Ôn luyện văn thi đại học 2008-2009

Status
Không mở trả lời sau này.
C

conu

cho em hỏi danh sách những tác phẩm trong chương trình ôn thi đại học môn văn với ạ

Em có thể vào đây để tham khảo thêm về cấu trúc đề thi môn Văn tốt nghiệp và ĐH của Bộ trong kì thi năm nay.
http://forum.hocmai.vn/showthread.php?t=37302
Chúc em thi tốt và đạt điểm cao.

Kì thi ĐH đang đến gần, sau khi tập trung cho kì thi tốt nghiệp. Các mem thi ĐH có môn Văn có thể cùng trao đổi, thảo luận và cùng giải đáp các thắc mắc ngay tại đây.
Các nội dung thuộc chương trình cải cách các mod quansuquatmo, phaodaibatkhaxampham, duongthuydo.hocmai.vn hỗ trợ, mình sẽ chỉ giúp các bạn những phần kiến thức nằm trong khả năng của mình.
 
T

tweety102

Tớ muốn hỏi bài : Đàn ghi-ta của Lorca nếu ra thì có thể có những dạng đề nào và cách giải của những dạng đề ấy
Bài Một người Hà Nội năm ngoái ra rồi năm nay liệu có thi nữa không?
Bài Tiếng hát con Tàu trong chương trình cơ bản thì là đọc thêm còn chương trình nâng cao là bài chính, vậy có thi hok?
 
T

trinhluan

lâu rồi không vào
rảnh post phần 5 tác giả chính
các bạn cùng tham khảo nhé


************************************************************************************************........HỒ CHÍ MINH************************************************************************************************..........
ĐẾ:Anh chị hãy trình bày những nét lớn về sự nghiệp văn học HỒ Chí Minh?

Lập dàn ý:
A:Mở bài: =>giới thiệu Hồ Chí Minh
=>giới thiệu sự nghiệp văn chương lớn lao về tầm vóc, đa dạng về thể loại đặc sắc về phong cách
=>Ta có thể tìm hiểu sự nghiệp văn học của người trên 3 lĩnh vực chủ yếu:
+văn chính luận
+truyện và kí
+thơ ca
B:Thân bài:Làm rõ 3 lĩnh vực:
1:Văn chính luận
=>Các tác phẩm chính:
-Bản án chế độ thực dân Pháp
-Tuyên ngôn độc lập
-Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến
-Di chúc
*Bản án chế độ thực dân Pháp: Bác tố cáo chế độ thực dân Pháp và nêu lên nỗi đau khổ của người dân các xứ thuộc địa, kêu gọi đấu tranh
*Tuyên ngôn độc lập: tác phẩm này phản ánh khát vọng độc lập tự do và cuộc đấu tranh kiên cường bền bỉ của dân tộc ta. Là áng văn chính luận hào hùng tuyên bố nền độc lập của dân tộc Việt Nam.Là áng văn chính luận mẫu mực cấu trúc chặt chẽ, lí lẽ sắc bén và ngôn từ chọn lọc
*Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến:là tiếng gọi của non sông đất nước trong những phút thử thách đặc biệt
*Di chúc: được Bác viết trong những năm tháng cuối đời với muôn vàn lời căn dặn và tình yêu thương của Bác dành cho dân tộc ta.
=>Truyện và kí:
các tác phẩm chính:
+Vi hành
+Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu
+Nhật kí chìm tàu
=>Thơ ca:
các tác phẩm chính:
+Nhật kí trong tù
+Thơ Hồ Chí Minh
+Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh
*Nhật kí trong tù:133 bài thơ được bacs viết trong thời gian bị quốc dân đảng giam cầm .
Giáo sư Đặng Thai Mai có viết"Thực sự cảm thấy một thi sĩ và một con người cao cả vĩ đại"
*Thơ Hồ Chí Minh:gồm 86 bài thơ viết bằng chữ Việt với tác phẩm cảnh khuya, đi thuyền trên sông đáy=>Thể hiện tấm lòng yêu nước và nỗi lo lắng của Bác trước cảnh đất nước bị xâm lược.
*Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh:
C:Kết Bài: Đánh giá chung về sự nghiệp văn học của Người

ĐÊ2:Anh chị hãy nêu quan điểm sáng tác của Hồ CHí Minh

Lập dàn ý:

A:Mở bài:
=>Người không tự nhận mình là nhà thơ
=>Hoàn cảnh+tài năng+coi văn chương là vũ khí chiến đấu
=>Qua sự nghiệp sáng tác văn chương thấy được quan điểm sáng tác của Người.
"Nhà thơ Viên Mai đã nói"Lập thân tối hạ thị văn chương=>Không coi văn chương là một nghề
B:Thân bài:
Làm rõ 3 luận điểm:
-Luận điểm 1: Bác xem văn nghệ là một hoạt động tinh thần phong phú phục vụ hiệu quả cho CM
-Luận điểm 2:Chú ý đến đối tượng thưởng thức văn chương
-Luận điểm 3: Tác phẩm văn chương phải có tính chân thực.
*Luận điểm 1:
Xem văn nghệ là một hoạt động tinh thần phong phú vục vụ hiệu quả cho Cm
Văn học nghệ thuật cũng là một mặt trận và anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy
"Nay ở trong thơ nên có thép
Nhà thơ cũng phải biết xung phong"
*Luận điểm 2: Chú ý đến đôi tượng thưởng thức là quảng đại quần chúng Bác thương đặt ra câu hỏi "Viết cho ai, viết để làm gì, viết cái gì và viết như thế nào"
*Luận điểm 3: tác phẩm văn chương phải có tính chân thực
Miêu tả cho chân thựch, cho hay, cho hùng hồn
C:Kết bài:
Đánh giá chung quan điểm sáng tác của Người.

ĐỀ 3: Anh chị hãy nêu những nét chính trong phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh

Lập dàn ý:

A:Mở bài: giới thiệu Bác với tư cách là nhà văn, nhà thơ
Giới thiệu sự nghiệp văn chương lớn lao tầm vóc đa dạng về phong cách
B:Thân bài:phong cách thể hiện
*Văn chính luận:
Bộc lộ tư duy sâu sắc giàu tri thức văn hoá gắn lí luận với thực tiễn giàu tính luận chiến vận dụng nhiều phương thức
*Truyện và kí:
là những tác phẩm mở đầu đặt nền móng cho văn xuôi cách mạng
chủ yếu là giọng điệu sắc sảo châm biếm thâm thuý và tinh tế
*Thơ ca: kết hợp giữa cổ điểm và hiện đại
+Cổ điển: hàm súc uyên thông ý tại ngôn ngoại đạt chuẩn mực cao của văn hoá Phương Đông.
+Hiện đại: Vận dụng linh hoạt nhiều thể loại phục vụ hiệu quả cho nhiệm vụ CM giải phóng dân tộc.
Rô giê đơn uy người Pháp đã nói"thơ Người nói ít mà gợi nhiều là loại thơ có màu sắc thanh đạm có âm thanh trầm lắng không phô diễn mà như cố khép lại đường nét để cho người đọc tự thưởng thức lấy cái phần hay ở ngoài lời.
C:Kết bài:
Khẳng định tài năng nghệ thuật của Bác cho văn học Việt Nam

..





************************************************.............NGUYỄN TUÂN************************************************..

ĐỀ 1: anh chị hãy trình bày những nét chính trong sự nghiệp văn học của Nguyễn Tuân
Văn học của Nguyễn Tuân chia làm hai thời kì

+trước CMT8
+sau CMT8
1:Trước CMT8:văn chương của ông xoay quanh 3 đề tài chính
a.Chủ nghĩa xê dịch
là tư tưởng du nhập từ Phương tây. đi không cần mục đích không cần định hướng luôn thay đổi để tìm cảm giác lạ
tác phẩm trong thời kì này là một chuyến đi, thiếu quê hương
b:vẻ đẹp trong vang bóng một thời:
gồm 11 truyện ngắn nói về một thời đại đã lùi vào dĩ vãng gắn với lớp nho sĩ cuối mùa.
tác phẩm chính chữ người tử tù, Hương cuội
c:đời sống truỵ lạc:
quãng đời hoang mang bế tắc cái tôi lãng tử đã lao vào rượu thuốc phiện và hát cô đầu tâm trạng khủng hoảng của lớp thanh niên đương thời.
tác phẩm chính: chiếc lư đồng mắt cua, ngọn đèn dầu
2:Sau cách mạng:
tập trung phản ánh hai cuộc kháng chiến của nhân dân ta qua đó thấy được vẻ đẹp của người dân đất Việt vừa anh dũng vừa tài hoa
tác phẩm chính tình chiến dịch đường vui, sông đà.......


ĐÊ2: Trình bày những nét chính trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân.

Lập dàn ý:
A:Mở bài:
Nguyễn Minh Châu đã coi Nguyễn Tuân là cái định nghĩa về người nghệ sĩ. Đối với Nguyễn Tuân văn chương trước hết phải là văn chương nghệ thuật trước hết phải là nghệ thuật, đã là nghệ thuật thì phải có phong cách nghệ thuật độc đáo.

B:Mở Bài:
1.Giải thích khái niệm phong cách nghệ thuật
2. Phong cách nghệ thuâtk của Nguyễn Tuân
a.Khái quát chung
Nói đến Nguyễn Tuân là nói đến cây bút khơi sáng lại nguồn thời gian đã chìm khuất và nhắc nhở tới một vùng trời xôn xao của thanh âm ngôn ngữ. Nguyên Tuân đứng sừng sững trước chúng ta như vóc dáng kiêu kì với những tài hoa và đôi cánh bay lượn trên đỉnh cao nghệ thuật.
Giáo sư Nguyên Đăng Mạnh đã nhận định Nguyễn Tuân có một phong cách nghệ thuật độc đáo và đặc sắc, phong cách ấy trước hết có thê thâu tóm trong một chữ Ngông
b. Biểu hiện phong cách Ngông
Ngông là thái độ khinh đời ngạo đời người chơi ngông dựa trên sự tài hoa sự uyên bác và nhân cách hơn đời của mình
Nguyễn Công Trứ đã từng viết: Trời đất cho ta một cái tài
Giắt lưng để tháng ngày chơi
=>Sự tài hoa uyên bác một nhân vậtk dù thuộc loại người nào cũng đều phải là người nghệ sĩ
Trước CMT8 ông quan niệm đời sống cơ khí giết chết cái đẹp
Sau CMT8 là sự gắn bó giữa quá khứ và hiện tại và tương lai
=>Ông là nhà văn của những tính cách phi thường của những tình cảm cảm giác mãnh liệt
Vốn từ phong phú một khả năng tổ chức câu văn xuôi đầy giá trị tạo hình lại có nhạc điệu trầm bổng
 
Last edited by a moderator:
T

trinhluan

Phân tích diễn biễn tâm trạng Mị trong đêm tình mùa xuân

Bài làm:
Có những hạnh phúc nhất thời, có những hạnh phúc mãi mãi trường tồn với thời gian, vĩnh hằng trọn kiếp hạnh phúc. Nhưng cũng có những nỗi đau mà đời đời kiếp kiếp không bao giờ xoá được, không bao giờ quên trong trí nhớ của ta. Nếu như ta dở trang cuộc đời của Kiều ta sẽ phải bật khóc, nếu Chí Phèo chết ta sẽ xót thương và khi ta dở trang văn 'Vợ chồng A Phủ" thì ta cho phép t*** tim mình rung động trước trang đời của Mị. Một cô gái đã phải vùi tuổi thanh xuân của mình trong cái kiếp làm dâu gạt nợ mà không được hạnh phúc. Ta dõi theo từng bước chân cô, cô phải sống trong kiếp làm dâu gạt nợ ở nhà thống lí Pá Tra, sống trong cái khổ Mị quen rồi. Nhưng chẳng biết tại sao trong đêm tình mùa xuân năm ấy tâm hồn cô lại thay đổi, muốn trở lại cuộc sống trước kia, muốn được đi chơi. Và từ đây hi vọng sống đã loé lên vào đêm tình mùa xuân .
Hồng Ngài năm ấy ăn tết trong cái gió thổi vào cỏ gianh vàng ửng, gió và rét dữ dội lắm. Những chiếc váy hoa phơi trên các mỏm đá những chiếc váy hoa đỏ thật đẹp của những cô gái cứ độ tết về là mặc đi chơi.
Ngoài sân tiếng trẻ con nô đùa chạy nhảy, vui thích.... Người ta nói mùa xuân là mùa của cây cối đâm chồi nảy nở sẽ làm cho con người ta cảm thấy yêu đời hơn, một sức sống mới ? Không biết tại sao lại như vậy? Có thể do tiết trời mùa xuân chăng? Xa xa, ở ngoài đầu ngõ có tiếng sáo thổi gọi bạn đi chơi. Trong lúc ấy Mị rung lên những tình cảm lạ bổi hổi và lẩm nhẩm hát theo bài hát người đang thôi sáo:
"Mày có con trai con gái
Mày đi làm nương
*** không có con trai con gái
*** đi tìm người yêu"
Tiếng sáo ấy có gì mà lạ vậy. Tại sao lại làm rung lên tâm trạng của một cô gái tưởng chừng như vô cảm. Bởi hơn lúc nào hết ngay trong giây phút này Mị thấy yêu đời tha thiết hơn.Tiếng sáo ấy như đã thức tỉnh tâm hồn cô, tâm hồn của một cô gái biết yêu đời. Tiếng sáo ấy đã dập tắt những nỗi đau khổ trước kia. Không những thế tiếng sáo ấy như tia hi vọng nhóm lên khát vọng sống, trở về quá khứ trở về hiện tại và có khi hướng tới cả tương lai mà có thể Mị đang hướng tới.
Trong nhà thống lí Pá Tra vừa ăn xong cái tết cúng ma hết bữa ăn này lại đến bữa rượu khác bên bếp lửa. Trong nhà huyên náo vui vẻ đến thế mà tại sao Mị không ra chung vui. Vì Mị hiểu cuộc đời mình, mình chỉ là con dâu gạt nợ mà thôi. Ngày tết Mị cũng uống rượu ừng ực, ừng ực. Cái tết năm xưa giờ đang đưa cô quay trở về quá khứ. Ngay trong giây phút ấy Mị thấy mình còn trẻ lắm, yêu đời lắm nếu như có nắm lá ngón ở đấy cô sẽ toan ăn ngay. Ta hiểu rằng cuộc sống trước kia của cô hạnh phúc đến nhường nào, vậy mà giờ đây phải làm thân trâu ngựa trong nhà thống lí Pas Tra.
Lẩm nhẩm lời bài hát Mị lấy lá uốn thổi hay như thổi sáo. Mị hồi tưởng đến ngày trước mình thổi sáo lá hay mà có biết bao nhiêu người theo đuổi. Theo đuổi cô cũng vì nét nhan sắc và tài.Nếu như Thuý Kiều còn có đôi lần dù không yêu người ta nhưng nàng vẫn được người ta yêu thương. Chính nét sắc đã làm siêu lòng Hồ Tôn Hiến, Thúc Sinh... thì với Mị Mị chẳng được như thế. Chẳng được yêu thương "Tài tình chi lắm cho trời đất ghen" Tâm hồn của người con gái nhạy cảm chỉ cần sức sống xưa hiện về sẽ làm cho cô thấy muốn được như ngày xưa, cưng chiều được đi chơi với người mình yêu. Phải chăng Tô Hoài muốn lên án tố cáo bọn thống trị cường hào ác bá phong kiến đã đẩy một cô gái xinh đẹp hiền dịu có tài phải làm kiếp dâu gạt nợ, thân phận khổ hơn thân xúc vật?
Cuộc vui trong nhà thống lí đã tan tự bao giờ, người đi chơi đã hết, giờ đây chỉ còn mình Mị ở ngay giữa nhà. Men rượu đã đưa cô về với quá khứ mà quên đi thực tại. Bởi cô muốn quên, cô không muốn cuộc sống của mình như thế này. Dẫu có thời gian quay trở lại thì sao nhỉ? Nhưng điều đó là không thể. Lại một lần nữa cô nghe thấy tiếng thổi sáo bạn yêu đi chơi
"Anh ném pao em không bắt
Em không yêu quả pao rơi rồi"
Có thể Mị sẽ khóc chính nỗi lòng cô rung lên một cảm xúc buồn rười rươị, cô tiếc cho mình thời buổi thanh xuân, tình yêu vụt tắt trong cô. Bởi cái thứ tình yêu là điều bất kì người nào đến tuổi cập kê đều muốn... Mị đứng dậy đi vào trong giường, Mị nhìn ra cái ô cửa sổ trăng trắng không biết là sương hay là nắng. Không biết tự khi nào Mị lại muốn được đi chơi như bây giờ. Bởi Mị nhận ra rằng mình vẫn còn trẻ lắm. Nhiều người đã có chồng mà vẫn được đi chơi. Không biết lúc đó cô cõ nghĩ rằng thân phận mình sẽ khác hay không khi làm kiếp dâu gạt nợ cho nhà thống lí Pá Tra cường quyền ác bá này. Nhưng chắc Mị không để ý mà vẫn muốn đi chơi và cô lấy thêm ít dầu mỡ thắp vào đèn cho sáng. Cái ngọn đèn thắp sáng ấy phải chăng là tia hi vọng loé lên trong Mị, xoá đi cái tối tăm u tối mà cô phải trải qua, phải gánh chịu. Ánh sáng xua tan cái đen tối, bừng lên cái sáng sủa tươi mới hơn. Biết đâu đấy thì sao!
Mị quấn lại tóc sửa soạn quần áo, lấy chiếc váy hoa màu đỏ. Ngay lúc đấy không biết A Sử từ đâu đi về sửa soạn quần áo để đi chơi. Hắn muốn kiếm thêm mấy cô gái nữa về làm vợ. Mị cũng không nói năng gì, bởi Mị và hắn chẳng có chút tình cảm nào mới nhau, một chút tình nghĩa vợ chồng và hắn cũng chẳng coi Mị là vợ. Mị không nói năng gì lấy cái váy hoa. A Sử đang đi bỗng quay lại và thấy hôm nay cô khác thường ngày và hắn hỏi
"Mày muốn đi chơi à
Mị không nói . hắn đi tới quấn tóc Mị lên trên cột trói tay chân cô.. Mị không cựa quậy được. Rồi hắn vơ lấy cái thắt lưng quán bụng rồi đi chơi. Tại sao trong lúc ấy Mị không phản ứng gì vì Mị hiểu rằng cuộc sống thân phận của mình.
ước muốn đi chơi đã bị dập tắt. Mị xót thương cho thân phận của chính mình, tiếng sáo vẫn đang thổi gọi bạn yêu đi chơi, Mị bừng tỉnh vùng vằng muốn bước nhưng dây trói đã quấn quanh ngươi . Nó kìm hãm ứơc muốn của cô. Phải chăng tác giả khẳng định dù A Sử có thể trói được thân xác cô nhưng chẳng bao giờ trói được tâm hồn cô, tâm hồn rạo rực yêu thương.
Mị trở về với thực tại và nghĩ rằng thân phận mình chẳng bằng kiếp trâu ngựa. Không bằng thân phận con xúc vật.
Tia hi vọng loé lên nhưng không đủ làm thay đổi cuộc sống hiện tại của cô, bởi sống trong cái khổ Mị quen rồi nhưng tại sao đêm tình mùa xuân năm ấy Mị lại thấy muốn được đi chơi được yêu thương.

Có thể nói đêm tình mùa xuân năm ấy tuy mãnh liệt nhưng không làm thay đổi được số phận của cô. Nhà văn muốn nói dù cường hào ác bá phong kiến có áp bức , có hành hạ thân xác nhưng không thể nào chế ngự được tâm hồn những con người bị áp bức. tâm hồn ấy như ngọn đèn trước gió nhưng chẳng có một thế lực hay một sức mạnh nào có thể làm tắt được. Nếu có tia hi vọng nó sẽ loé lên.
Nhà văn Nguyễn Khải đã từng nói"Ở đời không có con đường cùng chỉ có những ranh giới và điều cốt yếu là ta phải vượt qua những ranh giới ấy"
Phải chăngnhà văn Tô Hoài muốn chứng minh cho ý kiến đó qua nhân vật Mị của mình, tuy cái đêm tình mùa xuân ấy không làm thay đổi được số phận của cô nhưng quan trọng hơn nó là tiền đề là bứơc đột phá sau này quan trọng hơn đối với cuộc sống của Mị.

=>(đây là bài văn thi thử của mình tổng điểm4,25/5. Mọi người góp ý cho bài văn của tớ với nhé. Thank mọi người)
 
C

conu

Luân làm bài này khá tốt, đảm bảo về trình bày bố cục, về ý và có cảm xúc.
Giá như cậu phân tích kĩ hơn thì bài cũng sẽ chiều sâu.
Tớ đoán thì chắc năm nay sẽ khó có thể rơi vào tp này vì năm ngoái khối D đã thi rồi. :D
Chỉ là đoán thôi.
Cố gắng phát huy nhé.
Chúc cậu ôn thi tốt. ;)
 
C

conu

Đây là bài giảng của thầy Phan Danh Hiếu ở Biên Hoà, Đồng Nai về các dạng đề nghị luận xã hội trong kì thi Đại học, cao đẳng. Các bạn cùng nghiên cứu nhé. Chúc các bạn ôn tập tốt. ;)

Chào các em Học sinh.

Trước một bài văn Nghị luận xã hội, nhiều em sẽ rất lúng túng không biết sẽ bắt đầu làm bài từ đâu ? Có những ý gì ? Sắp xếp bố cục ra làm sao? Bài viết sau sẽ giúp các em phần nào giải đáp được những câu hỏi đó:


CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH MỘT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN

A. MỞ BÀI
Phần mở bài cần nêu lên được tính cấp thiết của vấn đề cần nghị luận.
B. THÂN BÀI
1. Thực trạng của vấn đề cần nghị luận.
2. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên.
3. Hậu quả hoặc kết quả.
4. Biện pháp khắc phục hoặc...
C. KẾT BÀI
Nêu suy nghĩ về vấn đề đã nghị luận và bài học cho bản thân.

SAU ĐÂY LÀ HAI VÍ DỤ CƠ BẢN

VÍ DỤ1.


ĐỀ RA
Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động như thế nào để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.



Mở bài: Nêu sự cấp bách và tầm quan trọng hàng đầu của việc phải giải quyết vấn đề giảm thiểu tai nạn giao thông đang có chiều hướng gia tăng như hiện nay.

Thân bài:


Tai nạn giao thông là tai nạn do các phương tiện tham gia giao thông gây nên: đường bộ, đường thủy, đường sắt... trong đó phần lớn các vụ tai nạn đường bộ.

Nguyên nhân dẫn đến Tai nạn giao thông:
- Khách quan: Cơ sở vật chất, hạ tầng còn yếu kém; phương tiện tham gia giao thông tăng nhanh; do thiên tai gây nên...

- Chủ quan:

+ Ý thức tham gia giao thông ở một số bộ phận người dân còn hạn chế, đặc biệt là giới trẻ, trong đó không ít đối tượng là học sinh.

+ Xử lí chưa nghiêm minh, chưa thỏa đáng. Ngoài ra còn xảy ra hiện tượng tiêu cực trong xử lí.


Hậu quả: gây tử vong, tàn phế, chấn thương sọ não...
Theo số liệu thống kê của WHO ( Tổ chức y tế thế giới) : Trung bình mỗi năm, thế giới có trên 10 triệu người chết vì tai nạn giao thông. Năm 2006, riêng Trung Quốc có tới 89.455 người chết vì các vụ tai nạn giao thông. Ở Việt Nam con số này là 12,300. Năm 2007, WHO đặt Việt Nam vào Quốc gia có tỉ lệ các vụ tử vong vì tai nạn giao thông cao nhất thế giới với 33 trường hợp tử vong mỗi ngày.

Tai nạn giao thông đang là một quốc nạn, tác động xấu tới nhiều mặt trong cuộc sống:

- TNGT Ảnh hưởng lâu dài đến đời sống tâm lý: Gia đình có người thân chết hoặc bị di chứng nặng nề vì TNGT ảnh hưởng rất lớn tới tinh thần, tình cảm; TNGT tăng nhanh gây tâm lí hoang mang, bất an cho người tham gia giao thông.
- TNGT gây rối loạn an ninh trật tự: kẹt xe, ùn tắc giao thông; kẻ xấu lợi dụng móc túi, cướp giật...
- TNGT gây thiệt hại khổng lồ về kinh tế bao gồm: chi phí mai táng cho người chết, chi phí y tế cho người bị thương, thiệt hại về phương tiện giao thông về hạ tầng, chi phí khắc phục, chi phí điều tra...
- TNGT làm tiêu tốn thời gian lao động, nhân lực lao động: TNGT làm kẹt xe, ùn tắc GT dẫn đến trễ giờ làm, giảm năng suất lao động; TNGT làm chết hoặc bị thương ảnh hưởng đến nguồn lực lao động xã hội.
Giảm thiểu tai nạn giao thông là là yêu cầu bức thiết, có ý nghĩa lớn đối với toàn xã hội. Thanh niên, học sinh cần làm những gì để góp phần giảm thiểu TNGT ?


Vì sao lại đặt vai trò cho tuổi trẻ, vì tuổi trẻ là đối tượng tham gia giao thông phức tạp nhất cũng là đối tượng có nhiều sáng tạo và năng động nhất có thể góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.





ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP:
- Tuyên truyền cho mọi người biết tác hại và hậu quả nghiêm trọng của TNGT.

- Tự giác nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ ATGT khi tham gia giao thông.

- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về Luật giao thông. Cùng giương cao khẩu hiệu " Nói không với phóng nhanh vượt ẩu", " An toàn là bạn, tai nạn là thù"...

- Thành lập các đội thanh niên tình nguyện xuống đường làm nhiệm vụ.

- Phát hiện và báo cáo kịp thời với các cơ quan đoàn thể nơi gần nhất những trường hợp vi phạm ATGT.

- Về phía trường học, cần phát động và giáo dục kịp thời những trường hợp học sinh vi phạm.

- Về phía chính quyền, cần xử lí thật nghiêm minh hơn nữa những trường hợp vi phạm.

....................


VÍ DỤ 2

ĐỀ RA
Hiện nay ở nước ta có nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiếm sống trong các thành phố, thị trấn về những mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp.

Đặt vấn đề:

Chăm sóc và bảo vệ trẻ em lang thang cỡ nhỡ là trách nhiệm của toàn xã hội.

Giải quyết vấn đề:


Thực trạng trẻ em lang thang cơ nhỡ


- Theo số liệu của Ủy ban Dân số Gia đình và Trẻ em, năm 2003 cả nước có trên 21.000 trẻ em lang thang cơ nhỡ, đông nhất là ở TP.HCM với 8.500 em. Năm 2008, mặc dù đã được các cá nhân, tổ chức thu nhận về những mái ấm tình thương để nuôi dạy nhưng hiện vẫn còn trên 10.000 trẻ em không nơi nương tựa. Con số này không ngừng gia tăng.

- Trẻ em đường phố đối diện với nguy cơ thất học cao và rơi vào tệ nạn xã hội.

- Trẻ em đường phố đang có nguy cơ phạm tội ngày càng tăng; nạn xin ăn tràn lan ảnh hưởng tới văn minh đô thị.

- Trẻ em đang bị bóc lột sức lao động và nguy cơ bị xâm hại tình dục rất cao.


Nguyên nhân

- Do đói nghèo: Trẻ đường phố thường xuất thân từ các gia đình nông dân nghèo hoặc gia đình mà bố mẹ không có việc làm, khó khăn về kinh tế và đông con (77% trẻ bỏ nhà ra đi vì gia đình nghèo khổ)

- Do tổn thương tình cảm như: bị gia đình ruồng bỏ, từ chối hoặc đánh đập (23%)

- Còn lại là do mồ côi hoặc các trường hợp bố mẹ li hôn.


Hiện nay, những " mái ấm tình thương" đang xuất hiện ngày càng nhiều ở nước ta, nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiếm sống trong các thành phố, thị trấn về những mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp.
Ý nghĩa:
Chăm sóc và bảo vệ trẻ em lang thang cơ nhỡ là trách nhiệm không chỉ của cá nhân mà còn là của toàn xã hội. Điều này không chỉ có ý nghĩa xã hội, ý nghĩa kinh tế mà quan trọng hơn là giúp cho các em hướng thiện, đưa các em đi đúng với quỹ đạo phát triển tích cực của xã hội. Đây là tình cảm tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách... biểu hiện của truyền thống nhân đạo ngàn đời nay của dân tộc Việt Nam.


Các tổ chức cá nhân tiêu biểu:
Tổ chức: - Làng trẻ em SOS; Làng trẻ em Hòa Bình ( Từ Dũ); Cô nhi viện Thánh An ( Giáo phận Bùi Chu, Xuân Trường, Nam Định); Chùa Kì Quang II ( Gò Vấp); Chùa Bồ Đề (Huế)...

Cá nhân: Mẹ Phạm Ngọc Oanh ( Hà Nội) với 800 đứa con tình thương; Anh Phạm Việt Tuấn với mái ấm KOTO ( Hà Nội); Thầy Koyama với mái ấm tình thương 37, Nguyễn Trãi, Huế...


Quan điểm và biện pháp nhân rộng

Quan điểm: Có cái nhìn đúng đắn về hiện tượng trẻ em lang thang cơ nhỡ từ đó nâng cao tình cảm và trách nhiệm đối với hiện tượng ấy. Lên án và kịp thời phát hiện, tố cáo những kẻ bóc lột sức lao động và xâm hại trẻ em.

Biện pháp nhân rộng:

- Dùng biện pháp tuyên truyền.
- Kêu gọi các cá nhân, tổ chức.
- Quyên góp tiền cho các hoạt động từ thiện.
- Thành lập đội thanh niên tình nguyện
************************************************............







Số liệu trên trích dẫn từ ban Dân số Gia đình và Trẻ em Việt Nam.




Đề bài: Tình thương là hạnh phúc của con người.

(Tài liệu từ **********)

Thể loại: Văn nghị luận (thao tác nghị luận: Phân tích , tổng hợp, giải thích, chứng minh và bình luận)

Ta chia ra làm ba uận điểm:

Luận điểm 1: Giải thích khái niệm

- Tình thương là gì?

- Hạnh phúc là gì?

Quan hệ giữa tình thương và hạnh phúc?

Luận điểm 2: Những biểu hiện cụ thể của tình thương

- Yêu thương: Yêu ông bà cha mẹ, người thân, yêu mọi người xung quanh, yêu bản thân; Biết quan tâm , chia sẻ , cảm thông với những người bất hạnh; mong muốn cho con người được hạnh phúc; căm ghét những kẻ hại người; yêu thiên nhiên, vạn vật yêu cuộc sống, giữ gìn trong sach môi trường; yêu tổ quốc.

- Hành động: Hiếu kính với ông bà cha mẹ, quan tâm giúp đỡ, làm những công việc nhà, học tập trở thành con ngoan trò giỏi báo đáp công ơn; sẵn sàng giúp đõ người cơ nhỡ, giúp đỡ đồng bào thiên tai lũ lụt, tàn tật, thể hiện một lời nói nhã nhặn, một thái độ lịch sự không làm người tàn tật bị tổn thương; quyên góp sách vở quần áo trắng cho hoc sinh ngheo vùng sâu vùng xa; rèn luyện đạo đức trở thành con ngoan trong gia đình , công dân tốt trong xã hội để xây dựng đất nước thêm giàu mạnh văn minh.

- Phê phán những kẻ ích kỉ, chỉ biết giữ cho riêng mình , giàu có về của cải vậy chất nhưng nghèo nàn về tình thương, chỉ biết lo cho hạnh phuc cá nhân

Luận điểm 3: Ý nghĩa

Tình thương làm cho người gần người hơn. Cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn, nhân bản hơn khi xã hội có tình thương.

Khi xã hội càng văn minh, càng giàu có thì càng cần có tình thương.

Tóm lại: Nói tình thương là hạnh phúc thì thật là chính xác
 
M

money_22

Luân làm bài này khá tốt, đảm bảo về trình bày bố cục, về ý và có cảm xúc.
Giá như cậu phân tích kĩ hơn thì bài cũng sẽ chiều sâu.
Tớ đoán thì chắc năm nay sẽ khó có thể rơi vào tp này vì năm ngoái khối D đã thi rồi. :D
Chỉ là đoán thôi.
Cố gắng phát huy nhé.
Chúc cậu ôn thi tốt. ;)

Trinhluan:4.25/5 =8.5>>>>quá ổn rồi;)

Conu: Bất công quá thể! Bắt ku Luân gọi bằng Anh đi chứ, ku cậu kém tuổi mà! nếu ko là Ngân cũng ko gọi bằng ANh đâu :p
 
C

conu

Một nội dung kiến thức nằm trong câu 2 điểm, và cũng là kim chỉ nam để bạn có thể nhìn bao quát cả 1 giai đoạn văn học, khi phân tích các bài thơ trong giai đoạn này, bạn sẽ dễ dàng đối chiếu từ các quy luật mà đưa ra được những phân tích, so sánh văn học sâu sắc. ;)
Đây là bài giảng của các thầy cô phụ trách môn Văn của hocmai.vn về "khái quát Văn học Việt Nam giai đoạn từ Cách mạng tháng 8 năm 1945 đến hết thế kỉ XX". Chúc các bạn ôn tập tốt cho kì thi ĐH sắp tới. ;)

Khát quát văn học Việt Nam từ Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX

I. MỤC ĐÍCH CHUYÊN ĐỀ

Chuyên đề này được biên soạn nhằm giúp các em học sinh có cái nhìn khái quát về diện mạo văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX.

Bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội ảnh hưởng như thế nào đến văn học? Trong một bối cảnh như vậy, nền văn học đã diễn tiến ra sao? Đâu là những đặc điểm chung bao trùm mọi sáng tác phôi thai trong thời kì ấy? Các em sẽ có nền tảng thi pháp thời kì văn học để soi chiếu, đối sánh trong từng tác phẩm cụ thể.

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Khái quát văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975

a. Vài nét về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa

+ Sự lãnh đạo của Đảng với đường lối văn nghệ xuyên suốt (Bản đề cương văn hóa năm 1943) > yếu tố trọng yếu chấm dứt sự phân hóa phức tạp của văn hóa văn học nước ta dưới ách thực dân, tạo nên một nền văn nghệ thống nhất sau 1945.

+ Hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ trường kí suốt 30 năm đã tác động sâu sắc, toàn diện tới đời sống vật chất và tinh thần của dân tộc, trong đó có văn nghệ, tạo nên những đặc điểm riêng biệt của một nền văn học hình thành và phát triển trong hoàn cảnh chiến tranh gian khổ, ác liệt.

+ Nền kinh tế nghèo nàn và chậm phát triển, điều kiện giao lưu văn hóa bị hạn chế (chủ yếu tiếp xúc và chịu ảnh hưởng văn hóa các nước xã hội chủ nghĩa, cụ thể là Liên Xô và Trung Quốc…).

Trong hoàn cảnh như vậy, văn học giai đoạn 1945- 1975 vẫn phát triển và đạt được nhiều thành tựu, đóng góp cho lịch sử văn học những giá trị riêng.

b. Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu

Chia làm 3 chặng

+ 1945- 1954:

- 1945- 1946: sáng tác phản ánh không khí hồ hởi mê say khi mới dành độc lập, ca ngợi “ cuộc tái sinh màu nhiệm” của dân tộc (Tình sông núi – Mai Ninh, Ngọn quốc kì- Xuân Diệu, Vui bất tuyệt – Tố Hữu…)

- Từ cuối 1946: tập trung phản ánh cuộc kháng chiến chống Pháp. Văn học gắn bó sâu sắc với đời sống cách mạng và kháng chiến; hướng tới khám phá sức mạnh và phẩm chất tốt đẹp của quần chúng công nông binh; thể hiện niềm tự hào dân tộc và niềm tin vào tương lai tất thắng của kháng chiến.

- Thể loại:

• Truyện và kí: mở đầu cho văn xuôi kháng chiến (Một lần tới thủ đô, Trận phố Ràng của Trần Đăng, Truyện ngắn Đôi mắt và nhật kí Ở rừng của Nam Cao, truyện ngắn Làng của Kim Lân…), hình thành những tác phẩm khá dày dặn (Vùng mỏ của Võ Huy Tâm, Đất nứớc đứng lên của Nguyên Ngọc, Truyện Tây Bắc của Tô Hoài…)

• Thơ: đạt được nhiều thành tựu ( Cảnh khuya, Rằm tháng giêng của Hồ Chí Minh, Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm, Tây Tiên của Quang Dũng…)

• Kịch: một số vở kịch gây sự chú ý (Bắc Sơn, Những người ở lại của Nguyễn Huy Tưởng,…)

+ 1955 - 1964:

- Nội dung bao trùm: Hình ảnh người lao động, những đổi thay của con người trong bước đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội với cảm hứng lãng mạn, lạc quan…

- Văn xuôi: mở rộng đề tài, bao quát nhiều vấn đề, nhiều phạm vi của hiện thực đời sống.

• Đề tài kháng chiến chống Pháp (Sống mãi với thủ đô, Cao điểm cuối cùng, Trứớc giờ nổ súng…)

• Đề tài hiện thực đời sống trước cách mạng tháng Tám (Vợ nhặt, Mười năm, Vỡ bờ…)

• Đề tài công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội gắn với sự đổi đời của con người (Sông Đà, Mùa lạc, Cái sân gạch…)

- Kịch nói: một số tác phẩm được dư luận chú ý.

+ 1965 - 1975:

- Cao trào sáng tác viết về cuộc kháng chiến chống Mĩ trong cả nước > chủ đề bao trùm: tinh thần yêu nước, ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng.

- Văn xuôi:

• Những tác phẩm truyện, kí ra đời ngay trên tiền tuyến đầy máu lửa đã phản ánh nhanh nhạy và kịp thời cuộc chiến đấu của nhân dân miền Nam anh dũng (Người mẹ cầm súng, Rừng xà nu, Hòn đất…)

• Miền Bắc: truyện, kí cũng phát triển (kí chống Mĩ của Nguyễn Tuân, Dấu chân người lính, Bão biển…)

• Thơ: đạt nhiều thành tựu xuất sắc

o Mở rộng và đào sâu chất liệu hiện thực.

o Tăng cường sức khái quát, chất suy tưởng, chính luận

o Ghi nhận một thế hệ nhà thơ trẻ chống Mĩ tài năng (Phạm Tiến Duật, Nguyễn Duy, Bằng Việt…) và hàng loạt các tác phẩm gây tiếng vang (Tập thơ Ra trận, Máu và hoa của Tố Hữu, Hoa ngày thường – Chim báo bão của Chế Lan Viên; Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm…

• Kịch: cũng có những thành tựu đáng ghi nhận.

Văn học vùng địch tạm chiếm: vì nhiều lí do không đạt được nhiều thành tựu lớn nếu đánh giá cả mặt tư tưởng và nghệ thuật.

c. Những đặc điểm cơ bản

c.1. Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước > Đặc điểm bản chất của văn học từ năm 1945- 1975.

+ Mô hình nhà văn - chiến sĩ

+ Khuynh hướng tư tưởng chủ đạo: tư tưởng cách mạng, văn học là vũ khí phục vụ sự nghiệp cách mạng.

+ Sự vận động, phát triển của văn học ăn nhịp với từng chặng đường lịch sử của dân tộc> văn học là tấm gương phản chiếu những vấn đề trọng đại của lịch sử dân tộc.

c.2. Nền văn học hướng về đại chúng

+ Đại chúng: đối tượng phản ánh, đối tượng phục vụ, nguồn bổ sung cho lực lượng sáng tác.

+ Nội dung: cuộc sống nhân dân lao động, con đường tất yếu đến với cách mạng, xây dựng và khám phá vẻ đẹp hình tượng quần chúng…

+ Hình thức: ngắn gọn, nội dung dễ hiểu, chủ đề rõ ràng; hình ảnh lấy từ kho tàng văn học dân gian; ngôn ngữ giản dị, trong sáng.

c.3. Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn > Đặc điểm thể hiện khuynh hướng thẩm mĩ của văn học 1945- 1975.

+ Khuynh hướng sử thi:

- Đề tài: những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và tính chất toàn dân tộc

- Nhân vật chính: những con người đại diện cho tinh hoa, khí phách, phẩm chất, ý chí toàn dân tộc, tiêu biểu cho lí tưởng dân tộc hơn là khát vọng cá nhân. Văn học khám phá con người ở khía cạnh trách nhiệm, bổn phận, lẽ sống lớn, tình cảm lớn.

+ Cảm hứng lãng mạn:

- Là cảm hứng khẳng định cái tôi dạt dào tình cảm hướng tới cách mạng.

- Biểu hiện: ca ngợi vẻ đẹp của con người mới, cuộc sống mới, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tin tưởng vào tương lai đất nước.

Ø Cảm hứng nâng đỡ con người vượt lên những chặng đường chiến tranh gian khổ, máu lửa, hi sinh.

+ Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn kết hợp tạo tinh thần lạc quan thấm nhuần cả nền văn học 1945 – 1975 và tạo nên đặc điểm cơ bản của văn học 1945- 1975.

2. Vài nét khái quát văn học Việt Nam từ năm 1945 đến hết thế kỉ XX.

a. Hoàn cảnh lịch sử, xã hội và văn hoá

+ 1975- 1985: nước nhà hoàn toàn độc lập, thống nhất nhưng gặp phải nhiều khó khăn thử thách mới.

+ Từ 1986: công cuộc đổi mới toàn diện trên tất cả các lĩnh vực > văn học có điều kiện giao lưu, tiếp xúc mạnh mẽ > đổi mới văn học phù hợp với qui luật khách quan và nguyện vọng của văn nghệ sĩ.

b. Những chuyển biến và một số thành tựu

+ Thơ:

- Không tạo được sự lôi cuốn như giai đoạn trước nhưng cũng có những tác phẩm đáng chú ý (Chế Lan Viên với khát vọng đổi mới thơ ca qua các tập Di cảo, Xuân Quỳnh, Nguyễn Duy, Thanh Thảo…)

- Trường ca nở rộ (Những người đi tới biển – Thanh Thảo, Đường tới thành phố - Hữu Thỉnh, Trường ca sư đoàn - Nguyễn Đức Mậu…)

+ Văn xuôi:

- Có nhiều khởi sắc hơn thơ ca.

- Ý thức đổi mới cách tiếp cận hiện thực đời sống, cách viết về chiến tranh tạo được sự chú ý với bạn đọc (Đất trắng - Nguyễn Trọng Oánh, Gặp gỡ cuối năm – Nguyễn Khải, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành - Nguyễn Minh Châu…)

- Kịch nói: phát triển mạnh mẽ (Hồn Trương Ba, da hàng thịt – Lưu Quang Vũ, Mùa hè ở biển – Xuân Trình…)

Ø Nhận xét:

+ Văn học vận động theo hướng dân chủ hoá, mang tính nhân văn và nhân bản sâu sắc.

+ Đề tài: phong phú, đa dạng.

+ Cách tiếp cận và khám phá con người: mối quan hệ phức tạp của đời sống cá nhân, thậm chí cả đời sống tâm linh, quan tâm tới đời sống cá nhân > Hướng nội là cái mới tiêu biểu của văn học thời kì này.

+ Tuy nhiên văn học còn nảy sinh một số xu hướng tiêu cực.
 
Last edited by a moderator:
C

conu

III. CỦNG CỐ KIẾN THỨC

Đề 1: Trình bày những nét chính về bối cảnh lịch sử, văn hoá, xã hội có ảnh hưỏng tới sự hình thành và phát triển của văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám đến năm 1975.

Đề 2: Nêu tóm tắt các chặng phát triển và thành tựu mỗi chặng của văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám đến năm 1975.

Đề 3: Nêu và phân tích ngắn gọn những đặc điểm chính của văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám đến năm 1975.

Đề 4: Trình bày khái quát về văn học Việt Nam từ sau 1975 đến hết thế kỉ XX.

Gợi ý giải đề

Đề 1:

+ Phân tích đề:

- Nội dung: chỉ trình bày bối cảnh (lịch sử, văn hóa, xã hội) từ sau cách mạng tháng Tám đến năm 1975 có ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển của văn học.

- Hình thức: trình bày ngắn gọn > nổi bật những nét chính.

+ Hướng dẫn:

- Mối quan hệ giữa bối cảnh thời đại và văn học (ý dành cho học sinh khá giỏi)

• Văn học bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống > bối cảnh thời đại ít nhiều dội âm vang trong tác phẩm > Bối cảnh là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới đặc điểm thi pháp của một thời kì văn học.

• Lịch sử (một trong những yếu tố của bối cảnh thời đại) ảnh hưởng tới sự phận chia giai đoạn văn học. Tuy nhiên không phải lúc nào giai đoạn văn học cũng trùng khít với giai đoạn lịch sử bởi văn học có sự vận động và phát triển nội tại của nó.

- Bối cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa ảnh hưởng tới văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám đến năm 1975 (trọng tâm)

• Sự lãnh đạo của Đảng với đường lối văn nghệ xuyên suốt tạo nên một nền văn nghệ thống nhất sau 1945.

• Hai cuộc kháng chiến trường kí suốt 30 năm tạo nên những đặc điểm riêng biệt của một nền văn học hình thành và phát triển trong hoàn cảnh chiến tranh gian khổ, ác liệt.

• Nền kinh tế nghèo nàn và chậm phát triển, điều kiện giao lưu văn hóa bị hạn chế.

- Khẳng định: Bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội đã có ảnh hưởng quan trọng tới sự hình thành và phát triển của văn học (chỉ nêu mà không phân tích)

• Văn học Việt Nam 1945- 1975 chia làm 3 giai đoạn, ứng với các giai đoạn lịch sử > hiếm có thời kì nào, mốc phân chia văn học lại trung khít với mốc phân chia lịch sử như vậy.

• Mang những đặc điểm riêng biệt (Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước; hướng về đại chúng; chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn)

Đề 2:

+ Phân tích đề:

- Dạng đề: thuần tái hiện kiến thức văn học sử.

- Nội dung: các chặng phát triển và thành tựu mỗi chặng.

- Hình thức: trình bày ngắn gọn.

+ Hướng dẫn:

- Khái quát: Văn học Việt Nam từ sau 1945- 1975 chia làm 3 chặng và mỗi chặng đều đạt được những thành tựu đáng kể.

- Cụ thể (trọng tâm)

• Chặng 1 (1945- 1954)

• Chặng 2 (1955 – 1964)

• Chặng 3 (1965- 1975)

- Nhận xét (ý dành cho học sinh giỏi)

• Thành tựu chủ yếu trên các thể loại: thơ, truyện và kí

• Các thể loại phát triển theo xu hướng khác nhau (có thể loại đạt đỉnh cao ở chặng này nhưng lại lắng xuống ở chặng khác). Sự lựa chọn thể loại chịu sự chi phối sâu sắc của mục tiêu cách mạng.> thành tựu văn học gắn bó khăng khít và gần như thuận chiều với xu hướng vận động của lịch sử (gợi nhớ thời kì văn học mang hào khí Đông A của nhà Trần).

Ø Xuất phát từ quan niệm: văn học là một loại vũ khí đấu tranh cách mạng.

Đề 3:

+ Phân tích đề:

- Nội dung: những đặc điểm của văn học Việt Nam từ 1945- 1975.

- Hình thức: nêu và phân tích ngắn gọn.

+ Hướng dẫn:

- Nêu lần lượt 3 đặc điểm.

- Mỗi đặc điểm:

• Phân tích ngắn gọn

• Lấy dẫn chứng:

o Loại dẫn chứng: Dẫn chứng khái quát (khoảng 3 dẫn chứng, nêu tên), dẫn chứng điểm (1 dẫn chứng, phân tích ngắn gọn)

o Cách lấy dẫn chứng điểm: mỗi đặc điểm phân tích ngắn gọn 1 dẫn chứng hoặc sau khi trình bày 3 đặc điểm, phân tích 1 dẫn chứng có thể hiện cả 3 đặc điểm đó.

Đề 4:

+ Phân tích đề:

- Nội dung: văn học Việt Nam từ sau 1975 đến hết thế kỉ XX.

- Hình thức: trình bày khái quát.

+ Hướng dẫn:

Chia ý theo các phần trong Kiến thức cơ bản

- Hoàn cảnh lịch sử, xã hội và văn hoá.

- Những chuyển biến và một số thành tựu.

- Nhận xét.

(Nhóm giáo viên Hocmai.vn)
 
M

meoluoi_9x

em có ý kiến về đề: sự ngiệp văn học của HCM đc ko ạ?
theo em , cách lập luận của trinhluan rất chắc chắn, nhưng cách trỳnh bày như thế thi đại hcọ có lẽ ko đc điểm tối đa ạ.Cách viết như thế , theo em là dai và khó nhớ,nếu ko nắm chắc sẽ khó làm đc.Hơn nữa, trong bài viết của mình, trinhluan đã ko đưa ra nghệ thuật viết của từng thể loại văn học.Điều này có trong barem điểm thi ạ.
Vì thế cho phép em đc đưa ra 1 form mới cho để bài ĐẾ:Anh chị hãy trình bày những nét lớn về sự nghiệp văn học HỒ Chí Minh?
Đề bài yêu cầu trình bày sự ngiệp văn học của HCM, nên theo em,với từng thể loại, ta cần đưa ra đủ các yếu tố sau:
+ nội dung
+nghệ thuật ( ngôn từ, lập luận.........)
+ các tác phẩm chính
VD: 1.Văn nghị luận:
+nội dung: - tố cáo tội ác của thực dân
-kêu gọi tinh thần đoàn kết của dân tộc vs quốc tế
-phản ánh các sự kiện trọng đại của đất nước trong thời kì này
+nghệ thuật:-sử dụng dẫn chứng chân thực, lập luận sắc bén,lí lẽ chặt chẽ đầy tính thuyết phục =>phong cách văn chính luận của HCM
+tp tiêu biểu: "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến"(1925),"Tuyên ngôn độc lập"(1945),"Không có gì quý hơn độc lập tự do"(1966)..............
2.TRuyện và kí:
+nội dung:- tố cáo đánh thép tội ác của giặc
-ca ngợi tấm gương n~ người yêu nước, yêu cách mạng
+nghệ thuật:-bút pháp tự sự linh hoạt,dẫn chứng thuyết phục.Giọng văn trào phúng sinh động, khi hóm hỉnh nhẹ nhàng, khi thâm thuý sâu cay
+ tp tiêu biểu:"N~ trò lố hay là Va- ren và Phan Bội Châu"(1925),"Vi hành"(1923),"Nhật kí chìm tàu" ( sr, kái này em ko nhớ rõ năm ^^),"Vừa đi đường vừa kể chuyện"(____)
3.Thơ:
+nội dung:phản ánh tinh thần, ý chí chiến đấu mạnh mẽ, kêu gọi mọi người cùng chiến đấu
-phản ánh chân thực tâm hồn, nhân cách của người chiến sĩ cộng sản
-phong thái ung dung tự tại, tâm hồn hoà hợp thiên nhiên, nhạy cảm trong cuộc sống, niềm tin vào tương lai tươi sáng của Bác
+ nghệ thuật:- thơ Bác sử dụng bút pháp phong phú đa dạng, là sự kết hợp hài hoà giữa cổ điển và hiện đại, giữa chất "thép" và chất "tình"
-lời thơ chân thật,mộc mạc giản dị, gần với cuộc sống đời thường
-các bài thơ có tính kêu gọi cao
+tp tiêu biểu: " Nhật kí trong từ "(1942-1943), các tập thơ chữ Hán, thơ chúc tết.............
Đấy là dàn bài của em ạ, hy vọng bổ sung đc chút nào đó cho bài viết của trinhluan ^^
 
T

trinhluan

ý của tớ chỉ là tớ dàn ý mà thôi chứ đấy không phải là một bài hoàn chỉnh
chỉ là bộ xương rồi các bạn tham khảo triển khai nó thành một phần hoàn chỉnh

rất cảm ơn về những lời nhận xét của bạn
hi vọng bạn sẽ giúp cho boss văn có những bài viết tốt
 
C

conu

Theo tớ thì cái cách đưa ra 1 cấu trúc chung cho từng đoạn trước khi viết thành câu văn hoàn chỉnh như meoluoi_9x làm là rất hay, cũng dễ nhớ và dễ học. Vì các cấu trúc này là tương đồng nhau, chỉ thay đổi về mặt nội dung qua từng thể loại văn chương khác nhau của Bác. Nếu ôn thi mà mình cũng tìm ra được những dàn ý dễ nhớ như vậy thì học ôn sẽ đỡ vất vả hơn. ;)
 
M

meoluoi_9x

anh Conu ơi, nhân tiện cho em hỏi: Làm thế nào để học các giai đoạn VH VN dễ nhớ nhất ạ?Khi viết về từng giai đoạn có cần ghi rõ tác phẩm nào ko ạ?Nếu ko ghi có mất điểm ko ạ?
em cảm ơn anh ^^
 
H

hunganhqn

anh Conu ơi, nhân tiện cho em hỏi: Làm thế nào để học các giai đoạn VH VN dễ nhớ nhất ạ?Khi viết về từng giai đoạn có cần ghi rõ tác phẩm nào ko ạ?Nếu ko ghi có mất điểm ko ạ?
em cảm ơn anh ^^

Mình nghĩ, khi phân chia văn học thành các giai đoạn, người ta thường chú ý đến bối cảnh lịch sử. Bối cảnh ấy chi phối đến văn học, làm cho văn học mỗi giai đoạn có những đặc điểm phân biệt với các giai đoạn trước và sau nó.

Vậy, để học các giai đoạn cho dễ nhớ nhất, bạn nên chú ý gắn giai đoạn đó với:
1. Bối cảnh lịch sử sinh ra nó.
2. Những tác phẩm tiêu biểu của giai đoạn đó (dùng tác phẩm để soi sáng cho các đặc điểm của giai đoạn).
 
C

conu

Hunganhqn nói rất đúng, đây cũng là điều anh muốn nói. ;)
Anh đặc biệt tâm đắc với câu này: "Bối cảnh ấy chi phối đến văn học, làm cho văn học mỗi giai đoạn có những đặc điểm phân biệt với các giai đoạn trước và sau nó."
Bao giờ, khi học 1 giai đoạn văn học, em cũng chú ý đến bối cảnh lịch sử, Văn chương và thời đại luôn có 1 sợi dây liên kết chặt chẽ, khăng khít. Chẳng phải ngẫu nhiên mà nhà văn Lý Nhuệ của Trung Quốc từng nói: "Lịch sử là cái đinh để nhà văn treo tác phẩm của mình lên". Nếu tìm hiểu kĩ, ta sẽ thấy rõ điều này.
Trước CMT8, xã hội bị 2 vòng xiềng xích: thực dân - phong kiến, các nhà văn lãng mạn trong giai đoạn này chán nản, quay lưng lại với thực tại (dẫn chứng), sau CMT8, cái điểm mốc là cuộc tổng khởi nghĩa mùa thu năm 1945 đã đưa VNam sang 1 trang sử mới: độc lập tự do, khẳng định chủ quyền, vậy là các nhà văn dù đang đứng ở đâu trong thời đại của mình cũng bị cuốn theo dòng chảy hồ hởi, phấn khởi vào toàn dân tộc, sẵn sàng hướng ngòi bút phục vụ cho nhân dân, cho cuộc kháng chiến.
Vậy là qua 1 dẫn chứng, ta đã thấy rõ, lịch sử đã có tác động đến văn học như thế nào, và khi đọc những tác phẩm trong thời đại ấy, ta đều thấy rõ sự phản chiếu của lịch sử vào trong đó. Nên ta cần đặt những đặc điểm của văn học vào giai đoạn mà nó sinh ra. Từ những nét khái quát về lịch sử, ta sẽ tìm thấy được những hệ quả tất yếu trong văn học, và dễ dàng nắm bắt, ghi nhớ.
Khi học, em phân chia các giai đoạn lịch sử ra, chắc chắn em sẽ nêu những nét chung của giai đoạn đó, và từ đặc điểm chung ấy, em có thể liên hệ sự biến chuyển của văn học (mỗi giai đoạn Văn học đều có có đặc điểm riêng, vậy "dấu hiệu nhận biết" ấy do đâu mà có nếu ko phải là do lịch sử thời đại, từ đó mà suy ra thôi ;) ). Trong Văn học lại chia ra các thể loại: thơ, văn xuôi, kịch...vv
Mỗi giai đoạn em cũng cần nêu những tác phẩm tiêu biểu, nhớ lấy 1 vài các tên mà ghi vào, bài làm sẽ được đánh giá cao hơn. ;)
 
Last edited by a moderator:
N

nyu_nyu

Mình có một thắc mắc, trong tác phẩm "Ai đã đặt tên cho dòng sông?", đoạn dòng S.H ra khỏi TPHuế, HPNT đã ví dòng sông như "một chút lẳng lơ kín đáo của tình yêu". Có ai giải thích cho mình vì sao lại ví như vậy được ko?
Cảm ơn nhiều. :)
 
H

hvcs

Theo mình nghĩ cái " lẳng lơ kín đáo" ở đây được hiểu theo khía cạnh của một người con gái đang yêu đó như một sự "lũng lịu " trong tình yêu với "chàng trai" của nó,.........


Đó là ý kiến của mình, mong các bạn bổ sung góp ý .
 
J

jun11791

1. Khi phân tích hình tượng ông lái đò trong tp "Ng` lái đò sông Đà" thì nên đi theo hướng nào:

a. phân tích theo diện mạo, tính cách của ông đò
b. phân tích theo 3 đoạn vượt thác của ông để làm bật lên tính cách của ông trên mỗi khúc sông

Tớ thấy tài liệu thầy tớ dạy thì theo cách b, cả trg ct Tư vấn mùa thi vừa rồi cô Tuyết cũng hướng dẫn như cách b. Nhg tớ đi học thêm + tài liệu trên ônthi.com thì ng` ta hướng dẫn theo cách a. Nên ko biết theo các bạn nghĩ phân tích theo hướng nào là tối ưu nhất

2. Đề phân tích vẻ đẹp dòng sông Hương (đề thi tn ban NC vừa rồi) cũng có 2 hướng đi

a. phân tích theo từng khúc sông của dòng sông Hương : chảy qua rừng già Trg` Sơn (thương lưu) -> ngoại vi tp Huế (trung lưu) -> trong lòg Huế (hạ lưu) -> đổ ra biển
b. phân tích theo góc độ văn hóa, lịch sử

cũng câu hỏi như trên thì theo các bạn phân tích theo hướng nào thì tốt, hay cứ soạn trc' theo cả 2 cách. Nếu đề yêu cầu cảm nhận thì làm theo cách b
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom