Ôn luyện văn thi đại học 2008-2009

Status
Không mở trả lời sau này.
Q

quinhmei

>>> Trả lời meoluoi_9x

Làm Mod không dễ đâu bạn, nhầm, chị, nhất là Mod box Văn. Không phải cứ post đề rồi tự giải là tròn nhiệm vụ. Một Mod đúng nghĩa phải:

1. Ít nhất là Reply thường xuyên. Reply phải sắc sảo và có giá trị, không phải kiểu ừm à dễ dãi, mem đọc xong phần trả lời của Mod mà như chưa đọc. Phải biết làm hài lòng mem với mỗi reply, tuy ít nhưng chất lượng. Nếu Mod chỉ trả lời bằng cách search Google, vậy thì mem cũng search được, việc gì phải mất công post câu hỏi nữa? Cái mem cần là ý kiến góp ý, không phải là sự đồng tình hay không.

2. Quản lý sát sao. Online thường xuyên, tốt nhất là hàng ngày. (Chính vì em không onl được thường xuyên nên đã từng muốn xin nghỉ Mod vì không làm tròn nhiệm vụ). Del bài spam, Del chủ đề không đắn đo, dù đó là của những mem thân với mình chăng nữa.

3. Có kiến thức văn sâu rộng và am hiểu, khiến người khác phải phục. Chẳng ai muốn một nguời không bằng mình lên mặt dạy đời mình cả. Làm Mod Văn thì học Văn ít nhất cũng phải nắm đuợc cái căn bản, không thể nào mất gốc đuợc.

4. Quan niệm đúng: đây là một công việc THỰC SỰ, không phải MỘT CUỘC DẠO CHƠI. Mem & mod khác nhau ở chỗ nào? Đó là trách nhiệm. Mem chán diễn đàn thì có thể lập nik mới spam tiếp, hoặc không thèm vào nữa. Nhưng Mod mà làm lâu năm không thể xin nghỉ một câu là xong. Cái mối liên hệ vô hình ấy tưởng như rất ẢO, nhưng lại rất chặt, như sợi tơ nhên vậy.

Em mong rằng sẽ được làm việc với chị với tư cách là Mod văn một ngày gần đây. Chúc chị ôn tập và thi cử thật tốt trong thời gian tới.
Mei.

 
Last edited by a moderator:
T

tutaidaiso

Các bạn cũng đọc đề bài sau và cho ý kiến cách làm đề bài này xem đề này cần những thao tác nào, và cần phải sử dụng những dẫn chứng ở những tác phẩm nào? Các ý chính cần là ở đề này:
"Những phát hiện mới mẻ của Nam Cao về đề tài nông dân và nông thôn ở Việt Nam trước Cách mạng T8 trong tác phẩm Chí Phèo .
 
C

conu

Các bạn cũng đọc đề bài sau và cho ý kiến cách làm đề bài này xem đề này cần những thao tác nào, và cần phải sử dụng những dẫn chứng ở những tác phẩm nào? Các ý chính cần là ở đề này:
"Những phát hiện mới mẻ của Nam Cao về đề tài nông dân và nông thôn ở Việt Nam trước Cách mạng T8 trong tác phẩm Chí Phèo .

Gợi ý cho bạn thôi nha:
Theo tớ, thao tác chủ yếu là phân tích những biểu hiện của tư tưởng nhân đạo ở tác phẩm này trong sự so sánh với những tác phẩm khác cùng dòng văn học hiện thực phê phán giai đoạn 30 - 45.
Ta lật lại kiến thức giai đoạn văn học ở bài khái quát để quy chiếu về trường hợp cụ thể của Chí Phèo.
Có thể nói, Nam Cao là nhà văn sinh sau đẻ muộn của dòng văn học hiện thực, ông chính thức gia nhập dòng văn học này và nổi lên như 1 hiện tượng vào năm 1941, khi mà đã có hàng loạt tên tuổi ngự trị trên văn đàn: Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Trần Tiêu... chúng ta đã biết những nỗi khổ của ng nông dân về sưu thuế, về miếng ăn, về sự bóc lột, chà đạp của giai cấp thống trị. Anh Pha bị trói, bị tra tấn, chị Dậu phải bán gánh khoai cuối cùng, rứt ruột bán con để cứu chồng....
Những tưởng đó là sự tột cùng của nỗi khổ, nhưng tp Chí Phèo của Nam Cao còn tìm ra được 1 nỗi khổ, 1 bi kịch còn lớn hơn chỉ có ở cuộc đời của 1 lớp người "cùng hơn cả những thằng cùng": hiện tượng Chí Phèo.
Chỉ khi "Chí Phèo ngật ngưỡng bước ra khỏi trang văn của Nam Cao" thì người ta mới chợt nhận ra: đây mới là kẻ khổ nhất.
Tại sao vậy? Ở những tác phẩm khác, người nông dân bị vùi dập, bóc lột, trở nên đói rách bần cùng thì Chí Phèo bị cướp cà nhân hình lẫn nhân tính, bị tước đoạt quyền làm người. Nếu Chị Dậu phải bán 1 gánh khoai, xót xa bán cả con gái thì Chí Phèo phải bán cả linh hồn và hình hài cho quỷ dữ. Như vậy, Chí Phèo đã bị cướp đi tất cả.
Nam Cao khác với nhà văn đương thời, ở tp này, ông ko đi sâu vào cái đói, miếng ăn, mà ông đi vào vấn đề nhân phẩm của con người bị chà đạp bởi bộ máy thóng trị bạo tàn, hiện thực của sự tha hoá và định kiến xã hội.
"Bi kịch bị khước từ quyền làm người" đã trở thành chủ đề xuyên suốt tác phẩm, trở thành tiếng kêu day dứt về 1 hiện thực thảm khốc của xã hội thời kì này, tạo nên giá trị nhân đạo đặc sắc của tác phẩm.
Điều quan trọng hơn, tư tưởng nhân đạo của Nam Cao trong tp này mới mẻ và sâu sắc còn ở chỗ, nhà văn đã phát hiện và miêu tả phẩm chất tốt đẹp người nông dân ngay khi họ đã bị tha hoá trở thành quỷ dữ. Ông đã phát hiện ra bản chất người vẫn khắc khoải ngay sau những bộ mặt "ko còn nhận ra tuổi" ấy, trong khi cả xã hội đã quay lưng lại với họ, gạt họ ra ngoài lề cuộc sống con người (tư tưởng nhân đạo của phần lớn các cây bút hiện thực khác chủ yếu thể hiện ở sự đồng cảm với nỗi khổ của người nông dan, lên án xã hội nửa thực dân phong kiến thối nát đẩy con người vào "bước đường cùng", ngợi ca phẩm chất tốt đẹp của họ).
Đó chính là những khám phá mới mẻ, đặc sắc của Nam Cao, khẳng định vị trí của ông ở dòng văn học hiện thực phê phán trước những ngọn núi tưởng như ko thể vượt qua đã xuất hiện trong thời kì hoàng kim của dòng văn học này.

Mở ngoặc quinhmei: Cho em nhảy vào tí, anh conu vấn phong độ như thế, reply bài rất chắc tay. Mọi người vỗ tay khen ngợi phát!!!! ấy ấy, đừng ai ném đá em vì cái tội bon chen, em ra ngay đây, sorry Đóng ngoặc.
 
Last edited by a moderator:
M

meoluoi_9x

>>> Trả lời meoluoi_9x

Làm Mod không dễ đâu bạn, nhầm, chị, nhất là Mod box Văn. Không phải cứ post đề rồi tự giải là tròn nhiệm vụ. Một Mod đúng nghĩa phải:

1. Ít nhất là Reply thường xuyên. Reply phải sắc sảo và có giá trị, không phải kiểu ừm à dễ dãi, mem đọc xong phần trả lời của Mod mà như chưa đọc. Phải biết làm hài lòng mem với mỗi reply, tuy ít nhưng chất lượng. Nếu Mod chỉ trả lời bằng cách search Google, vậy thì mem cũng search được, việc gì phải mất công post câu hỏi nữa? Cái mem cần là ý kiến góp ý, không phải là sự đồng tình hay không.

2. Quản lý sát sao. Online thường xuyên, tốt nhất là hàng ngày. (Chính vì em không onl được thường xuyên nên đã từng muốn xin nghỉ Mod vì không làm tròn nhiệm vụ). Del bài spam, Del chủ đề không đắn đo, dù đó là của những mem thân với mình chăng nữa.

3. Có kiến thức văn sâu rộng và am hiểu, khiến người khác phải phục. Chẳng ai muốn một nguời không bằng mình lên mặt dạy đời mình cả. Làm Mod Văn thì học Văn ít nhất cũng phải nắm đuợc cái căn bản, không thể nào mất gốc đuợc.

4. Quan niệm đúng: đây là một công việc THỰC SỰ, không phải MỘT CUỘC DẠO CHƠI. Mem & mod khác nhau ở chỗ nào? Đó là trách nhiệm. Mem chán diễn đàn thì có thể lập nik mới spam tiếp, hoặc không thèm vào nữa. Nhưng Mod mà làm lâu năm không thể xin nghỉ một câu là xong. Cái mối liên hệ vô hình ấy tưởng như rất ẢO, nhưng lại rất chặt, như sợi tơ nhên vậy.

Em mong rằng sẽ được làm việc với chị với tư cách là Mod văn một ngày gần đây. Chúc chị ôn tập và thi cử thật tốt trong thời gian tới.
Mei.

tnx bạn nhá.Không phải là mình không pit những điều đó.Mình cũng làm mod Vs S- mod của nhìu 4r #.NHưng thật sự khi thấy n~ j bạn viết. mjình đã thấy việc này không dễ như mình tưởng.Khó thật đấy.Cảm ơn vì bạn đã góp ý nhá. Có lẽ ý đỵnh này sẽ đc quay lại sau kì thy ĐH cụa mình.:)
P/S:chác bạn viết văn cũng đỷnh lém.Thấy cách bạn lập luận sắc bén ý :)

>>>quinhmei:Em thôi ạ, không phải là bạn. Em không muốn viết thêm một reply vì như thế là spam nên trả lời luôn ở đây. Văn cùng thường thường bậc trung không đến nỗi đỉnh lắm (lập luận sắc đến nỗi han rỉ ra rồi), mới có trên 8 phẩy không có gì tự hào (Bạn em ở trường khác có đứa hơn 9 phẩy - bọn này chẳng biết ăn gì mà su pờ thế? - Hoặc là bọn nó chém gió, hoặc kiểm tra trắc ngiệm 100%, em ứ tin). Em nghĩ là dù làm Mod hay mem đều đáng đưọc trân trọng, làm mod đã khó, làm mem còn khó hơn (đúng nghĩa là mem, chứ không phải lập mỗi cái nik là xong). Làm Smod thì em cùng làm nhiều, nhưng rồi lại thấy không xứng đáng nên xin nghỉ hưu, giờ còn chơi thân với mỗi hocmai thôi, mong là không ai muốn em nghỉ hưu ở đây, hehe.

Chúc chị thi tốt, sorry vì em nhảy vào đây nói làm nhảm, tốn thời gian của mọi người quá.
 
Last edited by a moderator:
H

hunganhqn

Các bạn cũng đọc đề bài sau và cho ý kiến cách làm đề bài này xem đề này cần những thao tác nào, và cần phải sử dụng những dẫn chứng ở những tác phẩm nào? Các ý chính cần là ở đề này:
"Những phát hiện mới mẻ của Nam Cao về đề tài nông dân và nông thôn ở Việt Nam trước Cách mạng T8 trong tác phẩm Chí Phèo .

Đại loại là bạn cần trả lời:
1. Phát hiện mới mẻ của Nam Cao là gì? (nội dung nghị luận)
* Phát hiện 1: bi kịch tinh thần của người nông dân (các nhà văn khác chủ yếu đi sâu bi kịch về vật chất)
* Phát hiện 2: bản chất Người trong những con Quỉ dữ (thực ra các nhà văn đương thời vẫn ca ngợi bản chất Người - Chị Dậu chẳng hạn - nhưng là bản chất chưa từng bị thay đổi, trước sau vẫn thế).
2. Để làm nổi bật cái mới mẻ ấy thì ta phải làm như thế nào? (thao tác nghị luận)
* Thao tác so sánh. Không so sánh thì đương nhiên không thấy được cái mới. Tuy nhiên, các bạn có thể so sánh với các nhà văn khác đương thời hoặc so sánh với những tác phẩm khác của chính Nam Cao (như trong Một bữa no chẳng hạn, nhà văn chủ yếu chỉ ra sự tha hóa do hoàn cảnh, nhưng chưa chỉ ra bản chất tốt đẹp, hướng thiện của con người).
 
T

trinhluan

Đề thi thử đại học lần 3
Môn Ngữ văn
thời gian làm bài 180 phút
....................................Trường ĐHSP Hà Nội
Khối THPT Chuyên
Phần 1:Bắt buộc cho tất cả học sinh phải làm
Câu 1:(2 điểm)
Anh chị hãy trình bày ngắn gọn đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách Mạng Tháng 8 năm 1945.

Câu 2:(3 điểm)
"Danh dự là viên ngọc quý vô giá, đừng để ai chà đạp lên đó cả, dù người đó có là ai. họ có quyền lực đến mức nào đi chăng nữa"
(Trích"Nhật Kí Đặng Thuỳ Trâm")
Anh chị hãy viết một bài văn ngắn khoảng 600 tiếng trình bày suy nghĩ của mình về quan điểm trên

Câu 3:(5 điểm)
Học sinh chọn một trong hai câu:
Đề3a:
Anh chị hãy phân tích hình tượng Hộ trong tác phẩm"Đời thừa" của nhà văn Nam Cao để làm nổi bật tư tưởng nhân đạo sâu sắc mới mẻ của nhà văn.

Đề 3b:
Đất nước này là đất nước của nhân dân
......
Đất nước của nhân dân đất nước của ca dao thần thoại"
Hãy phân tích toàn bộ đoạn trích"Đất nước" trích" Trường ca mặt đường khát vọng"của Nguyễn Khoa Điềm để làm sáng tỏ ý thơ trên của tác giả"

Lần sau mình sẽ post đáp án lên.
 
P

phaodaibatkhaxampham

chiếc thuyền ngoài xa , mình đọc nó rất nhiều lần bởi " chẳng hiểu gì hết" , có lẽ cảm giác của mình giống với cảm giác của phùng và đẩu khi thốt len "thật không thể hiểu nổi " đọc đến đó mình cũng bảo ừ thật không hiểu được , đến bây giờ cũng chỉ mới hiểu lơ mơ ,

nhất là cảnh người đàn bà để yên cho chồng mình đánh mà vẫn " với một vẻ cam chịu đầy nhẫn nhục , không hề kêu một tiếng , không chống trả cũng không tìm cách trốn chạy" , mình thật sự không hiểu nổi tại sao bà ấy có thể cam chịu đầy nhẫn nhục như vậy tại sao v\bà ta không chạy đi ........... nhưng đến khi thằng con phác của bà chạy ra đánh bố thì lại " đau đớn vừa đau đớn vừa xấu hổ nhuc nhã , bà ta vừa mếu máo gọi tên phác vừa ôm chầm lấy nó rồi lại buông ra , c hắp tay vái lấy vái để " ???????????????????

Quả thật đọc đến đoạn đó mình đã nghĩ sao không cho Phác đánh chết mẹ ông ta đi

Và dẫu đến khi bà ta đứng trước qua toà khi nghe loeif giải thích của người đàn bà " là các chú không phỉ là đàn bà , chưa bao gờ các chú biết thế nào là nỗi vất vả của người đàn bà trên một chiếc thuyền của người đàn ông "
thì suy nghĩ của mình y như suy nghĩ của đẩu chẳng lẽ trên thuyền phair có một người đàn ông ... dù hắn mọi rợ , tàn bạo , nhưng nhân vật đẩu hiều mình mình không thể hiểu được , tại sao lại như thế ?

Tại sao người đàn bà đó cứ bảo theo chồng? nếu trên biển không sống được thì sao bà ta không lên bờ lên bờ không làm nghề chài lưới thì làm nghề khác

Tại sao " Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn để gắn lấy cái khổ "

Mình khôg thể hiểu người đàn bà hàng chài ấy có phải là người phụ nữ bản lĩnh cứng cỏi chan chứa tình thương như thầy mình nói hay là bà ấy ngu ngốc

Chả lẽ bà ấy đúng là " có con mắt nhìn thấu cuộc đời mình "
.
thầy mình bảo bà ấy thấu hiểu cuộc đời , thấu hiểu cuộc sống gia đình , bà biết phải làm gì để sống , để giữ gìn cias gia điinhf đó . Bà đánh đổi cái khổ nhục của mình cho cuộc sống của chồng con . nhưng mình thì chẳng thể nào hiểu được tại sao lại nhưb thế

mình cũng không hiểu dụng ý của tác giả khi đưa vaof chi tiết " Trong fa , các thứ tàu thuyền đều tìm vào bờ để trú , duy ở giữa phá chẳng hiểu vì sao vẫn còn........ thấy một chiếc thuyèn vó bè đang đậu "
 
T

trinhluan

Mình thì có suy nghĩ khác với cậu
Sống ở đời chẳng có một thứ gì hoàn hảo cả, cuộc sống gia đình lại càng trở nên khó khăn hơn khi phải trả qua rất nhiều điều xảy ra ngoài ý muốn.

Mình nghĩ người đàn ông đó cũng chỉ vì nghèo khổ quá, vất vả quá mới đâm ra như thế và người vợ cũng biết đến điều đó nên cũng chẳng có phản ứng gì, thực sự người vợ hàng chài cảm thông cho nỗi vất vả người chồng mình bởi người chồng là chỗ dựa là trụ cốt cho gia đình nếu không có người đàn ông ấy thì cuộc sống của người đàn bà kia sẽ không biết trôi về đâu.

Nhưng mình cũng như cậu không tán thành việc ông ta làm , làm tổn thương gia đình(nhất là người con) nhưng mình không bao giờ có suy nghĩ như cậu là để cho thằng Phác đánh chết ông ta? Bởi nếu làm như thế sẽ là phi đạo lí mà từ ngàn xưa ông cha ta đã dạy"phải tôn trọng kính lễ cha, nếu không như thế sẽ là đứa con bất hiểu".

Cuộc sống đời thường chẳng bao giờ dễ dàng, và gia đình nào cũng thế đều có những trục trặc những việc xảy ra, đến ngay cả gia đình mình cũng thế

Hạnh phúc là khi được nhìn đàn con ăn no, đó là nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam xưa và cho đến nay sẽ mãi mãi còn đó truyền thống .
Tình yêu gia đình là nguồn cội của hạnh phúc, là những giá trị tốt đẹp để tạo nên một xã hội tốt đẹp.

Người đàn ông đấy suy cho cùng cũng chỉ là vất vả quá , khó khăn gánh trên đôi vai mình quá. Nếu như, giá như "tôi đẻ ít đi thì có lẽ sẽ không như thế này".

Các chú hiểu làm sao được cuộc sống của người hàng chài.

Vâng phải chăng chỉ có những người trong hoàn cảnh thì mới hiểu được điều đó?
 
H

hunganhqn

Tất cả các nhân vật trong "Chiếc thuyền ngoài xa" đều tồn tại trong bản thân nó 2 mặt đối lập: Cái tích cực/ tiêu cực; cái xấu/tốt. Điều này trái ngược với kiểu nhân vật trong văn học chiến tranh.
Nếu nghĩ như bạn phaodaibatkhaxampham thì mới thấy được một mặt thôi. Cuộc sống đời thường - như nhà văn miêu tả - vốn phức tạp, vì vậy cần có cái nhìn từ nhiều hướng, nhiều góc để vừa biết đồng cảm, cũng vừa biết phê phán. VỚi các nhân vật này, hoặc chỉ khen, hoặc chỉ phê phán là không hợp lí.

MÌnh trao đổi thêm với bạn vấn đề mà bạn nêu ra:
...nếu trên biển không sống được thì sao bà ta không lên bờ lên bờ không làm nghề chài lưới thì làm nghề khác
Đâu có đơn giản thế bạn. Bởi vì tình huống trên con thuyền ấy, trong gia đình hàng chài ấy chỉ là một tình huống, một cảnh ngộ trong vô vàn cảnh ngộ đời thường khác. Lên bờ để sống, có chắc người đàn bà ấy không gặp những bi kịch khác??? Cũng vì thế mà mình nghĩ rằng, tác giả không nhằm mục đích khám phá cuộc sống của những người dân chài lưới. Gia đình ấy, nghề nghiệp ấy chỉ là một đối tượng cụ thể giúp nhà văn gửi gắm những triết lí có tính khái quát, có thể bao trùm những phạm vi khác của đời sống.
 
Last edited by a moderator:
T

trinhluan

Tự nhiên mình bỗng nhớ tới tác phẩm"thời xa vắng"của Lê Lựu

Anh chiến sĩ cách mạng ấy bước vào cuộc sống chiến đấu khói lửa rất anh dũng, kiên cường bất khuất nhưng khi ra cuộc sống đời thường thì anh ta thất bại trong cuộc sống đó bởi cuộc sống là một trang sách diệu kì, nó khiến cho con người ta phải theo đuổi, phải nắm bắt cuộc sống hối hả từng giờ từng giờ đang thay đổi. Nhà văn Nguyễn Khải đã từng nói"Ở đời không có con đường cùng chỉ có những ranh giới và điều cốt yếu là ta phải vượt qua những ranh giới ấy" Vậy phải chăng người đàn bà hàng chài kia đang cố gắng vượt qua những ranh giới của cuộc sống đời thường một cuộc sống khó khăn .

Chắc hẳn ai đọc tác phẩm này cũng biết người đàn bà hàng chài ấy sinh ra trong một gia đình khá giả nhưng do bị một căn bệnh đậu mùa đã làm cho người đàn bà ấy xấu nay trở nên xấu hơn, mặt bị rỗ da tái mét" và lại chẳng may có con với một anh chài biển"
Vậy suy cho cùng bà ta biết mình đang làm khổ chồng, không ,chắc hẳn bà ta cảm thấy xót xa với cuộc sống này nhưng bà ta hiểu cuộc sống đâu dễ dàng bởi thế bà ta phải vượt qua.

Ai cũng vậy thôi, ở đây phải chăng nhà văn đã phát hiện ra một vẻ đẹp ẩn sâu dưới tâm hồn vất vả của người đàn bà hàng chài là một viên ngọc quý" bước ra khỏi cuộc sống đời thường ta sẽ thấy nó trở nên thi vị và vô cùng...khó khăn đến nhường nào.


>>> quinhmei: Các anh chị mem post bài ngày càng chất lượng. Rất cám ơn sự đóng góp của mọi người. Rất tiếc em mới học lớp 10 chưa biết gì nhiều, có lẽ tối nay sẽ lục "Chiếc thuyền ngoài xa" ra đọc để tham gia tranh luận mới đuợc.
 
Last edited by a moderator:
M

money_22

Tự nhiên mình bỗng nhớ tới tác phẩm"thời xa vắng"của Lê Lựu

Anh chiến sĩ cách mạng ấy bước vào cuộc sống chiến đấu khói lửa rất anh dũng, kiên cường bất khuất nhưng khi ra cuộc sống đời thường thì anh ta thất bại trong cuộc sống đó bởi cuộc sống là một trang sách diệu kì, nó khiến cho con người ta phải theo đuổi, phải nắm bắt cuộc sống hối hả từng giờ từng giờ đang thay đổi. Nhà văn Nguyễn Khải đã từng nói"Ở đời không có con đường cùng chỉ có những ranh giới và điều cốt yếu là ta phải vượt qua những ranh giới ấy" Vậy phải chăng người đàn bà hàng chài kia đang cố gắng vượt qua những ranh giới của cuộc sống đời thường một cuộc sống khó khăn .

Chắc hẳn ai đọc tác phẩm này cũng biết người đàn bà hàng chài ấy sinh ra trong một gia đình khá giả nhưng do bị một căn bệnh đậu mùa đã làm cho người đàn bà ấy xấu nay trở nên xấu hơn, mặt bị rỗ da tái mét" và lại chẳng may có con với một anh chài biển"
Vậy suy cho cùng bà ta biết mình đang làm khổ chồng, không ,chắc hẳn bà ta cảm thấy xót xa với cuộc sống này nhưng bà ta hiểu cuộc sống đâu dễ dàng bởi thế bà ta phải vượt qua.

Ai cũng vậy thôi, ở đây phải chăng nhà văn đã phát hiện ra một vẻ đẹp ẩn sâu dưới tâm hồn vất vả của người đàn bà hàng chài là một viên ngọc quý" bước ra khỏi cuộc sống đời thường ta sẽ thấy nó trở nên thi vị và vô cùng...khó khăn đến nhường nào.


>>> quinhmei: Các anh chị mem post bài ngày càng chất lượng. Rất cám ơn sự đóng góp của mọi người. Rất tiếc em mới học lớp 10 chưa biết gì nhiều, có lẽ tối nay sẽ lục "Chiếc thuyền ngoài xa" ra đọc để tham gia tranh luận mới đuợc.

Trinhluan thân mến ;) ( lâu lắm rồi ko 8 với cậu ;) )
Nhân vật người đàn bà cũng chính là nv trung tâm để gửi gắm quan điểm nghệ thuật của NMC đấy" Văn học và đời sống là những vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người">>>>Người đàn bà hiện lên với bao mâu thuẫn nghịch lí, một vẻ ngoài xấu xí tới cơ cực thê thảm nhưng lại ẩn giấu những nét đẹp nội tâm mà người nghệ sĩ phải ngỡ ngàng( ngay cả bức tranh chiếc thuyền cũng ko khiến Phùng ngỡ ngàng đến như thế- dựa vào 1 số chi tiết trong tp để ptích làm nổi bật điều này).

Việc nhìn ra vẻ đẹp sâu thẳm kín đáo của người đàn bà hàng chai như khẳng định sứ mệnh của văn học nghệ thuật nói chung và thiên chức của nhà văn nói riêng: " Nhà văn tồn tại trên đời có lẽ trước hết là vì thế: để làm công việc giống như kẻ nâng giấc cho những người cùng đường tuyệt lộ, bị cái ác hoặc số phận đên đủi dồn con người ta đếna chân tường, những con người cả tâm hồn và thể xác bị hắt hủi và đoạ đầy đến ê chề, hoàn toàn mất hết lòng tin vào con người và cuộc đời, để bênh vực ho những người ko có ai để bênh vực"

Hí hí- mới nghĩ đwocj đến thế- cả nhà tranh luận tiếp nhể?
 
Last edited by a moderator:
P

phaodaibatkhaxampham

Cố đọc nhé , hơi dài

chính vì cái nhìn nhiều chiều mà nguyễn minh châu gửi đến cho nên mình mới đem ra thắc mắc
Chúng ta hãy lật lại truyện ngăn chiếc thuyền ngoài xa một chút

Cảnh đầu là cảnh thiên nhiên vùng biển , và rồi gười nghệ sĩ phùng trong vai trò là nhân vật "tôi: xuất hiện , người nghẹ sĩ đó chứng kiến vẻ đẹp của thiên nhiên " như bắc tranh mực tàu của nhà danh hoạ thời cổ " , chứng kiến hình hảnh của một chiếc thuyền ẩn khuất giữa lớp sương mù . Tất cả các khung cảnh đều hài hoà và đẹp " một vẻ đẹp thực đơn giản , toàn bích " .Người nghệ sĩ phát hiện vẻ đẹp của ngoại cảnh , như chạm đến ánh sác thần kì của vẻ đẹp nghệ thuật trong lòng cảm thấy sung sướng đêbs " bối rối " , trong trái tim cso cái gì đó thắt vào " ,.

Chính vì trong phút cảm nhận mình đã chạm được vào gấu áo của vị thần nghệ thuật , phungf đã bấm liên thanh một hồi hếta một phẩn tư cuốn phim cái khoảnh khắc mà anh cho là vô cùng hạnh phúc ấy

đoạn này có thể nắm bắt sơ sơ là như vậy ha ? nhưng mình không thể hiểu hai câu này ( mà mình nghĩ nó rất quan trong )'" CHẲNG BIẾT CÓ AI ĐÓ LẦN ĐẦU ĐÃ PHÁT HIỆN RA BẢN THÂN CÁI ĐẸP CHÍNH LÀ ĐẠO ĐỨC ? TRONG GIÂY PHÚT BỐI RỐI, TÔI TUỂONG CHÍNH MÌNH VỪA KHÁM PHÁ THẤY CÁI CHÂN LÍ CUẢ SỰ TOÀN THIỆN , KHÁM PHA CÁI KHOẢNH KHẮC TRONG NGẦN CUẢ TÂM HỒN " là ý gì , mình đoán nó như một lời nói về quan niệm nghẹ thuật của nhân vật nghệ sĩ Phùng , kiểu như nghệ thuật vị nghệ thuật để sau khi trải qua các tình huống quan niệm này dần thay dổi những vẫn không hiểu lắm

Phùn phát hiện ra sự thật cuộc đời nghiệt ngã ở tình huống truyện bi kịch , khi chiếc thuyền " đâm thẳng vào bờ bào chỗ nhà nhiếp nahr đang đứng . Nguời nghệ sĩ không chỉ được chứng kiến và còn tham dự vào cảnh tượng chua chát đau xót này

cảnh tượng này quả thật rất quái đản , quái đản đến mức khó hiểu . Người chồng hung dữ vừa chuiwr vừa quất thắt lưng tới tấp vào người vợ .Ở đoạn này có một chi tiết mà mình nghĩ kĩ cũng không hiểu " HAI CON MẮT DỮ ĐỌC CUẢ LÃO CHỒNG LÚC NÀO CŨNG NHÌN DÁN VÀO TẤM LƯNG ÁO BẠC PHẾCH VÀ RÁCH RƯỚI , NỬA THÂN DƯỚI ƯỚT SŨNG CUẢ NGƯỜI ĐÀN BÀ "

Canhr tượng này quả đối lập với cảnh tượng của vẻ đẹp " toàn bích " mà lúc đầu người nghệ sĩ và cũng chính cả chúng ta được chứng kiến , tình huống nyaf xảy ra gắn liền với sự tự thức tỉnh của nhân vật phùng .Cái này thì mình hiểu .

Đại ý của đạon này là người nghệ sĩ đang say mê với vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa thì bàng hoảng sửng sốt trước hình ảnh bạo tàn trước mắt trong " chiếc thuyền ở gần" .Từ đây Nguyễn minh châu nêu lên quan niệm về cái đẹp về nghệ thuật. nghệ thuật hướng về cái đẹp nhưng không thể là sự lừa dối . Lãng mạn hoá cuộc đời , bôi hồng tô son hiện thức cuộc đời là vô nghĩa khi cuộc đời còn nhiều mồ hôi và nước mắt , như Nam cao cũng đã từng nói đại ý " nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối càng không thể là ánh trăng lừa dối .Nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia toát ra từ những kiếp lầm than"

-------------@ hôm nay mình cir thắc mắc một chút xíu về đoạ đầu của tp như vậy đoạn hai thì thắc mắc nhiêif lắm , nên để đọc lại bài giảng của thầy rồi thắc mắc tiếp
 
P

phaodaibatkhaxampham

mình không hiểu lắm những gì bạn Trinh Luan muốn diễn tả ( hồi này mình ngu hơn thì phải - oạch )
Người chiến sĩ đó có thể sống tốt trong thời lửa đạn mà không thể sống tốt trong cuốc sống đơig thường thì có liên quan gì đến những ranh giới trong cuộc đời ?
Mà rõ ràng nguoiwf đàn bà đó khong thể vượt qua những ranh giới, bởi vấn đề nguyễn minh châu nêu ra không phải là những ranh giới ( mình nghix vậy )
Bà ta biết mình đang làm khổ chồng ư ?????????????????????????????? Hình như câu này bạn nhầm
 
M

money_22

mình không hiểu lắm những gì bạn Trinh Luan muốn diễn tả ( hồi này mình ngu hơn thì phải - oạch )
Người chiến sĩ đó có thể sống tốt trong thời lửa đạn mà không thể sống tốt trong cuốc sống đơig thường thì có liên quan gì đến những ranh giới trong cuộc đời ?
Mà rõ ràng nguoiwf đàn bà đó khong thể vượt qua những ranh giới, bởi vấn đề nguyễn minh châu nêu ra không phải là những ranh giới ( mình nghix vậy )
Bà ta biết mình đang làm khổ chồng ư ?????????????????????????????? Hình như câu này bạn nhầm

1/ Người chiến sĩ ko vượt qua đc ranh giới giữa quá khứ và hiện tại, giữa cái cũ và cái mới, giữa cuộc tranh đấu 1 mất 1 còn trong khói lửa chiến tranh với cuộc chiến giưũa mưu sinh với nhân tính con người trong tháng ngày hb.
2/ Đúng là ko nên nói đến vđ "ranh giới" khi nói đến người đàn bà :D- cái này tớ đồng ý với Phaodai
3/ Ý thức đwocj mình cũng là "thủ phạm" khi thừa nhận" cũng tại lũ đàn bà trên thuyền chúng tối đẻ nhiều quá" chính là việc thừa nhận mình cũng đang làm khổ chồng rồi, ở góc độ này tớ đồng ý với Trinhluan
 
T

trinhluan

mình không hiểu lắm những gì bạn Trinh Luan muốn diễn tả ( hồi này mình ngu hơn thì phải - oạch )
Người chiến sĩ đó có thể sống tốt trong thời lửa đạn mà không thể sống tốt trong cuốc sống đơig thường thì có liên quan gì đến những ranh giới trong cuộc đời ? =>Ranh giới của cuộc đời là những điều khó khăn những điều mà ta phải trải qua mà ta phải vượt qua nó, ở đây người chiến sĩ đó đã thất bại ngay trong cuộc sống của mình=>Ranh giới nhưng anh ta ko thể nào bắt kịp được cuộc sống mớiMà rõ ràng nguoiwf đàn bà đó khong thể vượt qua những ranh giới, bởi vấn đề nguyễn minh châu nêu ra không phải là những ranh giới ( mình nghix vậy ) =>Ai bảo cậu là người đàn bà đó ko thể vượt qua được những ranh giới, cậu có dám chắc với tớ là như thế không?Bà ta biết mình đang làm khổ chồng ư ?????????????????????????????? Hình như câu này bạn nhầm
=>Chính xác là bà ta nhận ra mình cũng là người làm khổ chồng mình, cô giáo mình giảng thế!
 
C

conu

Bùn quá.Đang post bài thì bị lỗi. chán không mún gõ nữa.hic

Chào chị, em rất vui khi chị quay lại với diễn đàn trong mùa thi năm nay.
Nếu chị gặp lỗi khi post bài thì chắc do gõ máy hơi lâu, đây cũng là vấn đề rất nhiều người gặp phải, nên trước khi post bài viết lên thì mình cần copy ra word cho chắc ăn.
Chúc chị luôn vui vẻ.
 
S

sunflower0610

Gợi ý cho bạn thôi nha:
Theo tớ, thao tác chủ yếu là phân tích những biểu hiện của tư tưởng nhân đạo ở tác phẩm này trong sự so sánh với những tác phẩm khác cùng dòng văn học hiện thực phê phán giai đoạn 30 - 45.
Ta lật lại kiến thức giai đoạn văn học ở bài khái quát để quy chiếu về trường hợp cụ thể của Chí Phèo.
Có thể nói, Nam Cao là nhà văn sinh sau đẻ muộn của dòng văn học hiện thực, ông chính thức gia nhập dòng văn học này và nổi lên như 1 hiện tượng vào năm 1941, khi mà đã có hàng loạt tên tuổi ngự trị trên văn đàn: Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Trần Tiêu... chúng ta đã biết những nỗi khổ của ng nông dân về sưu thuế, về miếng ăn, về sự bóc lột, chà đạp của giai cấp thống trị. Anh Pha bị trói, bị tra tấn, chị Dậu phải bán gánh khoai cuối cùng, rứt ruột bán con để cứu chồng....
Những tưởng đó là sự tột cùng của nỗi khổ, nhưng tp Chí Phèo của Nam Cao còn tìm ra được 1 nỗi khổ, 1 bi kịch còn lớn hơn chỉ có ở cuộc đời của 1 lớp người "cùng hơn cả những thằng cùng": hiện tượng Chí Phèo.
Chỉ khi "Chí Phèo ngật ngưỡng bước ra khỏi trang văn của Nam Cao" thì người ta mới chợt nhận ra: đây mới là kẻ khổ nhất.
Tại sao vậy? Ở những tác phẩm khác, người nông dân bị vùi dập, bóc lột, trở nên đói rách bần cùng thì Chí Phèo bị cướp cà nhân hình lẫn nhân tính, bị tước đoạt quyền làm người. Nếu Chị Dậu phải bán 1 gánh khoai, xót xa bán cả con gái thì Chí Phèo phải bán cả linh hồn và hình hài cho quỷ dữ. Như vậy, Chí Phèo đã bị cướp đi tất cả.
Nam Cao khác với nhà văn đương thời, ở tp này, ông ko đi sâu vào cái đói, miếng ăn, mà ông đi vào vấn đề nhân phẩm của con người bị chà đạp bởi bộ máy thóng trị bạo tàn, hiện thực của sự tha hoá và định kiến xã hội.
"Bi kịch bị khước từ quyền làm người" đã trở thành chủ đề xuyên suốt tác phẩm, trở thành tiếng kêu day dứt về 1 hiện thực thảm khốc của xã hội thời kì này, tạo nên giá trị nhân đạo đặc sắc của tác phẩm.
Điều quan trọng hơn, tư tưởng nhân đạo của Nam Cao trong tp này mới mẻ và sâu sắc còn ở chỗ, nhà văn đã phát hiện và miêu tả phẩm chất tốt đẹp người nông dân ngay khi họ đã bị tha hoá trở thành quỷ dữ. Ông đã phát hiện ra bản chất người vẫn khắc khoải ngay sau những bộ mặt "ko còn nhận ra tuổi" ấy, trong khi cả xã hội đã quay lưng lại với họ, gạt họ ra ngoài lề cuộc sống con người (tư tưởng nhân đạo của phần lớn các cây bút hiện thực khác chủ yếu thể hiện ở sự đồng cảm với nỗi khổ của người nông dan, lên án xã hội nửa thực dân phong kiến thối nát đẩy con người vào "bước đường cùng", ngợi ca phẩm chất tốt đẹp của họ).
Đó chính là những khám phá mới mẻ, đặc sắc của Nam Cao, khẳng định vị trí của ông ở dòng văn học hiện thực phê phán trước những ngọn núi tưởng như ko thể vượt qua đã xuất hiện trong thời kì hoàng kim của dòng văn học này.

Mở ngoặc quinhmei: Cho em nhảy vào tí, anh conu vấn phong độ như thế, reply bài rất chắc tay. Mọi người vỗ tay khen ngợi phát!!!! ấy ấy, đừng ai ném đá em vì cái tội bon chen, em ra ngay đây, sorry Đóng ngoặc.

cái này quen quen, hình như năm ngoái học văn thầy Hưởng ở Chùa Bộc thầy cg~ nói như thế :D

em nhóc: cho ta bon chen tí ti , kiến thức con người có được là do sự kết tinh từ nhiều thế hệ , kiến thức văn học có được là do sự tìm tòi nghi nhớ , kiến thức là mặt khoa học thì ai cũng giống ai nhưng áp dụng vào cái dì áp dụng ntn thì mỗi người mỗi cách , từ đó phân ra những người giỏi và những người ko biết áp dụng kt ............. nói dông dài nhưng ý thì tự hiểu -----------------kí tên : phaodaibatkhaxampham
 
Last edited by a moderator:
C

conu

Rất tiếc tớ chưa được học thầy Hưởng 1 ngày nào nên chưa biết thầy nói gì sất.
Có lẽ sự trùng hợp này là do bản thân nội dung kiến thức của bài này nó phải thế, nếu ko nâng cao thêm phần này thì đi thi ĐH sẽ bị thiếu hụt.
Hơn nữa, với dạng đề những khám mới mẻ của Nam Cao... ở tp Chí Phèo thì đây là những ý chính cơ bản nhất, bắt buộc phải có vì nó nằm trong thang điểm. ;)
 
T

tranthuchuyen

cho em hỏi danh sách những tác phẩm trong chương trình ôn thi đại học môn văn với ạ
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom