L, số vòng xoắn của phân tử, biết phân tử có cấu trúc dạng B
2. Gen B là 1 đoạn của phân tử ADN, số nu loại T và X đều bằng 1/200 của số nu 2 loại tương ứng trên ADN. Xđ số nu từng loại của gen B
3. Gen B bị đột biến thành b, nhưng số lượng 2 gen vẫn bằng nhau. Gen b có A/G = 50.15%, Xđ kiểu đột biến
Gọi a là số cặp A-T \Rightarrow Số cặp G-X là 2a, mà số lk hidro của 1 phân tử ADN là 8*10^5 \Rightarrow[TEX]2.a+3.2a=8.10^5[/TEX]\Leftrightarrow[TEX]=10^5[/TEX]
\Rightarrow:
1/ a/ Số lượng từng loại nu trên phân tử ADN:[TEX] A=T=10^5[/TEX];[TEX]G=X=2.10^5[/TEX]
b/ [TEX] L= (A+G).3,4=3.10^5.3,4=1,02.10^6 A^o[/TEX]

[TEX]M=300(2A+2G)=18.10^7 [/TEX]( đvC)

Số vòng xoắn=[TEX] \frac{2A+2G}{20}=3.10^4[/TEX]

2/ gen B:
[TEX]A=T= \frac{10^5}{200}=500[/TEX]

[TEX]G=X=\frac{2.10^5}{200}=1000[/TEX]

3/ Gen B bị đột biến thành b, nhưng số lượng 2 gen vẫn bằng nhau\Rightarrow đột biến thay thế. Gọi x là số cặp A-T thay bằng G-X
\Rightarrow[TEX] \frac{A-x}{G+x}= \frac{500-x}{1000+x}=0,5015[/TEX]\Rightarrow[TEX]x\approx-1[/TEX]
\Rightarrow đã xảy ra đb thay 1 cặp G-X bằng A-T
 
N

ngobaochauvodich

tiếp nè bà con

Một gen có chiều dài 510nm. Hiệu số giữa A và 1 loại nu khác bằng 10% tổng số nu của gen. Trên mạch đơn thứ nhất của gen có 300A và 250G
a/ Tính số lượng và % từng loại nu trên mỗi mạch đơn của gen
b/Trong cấu trúc của gen có bao nhiêu lk hidro và bao nhiêu lk cộng hóa trị
c/Tính số lk cộng hóa trị giữa các nu trong gen

Một gen có khối lượng 540000đvC và có A.X=4% tổng số nu của gen. Mạch đơn thứ 2 của gen có 270A và 90X. Tính số lượng từng loại nu của gen
Một gen có 1800 lk hidro. Chiều dài từ 255nm tới 510nm và tổng 2 loại nu bằng 40% số nu của gen. Trên mạch đơn thứ nhất có A=2T và G=2X.Tính số lượng từng loại nu của gen và trên mỗi mạch đơn. Số phân tử đường đeoxiribozo có trong gen


3/Một gen có 1800nu. Khi sao mã để tổng hợp các ptử m ARN cần môi trường nội bào cung cấp số ribonu gấp 3 lần số nu của gen
a. Hãy tính chiều dài gen
b. Tính số lượng ribonu của các ptử m ARN được sao chép từ gen trên
c. Tính số lần sao mã

4/Mạch đơn thứ nhất của gen có 10%A,30%G, mạch đơn thứ 2 của gen có 20% Adenin. Phân tử m ARN tổng hợp có U=150. Hãy tính số lượng và tỷ lệ phần trăm từng loại ribonu của m ARN và nu của gen

5/ Mạch một của gen có 1199 liên kết cộng hóa trị nối giữa các nu, có T=420 và X=30% số nu của mạch. Gen có số liên kết giữa A và T bằng số liên kết giữa G và X.Quá trình sao mã cần được môi trường cung cấp 900nu loại A. Hãy xác định mạch gốc và số lần sao mã

6/Mạch thứ nhất của gen có A=300,G=200. Mạch thứ hai có A=200,G=100.Khi gen thực hiện sao mã thì môi trường cung cấp 600U và 300X.Hãy xác định
a.Mạch gốc và số lần sao mã của gen
b.Số ribonu tự do cần dùng
c.Chiều dài gen



7/Gen có A=3/2G. Mạch đơn thứ hai của gen có G=30% số nu của mạch. Phân tử m ARN được tổng hợp từ gen trên có A=480 và X-G=U. Hãy xác định
a/số lượng mỗi loại ribonu của m ARN
b/Số lượng mỗi loại nu của gen
 
Last edited by a moderator:
T

tsukushi493

Một gen có chiều dài 510nm. Hiệu số giữa A và 1 loại nu khác bằng 10% tổng số nu của gen. Trên mạch đơn thứ nhất của gen có 300A và 250G
a/ Tính số lượng và % từng loại nu trên mỗi mạch đơn của gen
b/Trong cấu trúc của gen có bao nhiêu lk hidro và bao nhiêu lk cộng hóa trị
c/Tính số lk cộng hóa trị giữa các nu trong gen

L=N/2. 3,4 => N=....
A - G =10%N.
A+G= N/2
=> A,T,G,X

A1 = 300 = T2
G1= 250 =X2
T1=A2
X1=G2
...... Xong số nu mỗi mạch rùi nhé!


+Số liên kết hidro = 2A+3G.
+Số liên kết cộng hoá trị = liên kết nối giữa 2 mạch và liên kết nối giữa phân tử đường của nu này với phân tử axit của nu bên cạnh =.....


Những bài tập này chỉ áp dụng CT là ra thui mà,chưa đòi hỏi suy luận nhiều đâu, chịu khó suy nghĩ nhé!
 
T

triaiai

không dám đâu

Thử bài 4, bài 7 thử xem , phải biến đổi, công thức thuần túy chưa chắc ra
 
N

ngobaochauvodich

đáp ứng yêu cầu của bạn canhcutndk

Theo yêu cầu của canhcutndk, mình đã chuyển những bài của mình có nội dung về ADN,ARN sang đây:

Bài 1: Một cặp gen đồng hợp tái sinh nhiều đợt trong môi trường nội bào cung cấp các các nu có đánh dấu (A*,T*,G*,X*).Trong các gen con sinh ra thấy có 4 mạch đơn chứa các nu không đánh dấu và 28 mạch đơn đều chứa các nu đánh dấu
a. Xác định số đợt tái sinh của gen
b. Mỗi gen trong cặp gen đồng hợp nói trên đều có mạch thứ nhất chứa 225A,300T,375G,600X. Tính số lượng từng loại nu có đánh dấu do môi trường nội bào cung cấp cho cặp gen trên tái sinh
c. Số lượng nu có đánh dấu do môi trường nội bào cung cấp cho quá trình tự sao tương đương với bao nhiêu gen

Bài 2:Gen B nằm trong tế bào nguyên phân liên tiếp 4 lần đòi hỏi môi trường cung cấp 28170 nu,trong đó có 4230X cho gen tự sao.Xác định số lượng và tỉ lệ phần trăm mỗi loại nu của gen B

Có 2 gen dài bằng nhau.Trong quá trình tự sao của 2 gen người ta thấy tốc độ nhân đôi của gen 1 lớn hơn tốc độ nhân đôi của gen 2 sau cùng 1 thời gian, tổng số gen con sinh ra là 24
a. Tìm số lần tự nhân đôi của mỗi gen
b. Trong quá trình tự nhân đôi của 2 gen trên, môi trường nội bào cung cấp 46200nu tự do. Tính chiều dài của mỗi gen
 
Last edited by a moderator:
C

canhcutndk16a.

Một gen có khối lượng 540000đvC và có A.X=4% tổng số nu của gen. Mạch đơn thứ 2 của gen có 270A và 90X. Tính số lượng từng loại nu của gen
[TEX]\left\{\begin{matrix} & A.X=0,04 & \\ & A+X=0,5& \end{matrix}\right.[/TEX]\Rightarrow[TEX]\left\{\begin{matrix} & A=T=0,4=40% & \\ & G=X=0,1=10% & \end{matrix}\right.[/TEX] hoặc [TEX]\left\{\begin{matrix} & A=T=10% & \\ & G=X=40% & \end{matrix}\right.[/TEX]

[TEX]N=1800[/TEX]\Rightarrow nếu [TEX]A=T=10%[/TEX] thì[TEX]A=T=1800.10%=180<270[/TEX]\Rightarrow loại

\Rightarrow[TEX]\left\{\begin{matrix} & A=T=40%\Rightarrow A=T=1800.40%=720 & \\ & G=X=10% \Rightarrow G=X=180& \end{matrix}\right.[/TEX]

@ngobaochauvodich: hic,nhiều thế,khó theo dõi lắm:(( mỗi lần bạn chỉ nên post 2 đến 3 bài thôi:-Slàm xong lịa post tiếp ;)
 
V

vang_xanhlacay

Cho mình hỏi bài này:

Bài 1:Quần thể cân bằng có f cá thể nội phối thì tần số các kiểu gen bằng bao nhiêu?
Hệ số nội phối được tính như thế nào?

Bài 2: 1 quần thể có tần số đồng hợp tử trội, dị hợp tủ, đồng hợp tử lặn quan sát được tương ứng: 0,64 : 0,06 : 0,27
Tính hệ số nội phối trong quần thể => cách xác định hệ số nội phối.
 
Last edited by a moderator:
C

canhcutndk16a.

Thử bài 4, bài 7 thử xem , phải biến đổi, công thức thuần túy chưa chắc ra
Bài 4:
4/Mạch đơn thứ nhất của gen có 10%A,30%G, mạch đơn thứ 2 của gen có 20% Adenin. Phân tử m ARN tổng hợp có U=150. Hãy tính số lượng và tỷ lệ phần trăm từng loại ribonu của m ARN và nu của gen
-Gen có:
[TEX]%A=%T=\frac{%A1+%A2}{2}=15%[/TEX]\Rightarrow[TEX]%G=%X=35%[/TEX]

- ở mỗi mạch đơn có: [TEX]A1=T2=10%[/TEX];[TEX]T1=A2=20%[/TEX]

[TEX]G1=X2=30%[/TEX]\Rightarrow[TEX]X2=G1=40%[/TEX]

- TH1: nếu mạch 1 là mạch gốc:\Rightarrow[TEX]rU= A1=10%=150[/TEX]\Rightarrow[TEX]rN=1500[/TEX]

\Rightarrow[TEX]rA=T1=20%=300[/TEX];...(tương tự để tính các rN còn lại )

- TH2: nếu mạch 2 là mạch gốc \Rightarrow Tính tương tự TH1:)

Bài 7:
7/Gen có A=3/2G. Mạch đơn thứ hai của gen có G=30% số nu của mạch. Phân tử m ARN được tổng hợp từ gen trên có A=480 và X-G=U. Hãy xác định
a/số lượng mỗi loại ribonu của m ARN
b/Số lượng mỗi loại nu của gen
[TEX]\left\{\begin{matrix} &A= \frac{3}{2}G & \\ & A+G=50% & \end{matrix}\right.[/TEX]\Leftrightarrow[TEX]\left\{\begin{matrix} & A=T=30% & \\ &G=X=20% & \end{matrix}\right.[/TEX]

- Mạch 2 có [TEX]G2=30%=X1[/TEX]\Rightarrow[TEX]G1=X2=10%[/TEX]

[TEX]rX-rG=rU[/TEX]\Rightarrow[TEX] rX>rG[/TEX]

- Nếu mạch 1 là mạch gốc \Rightarrow[TEX]rX=G1=10%<rG=X1=30%[/TEX]\Rightarrowloại

Vậy mạch 2 là mạch gốc và [TEX]rX=G2=30%;rG=X2=10%[/TEX]\Rightarrow[TEX]rU=20%[/TEX]\Rightarrow[TEX]rA=40%=480[/TEX]\Rightarrow[TEX]rN=1200[/TEX]

a/\Rightarrow[TEX]rA=480; rU=240;rG=120;rX=360[/TEX]

b/ [TEX]A=T=2400.30%=720[/TEX]

[TEX]G=X=2400.20%=480[/TEX]
 
T

triaiai

Gởi canhcutndk

sao không giải tiếp đi cánh cụt, ngobaochauvodich đã chuyển hết bài sang đấy theo yêu cầu của em rùi mà, à, để anh sưu tầm mấy bài về toán lai khó khó , và di truyền học quần thể khó post lên nha, mấy bài dễ thì ko post đâu
 
Last edited by a moderator:
C

canhcutndk16a.

Cho mình hỏi bài này:

Bài 1:Quần thể cân bằng có f cá thể nội phối thì tần số các kiểu gen bằng bao nhiêu?
Hệ số nội phối được tính như thế nào?

Bài 2: 1 quần thể có tần số đồng hợp tử trội, dị hợp tủ, đồng hợp tử lặn quan sát được tương ứng: 0,64 : 0,06 : 0,27
Tính hệ số nội phối trong quần thể => cách xác định hệ số nội phối.

Tính hệ số nội phối theo công thức: [TEX]H = 2pq – 2Fpq = (1 - F) 2pq [/TEX]\Rightarrow [TEX]1 - F = \frac{H}{2pq}[/TEX] \Rightarrow[TEX] F = 1 -\frac{H}{2pq} [/TEX]

\Rightarrow Áp dụng cho bài 2:[TEX]F=\frac{H}{2pq}=1-\frac{0,06}{2.0,64.0,27}\approx 0,826[/TEX]
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom