[sinh học] cùng ôn thi khối B đạt hiệu quả cao

A

anhvodoi94

tình hình lầ dạo này box mình lười đi thỳ phải! thui nào vì đại học thân iêu! các tình iêu ui! vô giải bài tập nào! đây là mấy bài trong đề thy đại học đó! nếu ko có ai giải thỳ benho cũng sẽ post đáp án!
Bài 1:Ở 1 loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so vs alen a quy định thân thấp; alen B quy định quả đỏ trội hoàn toàn so vs alen b quy định hoa vàng. Hai cặp alen này nằm trên NST tương đồng số 1. Alen D quy định quả tròn trội hoàn toàn so vs alen d quy định quả dài. Cặp gien Dd nằm trên NST tương đồng số 2. Cho giao phấn giữa 2 cây P đều thuần chủng đk F1 dị hợp về 3 cặp gien trên. Cho F1 giao phấn vs nhau thu đk F2, trong đó cây có KH thấp, hoa vàng, quả dài chiếm tỉ lệ 4%. Biết HVG xảy ra cả trong quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái vs tần số bằng nhau. Tính theo lí thuyết, cây có KH thân cao, quả đỏ và tròn ở F2 chiếm tỉ lệ:
A 54% B 66% C 16.5% D 49.5% ( đọc bài xong đừng ngất nhé ^^)
Bài 2:Gien S đột biến thành gien s. Khi gien S và s cùng tự nhân đôi liên tiếp 3 lần thỳ số nu tự do mà MT cung cấp cho s ít hơn so vs gien S ít hơn 28 nu. Dạng đột biến xảy ra so vs gien S là
A. Mất 1 cặp nu.
B. Mất 2 cặp nu
C. Đảo vị trí 2 cặp nu
D. Thay thế 1 cặp nu
Tạm thời là tek nhé! mong mọi người giải nhiệt tình ^^


Bài 1: !!! Câu này trùng pic ùi chị benho !

Quy ước :
+ A _ cao ; a_ thấp
+ B_ đỏ , b _ vàng
2 gen này cùng trên NST 1 => liên kết gen .

+ D _ tròn , d _dài

- Ở F2 có loại kiểu hình là : thấp , vàng , dài
=> kiểu gen của cây đó là : ab/ab dd = 4% hay 0,04 => Hoán vị gen .
- Theo giả thiết F1 dị hợp tử
=> Về tính trạng hình dạng hạt thì cây F1 có kiểu gen là : Dd x Dd
=> Tỉ lệ cây quả dài (dd) ở F2 là : 0,25

=> Kiểu gen cây thấp vàng dài ở F2 : ab/ab dd = 0,04
=> ab/ab = 0,04 / 0,25 = 0,16

- Theo đề bài : Biết rằng hoán vị gen xay ra trong quá trình phát sinh giao tử đực với giao tử cái với tần số bằng nhau .
=> ab = 0,4

=> giao tử liên kết là : AB = ab = 0,4
=> Giao tử hoán vị là : Ab = aB = 0,1

=> tần số hoán vị là : f = 0,1 * 2 = 0,2 hay 20%

=> Kiểu gen F1 là : AB/ab Dd ( cao đỏ tròn )

+ SDL : ( viết từ F1và chỉ xét với tính trạng chiều cao thân và màu hoa)
F1 x F1 : AB/ab x AB/ab
GF1 : ( 0,4 AB ; 0,4 ab ; 0,1 Ab ; 0,1 aB ) ; (0,4 AB ; 0,4 ab ; 0,1 Ab ; 0,1 aB )

F2 : Tự viết nhá ^^!

=> Tỉ lệ cây cao, hoa đỏ ở F2 là : 0,66
=> Tỉ lệ cây cao, đỏ, tròn ở F2 là : 0,66 * 3/4 = 0,495 hay 49,5 %
=> Đáp Án : D




Bài 2 :
- Gen S bị đột biến thành gen s , khi 2 gen này cùng nhân đôi 3 lần người ta thấy gen s có số Nu mtcc ít hơn gen S là 28 .
=> Gen S nhiều hơn gen s số Nu là : ( x là số Nu mà gen S nhiều hơn gen s )
(2^3-1) * x = 28
=> x = 4 (Nu)
=> Gen S nhiều hơn gen s 2 cặp Nu => Đột biến mất 2 cặp Nu .
=> Đáp án : B
 
B

benhoxinhyeu

Bài 1: !!! Câu này trùng pic ùi chị benho !

Quy ước :
+ A _ cao ; a_ thấp
+ B_ đỏ , b _ vàng
2 gen này cùng trên NST 1 => liên kết gen .

+ D _ tròn , d _dài

- Ở F2 có loại kiểu hình là : thấp , vàng , dài
=> kiểu gen của cây đó là : ab/ab dd = 4% hay 0,04 => Hoán vị gen .
- Theo giả thiết F1 dị hợp tử
=> Về tính trạng hình dạng hạt thì cây F1 có kiểu gen là : Dd x Dd
=> Tỉ lệ cây quả dài (dd) ở F2 là : 0,25

=> Kiểu gen cây thấp vàng dài ở F2 : ab/ab dd = 0,04
=> ab/ab = 0,04 / 0,25 = 0,16

- Theo đề bài : Biết rằng hoán vị gen xay ra trong quá trình phát sinh giao tử đực với giao tử cái với tần số bằng nhau .
=> ab = 0,4

=> giao tử liên kết là : AB = ab = 0,4
=> Giao tử hoán vị là : Ab = aB = 0,1

=> tần số hoán vị là : f = 0,1 * 2 = 0,2 hay 20%

=> Kiểu gen F1 là : AB/ab Dd ( cao đỏ tròn )

+ SDL : ( viết từ F1và chỉ xét với tính trạng chiều cao thân và màu hoa)
F1 x F1 : AB/ab x AB/ab
GF1 : ( 0,4 AB ; 0,4 ab ; 0,1 Ab ; 0,1 aB ) ; (0,4 AB ; 0,4 ab ; 0,1 Ab ; 0,1 aB )

F2 : Tự viết nhá ^^!

=> Tỉ lệ cây cao, hoa đỏ ở F2 là : 0,66
=> Tỉ lệ cây cao, đỏ, tròn ở F2 là : 0,66 * 3/4 = 0,495 hay 49,5 %
=> Đáp Án : D




Bài 2 :
- Gen S bị đột biến thành gen s , khi 2 gen này cùng nhân đôi 3 lần người ta thấy gen s có số Nu mtcc ít hơn gen S là 28 .
=> Gen S nhiều hơn gen s số Nu là : ( x là số Nu mà gen S nhiều hơn gen s )
(2^3-1) * x = 28
=> x = 4 (Nu)
=> Gen S nhiều hơn gen s 2 cặp Nu => Đột biến mất 2 cặp Nu .
=> Đáp án : B
ớ! tình hình là đúng hết ùi! thấy đáp án là trùng ùi! cách làm sơ sơ cũng đã đúng ^^! chuẩn chắc ko cần chỉnh nữa đâu! :D
 
T

thanhdat93

Biết ở người có 2n = 46 nst cấu trúc khác nhau, không xảy ra đột biến. Tỉ lệ giao tử của mẹ mang 3 trong số các nst của ông ngoại là bao nhiêu?
Các cao thủ đỡ hộ bài này với
 
L

love_bio

Biết ở người có 2n = 46 nst cấu trúc khác nhau, không xảy ra đột biến. Tỉ lệ giao tử của mẹ mang 3 trong số các nst của ông ngoại là bao nhiêu?

Làm bừa vậy :| mà mình chắc chắn là sai :|
1/23 :D
Ta có các th sau trong giao tử của mẹ:
0nst ông ngoại + 23 NST bà ngoại(tức ở kì giữa GP1 , 1 hàng NST kép chỉ có NST từ ông ngoại và hàng NSt kép còn lại chỉ có NST từ bà ngoại)
1nst ông ngoại + 22 NST bà ngoại(ở kì giữa GP1,1 hàng NST kép có 1 NST kép của ông và 22 NST kép của bà ,và hàng kia là 22 NST của ông và 1 NST kép của bà )
3nst ông ngoại + 21 NSt bà ngoại
....................................................
11 nst ông ngoại + 12 NST bà ngoại
12 nst ông ngoại + 11 NST bà ngoại
...................
23 nst ông ngoại + 0 NSt bà ngoại
=> có 24 TH
Nhưng ta thấy các TH bắt dôi đc theo cặp
tức là có TH này chắc chắn sẽ có TH kia
Ví dụ : có giao tử có 1NST ông và 22 NST bà thì chắc chắn sẽ có giao tử có 1 NSt của bà và 22 NST của ông)
=>có tất cả là 12 TH
=> tỉ lệ giao tử của mẹ mang 3 trong số các NSt củ ông ngoại là 1/12
=>8,(3)%
Nếu có sai thì bỏ qua cho mình nhé :) trẻ con chém bừa mà :p
 
T

trihoa2112_yds

Biết ở người có 2n = 46 nst cấu trúc khác nhau, không xảy ra đột biến. Tỉ lệ giao tử của mẹ mang 3 trong số các nst của ông ngoại là bao nhiêu?
Các cao thủ đỡ hộ bài này với

Hòa đã từng làm dạng này nhưng không có tiếp xúc nhiều, không được chứng minh công thức nên giờ cũng không còn nhớ rõ lắm. Đại loại công thức của nó hình như là:
( 46 - 3 )! / 46!.
Lâu rồi không có coi lại nên chỉ nhớ là vậy thôi, nhưng dạng công thức là vậy đó, các bạn tham khảo thêm xem sao.
 
L

love_bio

Ở đây dùng hoán vị ạ :-? liệu có phải không nhỉ ???
Theo như công thức của bạn thì ta có tỷ lệ là
(46-3)!/46!
Tính tỷ lệ
thì ta có 46! là số tất cả các loại giao tử (trình tự 46 NST kép bị hoán đổi vị trí)
Còn (46-3)! là số giao tử của mẹ mang 3 trong số các nst của ông ngoại (3 NST kép đó không thay đổi vị trí ,khó diễn tả quá)==
 
T

thuhien248

Mọi người vào giúp với!

Cho gà trống chân ngắn , lông vàng lai vs gà mái chân ngắn , lông đốm.Thu đc F1 :
_Gà trống: 59 con chân ngắn , lông đốm : 30 con chân dài , lông đốm
.
_Gà mái : 60 con chân ngắn , lông vàng : 29 con chân dài, lông vàng.
biết 1 gen qđ 1 tính trạng.
Hãy giải thích kq phép lai và xác định kgen của P !!!!!
 
J

junior1102

^^

về màu lông ,tớ thấy :

Gà trống lông vàng x gà mái lông đốm => toàn gà mái lông vàng ,toàn gà trống lông đốm

-> Gen quy định màu lông nằm trên NST X không alen trên Y

Kiểu gen gà trống là XaXa (lông vàng ) ,kiểu gen gà mái là XAY (lông đốm) ( ở gà ,XX là đực ,XY là cái )

XaXa x XAY -> đực XAXa lông đốm : cái XaY lông vàng .

Mình nghĩ vẫn chưa ra ... cái chân :"> ,để làm típ nha :">
 
L

lananh_vy_vp

Làm típ hộ ck:x
Tỉ lệ chân ngắn:dài=2:1
-->xuất hiện tổ hợp gen gây chết ở trạng thái đồng hợp trội
Quy ước:
B:chân ngắn b:chân dài
-->KG P:BbX^AX^a x BbX^AY
vẽ cái SĐL ra là xong^^
Nhớ chỉ tổ hợp có BB nó die thui:p
 
K

kaim

vài bài tập về cơ chế tự nhân đôi của ADN :D

1.Gen có chiều dài 2193,quá trình tự sa mã của gen đã tạo ra 64 mạch đơn trong các gen con,trong đó có chứa 8256 Nu loại Timin.

a) số lần tái sinh =?

b) số Nu tự do mỗi loại môi trường cần cung cấp cho quá trình

c) tỉ lệ % từng loại Nu trong gen ban đầu

-----------------------------o0o----------------------------

2. Một đoạn ADN nhân đôi trong môi trường chứa toàn bộ các Nu tự do được đánh dấu bằng đồng vị phóng xạ.Cuối quá trình tạo ra số gen gồm 6 mạch có đánh dấu và 2 mạch thì không.Mạch chứa các Nu không đánh dấu chứa 600T và 150X.Mạch 2 chứa các nu không đánh dấu chứa 450T và 300X.

a) số lần nhân đôi ?

b)số loại Nu trong đoạn ADN ban đầu ?

c) số Nu tự do mỗi loại mà môi trường cần phải cung cấp cho quá trình nhân đôi nói trên

-----------------------------o0o----------------------------


3.Sau quá trình nhân đôi,gen đã được môi trường cung cấp 73160 Nu tự do trong đó có 10974 Xitozin.

a) số lần nhân đôi ?

b) tỉ lệ % từng loại Nu của gen ?

-----------------------------o0o----------------------------


4.Hai gen I và II đều dài 3060 A.Gen 1 có 35% Adenin và bằng 7/4 số Guanin của gen II.Cả hai gen đều nhận một số lần môi trường cung cấp tất cả 3330 Nu tự do loại Xitozin.

a)Số lần nhân đôi của gen I và II là ?

-----------------------------o0o----------------------------


5.Gen được môi trường cung cấp 15120 Nu tự do khi tái bản trong đó có 2260 Guanin.Số Nu của gen trong đoạn (2100-2400)

a) chiều dài của gen trên là ?

b) Số lượng Nu của mỗi loaị gen ?

-----------------------------o0o----------------------------


6.Hai gen I và II có tỉ lệ các loại Nu và chiều dài như nhau,khi nhân đôi cần được cung cấp 1800 Nu tự do,trong đó có 2700 Timin.Chiều dài mỗi gen trong đoạn ( 2550-3060)

a) số chu kì của mỗi gen là ?

b)Số Nu từng loại của mỗi gen là ?

-----------------------------o0o----------------------------


7.Gen dài 5100 A có số liên kết Hidro giữa A và T bằng số liên kết Hidro giữa G và X.Gen tái sinh liên tiếp 4 đợt.

a) Số liên kết Hidro bị hủy và được tái lập trong lần tự sao cuối cùng của gen là ?

b)Số liên kết hóa trị được hình thành tại lần thứ 4 và cả quá trình là ?

c) Tổng liên kết Hidro bị hủy cả quá trình ?

-----------------------------o0o----------------------------

8.Mach đơn của gen chứa 10% Xitozin và bằng 1/2 số Nu của Guanin mạch đó.Gen này có 420 Timin.Khi gen nhân đôi,số liên kết hóa trị giữa axit và đường được hình thành ở lần nhân đôi cuối cùng là 9592.

a) lần nhân đôi cuối cùng là lần thứ ?

b) Tổng số liên kết Hidro được hình thành ở lần tái sinh này là ?

c) Số Nu tự do mỗi loại môi trường cần cung cấp cho lần nhân đôi này là ?
 
D

duytanlt

vài bài tập về cơ chế tự nhân đôi của ADN :D

1.Gen có chiều dài 2193,quá trình tự sa mã của gen đã tạo ra 64 mạch đơn trong các gen con,trong đó có chứa 8256 Nu loại Timin.

a) số lần tái sinh =?

b) số Nu tự do mỗi loại môi trường cần cung cấp cho quá trình

c) tỉ lệ % từng loại Nu trong gen ban đầu

-----------------------------o0o----------------------------

2. Một đoạn ADN nhân đôi trong môi trường chứa toàn bộ các Nu tự do được đánh dấu bằng đồng vị phóng xạ.Cuối quá trình tạo ra số gen gồm 6 mạch có đánh dấu và 2 mạch thì không.Mạch chứa các Nu không đánh dấu chứa 600T và 150X.Mạch 2 chứa các nu không đánh dấu chứa 450T và 300X.

a) số lần nhân đôi ?

b)số loại Nu trong đoạn ADN ban đầu ?

c) số Nu tự do mỗi loại mà môi trường cần phải cung cấp cho quá trình nhân đôi nói trên

-----------------------------o0o----------------------------


3.Sau quá trình nhân đôi,gen đã được môi trường cung cấp 73160 Nu tự do trong đó có 10974 Xitozin.

a) số lần nhân đôi ?

b) tỉ lệ % từng loại Nu của gen ?

-----------------------------o0o----------------------------


4.Hai gen I và II đều dài 3060 A.Gen 1 có 35% Adenin và bằng 7/4 số Guanin của gen II.Cả hai gen đều nhận một số lần môi trường cung cấp tất cả 3330 Nu tự do loại Xitozin.

a)Số lần nhân đôi của gen I và II là ?

-----------------------------o0o----------------------------


5.Gen được môi trường cung cấp 15120 Nu tự do khi tái bản trong đó có 2260 Guanin.Số Nu của gen trong đoạn (2100-2400)

a) chiều dài của gen trên là ?

b) Số lượng Nu của mỗi loaị gen ?

-----------------------------o0o----------------------------


6.Hai gen I và II có tỉ lệ các loại Nu và chiều dài như nhau,khi nhân đôi cần được cung cấp 1800 Nu tự do,trong đó có 2700 Timin.Chiều dài mỗi gen trong đoạn ( 2550-3060)

a) số chu kì của mỗi gen là ?

b)Số Nu từng loại của mỗi gen là ?

-----------------------------o0o----------------------------


7.Gen dài 5100 A có số liên kết Hidro giữa A và T bằng số liên kết Hidro giữa G và X.Gen tái sinh liên tiếp 4 đợt.

a) Số liên kết Hidro bị hủy và được tái lập trong lần tự sao cuối cùng của gen là ?

b)Số liên kết hóa trị được hình thành tại lần thứ 4 và cả quá trình là ?

c) Tổng liên kết Hidro bị hủy cả quá trình ?

-----------------------------o0o----------------------------

8.Mach đơn của gen chứa 10% Xitozin và bằng 1/2 số Nu của Guanin mạch đó.Gen này có 420 Timin.Khi gen nhân đôi,số liên kết hóa trị giữa axit và đường được hình thành ở lần nhân đôi cuối cùng là 9592.

a) lần nhân đôi cuối cùng là lần thứ ?

b) Tổng số liên kết Hidro được hình thành ở lần tái sinh này là ?

c) Số Nu tự do mỗi loại môi trường cần cung cấp cho lần nhân đôi này là ?

Hi, mình định post nhưng bài tương tự thế này vì thắc mắc kết quả mình làm ra hok có trong đáp án :D
Mình làm mọi người xem thử ha:
1/ Chiều dài = 2193 A0 suy ra có 1290 nu tức là có 129 A,T và 516 G,X trong gen ban đầu.
duy ra số nu mỗi loại mt cung cấp: A=T=8127, G=X=32580
( bài này tính mà hok thấy đáp án, ko bik sai chỗ nào mọi người chỉ dùm nha :) )
mấy bài kia mình tính đã, bùn ngủ wa :D

ak` , mak2 có mí bài mình bổ sung nha /:)
dúng y chang lun, hok có j bs thêm ^^, mọi người tham gia giải nha!
 
K

khackhiempk

mình thấy đây toàn là các câu trong đề thi 2010 mà. có bạn nào có đề hay thì post lên đi
 
T

thuhien248

bài tập này hay nè...(^_^)...!

Một loài có kiểu NST giới tính: cái XX, đực XY
Lai cái đen vs đực trắng thuần chủng thu được F1 100% có màu trắng.
Cho F1 giao phối vs nhau ở F2 thu được
đực : 100% trắng
cái : 50% trắng : 37,5% đen : 12,5% hung đỏ.
Xác định quy luật dt và kgen của P, F1

Chúc thành công!:D
 
S

sieunhan007

Giúp mình giải chi tiết nha, cám ơn nhiều

Câu 8: Cho cây có kiểu gen AaBbDd tự thụ phấn qua nhiều thế hệ. Nếu các cặp gen này nằm trên
các cặp nhiễm sắc thể khác nhau thì số dòng thuần tối đa về cả ba cặp gen có thể được tạo ra là
A. 1. B. 6. C. 8. D. 3.

Câu 12: Một quần thể giao phối ở trạng thái cân bằng di truyền, xét một gen có hai alen (A và a)
người ta thấy số cá thể đồng hợp trội nhiều gấp 9 lần số cá thể đồng hợp lặn. Tỉ lệ phần trăm số cá
thể dị hợp trong quần thể này là
A. 18,75%. B. 56,25%. C. 37,5%. D. 3,75%.

15: Một quần thể thực vật tự thụ phấn có tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ P là: 0,45AA : 0,30Aa : 0,25aa.
Cho biết các cá thể có kiểu gen aa không có khả năng sinh sản. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ các kiểu gen
thu được ở F1 là:
A. 0,525AA : 0,150Aa : 0,325aa. B. 0,36AA : 0,24Aa : 0,40aa.
C. 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa. D. 0,7AA : 0,2Aa : 0,1aa.

Câu 41: Một gen có 3000 liên kết hiđrô và có số nuclêôtit loại guanin (G) bằng hai lần số nuclêôtit
loại ađênin (A). Một đột biến xảy ra làm cho chiều dài của gen giảm đi 85 . Biết rằng trong số
nuclêôtit bị mất có 5 nuclêôtit loại xitôzin (X) . Số nuclêôtit loại A và G của gen sau đột biến lần lượt là

A. 375 và 745 B. 355 và 745 C. 375 và 725 D. 370 và 730

Câu 44: Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với gen a quy định thân
thấp, gen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với gen b quy định hoa trắng. Lai cây thân cao, hoa
đỏ với cây thân thấp, hoa trắng thu được F1 phân li theo tỉ lệ : 37,5% cây thân cao, hoa trắng :
37,5% cây thân thấp, hoa đỏ : 12,5% cây thân cao, hoa đỏ : 12,5% cây thân thấp, hoa trắng. Cho
biết không có đột biến xảy ra. Kiểu gen của cây bố, mẹ trong phép lai trên là :
 
J

junior1102

^^

Giúp mình giải chi tiết nha, cám ơn nhiều

Câu 8: Cho cây có kiểu gen AaBbDd tự thụ phấn qua nhiều thế hệ. Nếu các cặp gen này nằm trên
các cặp nhiễm sắc thể khác nhau thì số dòng thuần tối đa về cả ba cặp gen có thể được tạo ra là
A. 1. B. 6. C. 8. D. 3.

Câu 12: Một quần thể giao phối ở trạng thái cân bằng di truyền, xét một gen có hai alen (A và a)
người ta thấy số cá thể đồng hợp trội nhiều gấp 9 lần số cá thể đồng hợp lặn. Tỉ lệ phần trăm số cá
thể dị hợp trong quần thể này là
A. 18,75%. B. 56,25%. C. 37,5%. D. 3,75%.

15: Một quần thể thực vật tự thụ phấn có tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ P là: 0,45AA : 0,30Aa : 0,25aa.
Cho biết các cá thể có kiểu gen aa không có khả năng sinh sản. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ các kiểu gen
thu được ở F1 là:
A. 0,525AA : 0,150Aa : 0,325aa. B. 0,36AA : 0,24Aa : 0,40aa.
C. 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa. D. 0,7AA : 0,2Aa : 0,1aa.

Câu 41: Một gen có 3000 liên kết hiđrô và có số nuclêôtit loại guanin (G) bằng hai lần số nuclêôtit
loại ađênin (A). Một đột biến xảy ra làm cho chiều dài của gen giảm đi 85 . Biết rằng trong số
nuclêôtit bị mất có 5 nuclêôtit loại xitôzin (X) . Số nuclêôtit loại A và G của gen sau đột biến lần lượt là

A. 375 và 745 B. 355 và 745 C. 375 và 725 D. 370 và 730

Câu 44: Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với gen a quy định thân
thấp, gen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với gen b quy định hoa trắng. Lai cây thân cao, hoa
đỏ với cây thân thấp, hoa trắng thu được F1 phân li theo tỉ lệ : 37,5% cây thân cao, hoa trắng :
37,5% cây thân thấp, hoa đỏ : 12,5% cây thân cao, hoa đỏ : 12,5% cây thân thấp, hoa trắng. Cho
biết không có đột biến xảy ra. Kiểu gen của cây bố, mẹ trong phép lai trên là :

Câu 1 :AABBDD , AABBdd , AAbbDD ,AAbbdd , aaBBDD , aabbDD ,aaBBdd , aabbdd , tổng cộng là 8 .

Câu 2 :số cá thể đồng hợp trội = AA =A.A = 9.a.a -> A/a = 3 .

9a.a + 2.3a.a + a.a -1 = 0 ,tính được a = 0,25 -> A = 0,75 . từ đây tính được số cá thể dị hợp = 2.0,25.0,75 = 37,5% .

Câu 3 : 0,3 Aa tự thụ thì sẽ tạo thành 0,075 AA : 0,15Aa : 0,075aa , cộng vào 2 cái kia được đáp án A . mình ko hiểu nó cho aa không có khả năng sinh sản vào đây làm gì ? một cách làm nhiễu đề chăng ?

Câu 4 : trước khi đột biến gen có A = 375 Nu = T ,G = 750 Nu = X

Mất đi 1 đoạn có 25 cặp Nu , trong đó có 5 cặp G-X -> 20 cặp còn lại là A-T

-> tỉ lệ sau đột biến là 355A-T và 745G-X

Câu 5 : Cây thân cao hoa đỏ dị hợp chéo Ab/aB , hoán vị gen 12,5% .
 
A

anhhuyconan

Cho quần thể có kiểu gen 0.5AA : 0.3 Aa : 0.2 aa. cho quần thể này giao phối ngẫu nhiên, trong đó có quá trình những cá thể aa sinh ra bị chết non. Tính F5
 
B

benhoxinhyeu

Cái này tớ lười tính^^ có CT ăn sẵn đấy cậu áp vào mà dùng nhé ^^! tần số alen a=q/(1+nq) Trong đó n là số thế hệ!
A=p+nq/(1+nq) thế là xong nhé ^^
 
A

anhhuyconan

bạn ơi , cá thể aa sinh ra bị chết non mà công thức của bạn chỉ áp dụng trong trường hơp ko có chọn lọc đột biến thì phải , hj`^^
 
M

marucohamhoc

hơ, mới làm pic bên đó sang đây lại thấy, mới biết maru post sai:D
công thức của benho đúng roài đó bạn:x
Ở thế hệ xuất phát của một quần thể giao phối ngẫu nhiên có tần số của a là q, của A là 1-q
Nếu hợp tử aa bị chết ở gia đoạn phôi thì tần số của a ở thế hệ Fn là q/( 1+ nq):-S

= > ở Fn thì thành phần KG là
[( p+nq)/( 1+ nq)]^2 AA: 2.[( p+nq)/( 1+ nq)].q/( 1+ nq)Aa: [q/( 1+ nq)]^2 aa
hic, ko biết đúng ko nữa, kém nhất phần này:((
 
S

sieunhan007

Giúp mình 2 bài này
Ở người, gen quy định nhóm máu nằm trên NST thường có 3 alen, gen gây bệnh máu khó đông nằm trên NST X (ko có alen trên Y) có hai alen , gen gây tất dính ngón tay số 2, 3 nằm trên NST Y (ko có alen trên X) có hai alen. Số kiểu gen có thể có trong quần thể về ba tính trạng này là:
A. 54
B. 90
C. 150
D. 27

: Với hai cặp gen ko alen A, a và B, b cùng nằm trên một cặp NST. Trong quần thể sẽ có bao nhiêu kiểu gen khác nhau.
A. 3
B. 10
C. 9
D. 4
 
Top Bottom