Phần Vi sinh học (2,0 điểm)
Câu 1: (1,0 điểm)
Phương tiện vạn năng đối với sự trao đổi năng lượng ở các tế bào sống là gì? Có ba cơ chế chủ yếu để tạo thành hợp chất này. Chúng giống nhau và khác nhau ở điểm nào?
Câu 2: (1,0 điểm)
a/ Bằng thí nghiệm nào người ta biết được màng tế bào có cấu trúc khảm - lỏng?
b/ Phân biệt các thuật ngữ: quang tự dưỡng vô cơ và tạp dưỡng?
Phần Tế bào học (2,0 điểm)
Câu 3: (1,0 điểm)
Động vật vô khuẩn là những động vật được giữ trong môi trường vô khuẩn từ lúc mới được sinh ra bằng cách đặt chúng vào những phòng cách ly đặc biệt. Một môi trường vô khuẩn sẽ có những ưu điểm và nhược điểm gì đối với các động vật này?
Câu 4: (1,0 điểm)
Tại sao ARN đã được tinh khiết từ các virut ARN sợi đơn dương lại thường có khả năng lây nhiễm?
Phần Sinh lý học thực vật (3,0 điểm)
Câu 5: (1,0 điểm)
Thí nghiệm: lấy một cây nhỏ còn nguyên bộ rễ. Nhúng bộ rễ đã rửa sạch vào dung dịch xanh mêtilen. Một lúc sau, lấy cây ra, rửa sạch bộ rễ và lại nhúng tiếp vào dung dịch CaCl2.
Hiện tượng gì sẽ xảy ra? Giải thích.
Câu 6: (1,0 điểm)
Hãy cho biết: nguồn gốc nguyên liệu của hô hấp sáng (axit glicôlic), điều kiện xảy ra hô hấp sáng. Từ đó có nhận xét gì về hô hấp sáng?
Câu 7: (1,0 điểm)
Nhóm chất kích thích sinh trưởng của hoocmôn thực vật có tác động đối với cảm ứng ở thực vật như thế nào?
Phần Sinh lý học động vật (3,0 điểm)
Câu 8: (1,0 điểm)
Quá trình tiêu hóa gluxit ở động vật ăn tạp diễn ra như thế nào?
Câu 9: (1,0 điểm)
Sau khi hủy tủy và mổ lộ tim ếch rồi dùng bông tẩm dung dịch muối sinh lý nhỏ cho tim, tim vẫn còn hoạt động. Giải thích.
Câu 10: (1,0 điểm)
Giữa tuyến tụy và tuyến trên thận có mối quan hệ như thế nào trong việc bảo đảm chức năng sinh lý của cơ thể?
Phần Di truyền học (5,0 điểm)
Câu 11: (1,0 điểm)
Cho cây thân cao thuần chủng giao phấn với cây thân thấp thuần chủng cùng loài được F1 toàn cây thân cao. Cho cây F1 giao phấn với cây thân thấp ở P, thu được thế hệ sau có tỷ lệ: 3 cây thân thấp : 1 cây thân cao .
a/ Xác định qui luật di truyền chi phối tính trạng chiều cao cây? Giải thích.
b/ Nếu cho cây F1 giao phấn với nhau thì tỷ lệ các cây thân thấp thuần chủng ở F2 là bao nhiêu?
Câu 12: (1,0 điểm)
Nếu trong quần thể cây giao phấn và quần thể cây tự thụ phấn đều có gen đột biến lặn xuất hiện ở giao tử với tần số như nhau, thì thể đột biến được phát hiện sớm hơn ở quần thể nào? Giải thích.
Câu 13: (1,0 điểm)
Một quần thể ban đầu gồm 100% cá thể có kiểu gen Dd (trong đó alen D qui định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen d qui định hoa trắng). Nếu cho tự thụ phấn liên tục thì tỷ lệ kiểu gen và kiểu hình ở thế hệ thứ tư sẽ như thế nào? Người ta ứng dụng phương pháp này trong chọn giống để làm gì?
Câu 14: (1,0 điểm)
Điều hòa hoạt động của gen ở sinh vật nhân thực có những điểm gì khác điều hòa hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ?
Câu 15: (1,0 điểm)
Trước đây người ta hay chuyển gen của người vào tế bào vi khuẩn để sản sinh ra những protein nhất định của người với số lượng lớn. Tuy nhiên, các nhà sinh học phân tử hiện nay lại ưa dùng tế bào nấm men làm tế bào để chuyển gen của người vào hơn là dùng tế bào vi khuẩn. Giải thích tại sao?
Phần Tiến hóa (2,0 điểm)
Câu 16: (1,0 điểm)
Sự tiến hóa ở các vi khuẩn lam với sự quang hợp sinh oxi có tầm quan trọng cơ bản đưa các dạng sống lên các nơi sống trên cạn. Hãy giải thích?
Câu 17: (1,0 điểm)
Thuyết tiến hóa hiện đại đã giải thích sự song song tồn tại của những nhóm sinh vật có tổ chức thấp bên cạnh các nhóm sinh vật có tổ chức cao như thế nào?
Phần Sinh thái học (3,0 điểm)
Câu 18: (1,0 điểm)
Trong hệ sinh thái, các vi sinh vật có vai trò như thế nào? nêu ví dụ.
Câu 19: (1,0 điểm)
So sánh diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh. Trong quá trình diễn thế sinh thái xảy ra, những loài sinh vật nào có vai trò quan trọng nhất?
Câu 20: (1,0 điểm)
Trong hệ sinh thái, tại sao sinh khối của các bậc dinh dưỡng sau nhỏ hơn sinh khối của các bậc dinh dưỡng trước? Những hệ sinh thái tự nhiên nào có sức sản xuất cao nhất?
Xin được chỉ giáo.