Ôn luyện văn thi đại học 2008-2009

Status
Không mở trả lời sau này.
H

hunganhqn

1. Nếu đặt ông lái vào đoạn Sông Đà ở hạ lưu thơ mộng - trữ tình có lẽ nhà văn khó phát hiện được vẻ đẹp của nhân vật. Cho nên, phẩm chất của ông lái đò chỉ có thể được bộc lộ rõ nét nhất trong cuộc giao tranh với con sông hung bạo. Tách nhân vật ra khỏi bối cảnh ấy, nhân vật sẽ "chết". Suy ra, nên đi theo hướng "b". Tất nhiên hướng khai thác này không loại trừ hướng "a", bởi sau khi phân tích cuộc giao tranh, bạn vẫn cứ phải khái quát phẩm chất ông lái - chất vàng mười của con người Tây Bắc.

Mỗi nhà văn bao giờ cũng sáng tạo ra một hoàn cảnh cụ thể, rồi quăng nhân vật vào đó. Và chỉ trong h/c đó, nhân vật mới bộc lộ hết bản chất, tư tưởng của tác giả.

2. Nếu đề yêu cầu "Phân tích vẻ đẹp của sông Hương" thì bài bài làm phải bao gồm cả ý "a" và "b" của jun. Bởi vì vẻ đẹp của sông Hương bao gồm cả vẻ đẹp THIÊN NHIÊN, LỊCH SỬ, VĂN HÓA. Thực chất ý a của bạn chỉ nói đến vẻ đẹp thiên nhiên, ý b chỉ nói đến vẻ đẹp văn hóa và lịch sử của dòng sông.

Nếu đề yêu cầu "phân tích vẻ đẹp thiên nhiên" của SH thì bài làm chỉ cần ý a.

Chắc ko có đề nào chỉ yêu cầu tìm hiểu vẻ đẹp VH và LS của sông Hương. Phần giá trị nhất, thể hiện rõ nhất cái Tôi tác giả chủ yếu nằm ở phần viết về vẻ đẹp thiên nhiên của con sông.
 
T

trinhluan

thế là thi tốt nghiệp xong rồi đây
giờ quay đầu tối tấp mặt mũi ôn thi đại học
hic hic
khổ thế đấy
 
J

jun11791

1. Nếu đặt ông lái vào đoạn Sông Đà ở hạ lưu thơ mộng - trữ tình có lẽ nhà văn khó phát hiện được vẻ đẹp của nhân vật. Cho nên, phẩm chất của ông lái đò chỉ có thể được bộc lộ rõ nét nhất trong cuộc giao tranh với con sông hung bạo. Tách nhân vật ra khỏi bối cảnh ấy, nhân vật sẽ "chết". Suy ra, nên đi theo hướng "b". Tất nhiên hướng khai thác này không loại trừ hướng "a", bởi sau khi phân tích cuộc giao tranh, bạn vẫn cứ phải khái quát phẩm chất ông lái - chất vàng mười của con người Tây Bắc.
Mỗi nhà văn bao giờ cũng sáng tạo ra một hoàn cảnh cụ thể, rồi quăng nhân vật vào đó. Và chỉ trong h/c đó, nhân vật mới bộc lộ hết bản chất, tư tưởng của tác giả.

2. Nếu đề yêu cầu "Phân tích vẻ đẹp của sông Hương" thì bài bài làm phải bao gồm cả ý "a" và "b" của jun. Bởi vì vẻ đẹp của sông Hương bao gồm cả vẻ đẹp THIÊN NHIÊN, LỊCH SỬ, VĂN HÓA. Thực chất ý a của bạn chỉ nói đến vẻ đẹp thiên nhiên, ý b chỉ nói đến vẻ đẹp văn hóa và lịch sử của dòng sông.
Nếu đề yêu cầu "phân tích vẻ đẹp thiên nhiên" của SH thì bài làm chỉ cần ý a.
Chắc ko có đề nào chỉ yêu cầu tìm hiểu vẻ đẹp VH và LS của sông Hương. Phần giá trị nhất, thể hiện rõ nhất cái Tôi tác giả chủ yếu nằm ở phần viết về vẻ đẹp thiên nhiên của con sông.


1. Thực ra ý tớ muốn hỏi là nên nêu ra n~ phẩm chất tính cách của ông đò trc' rồi dẫn chứng sau (về cuộc vượt thác của ông)(cách a) hay là bám theo kết cấu chuyện mà rút ra phẩm chất của ông (cách b), chứ tớ ko có ý là tách nv ra khỏi hc. Tớ nghĩ làm theo cách a là tốt nhất, vì nếu theo cách b thì thiếu mất phần diện mạo của ông đò, và như bạn dã nói ở trên, sẽ phải vòng trở lại thêm 1 lần nữa về phẩm chất của ông đò.

2.Uh, thực ra mình đánh thiếu cách b, phải là vẻ đẹp ds Hương nhìn từ góc độ thiên nhiên, văn hóa, lịch sử và trg trí tưởng tượng của t/g.
Uh đúng là trg đáp án của Bộ thì ng` ta có ghi: "thí sinh có thể bám theo bố cục của tp để pt vẻ đẹp của ht sông Hương qua từng đoạn sông nhg vẫn phải đảm bảo các ý cơ bản trên" (nghĩa là các ý theo khai triển b) cái này mình đọc chưa kĩ.
 
Last edited by a moderator:
V

vip_hip

chào các bạn.mình đã theo dõi box nay từ lâu n hnay mới có ý kiến.các bạn ạ,mình thấy box này hoạt động được khá lâu nhưng hình như những điều nó mang lại là chưa thật rõ ràng.những vấn đề các bạn đưa ra thường bị lặp lại hoặc là nhứng đề đã có rồi.thảo luận ko thực sự sôi nổi và đa phần dưa vào các mod hay các mem tích cực.
Năm nay phân ban với các tác phẩm mới, vấn đề mới.Chúng ta hãy cùng thảo luận và đưa ra những ý kiến của riêng mình,cùng với sự đánh giá và bổ sung của các mod và admin.anh Quang, như em được biết rất tích cực trong việc giúp đỡ các mem 12.Thế nhưng năm nay ít thấy anh xuất hiện để đưa ra ý kiến.Chắc anh còn chưa hài lòng về box này.Năm ngoái học 11, tình cờ phát hiện ra box này được lập cho anh chi khóa trước,mình thấy rất hứng thú và sôi nổi, có thể nói là rất thành công.Em nghí năm nay sẽ tiếp tục phát huy được điều đó và nó thực sự có ích với bọn em.
Các bạn ơi, cố lên nhé còn 1 tháng nữa thôi,Và các anh chi mod hãy cùng giúp chúng em để chúng em tự tin hơn và Quyết Thắng.cảm ơn mọi người
 
T

trinhluan

ờ đấy
nhưng chưa thấy ai nói gì về luyện thi này cả
giờ đã là mùng 9 roài
hic hic
còn 1 tháng nữa
là thi roài
bao nhiêu kiến thức
hỡi các men thi khối C D hãy vào nhanh nhanh ôn luyện nào
đã đến lúc chúng ta bắt tay vào ôn thôi

=>Các mod đâu
help me
 
V

vip_hip

uh.Bạn thấy sao vè bài "Ai đã đặt tên cho dòng sông"?.Bài này hay,đọc rất nhẹ nhàng nhưng nhiều dẫn chứng quá.Chẳng nhẽ chỉ có mỗi đề là vẻ đẹp của dòng Hương vói so sánh Sông Đà của Nguyễn Tuân thôi ak?
 
T

trinhluan

ở trên lớp bọn tớ được làm 3 lần thi vào bài này, 1 lần kiểm tra 1 tiết, 2 lần kiểm tra thi thử

hic hic thế mà ban chương trình nâng cao nó thi vào chứ ko fai ban cơ bản
tiếc hụt

tớ thấy bài này đâu có nhịều dẫn chứng lắm đâu
học đi học lại sẽ nhớ ngay thôi mà
 
3

3_12

Mọi ngưới giúp em nêu phong cách của 5 tác giả sau với:Xuân diệu ,Nam Cao ,Nguyên Tuân , Nguyễn Ái Quốc ,Tố Hữu.
Mong mọi người giúp em. Cảm ơn mọi người!
 
C

conu

Nói thật với các mem là, trong đợt này anh rất bận và sẽ ít có thời gian lên được.
Các em cố gắng thảo luận, ôn tập với nhau để việc học trên 4rum hiệu quả hơn.
Anh và các mod sẽ lên xem à định hướng phần nào thôi.
Chúc các em thi tốt.
Sau đợt này anh cũng xin từ mod vì chắc cũng ko thể tiếp tục đảm bảo thời gian.
 
V

vip_hip

uhm.Mình cũng thử vẽ dòng chảy của sông ra giấy n hình nhủ ko đúng hướng lắm.:p.Ak,còn bài "Chiếc thuyền ngoài xa",các bạn cảm nhận như nào về hình ảnh cuối cùng:..Mụ bước những bước chậm rãi, bàn châm giậm trên mặt đất chắc chắn,hòa lẫn trong đám đông...Sao lại là hòa lẫn trong đám đông nhi?.Mụ đang đi một mình mà:D.Theo mình đây là cách nói ẩn dụ của tác giả,NMC muốn nói đến cuộc đời người đàn bà này, cũng như nhiều người phụ nữ khác vẫm đang âm thầm diễn ra;đó là những cuộc sống thầm lặng, cam chiu,những "chiếc thuyền ngoài xa" mà nếu nhìn đơn giản chúng ta không thể nhận ra đươc.
Mình hiểu thế đúng ko nh,cho ý kiến nha moi người
 
M

money_22

uhm.Mình cũng thử vẽ dòng chảy của sông ra giấy n hình nhủ ko đúng hướng lắm.:p.Ak,còn bài "Chiếc thuyền ngoài xa",các bạn cảm nhận như nào về hình ảnh cuối cùng:..Mụ bước những bước chậm rãi, bàn châm giậm trên mặt đất chắc chắn,hòa lẫn trong đám đông...Sao lại là hòa lẫn trong đám đông nhi?.Mụ đang đi một mình mà:D.Theo mình đây là cách nói ẩn dụ của tác giả,NMC muốn nói đến cuộc đời người đàn bà này, cũng như nhiều người phụ nữ khác vẫm đang âm thầm diễn ra;đó là những cuộc sống thầm lặng, cam chiu,những "chiếc thuyền ngoài xa" mà nếu nhìn đơn giản chúng ta không thể nhận ra đươc.
Mình hiểu thế đúng ko nh,cho ý kiến nha moi người
Ưh, một câu hỏi hay đấy;)
Phải chăng đám đông đó còn là cuộc sống xô bồ hỗn tạp mà người đàn bà đang sống, nơi ẩn chứa bao vất vả tủi cực của những mảnh đời lam lũ, bất hạnh? Trong đám đông ấy cỏ cả nguýòi chông, thằng bé Phác, những đứa con....>>>>>>>cách thức đặt con người trong mối quan hệ với nhiều người, nói như C.Mác " con người là tổng hòa của các mối quan hệ XH" .
Con người dễ bị hòa lẫn vào đám đông như một cảnh đời dễ bị che khuất bởi xã hội rộng lớn, nếu ko nhìn tinh, cảm kĩ thì khó có thể cảm nhận đuỷọc sự tồn tại của họ.
Hì, tự nhiên nghĩ ra được có thể:D Cả nhà thảo luận tiếp;)
 
J

jun11791

uh.Bạn thấy sao vè bài "Ai đã đặt tên cho dòng sông"?.Bài này hay,đọc rất nhẹ nhàng nhưng nhiều dẫn chứng quá.Chẳng nhẽ chỉ có mỗi đề là vẻ đẹp của dòng Hương vói so sánh Sông Đà của Nguyễn Tuân thôi ak?

Mình thì đọc mấy bài giảng về "Ai đã đặt tên cho dòng sông?" rồi nhg thực sự mình chỉ thấy bài kí với n~ hình ảnh so sánh liên tưorng đọc đáo, chứ mình vẫn ko thể cảm dc bài này :(( :(( Bạn iúp mình dc ko? Vd như đề bài thi tn vừa rồi. xem đáp án của bộ rồi mà về nhà làm dàn ý, làm 1 lúc rồi cứ rối tung cả lên, dg` như các ý nó cứ trùng lặp lại nhau, giọng văn cứ đều đều, khó chịu quá, nản luôn với bài này. N` khi thấy t/g tả hay quá làm mình cũng chỉ biết đồng tình với t/g chứ cho vào đề cảm nhận ds Hương qua bài bút kí "Ai đã đặt tên cho dòng sông" này chắc bó tay, vì t/g đã nói hết rồi
 
N

nhok_sun

uhm.Mình cũng thử vẽ dòng chảy của sông ra giấy n hình nhủ ko đúng hướng lắm.:p.Ak,còn bài "Chiếc thuyền ngoài xa",các bạn cảm nhận như nào về hình ảnh cuối cùng:..Mụ bước những bước chậm rãi, bàn châm giậm trên mặt đất chắc chắn,hòa lẫn trong đám đông...Sao lại là hòa lẫn trong đám đông nhi?.Mụ đang đi một mình mà:D.Theo mình đây là cách nói ẩn dụ của tác giả,NMC muốn nói đến cuộc đời người đàn bà này, cũng như nhiều người phụ nữ khác vẫm đang âm thầm diễn ra;đó là những cuộc sống thầm lặng, cam chiu,những "chiếc thuyền ngoài xa" mà nếu nhìn đơn giản chúng ta không thể nhận ra đươc.
Mình hiểu thế đúng ko nh,cho ý kiến nha moi người
Mình cũng nghĩ như bạn.Đọc bài này cũng khá nhiều rồi nhưg cảm nhận thì thấy khó quá.Mà đang ko hiểu sao văn TN năm nay lại cho về phân tích giá trị nhân đạo.Ko ngờ tới lun.Hix
 
N

nhok_sun

Mình là học sinh bên khối A cơ.Nhưng mún thi thêm khối D nữa.Ai có chút kinh nghiệm ji` truyền tớ với.Chả còn nhiều thời gian nữa là thi rồi mà.Muốn có thêm chút kinh nghiệm trong môn Văn.Ai giúp mình với nhỉ.Thanks trước.
 
T

tieuvu_hb

uhm.Mình cũng thử vẽ dòng chảy của sông ra giấy n hình nhủ ko đúng hướng lắm.:p.Ak,còn bài "Chiếc thuyền ngoài xa",các bạn cảm nhận như nào về hình ảnh cuối cùng:..Mụ bước những bước chậm rãi, bàn châm giậm trên mặt đất chắc chắn,hòa lẫn trong đám đông...Sao lại là hòa lẫn trong đám đông nhi?.Mụ đang đi một mình mà:D.Theo mình đây là cách nói ẩn dụ của tác giả,NMC muốn nói đến cuộc đời người đàn bà này, cũng như nhiều người phụ nữ khác vẫm đang âm thầm diễn ra;đó là những cuộc sống thầm lặng, cam chiu,những "chiếc thuyền ngoài xa" mà nếu nhìn đơn giản chúng ta không thể nhận ra đươc.
Mình hiểu thế đúng ko nh,cho ý kiến nha moi người

Kết thúc tác phẩm "Chiếc thuyền ngoài xa" có một hình ảnh đọng lại trong suy nghĩ độc giả,đó là hình ảnh người đàn fbà hàng chài bước xuống từ chiếc thuyền của mình,mụ có khuôn mặt rỗ,tấm lưng áo bạc phếch,khuôn mặt tái ngắt và mệt mỏi ,nửa thân dưới ướt sũng ..và hoà lẫn trong đám đông.Nhưng trước đó hãy để ý tới chit iết nhân vạt Phùng nhận ra trong bức ảnh đen trắng có ánh lên màu hồng hồng của nắng sương mai,đó phải chăng chính là vẻ đẹp mà nghệ thuật đã nắm bắt được,vì vậy đằng sau đó chi tiết người đàn bà bước xuống từ chiếc thuyền lưới vó lại chính là hiện thân cho hiện thực cuộc sống với tất cả sự vất vả lam lũ mà nghệ thuật khó lòng nắm bắt.Đó cũng là điều mà NMC trăn trở:nghệ thuật chỉ là một khoảnh khắc còn cuộc đời lại là vô hạn,nghệ thuật mới nắm bắt được một khoảnh khắc đpẹ của đời sống còn bản chất hiên thực lại chưa phản ánh được,vì vậy con thuyền nghệ thuật vẫn còn ở xa cuộc đời,thiên chức của người nghệ sĩ alf phải alfm sao đưa chiếc thuyền đó lại gần với bờ cuộc sống bởỉ nghệ thuật bắt nguồn từ hiện thực đời sống và phụ vụ cho đời sống hiện thực đó.Hình ảnh người đàn bà lẫn vào đám đông tạo nến sức khái quát lớn cho tác phẩm bởi bất cứ đâu trong cuộc đời này ta đều có thể gặp lại chân dung một con người vất vả lam lũ tảo tần nhưng lấp lánh chất ngọc nơi tâm hồn.Đó cũng là lời Nguyễn Minh Châu tâm niệm:người nghệ sĩ phải truy tìm hạt ngọc ẩn dấu dười bề sâu bề xa của tâm hồn,rất có thể cuộc đời còn nhiều bất công ngang trái hiện thực còn thô nháp xấu xí nhưng đâu đó vẫn có những "hạt bụi vàng",những ánh sáng lấp lánh của chất ngọc tâm hồn.


Trên đây là cách hiểu của mình.Chúc bạn thành công.Good Luck
 
R

roseivy

Nam Cao


Trần Hữu Tri

Nhà văn Nam Cao
Sinh 29 tháng 10 năm 1917
Hà Nam

Nghề nghiệp Nhà văn

Quốc gia Việt Nam

Trào lưu Truyện ngắn

Tác phẩm chính Kịch: Đóng góp
Tiểu thuyết: Truyện người hàng xóm, Sống mòn
Truyện ngắn: Chí Phèo, Lão Hạc, Đôi mắt


Nam Cao (1915-1951) là một trong những nhà văn Việt Nam tiêu biểu nhất thế kỷ 20[cần dẫn nguồn]. Nhiều truyện ngắn của ông được xem như là khuôn thước cho thể loại này. Đặc biệt một số nhân vật của Nam Cao trở thành những hình tượng điển hình, được sử dụng trong ngôn ngữ hàng ngày.
Tiểu sử
Nam Cao tên thật Trần Hữu Tri, giấy khai sinh ghi ngày 29 tháng 10 năm 1917, nhưng theo người em ruột của ông là Trần Hữu Đạt thì ông sinh năm 1915 Quê ông tại làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, tỉnh Hà Nam - nay là xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, Hà NamÔng đã ghép hai chữ của tên tổng và huyện làm bút danh: Nam Cao.
Xuất thân từ một gia đình bậc trung Công giáo, cha Nam Cao là ông Trần Hữu Huệ, thợ mộc, làm thuốc, mẹ là bà Trần Thị Minh làm vườn, làm ruộng và dệt vải. Nam Cao học sơ học ở trường làng. Đến cấp tiểu học và bậc trung học, gia đình gửi ông xuống Nam Định học ở trường Cửa Bắc rồi trường Thành Chung. Nhưng vì thể chất yếu, chưa kịp thi Thành Chung ông đã phải về nhà chữa bệnh, rồi cưới vợ năm 18 tuổi.
Nam Cao từng làm nhiều nghề, chật vật kiếm sống và đến với văn chương đầu tiên vì mục đích mưu sinh. Năm 18 tuổi vào Sài Gòn, ông nhận làm thư ký cho một hiệu may, bắt đầu viết các truyện ngắn Cảnh cuối cùng, Hai cái xác. Ông gửi in trên Tiểu thuyết thứ bảy, trên báo Ích Hữu các truyện ngắn Nghèo, Đui mù, Những cánh hoa tàn, Một bà hào hiệp với bút danh Thúy Rư. Có thể nói, các sáng tác "tìm đường" của Nam Cao thời kỳ đầu còn chịu ảnh hưởng của trào lưu văn học lãng mạn đương thời.
Trở ra Bắc, sau khi tự học lại để thi lấy bằng Thành chung, Nam Cao dạy học ở Trường tư thục Công Thành, trên đường Thụy Khuê, Hà Nội. Ông đưa in truyện ngắn Cái chết của con Mực trên báo Hà Nội tân văn và in thơ cùng trên báo này với các bút danh Xuân Du, Nguyệt.
Năm 1941, tập truyện đầu tay Đôi lứa xứng đôi, tên trong bản thảo là Cái lò gạch cũ, với bút danh Nam Cao do NXB Đời mới Hà Nội ấn hành được đón nhận như là một hiện tượng văn học thời đó.Sau này khi in lại, Nam Cao đã đổi tên là Chí Phèo. Phát xít Nhật vào Đông Dương, trường bị trưng dụng, Nam Cao thôi dạy học.
Rời Hà Nội, Nam Cao về dạy học ở Trường tư thục Kỳ Giang, tỉnh Thái Bình, rồi về lại làng quê Đại Hoàng. Thời kỳ này, Nam Cao cho ra đời nhiều tác phẩm. Ông in truyện dài nhiều kỳ Truyện người hàng xóm trên Trung Bắc Chủ nhật, viết xong tiểu thuyết Chết mòn, sau đổi là Sống mòn. Tháng 4 1943, Nam Cao gia nhập Hội Văn hóa cứu quốc và là một trong số những thành viên đầu tiên của tổ chức này
Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công. Nam Cao tham gia cướp chính quyền ở phủ Lý Nhân, rồi ông được cử làm Chủ tịch xã của chính quyền mới ở địa phương.Ông cho in truyện ngắn Mò sâm banh trên tạp chí Tiên Phong.
Năm 1946, Nam Cao ra Hà Nội hoạt động trong Hội Văn hóa Cứu quốc. Tiếp đó, ông vào miền Nam với tư cách phóng viên. Tại Nam Bộ, Nam Cao viết và gửi in truyện ngắn Nỗi truân chuyên của khách má hồng trên tạp chí Tiên Phong, in tập truyện ngắn Cười ở NXB Minh Đức, in lại tập truyện ngắn Chí Phèo. Ra Bắc, Nam Cao nhận công tác ở Ty Văn hóa Hà Nam, làm báo Giữ nước và Cờ chiến thắng của tỉnh này. Mùa thu năm 1947, Nam Cao lên Việt Bắc. Ông là thư ký tòa soạn báo Cứu quốc Việt Bắc, viết Nhật ký ở rừng. Tại chiến khu, năm 1948 Nam Cao gia nhập Đảng cộng sản Việt Nam.
Năm 1950 Nam Cao chuyển sang làm việc ở Hội Văn nghệ Việt Nam, làm việc trong toà soạn tạp chí Văn nghệ. Tháng 6, ông thuyết trình về vấn đề ruộng đất trong hội nghị học tập của văn nghệ sỹ, sau đó ông được cử làm Ủy viên tiểu ban văn nghệ của Trung ương Đảng. Trong năm đó, ông tham gia chiến dịch biên giới.
Tháng 5 1951, Nam Cao và Nguyễn Huy Tưởng về dự Hội nghị văn nghệ Liên khu 3, sau đó hai nhà văn cùng vào công tác khu 4. Nam Cao trở ra tham gia đoàn công tác thuế nông nghiệp, vào vùng địch hậu khu 3. Ông có ý định kết hợp lấy thêm tài liệu cho cuốn tiểu thuyết sẽ hoàn thành.
Năm 1951, trong chuyến công tác tại tỉnh Ninh Bình, Nam Cao bị quân Pháp phục kích bắt được và xử bắn
Năm 1956, tiểu thuyết Sống mòn của ông được xuất bản lần đầu [2].
Ông có một vợ và năm người con, trong đó một người đã mất trong nạn đói năm 1945
Đầu năm 1996, một chương trình mang tên "Tìm lại Nam Cao" được Hiệp hội Câu lạc bộ UNESSCO Việt Nam tổ chức với quy mô chưa từng có gồm 35 đơn vị tham gia như Bộ Lao động Thương binh - Xã hội, Hội Nhà văn Việt Nam, Báo Nhân dân... Điều đặc biệt là trong đó có sự góp mặt của 7 nhà ngoại cảm mà Liên hiệp khoa học công nghệ tin học ứng dụng (UIA) đã đứng ra mời họ tham gia chương trình "Tìm lại Nam Cao" Kết quả sau gần nửa thế kỷ nằm hiu quạnh trong nấm mồ vô danh, cuối cùng Nam Cao đã về yên nghỉ vĩnh hằng nơi quê nhà (xã Hoà Hậu, Lý Nhân, Hà Nam).
Tác phẩm
] Kịch
• Đóng góp (1951)
] Tiểu thuyết
• Truyện người hàng xóm (1944) - Báo Trung văn Chủ nhật.
• Sống mòn (viết xong 1944, xuất bản 1956)[3], ban đầu có tên Chết mòn - Nhà xuất bản Văn Nghệ.
• Và bốn tiểu thuyết bản thảo bị thất lạc: Cái bát, Một đời người, Cái miếu, Ngày lụt.
Truyện ngắn
• Ba người bạn
• Bài học quét nhà
• Bẩy bông lúa lép
• Cái chết của con Mực
• Cái mặt không chơi được
• Chuyện buồn giữa đêm vui
• Cười
• Con mèo
• Con mèo mắt ngọc
• Chí Phèo (1941)
• Đầu đường xó chợ
• Điếu văn
• Đôi mắt (1948)
• Đôi móng giò
• Đời thừa (1943)
• Đòn chồng • Đón khách
• Nhỏ nhen
• Làm tổ
• Lang Rận
• Lão Hạc (1943)
• Mong mưa
• Một chuyện xu-vơ-nia
• Một đám cưới (1944)
• Mua danh
• Mua nhà
• Người thợ rèn
• Nhìn người ta sung sướng
• Những chuyện không muốn viết
• Những trẻ ********
• Nụ cười
• Nước mắt • Nửa đêm
• Phiêu lưu
• Quái dị
• Quên điều độ
• Rình trộm
• Rửa hờn
• Sao lại thế này?
• Thôi về đi
• Trăng sáng (1942)
• Trẻ con không được ăn thịt chó
• Truyện biên giới
• Truyện tình
• Tư cách mõ
• Từ ngày mẹ chết
• Xem bói
Ngoài ra ông còn làm thơ và biên soạn sách địa lý với Văn Tân Địa dư các nước Châu Âu (1948), Địa dư các nước châu Á, châu Phi (1949), Địa dư Việt Nam (1951).
 
H

hvcs

V

vip_hip

rất cảm ơn tieuvu_hb.Cách hiểu như vậy sẽ hợp lí và sát với dụng ý của tác giả nhất.;).
Theo các bạn còn đề này dễ ra vào bài này nữa ko ngoài đề phân tích, cảm nhận về người đàn bà hàng chài
 
J

jun11791

Theo các bạn còn đề này dễ ra vào bài này nữa ko ngoài đề phân tích, cảm nhận về người đàn bà hàng chài

Tớ nghĩ tp này khá giống "Đôi mắt" của Nam Cao ở cách đưa ra 1 chân lý , 1 cách nhìn nhận về quan hệ giữa nghệ thuật - đời sống, nên tp này mang tính nghị luận, chính luận cao. Nên tớ nghĩ nó sẽ dc lồng vào câu NLXH 3d (các đề về nạn bạo hành trg gđ, về thân phận n~ ng` phụ nữ hiện trg cuộc sống mưu toan, ...) hoặc câu 2d (về nhan đề tp, chi tiết cuối truyện cậu vừa nêu, tình huống truyện, ...)

Còn tp "Hồn Trương Ba, da hàng thịt" chắc cùng lắm cũng chỉ cho vào câu 2d, 3d như vậy thôi nhỉ?

Tp "Ai đã đặt tên cho dòng sông?" thì cậu thấy thế nào? Đề có thể hỏi n~ j` xoay quanh to này?
 
V

vip_hip

uh.Tớ cũng đồng ý là có thể ra đề vào phần nghị luân Xh.Chỉ riêng những tác phẩm trong SGK thôi cũng có thể ra nhiều đề nghị luân nh.
Theo tớ với bài "Ai đã đặt tên cho dòng sông" có thể hỏi về vẻ đẹp của dòng Hương ở từng khúc sông, như ở thượng nguồn hay trong lòng Huế.Cũng có thể là hỏi thẳng vẻ đẹp tựu nhiên hay văn hóaMấy đề này chắc bạn cũng làm thử rồi,n tớ thấy phần kết tác phẩm có hình ảnh một nhà thơ Hà Nội đến đây,lặng ngắm dòng sông,ném mẩu thuốc lá xuống đất rồi hỏi với trởi đất:"Ai đã đặt tên cho dòng sông?".Có thẻ sẽ hởi vào ý nghĩa hình ảnh này rồi nêu ý nghĩa nhan đề ở câu 2d.bạn nghĩ tnao?.mặc dù chi tiết này tớ cũng chưa thực sự hiểu lấm.hì:D
Còn các tp khác,bạn thấy nên chú ý vào các bài nào?
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom